
Chậm khu vực nhà nước
Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước tháng 5/2008 ước đạt 6,9 nghìn tỷ đồng, bằng 7,1% kế hoạch năm. Tính chung 5 tháng đầu năm 2008 đạt 30.000 tỷ đồng, bằng 31% kế hoạch năm; trong đó, Trung ương đạt 28% kế hoạch và địa phương đạt 32% kế hoạch năm. Đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, khối lượng thực hiện và giải ngân của các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn ngân sách nhà nước (trái phiếu chính phủ, tín dụng đầu tư và nguồn vốn ODA) đều chậm so với tiến độ đề ra. Sau 5 tháng, mức giải ngân nguồn vốn ODA ước đạt 571 triệu USD (30% kế hoạch năm 2008) và bằng 80% mức giải ngân so với cùng kỳ năm 2007, trong đó vốn vay đạt 484 triệu USD, viện trợ không hoàn lại đạt 87 triệu USD. Giải ngân nguồn vốn vay của 3 nhà tài trợ WB, ADB, Nhật Bản đạt 383 triệu USD, chiếm khoảng 67% tổng mức giải ngân.
Gây sự chú ý trong 5 tháng đầu năm chính là nguồn vốn FDI. Trong tháng 5 có 130 dự án được cấp chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 7.498 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm, cả nước có 324 dự án được cấp chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 14.724 triệu USD. Mặc dù số dự án giảm 29,6% nhưng tăng đến 160,8% về vốn đăng ký cấp mới so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó, 3 dự án có tổng vốn đầu tư trên 1 tỷ USD. Trong tháng 5 có thêm 68 lượt dự án tăng vốn với tổng số vốn tăng thêm là 233 triệu USD, tính chung cả tháng 5 có 1.332 lượt dự án tăng vốn với tổng số vốn tăng thêm đạt 604,7 triệu USD. Đặc biệt, trong 5 tháng đầu năm, vốn FDI thực hiện đạt 3.950 triệu USD tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2007. Các nguồn vốn tập trung chủ yếu vào bất động sản, du lịch, vui chơi, giải trí…
Như vậy, có thể thấy đầu tư trong lĩnh vực sử dụng vốn ngân sách vẫn bị chậm so với kế hoạch đề ra. Nguyên nhân cơ bản là những vướng mắc trong di dân, giải phóng mặt bằng chứ không phải do tạm hoãn các công trình chưa cần thiết để thực hiện việc tiết giảm chi tiêu, kiềm chế lạm phát của Chính phủ. Trong khi đó, bất chấp những khó khăn của nền kinh tế, Việt Nam vẫn là điểm hút vốn FDI hấp dẫn và không chỉ tăng về lượng vốn đăng ký mà lượng vốn thực hiện cũng tăng cao so với cùng kỳ.
Tín hiệu lạc quan
Theo chuyên gia kinh tế cao cấp Lê Đăng Doanh, việc nguồn vốn FDI giải ngân tăng đến 25,4% so với cùng kỳ là điều rất đáng mừng cho thấy niềm tin của NĐT nước ngoài vẫn đặt vào Việt
Nói về kế hoạch cắt giảm 10% chi tiêu ngân sách, trong đó chiếm không ít là nguồn vốn chi cho đầu tư các dự án nhằm kiềm chế lạm phát của Chính phủ, ông Doanh cho rằng, việc này đến nay vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả. Dường như không ai cắt giảm cả và có cắt giảm thì chỉ nhằm vào những công trình chiếm tỷ trọng vốn nhỏ nhưng lại cần thiết đối với an sinh xã hội. “Nếu tạm dừng một khu công nghiệp nhỏ thì bằng cắt giảm việc đầu tư hàng vài chục trường học tranh tre, nứa lá. Tuy nhiên, có vẻ như mọi việc đang tiến triển theo chiều hướng ngược lại”, ông Doanh cho biết.
Trước khó khăn của nền kinh tế, lạm phát tăng cao, chỉ tiêu tăng trưởng GDP đã được Chính phủ trình Quốc hội xem xét giảm từ 8,5 - 9% xuống còn 7%. Vấn đề đặt ra là chất lượng tăng trưởng có tăng lên khi chỉ tiêu được hạ xuống? Theo các chuyên gia kinh tế, điều này phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng các dự án đầu tư mà Việt