ĐHCĐ thường niên Sudico: Muốn tổ chức nên tính cách khác

(ĐTCK) Đó là ý kiến của luật sư Trần Minh Hải, Giám đốc Công ty Luật - Chứng khoán - Ngân hàng (Basico).
Luật sư Trần Minh Hải Luật sư Trần Minh Hải

> Chủ tịch Sudico: Một vài cổ đông không thể “phá hỏng” DN

> Sudico đề nghị thay Thẩm phán Nguyễn Thị Hồng Khánh  

> Toàn văn khiếu nại của Sudico

> Toàn văn đơn đề nghị thay thẩm phán của Sudico

> Tập đoàn Sông Đà: Tòa án dừng tổ chức ĐHCĐ Sudico là trái quy định

> Sudico chưa nhận được yêu cầu dừng ĐHCĐ

Thưa ông, Sudico vừa có văn bản gửi Toà án cho rằng, Quyết định 175 buộc Công ty tạm dừng tổ chức ĐHCĐ là trái luật. Vậy, thế nào là một quyết định trái với quy định của pháp luật?

Một văn bản, quyết định có thể trái luật ở 2 khía cạnh. Thứ nhất là trái pháp luật về mặt thủ tục. Đối với việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Bộ luật Tố dụng dân sự (TTDS) dành hẳn Chương 8 (từ Điều 99 tới Điều 126) quy định cụ thể. Trong đó, có Điều 117 quy định thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, theo đó, người yêu cầu

phải có đơn, đơn phải đảm bảo 6 nội dung chính như nội dung tranh chấp, lý do yêu cầu áp dụng, biện pháp đề nghị áp dụng và các thủ tục khác.

Như vậy, một quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trái về thủ tục thì có thể là không có đơn yêu cầu, đơn yêu cầu không đúng theo quy định, thời hạn giải quyết đơn, người ký quyết định không có thẩm quyền… Tuy nhiên, tôi cho là rất hiếm khi các TAND làm sai thủ tục đã được quy định trong luật.

Thứ hai là trái pháp luật về mặt nội dung, như hiển nhiên nội dung quyết định vô lý về mặt thực tế, áp dụng không đúng biện pháp ngăn chặn trong trường hợp không đáng áp dụng hoặc áp dụng dẫn đến gây thiệt hại, xâm phạm quyền lợi hợp pháp cho người bị áp dụng.

 

Theo Sudico, Quyết định 175 được ban hành ngày 4/6, nhưng đến ngày 12/6, Công ty mới nhận được. Ông nghĩ sao về sự chậm trễ trong việc tống đạt quyết định của Tòa?

Khi đương sự có đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thẩm phán thụ lý vụ án sẽ phải xem xét chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu đó trong vòng 72h, mà không cần chờ ý kiến của bên bị yêu cầu áp dụng. Tuy nhiên, ở đây, việc tống đạt quyết định của Tòa án có thể quá chậm trễ. Nếu đã nói là áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, song đến 8 ngày sau, đương sự mới nhận được quyết định, thì có lẽ không đáp ứng được yêu cầu “khẩn cấp”.

Dẫu vậy, đây chỉ là lý lẽ. Về quy định pháp lý, Điều 123 Bộ luật TTDS quy định, quyết định phải được tống đạt ngay sau khi ban hành, nhưng “ngay sau khi” là bao nhiêu lâu thì chưa rõ ràng.

 

Đối với việc xin thay đổi thẩm phán, pháp luật quy định ra sao? Trong trường hợp thay đổi thẩm phán, quyết định đã ban hành có còn hiệu lực?

Về mặt nguyên tắc, Bộ luật TTDS quy định, các trường hợp cụ thể mà đương sự có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, trong đó, có thẩm phán. Lý do đề nghị phải xuất phát từ những căn cứ luật định, trong đó, nhấn mạnh vào tính bảo đảm khách quan cho quyết định xét xử của Tòa án. Chẳng hạn, bị đơn đề nghị thay đổi thẩm phán vì thẩm phán là anh rể của nguyên đơn. Trong trường hợp thay đổi thẩm phán sau khi đã có

một quyết định ban hành, nếu như không có căn cứ chứng minh quyết định được ban hành trái pháp luật, thì quyết định vẫn có hiệu lực áp dụng.

 

Ông có thể cho biết, thẩm quyền hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời? Quyết định đó có hiệu lực tới bao giờ? Khi nào ĐHCĐ Sudico có thể được tiến hành?

Theo Bộ luật TTDS, thẩm quyền đối với việc áp dụng, hủy bỏ, thay đổi, bổ sung trước khi diễn ra phiên tòa là thẩm phán, khi mở phiên tòa là Hội đồng xét xử. Quyết định 175 sẽ bị hủy bỏ trong 2 trường hợp, một là người có đơn yêu cầu đề nghị hủy bỏ, hai là nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ chấm dứt (Điều 122), tức là phía Sudico tự hủy bỏ Nghị quyết ĐHCĐ và tổ chức lại ĐHCĐ.

Nếu các trường hợp nêu trên không xảy ra, Quyết định 175 sẽ có hiệu lực cho tới khi tranh chấp được giải quyết bằng một biện pháp hòa giải hoặc bằng một bản án có hiệu lực. Tức là, nếu không thể thỏa thuận, ĐHCĐ thường niên của Sudico có thể phải chờ tới khi mở phiên tòa và bản án có hiệu lực.

Tuy nhiên, hầu hết các bản án sơ thẩm đều bị kháng cáo. Nếu vụ án bị đẩy lên cấp phúc thẩm, có lẽ sẽ mất rất nhiều thời gian. Trong trường hợp đó, cách duy nhất để ĐHCĐ được tiến hành là không thông qua sự triệu tập của HĐQT, mà thông qua việc triệu tập bởi những cơ quan khác theo Luật Doanh nghiệp. Bởi vì, HĐQT có các thành viên được bầu từ một nghị quyết đang bị xem xét hủy bỏ.

Bùi Trang thực hiện
Bùi Trang thực hiện

Tin cùng chuyên mục