ĐHCĐ PVTrans (PVT): 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế khoảng 500 tỷ đồng, đạt 83,3% kế hoạch năm

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Ngày 30/6, Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans, mã chứng khoán PVT - sàn HOSE) tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2022.
ĐHCĐ PVTrans (PVT): 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế khoảng 500 tỷ đồng, đạt 83,3% kế hoạch năm

Ông Nguyễn Duyên Hiếu, Tổng giám đốc Công ty cho biết, trong năm 2022, thị trường vận tải biển quốc tế diễn biến thuận lợi trong ngắn hạn với giá cước tăng ở hầu hết các phân khúc tàu kể từ khi xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra do căng thẳng leo thang kéo theo các biện pháp cấm vận đội tàu biển của Nga khiến nhu cầu vận tải biển ở các khu vực khác tăng lên.

Tuy nhiên, thị trường dự kiến sẽ biến động và tiềm ẩn rủi ro, phụ thuộc vào diễn biến về thoả thuận giữa các bên trong xung đột trong thời gian tới. Đồng thời, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao và sự lây lan dịch bệnh làm cho hoạt động giao thương quốc tế và nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu vẫn chưa thể khôi phục trở lại mức trước thời điểm dịch.

Nhu cầu vận tải trong nước năm 2022 dự kiến gia tăng khi nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hoá dầu từ các nhà máy lọc dầu Dung Quất và nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn dần hồi phục. Ngoài ra, nhà máy lọc dầu và các đầu mối xăng dầu trong nước có nhu cầu nhập khẩu để bù đắp sản lượng nội địa thiếu hụt, cũng kéo theo nhu cầu vận chuyển xăng dầu nhập khẩu tăng lên.

Trong năm 2022, PVTrans đặt kế hoạch tổng doanh thu 6.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 480 tỷ đồng. Như vậy, kế hoạch lợi nhuận năm 2022 bằng 57,5% so với thực hiện trong năm 2021.

Được biết, PVTrans thường có xu hướng đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng và hoàn thành vượt kế hoạch đặt ra. Cụ thể, năm 2020, Công ty đạt lợi nhuận 830,4 tỷ đồng, bằng 192% kế hoạch; năm 2021 đạt 834,5 tỷ đồng, bằng 207% kế hoạch.

Ngoài ra, đội tàu tính tới năm 2021 là 36 chiếc và dự kiến năm 2022, Công ty tiếp thực hiện đầu tư thêm đội tàu mới để trẻ hoá đội tàu.

Trong năm, PVTrans dự kiến dùng 3.298,5 tỷ đồng để đầu tư. Trong đó, 2.915,5 tỷ đồng đầu tư tàu; 373 tỷ đồng đầu tư góp vốn vào các đơn vị thành viên; và 10 tỷ đồng mua sắm trang thiết bị.

Cụ thể, Công ty dự kiến đầu tư 1 tàu chở hàng rời khoảng 50.000 - 85.000 DWT, hoặc tàu dầu/hóa chất 10.000 - 25.000 DWT; đầu tư 1 tàu chở dầu thô khoảng 100.000 - 120.000 DWT; đầu tư 1 tàu chở dầu/HC khoảng 10.000 - 25.000 DWT; đầu tư 1 tàu chở dầu MR/LR1 khoảng 20.000 - 75.000 DWT; và đầu tư 2 tàu chở dầu/hóa chất khoảng 10.000 - 25.000 DWT.

Về chính sách cổ tức, năm 2021, Công ty thông qua kế hoạch cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10%. Như vậy, vốn điều lệ Công ty dự kiến tăng từ 3.236,5 tỷ đồng lên 3.560 tỷ đồng, thời gian dự kiến triển khai trong năm 2022.

Ông Phạm Việt Anh, Chủ tịch HĐQT cho biết, năm 2021, Công ty phải tổ chức sản xuất trong đại dịch, tồn kho cao, Công ty đã phát triển 80% đội tàu hoạt động tuyến quốc tế. Công ty đầu tư tàu gas lạnh đầu tiên, đưa vào khai thác mang lại hiệu quả cao. Thực hiện, thuê mua tài chính 1 tàu, Công ty đang thực hiện thuê mua tài chính với 2 tàu mới trong năm 2022.

Về tái cấu trúc thanh lý tàu trên 20 tuổi, làm sạch và lành mạnh danh mục tài sản của Công ty, hiện tại đội tàu đều tốt, đều theo xu thế của thị trường vận tải và dễ khai thác. Các tàu đầu tư cũ sẽ thanh lý, thực hiện tái cấu trúc, trong 6 công ty thành viên khó khăn chỉ còn 1 công ty. Tổng công ty tạo nhiều cơ chế, tăng quy mô vốn cho các đơn vị thành viên hoạt động hiệu quả.

Trong ngắn hạn giá cước đang tốt nhưng về dài hạn đang là dấu hỏi, Công ty đang đánh giá thời điểm quan trọng, phải bám sát và đưa ra kịch bản kịp thời để nắm bắt cơ hội, ký được hợp đồng thuê với giá tốt và cơ hội thanh lý đội tàu cũ khi giá sắt thép cao… Tuy nhiên, cũng kèm rủi ro lạm phát… Năm nay, Công ty dự kiến đầu tư lớn. Trong đó, Công ty mẹ dự kiến đầu tư 6 tàu và đơn vị thành viên đầu tư tới 17 tàu.

Trong 6 tháng đầu năm, Công ty ghi nhận doanh thu 4.150 tỷ đồng, bằng 63% kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế khoảng 500 tỷ đồng, đạt 83,3% kế hoạch năm.

Phần thảo luận:

Ông Phạm Việt Anh, Chủ tịch HĐQT trả lời tất cả các câu hỏi trong Đại hội.

Kế hoạch vận chuyển Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn?

Hoạt động của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn gặp khó khăn trong giai đoạn đầu năm, Công ty chủ yếu vận chuyển dầu thô và xăng dầu cho nhà máy, mặc dù nhà máy gặp vấn đề nhưng các đơn vị khác không ảnh hưởng, tác động của Nghi Sơn không ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động của công ty.

Nhà máy Nghi Sơn vẫn sẽ duy trì hoạt động ổn định tới cuối năm, dự kiến đạt 600.000 tấn hàng trong giai đoạn cuối năm.

Kế hoạch đầu tư 2022?

Năm nay, Tổng công ty sẽ đầu tư lớn, công ty mẹ đầu tư 6 và thành viên đầu tư 17 tàu. Hiện nay, giá tàu tăng lên đã có lợi bởi Công ty đã tàu tư tàu những năm trước đây. Một số tàu đã đầu tư mấy năm trước cũng đã lãi 10 triệu USD. Năm 2022, Công ty đã đầu tư được 3 tàu và đưa vào khai thác có hiệu quả. Trong 1-2 tháng tới, Công ty dự kiến đầu tư sản phẩm dầu và giá cước hiện nay đều có khả năng triển khai.

Việc đầu tư thời điểm này, Công ty cũng tranh thủ giá cước ở thời điểm hiện tại. Trong lịch sử, tuy giá mua tàu cao hơn 2 năm trước nhưng so với lịch sử 10 năm trước vẫn thấp hơn và đây vẫn là cơ hội có thể đầu tư.

Lãi vay như thế nào?

Công ty không được vay ưu đãi và hiện nay đang siết tín dụng nên vay khó khăn hơn. Hiện Công ty và thành viên đang hoạt động tốt, việc thu xếp vốn tương đối thuận lợi và đang có thể vay bằng tiền đồng và USD. Trong đó, hợp đồng vay USD với lãi suất thấp từ 2,5-2,6% và vay tiền đồng khoảng 4,5%. Dư nợ tiền USD của Công ty là 51,4 triệu USD.

Hiện nay, áp lực Fed tăng lãi suất, nếu USD chỉ thay đổi 1%, lỗ chênh lệch tỷ giá khoảng 12 tỷ đồng và không trọng yếu tới hoạt động kinh doanh.

Nguy cơ suy thoái ảnh hưởng như thế nào?

Xung đột Nga - Ukraine và Zero Covid-19 của Trung Quốc ảnh hưởng rất lớn tới cung cầu của thị trường. Hiện nay, tấn vận tải và hải lý, lượng hàng cơ bản đang tăng, như vậy nhu cầu vận tải vẫn tăng lên, sẽ tốt cho các chủ tàu. Công ty kỳ vọng đến năm 2023 sẽ chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, có thể giảm nhưng sụt giảm không đáng kể.

Nguồn hàng thay vì nguồn hàng có lợi thế, hiện tại dù hàng không tăng nhưng hải lý tăng lên; tàu đóng mới cũng không tăng lên, lượng cung đóng mới tàu ít. Công ty kỳ vọng năm 2023 vẫn tốt hơn trước nay.

Tình hình vận tải trong nước, giá dầu lên có tăng lại?

Đối với nhà máy Lọc dầu Bình Sơn chỉ chia sẻ năm 2021 và hiện tại đã trở về thời điểm bình thường. Giá cước trong nước neo theo giá dầu, về cơ bản không tác động đáng kể. Đối với nước ngoài, các hợp đồng đều theo hình thức thuê định hạn, nguyên liệu do khách hàng trả.

Tỷ trọng doanh thu mảng quốc tế như thế nào?

80% đội tàu hoạt động quốc tế, cơ cấu doanh thu vận chuyển quốc tế khoảng 60 - 65% tổng doanh thu của Tập đoàn. Đội tàu dầu thô khoảng 35 - 40%; hoá chất cũng khoảng 35 - 45%....

Giá cước quốc tế tăng đã phản ảnh vào kết quả kinh doanh chưa?

Có một số hợp đã chốt giá cước, nhiều hợp đồng định hạn đã ký năm trước nên chưa cập nhập được giá, phải chờ tới thời điểm kết thúc hợp đồng. Xét về 1-2 năm tới, giá cước sẽ tốt hơn năm nay.

Chính sách cổ tức trong thời gian tới?

Tập đoàn PVN đang định hướng vận tải là ngành quan trọng, đề án tăng vốn lớn hơn, có thể doanh nghiệp sẽ phát hành thêm cổ phiếu. Trong tương lai, Công ty dự kiến nâng vốn điều lệ lên khoảng 4.500 - 5.000 tỷ đồng, cổ tức tiền mặt khoảng 10 - 15% hàng năm cho cổ đông.

Vũ Duy Bắc

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục