Dệt May Trung Quy vận hành nhà máy có tổng mức đầu tư 180 tỷ đồng tại Long An

0:00 / 0:00
0:00
Nhà máy Dệt - nhuộm - hoàn tất tại KCN Hải Sơn, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, năng lực sản xuất 2 triệu mét vải/năm, với tổng vốn đầu tư 180 tỷ đồng vừa được đưa vào hoạt động.
Nhà máy Dệt - nhuộm - hoàn tất Trung Quy, đầu tư 180 tỷ đồng chính thức đi vào hoạt động, giúp tăng nguồn cung vải cho ngành dệt may Nhà máy Dệt - nhuộm - hoàn tất Trung Quy, đầu tư 180 tỷ đồng chính thức đi vào hoạt động, giúp tăng nguồn cung vải cho ngành dệt may

Công ty TNHH Dệt May Trung Quy vừa khánh thành tổng thể Nhà máy Dệt - nhuộm - hoàn tất Trung Quy. Dự án có quy mô nhà xưởng 10.000 m2, tổng vốn đầu tư 180 tỷ đồng, năng lực sản xuất 2 triệu mét vải/năm, nhằm đáp ứng nguồn cung vải cho ngành dệt may.

Nhà máy Dệt – nhuộm – hoàn tất Trung Quy được chia làm hai giai đoạn xây dựng. Giai đoạn thứ nhất, năm 2017 bắt đầu đặt xây dựng xưởng Dệt và hoàn thành ra sản phẩm trong năm 2018. Giai đoạn thứ hai triển khai từ năm 2019, tiếp tục cho xây dựng nhà máy nhuộm - hoàn tất và dự định hoàn thành vào đầu năm 2020.

Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19 bùng phát, Dự án đã không về đích đúng tiến độ. Đến tháng 10/2020 chuyên giaCộng hòa LB Đức mới sang trực tiếp chuyển giao công nghệ và hoàn thành toàn bộ các hạng mục lắp ráp và vận hành tổng thể xưởng nhuộm và hoàn tất.

Ông Trần Văn Quy, Tổng giám đốc Công ty TNHH Dệt May Trung Quy cho biết, Nhà máy Dệt – nhuộm – hoàn tất Trung Quy được đầu tư công nghệ và thiết bị hoàn toàn mới, hiện đại, trong đó có 50 máy dệt và 10 máy nhuộm theo công nghệ Cộng hòa LB Đức, giúp tiết kiệm 60 - 70% nước so với công nghệ cũ, hạn chế ô nhiễm môi trường.

Riêng hệ thống vận hành xử lý nước thải của nhà máy đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT cột B và tiếp tục được tiếp nhận xử lý nước thải của Khu công nghiệp. Lĩnh vực hoàn tất sản phẩm được đầu tư 5 máy gồm: căng kim 10 phòng Brucner của Cộng hòa LB Đức, máy comfort, compact làm mềm vải và ổn định độ co rút của ITALIA, máy sấy lưới không sức căng Kant của ITALIA, máy đốt lông vải, máy giặt lông xử lý bụi.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó tổng thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) cho biết năm 2020 ngành dệt may xuất khẩu 35 tỷ USD, nhập gần 20 tỷ nguyên phụ liệu, trong đó vải gần 12 tỷ USD. Ngành dệt may Việt Nam đã lọt top 3 các nước xuất khẩu dệt may lớn trên thế giới, tham gia rất nhiều hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA, RCEP… nhưng để hưởng các thuế suất ưu đãi, phải đáp ứng quy tắc xuất xứ. Việc nhà máy của Trung Quy đi vào hoạt động sẽ gia tăng nguồn cung vải cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và cung cấp cho thị trường nội địa.

Thế Hải
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục