Trước khi ĐCHĐ diễn ra, cổ đông tranh cãi gay gắt tư vấn Chủ tọa đoàn.
Ông Cao Xuân Ninh, Chủ tịch HĐQT Eximbank và ông Nguyễn Cảnh Vinh, quyền Tổng giám đốc Eximbank cho rằng, nếu cổ đông có ý kiến thì xin được mời vào phòng riêng và cử cán bộ có trách nhiệm của Eximbank giải thích một cách thấu đáo.
Nhưng cổ đông không đồng ý và thẳng thắn cho rằng, ý kiến của họ là muốn được các thắc mắc giải quyết tại đại hội, chứ không phải vào phòng riêng để giải quyết. Một cổ đông cho rằng, họ muốn thẩm định tư cách của Chủ tịch HĐQT bằng cách lấy ý kiến biểu quyết của cổ đông thông qua tại ĐHCĐ.
Tuy nhiên, đại diện phía Eximbank - Chủ tịch HĐQT Eximbank Cao Xuân Ninh cho biết, việc bầu ông vào ghế Chủ tịch HĐQT là hợp pháp và đúng theo quy định của pháp luật. Với tư cách là Chủ tịch HĐQT Eximbank cũng là chủ tọa đoàn đại hội, ông mong muốn ĐHCĐ được diễn ra một cách tốt đẹp.
Theo ông Ninh, trước thềm ĐHCĐ diễn ra, HĐQT Eximbank cũng đã thực hiện chỉ đạo của Cục thanh tra giám sát ngân hàng TP.HCM (Cục II) khẩn trương rà soát và có Kết luận thông qua Nghị quyết số 321/2019/EIB/NQ-HĐQT để báo cáo Cục II các nội dung có liên quan.
Cụ thể, Nghị quyết số 231/2019/EIB/NQ-HĐQT ngày 15/05/2019 của HĐQT là đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ và nhất quán theo quy định của pháp luật và hoàn toàn thể hiện ý chí của HĐQT Eximbank.
Các Nghị quyết số: 237/2019/EIB/NQ-HĐQT; số 238/2019/EIB/NQ-HĐQT; số 239/2019/EIB/NQ-HĐQT; số 240/2019/EIB/NQ-HĐQT; số 241/2019/EIB/NQ-HĐQT và số 242/2019/EIB/NQ-HĐQT ban hành ngày 22/05/2019 đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ và nhất quán theo quy định của điều lệ Eximbank và pháp luật.
Cũng trong ngày 19/06/2019, Toà án nhân dân quận 1, TP.HCM đã ra quyết định đình chỉ giải quyết về việc “Yêu cầu đình chỉ thực hiện Nghị quyết của Hội đồng quản trị” của Công ty cổ phần Rồng Ngọc.
Trước đó, Công ty cổ phần Rồng Ngọc (nắm 1,99% vốn cổ phần Eximbank) đã gửi đơn đến Toà án nhân dân quận 1 để yêu cầu đình chỉ Nghị quyết số 231 của HĐQT Eximbank về việc chấm dứt hiệu lực của Nghị quyết số 112 - Nghị quyết bầu bà Lương Thị Cẩm Tú – Thành viên HĐQT giữ chức danh Chủ tịch HĐQT Eximbank.
Đồng thời, Công ty cổ phần Rồng Ngọc cũng đề nghị Tòa án quận 1 đình chỉ Nghị quyết số 238 về việc bầu ông Cao Xuân Ninh giữ chức danh Chủ tịch HĐQT Eximbank thay ông Lê Minh Quốc, Nghị quyết số 239 về việc cử ông Nguyễn Cảnh Vinh – Phó tổng giám đốc thường trực giữ chức danh quyền Tổng giám đốc Eximbank và Nghị quyết số 242 về việc hoãn Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 lần thứ 2 tổ chức ngày 26/5/2019.
Trước khi ĐCHĐ diễn ra, đại diện cổ đông chiến lược nước ngoài của Eximbank là SMBC cũng cho rằng, trước đó họ đã có nhiều ý kiến đóng góp về việc quản trị cũng như ĐHCĐ, song không được giải quyết thấu đáo.
Cổ đông chất vấn HĐQT.
Vì thế, đại diện SMBC mong muốn tại ĐHCĐ kỳ này, HĐQT Eximbank sẽ diễn ra một cách suôn sẻ và mọi vấn đề được giải quyết trên tinh thần cùng xây dựng Eximbank ngày càng tăng trưởng.
Tuy nhiên, vì các kiến nghị của SMBC đã đưa ra 3 lần nhưng chưa được giải quyết nên SMBC không đồng ý tư cách của chủ tọa đoàn và không tin tưởng Ban kiểm phiếu trong ĐHCĐ Eximbank lần này.
Cổ đông Eximbank cho rằng, việc đấu đá nội bộ của Eximbank đã làm ảnh hưởng quá nhiều đến hình ảnh cũng như thương hiệu của Eximbank. Nếu không có sự đồng thuận từ thượng tầng thì sẽ khó có thể đẩy mạnh Eximbank tăng trưởng thời gian tới.
Câu chuyện về bất động nội bộ và không tìm được tiếng nói chung giữa các cổ đông của Eximbank đã đẩy Ngân hàng từ một nhà băng có thế mạnh về xuất nhập khẩu nay đã rớt xuống top dưới.
Ông Cao Xuân Ninh, Chủ tịch HĐQT Eximbank cho rằng, HĐQT Eximbank cũng cảm thấy xấu hổ với cổ đông vì đã để xảy ra sự mất đoàn kết trong thời gian qua.
Vì thế, HĐQT Eximbank mong muốn sẽ tăng cường sự đoàn kết trong HĐQT thời gian tới để đưa Eximbank trở lại vị trí như trước đây. Vì Eximbank có thể mạnh vốn có của nó. Việc ông được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank là hợp lệ, hợp pháp.