ĐHCĐ Nam Long: đồng thời triển khai 10 khu đô thị và dự án lớn

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) ĐHCĐ thường niên năm 2022 của Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long (NLG), đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2022, với doanh thu sản phẩm 23.375 tỷ đồng, doanh thu thuần 7.151 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 1.206 tỷ đồng.
ĐHCĐ Nam Long: đồng thời triển khai 10 khu đô thị và dự án lớn

Theo ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch HĐQT NLG, kế hoạch 2022 khá tham vọng khi doanh số tăng 4 lần, còn doanh thu tăng 37% với năm 2021. Nhưng các con số này xây dựng có cơ sở vì cách đây 4 năm năm, NLG đã mở khóa thành công các dự án lớn. Hiện nay, NLG đang triển khai cùng lúc 10 khu đô thị và dự án lớn. Các dự án này đều đã chuẩn bị xong về pháp lý, quy hoạch, nộp tiền sử dụng đất sẵn sàng để phát triển.

Năm 2022 là dấu mốc Nam Long kỷ niệm 30 năm thành lập. Năm 1992, NLG ra đời với chỉ 7 thành viên với số vốn ban đầu là 700 triệu đồng. Đến nay, vốn của NLG tăng gấp 30.000 lần. Mục tiêu giá trị vốn hóa tỷ USD mà Hội đồng quản trị công ty đặt ra vào năm 2001, cho tầm nhìn đến 2020 đã thành hiện thực vào năm 2021 cho thấy, tầm nhìn và khả năng thực hiện mục tiêu Tập đoàn Nam Long. Tính từ đầu năm 2022 đến nay NLG đã ghi nhận doanh số Pre sale khoảng 6.000 tỷ đồng vừa phát hành thành công trái phiếu cho IFC (thành viên thuộc World Bank).

Thành viên HĐQT và nhà đầu tư trao đổi tại ĐHCĐ NLG

Thành viên HĐQT và nhà đầu tư trao đổi tại ĐHCĐ NLG

Phần thảo luận:

Tại sao năm nay lợi nhuận cao hơn mà kế hoạch chi trả cổ tức lại thấp hơn năm 2021?

Ông Phạm Đình Huy, Giám đốc Đầu tư NLG: Năm 2021 để tăng độ hấp dẫn của của cổ phiếu nên HĐQT đã năng cổ tức lên 20% để tỷ lệ thị giá trên cổ tức thời điểm đó khá hấp dẫn khoảng 5% tương đương mức gửi tiền tiết kiệm. Và năm đó đã phát hành thành công cổ phiếu riêng lẻ mang về 2.000 tỷ đồng. Năm 2022, thì chính sách cổ tức lại quay về mức độ bình thường là 15%.

Doanh số bán sản phẩm hơn 23.400 tỷ đồng là dựa trên các dự án nào?

Ông Nguyễn Minh Quang, Giám đốc Kinh doanh NLG: Tổng doanh số bán hàng năm 2022 là 23.400 tỷ đồng đến nhóm các dự án cũ như Southgate, Mizuki, Izumi City và các dự án mới sẽ đóng góp doanh số năm này Nam Long - Cần Thơ, quý 4 sẽ có dự án ở Hải Phòng và Nam Long - Đại Phước, Đồng Nai. Trong quý 2, sẽ mở bán cho Ehome Soutgate cho dự án Waterpoint ở Long An. Dự án Akari, TP.HCM sẽ bán giai đoạn 2, block 8-9.

Với dự án Izumi City Đồng Nai, NLG cạnh tranh bằng sản phẩm được đầu tư đáng kể về quy hoạch và thiết kế để phù hợp khả năng thanh toán của khách hàng mục tiêu của NLG là những người mua nhà ở thực. NLG thiết kế quy hoạch theo trục đô thị đảm bảo thiết kế khép kín đảm bảo an ninh để sinh sống, các chỉ số thiết kế và cây xanh cảnh quan theo chuẩn thiết kế đô thị của NLG. Đợt 1 NLG mở bán giai đoạn 1 Izumi cho các khách hàng đã đăng ký từ năm trước thì chỉ vài ngày lượng đăng ký mua đã hết số lượng sản phẩm mở bán.

Xin ban lãnh đạo chia sẻ thêm về kế hoạch mở rộng quỹ đất?

Ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch HĐQT NLG: Chúng tôi có hẳn một đơn vị phát triển quỹ đất. Nam Long có nhiều cách phát triển quỹ đất là mua lại quỹ đất sẵn có, hợp tác với các đơn vị có quỹ đất cùng phát triển và cũng có thể tham gia đấu giá. TP.HCM đã phát triển vàng đai 3 và Hà Nội đã phát triển vành đai 4, các tỉnh thành lớn khác đã phát triển mở rộng. NLG sẽ phát triển quỹ đất theo các kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông chứ không tham gia ở những vùng phát triển kiểu da beo.

Sắp tới việc thắt chặt tín dụng bất động sản có ảnh hưởng gì đến NLG.

Ông Nguyễn Xuân Quang: Tất nhiên người ta thường nói, nước lên thì cả làng cùng lụt. Thắt chặt tín dụng cho vay bất động sản, NLG không thể không khó trong bối cảnh chung nhưng chúng tôi có các giải pháp. Cụ thể, khi hợp tác với các đối tác nước ngoài, NLG không chỉ sử dụng năng lực phát triển dự án của họ mà còn sử dụng năng lực tài chính. Các đối tác chuyển tiền cùng phát triển dự án.

Các ngân hàng ở các nước cùng với đối tác cung cấp tín dụng cho NLG với lãi suất hợp lý, tốt hơn lãi suất vay trong nước. NLG đã đi đường dài để xây dựng năng lực, từng bước để huy động vốn ngoài biên giới.

Công ty có kế hoạch tăng vốn năm nay không, vì sao lợi ích cổ đông thiểu số lại tăng cao?

Ông Phạm Đình Huy, Giám đốc đầu tư của NLG: Năm nay NLG không có kế hoạch tăng vốn điều lệ như năm ngoái ngoài việc phát hành cổ phiếu thưởng ESOP cho người lao động trong công ty. Về việc tăng nợ, NLG dự kiến cần 4.000- 5.000 tỷ đồng đầu tư dự án Waterpoint cơ sở hạ tầng nên việc phát hành trái phiếu với IFC phục vụ mục tiêu này.

Việc bán vốn dự án cho các đối tác thực hiện như thế nào?

Ông Phạm Đình Huy: Về việc hợp tác với đối tác để phát triển giai đoạn 2 Waterpoit phụ thuộc vào việc triển khai giai đoạn 1. Đến hiện tại NLG đã mở bán thành công sản phẩm trung tầng và cao tầng ở giai đoạn 1, là dự án cao tầng trung tầng tại khu vực khu vực Bến Lức, Long An nên khả năng giai đoạn 2 sẽ kết hợp cả sản phẩm cao tầng và thấp tầng. NLG sẽ nghiên cứu thêm để xây dựng quy hoạch 1/500, trên cơ sở đó để kết hợp với đối tác.

Vì sao lợi ích của cổ đông thiểu số lại cao hơn cổ đông đa số, trong báo cáo tài chính?

Về lợi ích của cổ đông thiểu số bộ phận IR cũng nhận được nhiều câu hỏi. Lợi ích của cổ đông thiểu số nhiều hơn lợi ích cổ đông đa số nó chỉ mang tính thời điểm mà thôi do NLG đang triển khai dự án ở nhiều công ty, và thời điểm quý 1, có công ty đang đầu tư nên ghi nhận lỗ. Cộng dồn vào thì con số lợi ích của cổ đông thiếu số cao hơn. Khi nào công ty đầu tư bán hàng và ghi nhận doanh thu, lợi nhuận thì lợi ích của cổ đông đa số sẽ hiện thị rõ hơn trên bảng báo cáo tài chính.

Được biết, năm 2022 là năm NLG triển khai chiến lược tăng trưởng 10 năm đến năm 2030.

Thu Hương

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục