Điểm mặt các ngân hàng lãi lớn từ trái phiếu

(ĐTCK) Trái phiếu đã đem lại tỷ trọng thu nhập cao trong nửa đầu năm nay, đạt 20%, thậm chí 30% hoặc hơn trong tổng thu nhập lãi của các ngân hàng như CTG, VCB, Techcombank, MBB.
Điểm mặt các ngân hàng lãi lớn từ trái phiếu

>> Nợ xấu phủ bóng tối lên lợi nhuận nhiều ngân hàng

>> Nửa đầu năm, ngân hàng mong manh tăng trưởng

Trong tổng thu nhập lãi của ngân hàng, chủ yếu là lãi từ hoạt động tín dụng, sau đó là lãi từ kinh doanh trái phiếu. Các loại thu nhập mua bán chứng khoán, thu nhập khác chiếm tỷ trọng không lớn.

Đối với Vietcombank (VCB), lãi từ trái phiếu đem lại 20% tổng thu nhập lãi cho Ngân hàng trong nửa đầu năm 2013, trong khi cùng kỳ năm ngoái, kênh đầu tư này góp chưa đến 11%.

Ở Vietinbank (CTG), kênh đầu tư trái phiếu cũng đem lại 20% tổng thu nhập lãi của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm, tăng so với tỷ trọng 16% của cùng kỳ năm ngoái.

Tương tự, tại Ngân hàng Quân đội (MBB), tỷ trọng lãi từ trái phiếu tăng gần gấp đôi, lên 30%. Đặc biệt, tại Techcombank, kênh trái phiếu chiếm tới 37% các loại lãi của Ngân hàng này. Tỷ trọng này tại BIDV, ACB, Sacombank đang giữ ở mức trên dưới 15%.

Lãi từ trái phiếu chiếm tỷ trọng tăng vọt trong thu nhập của các ngân hàng phản ánh tình hình khó khăn tiếp diễn của hoạt động tín dụng.

Bảng 1: Tỷ trọng đầu tư trái phiếu của các ngân hàng thời điểm 30/6/2013 và 31/12/20121

(Đơn vị: tỷ đồng)

 

BIDV

Vietinbank

Vietcombank

ACB

 

30/6

31/12

30/6

31/12

30/6

31/12

30/6

31/12

Tổng đầu tư trái phiếu

71.312

52.180

150.065

143.900

60.510

78.552

27.950

23.900

Tỷ trọng đầu tư trái phiếu

14%

11%

27%

29%

14%

19%

16%

14%

 

Sacombank

Eximbank

MBB

Techcombank

 

30/6

31/12

30/6

31/12

30/6

31/12

30/6

31/12

Tổng đầu tư trái phiếu

18.361

27.380

11.312

11.750

18.361

27.380

11.312

11.750

Tỷ trọng đầu tư trái phiếu

11%

18%

7%

7%

11%

18%

7%

7%

 

Trên thực tế, các ngân hàng hầu như không trích thêm tài sản để đầu tư vào kênh trái phiếu. Tại Vietcombank, ngân hàng này thậm chí còn giảm tỷ trọng, chỉ đầu tư 14% tài sản vào trái phiếu (tính đến 30/6/2013), trong khi tỷ trọng này tại thời điểm 31/12/2012 là 19%.

Các ngân hàng lớn khác như Vietinbank, BIDV, ACB dành trên dưới 15% tổng tài sản đổ vào kênh trái phiếu, theo báo cáo bán niên 2013 của các ngân hàng này. Techcombank và MBB dành tỷ trọng cao hơn là 25% tổng tài sản để đầu tư vào trái phiếu, nhưng tỷ lệ này thực ra không thay đổi lớn so với cùng kỳ năm ngoái.

Khi trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và chi phí cho hoạt động tín dụng đều lớn, hoạt động đầu tư trái phiếu (hầu như không tốn chi phí đáng kể) thậm chí chiếm đến 40% hoặc hơn tổng thu nhập thuần của không ít ngân hàng. Chẳng hạn, tỷ lệ lãi từ trái phiếu trên tổng thu nhập hoạt động của Vietcombank lên tới 42%, trong khi tỷ lệ này cùng kỳ năm ngoái là 21%; tại BIDV và Vietinbank, tỷ lệ này cũng cao tương tự; thậm chí lên tới 50% tại Techcombank và MBB.

 Điểm mặt các ngân hàng lãi lớn từ trái phiếu ảnh 1

Tuy nhiên, hoạt động lõi của các ngân hàng vẫn là tín dụng, nên hoạt động tích cực của bộ phận đầu tư trái phiếu vẫn không cứu được một số ngân hàng khỏi suy giảm kết quả kinh doanh. Lợi nhuận trước thuế của Vietcombank giảm gần 11% trong nửa đầu năm nay so với nửa đầu năm 2012; lợi nhuận trước thuế của Techcombank giảm 40% trong thời gian này.

Hải Linh
Hải Linh

Tin cùng chuyên mục