ĐHCĐ VIB: Thông qua kế hoạch chia cổ phiếu thưởng 40%, mục tiêu lợi nhuận 7.500 tỷ đồng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Sáng ngày 24/3, VIB tiến hành ĐHCĐ thường niên 2021 thông qua kế hoạch chia cổ phiếu thưởng 40% từ nguồn vốn chủ sở hữu 40% và dự kiến phát hành chào bán cổ phiếu, đặt mục tiêu lợi nhuận 7.500 tỷ đồng trong 2021, tín dụng tăng trưởng 31%.
ĐHCĐ VIB: Thông qua kế hoạch chia cổ phiếu thưởng 40%, mục tiêu lợi nhuận 7.500 tỷ đồng

Sau khi thực hiện các phương án trên, vốn điều lệ của VIB dự kiến khoảng 16.000 tỷ đồng, đảm bảo tối ưu cho sự tăng trưởng mạnh về tổng tài sản trong năm 2021 và đáp ứng các tỷ lệ an toàn trong kinh doanh.

Sau khi phát hành riêng lẻ để tăng vốn 3%, hệ số CAR tính đến nay lành mạnh, VIB là ngân hàng đầu tiên áp dụng Basel II, nội bộ áp dụng Basel III.

Hiện hệ số CAR là 10,11%. Do đó, VIB cho rằng từ 9 - 11% đảm bảo an toàn cho cổ đông. Còn định hướng mảng dịch vụ thu phí vẫn tập trung vào 2 mảng chính Bancassurance và thẻ tín dụng.

Bán lẻ chiếm 84% tổng dư nợ, trong đó VIB có thu phí của retail banking chiếm khoảng 20% thu nhập, 51% thu từ Bancassurance và phần còn lại thu từ phí thẻ tín dụng, phí giao dịch tài khoản…

VIB đang dẫn đầu xu thế về số lượng thẻ cũng như phí giao dịch, lượng chi tiêu trên thẻ cũng tăng cao hơn 1,5 - 2 lần so với thị trường.

Do đó, VIB sẽ theo tiến độ tập trung và việc dàn trải sẽ để cho giai đoạn sau, hiện tại tập trung vào MyVIB và credit card, đây cũng là lĩnh vực trọng tâm trong thời gian tới của VIB.

Cũng trong năm 2021, VIB đặt kế hoạch tăng trưởng tổng tài sản 26%, đưa tài sản của ngân hàng lên trên 300 nghìn tỷ đồng.

Về dư nợ tín dụng, tùy thuộc hạn mức tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng nhà nước (NHNN) phê duyệt, VIB đặt mục tiêu đưa dư nợ tín dụng lên 225 nghìn tỷ đồng, tương đương 31% - mức tăng trưởng khả thi trên cơ sở năng lực nội tại.

Trong khi đó, tỷ lệ cấp tín dụng NHNN cho phép hơn 8%. Điều này cũng khiến cổ đông VIB không khỏi thắc mắc.

Trả lời thắc mắc trên của cổ đông tại đại hội, ông Đặng Khắc Vỹ - Chủ tịch HĐQT VIB cho biết, NHNN đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng chung là 12%, nhưng linh động để thay đổi điều tiết theo diễn biến chung của thị trường.

NHNN luôn thận trọng do đó sẽ giao chỉ tiêu tín dụng khoảng 7 - 8% lần đầu tiên cho các ngân hàng và còn tùy vào tốc độ tăng trưởng thực tế, chỉ tiêu này có thể điều chỉnh.

Còn về huy động vốn, VIB đặt kế hoạch đạt 235 nghìn tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng của tín dụng.

Trên cơ sở đa dạng hóa nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng và doanh thu từ phí dịch vụ, tăng cường hàm lượng công nghệ vào sản phẩm dịch vụ, VIB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 29%, lên trên 7.500 tỷ đồng.

Năm 2020 với kết quả tăng trưởng ấn tượng

Báo cáo tại đại hội, năm 2020, tổng tài sản của VIB tăng trưởng 33% so với đầu năm, đạt 245 nghìn tỷ đồng.

Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 42% so với năm 2019, đạt 5.803 tỷ đồng. Với mức lợi nhuận này, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn bình quân (ROE) đạt 30%, đã giúp VIB tiếp tục giữ vững vị trí trong nhóm cao nhất toàn ngành về hiệu quả kinh doanh, trong bối cảnh nợ xấu tiếp tục giảm xuống dưới 1,5%.

Tỷ trọng tín dụng bán lẻ của ngân hàng đạt 84% tổng dư nợ tín dụng, trong đó trên 95% dư nợ bán lẻ có tài sản đảm bảo. Bên cạnh việc các sản phẩm dịch vụ bán lẻ cốt lõi và chủ lực của VIB như cho vay mua ô tô, cho vay mua nhà, vay kinh doanh, dịch vụ thanh toán, tiền gửi, bảo hiểm…

VIB cũng đã hoàn thành 3 trụ cột của chuẩn mực Basel II, VIB tiếp tục tiên phong trong việc áp dụng thử nghiệm chuẩn mực Basel III trong quản trị rủi ro.

Ngoài ra, tất cả các báo cáo và đề xuất của HĐQT, cũng như báo cáo của Ban kiểm soát cũng đã được ĐHĐCĐ thường niên VIB năm 2021 phê duyệt.

Thùy Vinh

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục