Đến 2019, lương bình quân tại Việt Nam là 3,16 USD/giờ

(ĐTCK) Trong khu vực Đông Nam Á, Indonesia chịu áp lực tăng lượng mạnh nhất thêm 48%, nhưng nước này cùng với Việt Nam (3,16 USD/giờ) và Philippines (3,15 USD/giờ) vẫn đang giữ lợi thế thu hút đầu tư với mức lương thấp hơn tại Trung Quốc.
Indonesia đang phải đối mặt với áp lực đòi hỏi tăng mức lương cho công nhân

EIU (Economist Intelligence Unit), là bộ phận phân tích của The Economist (EIU), vừa công bố báo cáo về mức độ tăng trưởng tiền lương tại một số quốc gia.

Theo đó, Indonesia là quốc gia có tốc độ tăng nhanh nhất, tuy nhiên, mức lương tại đây vẫn thấp hơn so với nhiều quốc gia châu Á khác như Việt Nam, Trung Quốc, Philipines 

Các công nhân trong nhà máy tại Mỹ sẽ được trả lương gấp 58 lần so với Indonesia trong 5 năm tới, theo tính toán của Economist Intelligence Unit (EIU). Đây quả thật là 1 cách biệt rất lớn, nhưng vẫn chưa ấn tượng bằng khoảng cách hiện tại: mức lương công nhân tại Mỹ cao gấp 76 lần tại Indonesia.

Mức lương sản xuất theo giờ tại Mỹ sẽ tăng 12% lên mức 42,82 USD/giờ năm 2019, theo EIU. Trong khi mức lương dự tính năm 2019 của Indonesia sẽ tăng 48% - mức nhanh nhất so với với các nước trong danh sách, tuy nhiên, vẫn thấp hơn so với mức 4,79 USD/giờ tại Trung Quốc, 3,16 USD/giờ tại Việt Nam và 3,15 USD/giờ tại Philippines trong năm 2019.

 Mức lương theo giờ tại 1 số quốc gia năm 2015 và 2019
Lợi thế lương nhân công thấp so với các nước lân cận đang thể hiện rõ ở hiệu quả thu hút đầu tư, đối với khu vực Đông Nam Á là thế chỗ Trung Quốc trong thu hút FDI do mặt bằng lương của Trung Quốc đã tăng cao. 
Indonesia đang cố gắng trong việc hình thành các khu công nghiệp theo hình thức ngoại giao nhằm tăng mức độ cạnh tranh với các quốc gia gần kề, trong khi Việt Nam và Philippines cũng đang được coi là điểm đến của vốn đầu tư thế Trung Quốc, với một trong những lợi thế là tiền lương thấp.

Hiện chính phủ Indonesia đang phải đối mặt với áp lực đòi hỏi tăng mức lương cho công nhân. Hàng nghìn công nhân tại Jakarta đã tiến hành bãi công trong 1 làn sóng đình công trên cả nước vào tháng 12/2014, sau khi Tổng thống Joko Widodo tăng mức giá nhiên liệu.

Trịnh Hằng (Theo Bloomberg)

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục