Di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải được Đà Nẵng chi 100 tỷ đồng phục hồi

0:00 / 0:00
0:00
Theo quyết định phê duyệt dự án tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải giai đoạn 2, hạng mục nhà trưng bày được xây ngầm toàn bộ dưới lòng đất.
Đà Nẵng chi gần 100 tỷ đồng phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải Đà Nẵng chi gần 100 tỷ đồng phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải

Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh vừa ký Quyết định (số 1202), phê duyệt dự án tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải giai đoạn 2.

Theo quyết định, trong giai đoạn 2, Đà Nẵng sẽ thực hiện các hạng mục bên trong khuôn viên 26.519 m² của Thành Điện Hải gồm: di dời Bảo tàng Đà Nẵng hiện hữu sang cơ sở 42 Bạch Đằng; phục dựng Kỳ đài, nhà để súng thần công, cổng thành phía đông; tôn tạo tượng danh tướng Nguyễn Tri Phương; xây dựng cầu cổng phía tây, miếu thờ nghĩa sĩ, nhà trưng bày và các hạng mục khác.

Trước đó, giai đoạn 1 (2017-2019) của dự án đã hoàn thành đúng tiến độ với việc di dời 80 hộ dân và 3 cơ quan Nhà nước ra khỏi di tích; khôi phục toàn bộ hệ thống tường cao hào sâu, làm công viên cây xanh phía bắc và phía tây...

Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng Huỳnh Đình Quốc Thiện cho biết, liên quan đến Bảo tàng Đà Nẵng đang tọa lạc nơi vùng lõi di tích, các đơn vị, cơ quan chức năng đang khẩn trương cải tạo tòa nhà 42 Bạch Đằng nhằm trả lại không gian vốn có cho Thành Điện Hải.

Theo kế hoạch, phần xây lắp khối bảo tàng xây mới và hạng mục cải tạo cơ sở 42 Bạch Đằng để làm Bảo tàng Đà Nẵng dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022.

Thành Điện Hải trước là đồn Điện Hải, xây dựng năm 1813 (Gia Long thứ 12) gần cửa biển Đà Nẵng. Năm 1823 (Minh Mạng thứ 4) cho dời đồn Điện Hải vào bên trong đất liền, trên một gò đất cao. Đồn được xây bằng gạch. Năm 1835 (Minh Mạng thứ 15) đồn đổi tên là thành Điện Hải.

Thành Điện Hải trước là đồn Điện Hải, xây dựng năm 1813 (Gia Long thứ 12) gần cửa biển Đà Nẵng. Năm 1823 (Minh Mạng thứ 4) cho dời đồn Điện Hải vào bên trong đất liền, trên một gò đất cao. Đồn được xây bằng gạch. Năm 1835 (Minh Mạng thứ 15) đồn đổi tên là thành Điện Hải.

Các vấn đề liên quan như thiết kế kiến trúc, đề cương trưng bày Bảo tàng Đà Nẵng tại cơ sở mới cũng đã hoàn thành. Đây là các điều kiện quan trọng để Bảo tàng Đà Nẵng sớm chuyển đến vị trí mới, phục vụ cho công tác tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải giai đoạn 2.

Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện chia sẻ thêm, ngoài Cố đô Huế, Thành Điện Hải là di tích duy nhất về thành lũy quân sự cổ còn lại ở miền Trung, gắn với câu chuyện lịch sử quan trọng của quân và dân Quảng Nam - Đà Nẵng trong buổi đầu chống liên quân Pháp - Tây Ban Nha.

“Đây là dấu ấn ghi nhớ truyền thống cách mạng vẻ vang, tự hào của dân tộc trong công cuộc đấu đấu tranh bảo vệ lãnh thổ. Cùng với sự đổi thay đáng kể của hai bờ sông Hàn và khu vực lân cận, di tích Thành Điện Hải đã trở thành điểm nhấn trong không gian văn hóa, lịch sử của thành phố”, ông Thiện nói.

Theo quyết định phê duyệt dự án tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải giai đoạn 2, hạng mục nhà trưng bày được xây ngầm toàn bộ dưới lòng đất.

Cụ thể, công trình có quy mô tổng diện tích hơn 450m², chìm phía dưới không cản trở tầm nhìn bao quát chung toàn bộ tổng thể khu di tích.

Theo đó, nhà trưng bày gồm 1 phòng trưng bày chính, 1 phòng trải nghiệm thực tế ảo 3D và các hạng mục phục vụ công việc điều hành, âm thanh, ánh sáng…

Nội dung trưng bày, trình diễn và mô phỏng di tích có ba phần cơ bản, gồm: hệ thống trưng bày các hiện vật lịch sử, tranh ảnh, tài liệu, tư liệu, bản đồ liên quan đến quá trình hình thành di tích Thành Điện Hải; hệ thống trình diễn sa bàn 3D về lịch sử, địa thế Thành Điện Hải, có kết hợp sử dụng âm thanh, ánh sáng; xây dựng phim 3D về lịch sử hình thành kiến trúc Thành Điện Hải.

Thành Điện Hải trước là đồn Điện Hải, xây dựng năm 1813 (Gia Long thứ 12) gần cửa biển Đà Nẵng. Năm 1823 (Minh Mạng thứ 4) cho dời đồn Điện Hải vào bên trong đất liền, trên một gò đất cao. Đồn được xây bằng gạch.

Năm 1835 (Minh Mạng thứ 15) đồn đổi tên là thành Điện Hải.

Năm 1840, Tham tri Bộ công Nguyễn Công Trứ vào xem xét hệ thống phòng thủ ở Đà Nẵng, sau đó có đề nghị tăng cường phòng thủ các thành Điện Hải, An Hải.

Năm 1847 (Thiệu Trị thứ 7), thành Điện Hải được mở rộng có chu vi 556m, thành cao hơn 5m, chung quanh là hào sâu 3m. Thành có 2 cửa, một cửa mở về phía Nam (cửa chính), một cửa mở về phía Đông. Trong thành có hành cung, có kỳ đài, các cơ sở chứa lương thực, đạn dược, thuốc súng và được trang bị 30 ụ súng đại bác cỡ lớn. Thành xây bằng gạch theo đề án thiết kế kiểu Vauban, hình vuông.

Hiện nay, di tích thành Điện Hải tọa lạc tại phường Thạch Thang, quận Hải Châu. Tường thành phía Tây, Đông và các góc tương đối còn nguyên vẹn. Cửa thành phía Nam đã mất và phía Bắc đã hư hại. Gần đây, di tích thành Điện Hải được trùng tu, gia cố, phục hồi lại nguyên trạng.

Thành Điện Hải là một dấu ấn ghi nhớ truyền thống đấu tranh chống Pháp của nhân dân Đà Nẵng và nhân dân cả nước, quyết tâm giữ vững nền độc lập dân tộc, bảo vệ lãnh thổ. Đây cũng là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858 - 1860. Một tượng đài uy nghi của Tướng quân Nguyễn Tri Phương đã được dựng tại đây, để ghi nhớ một giai đoạn lịch sử hào hùng của thành phố.

Thành Điện Hải đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia ngày 16/11/1988, được gắn bia di tích ngày 25/8/1998.

Việt Hương
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục