Vale SA, Tập đoàn khai thác quặng lớn nhất Brazil vài tuần trước đã cảnh báo nhu cầu suy yếu từ các nhà máy thép bên ngoài Trung Quốc sẽ làm ảnh hưởng đến giá quặng sắt khi Covid-19 tiếp tục lây lan, điều này dẫn đến các ngành công nghiệp phải thu hẹp lại và nhiều nhà sản xuất phải tạm đóng cửa.
Bên cạnh đó, Bloomberg Intelligence cũng dự báo rằng việc ngừng sản xuất do ảnh hưởng của đại dịch, đặc biệt đối với các nhà sản xuất ô tô sẽ kéo theo nhu cầu sụt giảm từ 10-15% tại Mỹ và châu Âu trong năm nay.
Tập đoàn BHP dự báo sản xuất thép của các nhà máy bên ngoài Trung Quốc sẽ thu hẹp ở hai con số phần trăm do những khó khăn về hậu cần và nhu cầu sụt giảm mạnh.
Diễn biến giá quặng sắt tính tới 21/4/2020
Tuy nhiên, so với nhiều loại hàng hóa bị rớt mạnh khác trong thời gian vừa qua, giá quặng sắt vẫn dao động ở mức đáng ngạc nhiên với mức giá hợp đồng tương lai quanh khoảng 83 USD mỗi tấn tại Singapore.
Lý giải cho việc này là do các lò nung và dự án xây dựng ở Trung Quốc đang dần được phục hồi. Trung Quốc cũng là quốc gia chiếm khoảng 70% nhu cầu quặng sắt trên toàn thế giới, ví dụ như nhu cầu nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc lên tới khoảng 1,1 tỷ tấn so với 100 triệu tấn ở châu Âu.
Trong khi nguy cơ xuất hiện làn sóng lây nhiễm lần thứ 2 vẫn còn, việc Trung Quốc quay trở lại hoạt động là có thật. Số lượng hàng hóa chất tại cảng sụt giảm trong khi phí bảo hiểm cho những nguyên vật liệu chất lượng cao tăng bất thường. Tập đoàn BHP ước tính công suất lò hồ quang điện đã hồi phục 56% sau khi giảm xuống còn 12%.
Một thực tế cho thấy, khi nền kinh tế toàn cầu yếu sẽ khiến nhu cầu thép thành phẩm giảm mạnh nhưng rất nhiều quặng sắt được sử dụng để phục vụ cho thị trường nhà ở khổng lồ tại Trung Quốc.
Mặt khác, nguồn cung quặng sắt trên toàn cầu cũng đối mặt với nhiều thách thức hơn so với dự kiến. Đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến các loại hàng hóa khác như đồng. Chris LaFemina, chuyên gia phân tích tại Jefferies Group ước tính 20% nguồn cung đồng trên thế giới đang bị ảnh hưởng so với mức 8% nguồn cung quặng sắt trên toàn cầu.
Mặt khác, đối với quặng sắt, Tập đoàn Vale SA đang phải vật lộn với các loại giấy phép khi cố gắng phục hồi trở lại sau sự cố vỡ đập Brumadinho. Vào ngày thứ Sáu (17/4), Công ty đã cắt giảm sản lượng kì vọng cho năm 2020 xuống còn từ 310 triệu đến 330 triệu tấn từ mức 340 triệu đến 355 triệu tấn.
Trong khi ở đồng, hầu hết các nhà khai thác đều gặp khó khăn khi các mỏ lớn từ Mỹ Latinh đến châu Phi đều chậm lại hoặc ngừng khai thác, còn đối với quặng sắt lại có sự khác biệt. Các hoạt động của công ty khai thác quặng sắt Pilara ở Úc vẫn tiếp tục và lượng xuất khẩu tăng đáng kể so với tháng trước.
Tập đoàn Vale SA cũng được hưởng lợi từ giá cao hơn có thể bù đắp những tổn thất cho đầu ra. Tập đoàn Rio Tinto, hiện là nhà sản xuất hàng đầu thế giới, tuần trước cũng báo cáo sản lượng và lô hàng quý đầu tiên cao hơn so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, các tập đoàn khai thác cũng được hưởng lợi do chi phí giảm nhờ vào đồng nội tệ yếu hơn đồng USD, đồng thời, giá dầu rớt sâu cũng tác động làm giảm chi phí vận chuyển.
Theo các chuyên gia kinh tế Bloomberg, giá quặng sắt có thể duy trì ở mức tốt được bao lâu là điều không rõ ràng. Các nhà khai thác quặng sắt khác có thể dần trở lại hoạt động và làm gia tăng nguồn cung hoặc Trung Quốc cũng có thể đối diện với những thiệt hại nặng nề từ virus.
Vào thời điểm hiện tại, Brazil là quốc gia có vẻ dễ bị tổn thương vì nhiều vấn đề về kiểm soát dịch để sớm khôi phục lại nguồn cung quặng sắt và Trung Quốc đang nỗ lực hồi phục kinh tế, nhưng vẫn có thể có những điều ngoài kỵ vọng đối với giá quặng sắt trong thời gian tới.