TP.HCM “than” thiếu giáo sư, tiến sĩ làm quy hoạch, khó quản karaoke và massage

"Đội ngũ làm quy hoạch của TP.HCM không nhiều, vừa qua, chúng tôi làm 2 - 3 quy hoạch nhưng đều thất bại. Đội ngũ giáo sư, tiến sĩ làm về quy hoạch rất ít. Nếu địa phương phải làm quy hoạch của tỉnh phù hợp quy hoạch quốc gia, vùng thì lấy đâu nhân sự để làm".
Lãnh đạo Sở KH&ĐT TP.HCM khẳng định thiếu giáo sư, tiến sĩ làm về quy hoạch đáp ứng yêu cầu của Luật Quy hoạch. Lãnh đạo Sở KH&ĐT TP.HCM khẳng định thiếu giáo sư, tiến sĩ làm về quy hoạch đáp ứng yêu cầu của Luật Quy hoạch.
Đây là chia sẻ của ông Sử Ngọc Anh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) TP.HCM Hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 do Bộ KH&ĐT tổ chức sáng nay (24/9) tại Hà Nội.

Cùng với vấn đề trên, ông Anh cho biết có một số ngành nghề mà pháp luật không cấm như karaoke, massage… nhưng chưa có hướng dẫn về quy hoạch và hàng rào kỹ thuật của các ngành nên rất khó quản lý.

Ông Ngọc Anh cho biết Luật Quy hoạch có hiệu lực từ 1/1/2009, nhưng có nhiều vấn đề đặt ra làm khó cho địa phương trong thực hiện.

"Quy hoạch mới yêu cầu quy hoạch 63 tỉnh thành phải phù hợp với quy hoạch chung của cả nước, trong khi đó nhiều các quy hoạch của cả nước chưa thảo luận hết. Như vậy, phải chờ khi nào trung ương thảo luận xong, các tỉnh mới được làm quy hoạch? Địa phương làm song song hay làm trước, làm sau. Cái này địa phương chưa rõ.", Giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM khẳng định

Ông Ngọc Anh cho biết: "Đội ngũ làm quy hoạch của TP.HCM không nhiều, vừa qua, chúng tôi làm 2 - 3 quy hoạch nhưng đều thất bại. Đội ngũ giáo sư, tiến sĩ làm về quy hoạch quá ít.

Nếu địa phương phải làm quy hoạch của tỉnh phù hợp quy hoạch quốc gia, vùng thì lấy đâu nhân sự để làm, rất khó cho chúng tôi".

Bài toán quy hoạch hiện nay là quản lý tốt theo đúng quy hoạch, trong đó đặc biệt là ngành nghề kinh doanh nhạy cảm như karaoke và massage.

Ông Sử Ngọc Anh nói: Những ngành kinh doanh như karaoke, massage… pháp luật không cấm nhưng vẫn chưa có quy hoạch để cơ quan chức năng quản lý.

Trong khi đó, hàng rào kỹ thuật cần có đối với các ngành chưa rõ ràng, ví dụ là ngành văn hóa phải có hàng rào kỹ thuật đối với lĩnh vực karaoke và massage để địa phương quản lý tốt hơn.

Trong quy hoạch còn có những cái lạc hậu đang tồn tại, những cái mới ra đời nhưng chưa hoàn thiện. Nếu chúng ta chưa xử lý thì rất khó thực hiện Luật Quy hoạch.

Ôngng Ngọc Anh cho rằng, việc quy định rõ về quy hoạch ngành nghề kinh doanh và đặc biệt là các ngành nghề nhạy cảm là vấn đề lớn của quản lý Nhà nước cần được tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân làm ăn kinh doanh.

Về đầu tư phát triển, lãnh đạo Sở KH&ĐT TP.HCM khẳng định: Địa phương muốn giao sớm đất cho nhà đầu tư ở dự án đổi đất lấy hạ tầng theo phương thức (xây dựng - chuyển giao BT).

Tuy nhiên có nhiều vướng khó khăn về giải ngân vốn đầu tư công của Nhà nước tại các dự án này.

Theo đó, TP.HCM năm 2018 đã bố trí vốn đầu tư công 135.000 tỷ đồng và thông qua kế hoạch huy động thêm 171.000 tỷ đồng, tuy nhiên không đủ.

Bài toán khó khăn nhất với địa phương trong các dự án BT chính là làm thế nào để thực hiện đầu thanh toán đất cho nhà đầu tư, cụ thể như hoạt động chuyển nhượng đất, đấu giá đất.

Vấn đề này vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể, do đó địa phương không áp dụng được, từ đó ảnh hưởng đến các dự án thực hiện theo phương thức này.

Kênh huy động vốn theo hình thức đầu tư BT, ông Ngọc Anh khẳng định: Nghị định 15/2015/NĐ-CP ra đời năm 2015, hiện đã Thông tư và Nghị định sửa đổi nhưng hiện TP.HCM có 93 đầu tư xã hội hóa lại phần lớn là BT theo quy định cũ.

Bài toán khó nhất là làm sao để chuyển đổi lấy đất để làm BT phù hợp với cơ chế nhà nước giao đất, doanh nghiệp thuận lợi làm ăn và không vi phạm các quy định của pháp luật..

"Cái chính ở TP. HCM hiện nay là có chiếc áo quá chật, cần có chế để phát triển các vùng ven hiện đại và đúng quy hoạch hơn", ông Anh nói.

Ông Anh cho rằng: TP. HCM kiến nghị Bộ KH&ĐT cần có kịch bản, mô hình phát triển cho địa phương khi thực hiện Luật Quy hoạch. Cụ thể, TP.HCM cần có xu hướng và có điều tra cụ thể xu hướng phát triển quy hoạch của thành phố trong tương lai. Thành phố rất mong nhận được các dữ liệu, chia sẻ của Bộ KH&ĐT.

Ông Ngọc Anh đề nghị Bộ KH&ĐT ủng hộ các dự án đầu tư công, dự án nhóm A, các đường sắt số 1 và số 2... Bộ này sớm hoàn thành thủ tục để báo cáo các dự án trên lên Bộ Chính trị thông qua.


Theo Dantri

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục