Gánh nặng cung ứng vốn cho nền kinh tế vẫn dồn lên vai hệ thống ngân hàng cần phải được san sẻ từ Thị trường Chứng khoán và thị trường bảo hiểm.
Tuy nhiên, ông Hoè cho biết thêm, cũng còn những khó khăn thách thức mà hệ thống ngân hàng cần cải thiện đó là: tỷ lệ thu phí dịch vụ phi tín dụng còn khiêm tốn; gánh nặng cung ứng vốn cho nền kinh tế vẫn dồn lên vai hệ thống ngân hàng cần phải được san sẻ từ Thị trường Chứng khoán và thị trường bảo hiểm; mức độ tiếp cận dịch vụ của dân cư và doanh nghiệp chưa đồng đều theo khu vực địa lý cũng như quy mô kinh doanh.
Do vậy, Đề án 1726 của Thủ tướng chính phủ đề cập đến 3 vấn đề xuyên suốt từ mục tiêu đến các giải pháp cần phải đạt được là: gia tăng kênh cung ứng dịch vụ ngân hàng; gia tăng số lượng và chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, thiết kế đơn giản, dễ tiếp cận đối với người dân, doanh nghiệp, nhất là người dân vùng sâu, vùng xa, đối với người nghèo; gia tăng về mức độ sử dụng dịch vụ ngân hàng đối với người dân và doanh nghiệp.
Đề án 1726 đã xác định rõ mục tiêu tổng quát và 8 mục tiêu cụ thể cần đạt được đến năm 2020: 70% dân số trưởng thành có tài khoản tại các ngân hàng; có ít nhất 20 chi nhánh/phòng giao dịch/100.000 dân số trưởng thành; 30.000 máy ATM (40 máy/100.000 dân số trưởng thành); 300.000 POS (400 POS/100.000 dân số trưởng thành; có khoảng 15% số chi nhánh và phòng hiao dịch của NHTM tại nông thôn; khoảng 35-40% người trưởng thành ở nông thôn có tiết kiệm tổ chức tín dụng; khoảng 50-60% doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động tiếp cận tín dụng; tăng gấp 2 lần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng.
Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo các tổ chức tín dụng; lãnh đạo chi nhánh tổ chức tín dụng đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố tại 64 điểm cầu trực tuyến đã trao đổi nội dung về phát triển dịch vụ ngân hàng, nhất là sản phẩm dịch vụ ngân hàng phi tín dụng, gắn liền với đó là các cơ chế về bảo mật thông tin, đảm bảo an toàn trong cung cấp dịch vụ của các ngân hàng thương mại; Phát triển kênh cung ứng sản phẩm cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách, nâng cao chất lượng hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội, các tổ chức tài chính vi mô, Quỹ tín dụng nhân dân; cải tiến chính sách, quy trình, đơn giản hóa thủ tục, thiết kế sản phẩm đơn giản dễ tiếp cận đối với người dân và doanh nghiệp…
"Qua đó thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển DVNH và nâng cao khả năng tiếp cận của nền kinh tế trên cả 3 phương diện: số lượng và chất lượng sản phẩm dịch vụ, kênh cung ứng sản phẩm dịch vụ và mức độ sử dụng sản phẩm dịch vụ", ông Phạm Đức Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Agribank chia sẻ.