Nợ nước ngoài của Việt Nam trong tầm kiểm soát

Theo đánh giá của các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF, Việt Nam là nước có mức nợ nằm trong tầm kiểm soát và không nằm trong nhóm các nước có gánh nặng về nợ (HIPCs).
Chỉ số nợ của Việt Nam hiện ở mức trung bình. Chỉ số nợ của Việt Nam hiện ở mức trung bình.

Theo tin từ Bộ Tài chính, tính đến ngày 31/12/2011, nợ nước ngoài của Việt Nam ước tính ở mức khoảng 1.042 nghìn tỷ đồng (tương đươ 50 tỷ USD), bằng 41,5% GDP năm 2011, nằm trong phạm vi giới hạn an toàn theo Nghị quyết của Quốc hội (kiểm soát dư nợ công đến năm 2015 dưới 65% GDP, nợ Chính phủ, nợ quốc gia dưới 50% GDP).

“Theo đánh giá của các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF, Việt Nam là nước có mức nợ nằm trong tầm kiểm soát và không nằm trong nhóm các nước có gánh nặng về nợ (HIPCs)”- Bộ Tài chính cho biết.

Xét về khía cạnh bền vững, Bộ Tài chính khẳng định trong cơ cấu nợ của Việt Nam thì nợ vay dài hạn, lãi suất ưu đãi là chủ yếu (vay ODA chiếm 75% tổng số nợ, điển hình là khoản vay của Ngân hàng Thế giới có thời hạn 40 năm, trong đó có 10 năm ân hạn, mức lãi suất là 0,75%/năm, khoản vay của ADB có thời hạn 30 năm, 10 năm ân hạn, lãi suất 1%/năm, các khoản vay của Nhật Bản có thời hạn 30 năm, 10 năm ân hạn và mức lãi suất khoảng từ 1-2%/năm).

Cơ cấu huy động vốn vay trong và ngoài nước đã có sự thay đổi theo hướng tỷ trọng nợ nước ngoài giảm và tỷ trọng nợ trong nước tăng lên (là xu hướng chuyển đổi cơ cấu vay nợ nước ngoài sang vay nợ trong nước của các nước đang phát triển, nhằm giảm dần sự phụ thuộc vào nợ nước ngoài của quốc gia) đây là chỉ tiêu an toàn. So với các nước đang phát triển có cùng hệ số tín nhiệm BB, chỉ số nợ của Việt Nam ở mức trung bình.


Tiền Phong

Tin cùng chuyên mục