Đầu tư tuần qua: Gần 5,5 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam; Hải Phòng sẽ xây 100 cây cầu mới

Hai tháng, gần 5,5 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; Hải Phòng dự kiến xây dựng hơn 100 cây cầu mới giai đoạn 2021 – 2025…
Đầu tư tuần qua: Gần 5,5 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam; Hải Phòng sẽ xây 100 cây cầu mới

Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua.

Sau hoa hậu Ngọc Hân, Cao Thái Sơn đầu tư 20 tỷ đồng vào chuỗi cầm đồ T99

Công ty cổ phần Tập đoàn tài chính T99 (T99) và ca sĩ Cao Thái Sơn vừa hoàn tất lễ ký kết hợp tác đầu tư, chiều 19/02, tại TP.HCM. Với số vốn 20 tỷ đồng, Cao Thái Sơn trở thành một trong những cổ đông của hệ thống cầm đồ T99.

Sau gần 3 tháng hoạt động thử nghiệm, T99 Group chọn cách ra mắt thị trường bằng hoạt động công bố góp vốn của người trong giới giải trí, cụ thể là hoa hậu Ngọc Hân khi khẳng định đầu tư 20 tỷ đồng vào chuỗi cầm đồ này vào đầu năm 2021.

Phía T99 cho rằng, điều này chứng tỏ “sức thu hút mạnh mẽ và hấp dẫn của mô hình cầm đồ chuyên nghiệp đang phát triển mạnh mẽ thời gian gần đây”.

“T99 ra mắt vào ngày 01/01/2021 là điểm nhấn đặc biệt, tạo nên sự sôi động trong lĩnh vực cầm đồ. Chúng tôi cho vay cầm cố nhằm thu hút nhóm khách hàng cho vay dưới chuẩn. Đây là nhóm khách hàng T99 nhắm tới, với khoảng 20 triệu dân chưa được tiếp cận với dịch vụ tài chính của ngân hàng nhưng lại có nhu cầu vay vốn tiêu dùng, sinh hoạt”, ông Lê Xuân Việt, Tổng giám đốc T99 nói và công bố, thương hiệu này đang có cửa hàng ở hàng loạt các tỉnh thành như Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Trị, Quảng Nam, TP.HCM, Đồng Nai,…nhưng không nêu số lượng cụ thể.

Vị này khẳng định, T99 đang từng bức hiện thực hoá mục tiêu 500 phòng giao dịch T99 trong 3 năm đầu hoạt động.

Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Bộ KH & ĐT), Công ty cổ phần Tập đoàn tài chính T99 được thành lập từ ngày 20/10/2020, với vốn điều lệ 300 tỷ đồng, có trụ sở chính tại tòa nhà TNR, Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội.

Ông Lê Xuân Việt, đương nhiệm Tổng giám đốc cũng là người đại diện pháp luật T99.

F99 đăng ký hoạt động trong nhiều ngành nghề như kinh doanh bất động sản, xây dựng, tư vấn đầu tư và ngành chính là dịch vụ cầm đồ.

Trước khi thoái hết vốn vào giữa tháng 01/2021, ông Việt từng sở hữu 35% tại T99.

Tại buổi ký kết đầu tư với ca sĩ Cao Thái Sơn, Tổng giám đốc T99 chỉ nhắc đến đến cổ đông chiến lược là Tập đoàn Xây dựng và phát triển nhà Vicoland- công ty thành lập từ 2007, hoạt động trong lĩnh vực bất động sản với hàng loạt Dự án tại khu vực miền Trung.

Vicoland cũng có trụ sở chính tại tòa nhà TNR, Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội và đã nâng tỷ lệ sở hữu T99 từ 30% lên 85%.

Theo kế hoạch phát triển trung và dài hạn, lãnh đạo T99 khẳng định, họ sẽ tiến hành niêm yết cổ phiếu công ty lên sàn chứng khoán và cho đây là tiền đề để T99 tiếp tục mở rộng quy mô, thu hút thêm các nhà đầu tư, đạt được mục tiêu trở thành hệ thống cầm đồ số 1 Việt Nam.

“T99 đang sẵn sàng đón thêm nhiều nhà đầu tư mới”, Tổng giám đốc T99 nói lời mời gọi.

Quy mô thị trường cho vay tiêu dùng Việt Nam ước tính có thể lên đến 20% tổng dư nợ trong nền kinh tế, khoảng 30% trong số đó có thể dưới hình thức phi chính thức, trong đó có cầm đồ, theo thống kê của nhóm nghiên cứu của ông Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính.

Trước T99, thị trường cầm đồ có sự xuất hiện Công ty cổ phần kinh doanh F88 (chuỗi cầm đồ F88), ra đời từ năm 2013 và được cho là doanh nghiệp tiên phong trong thị trường cho vay cầm cố tại Việt Nam.

Doanh nghiệp này cung cấp các khoản vay cầm cố với hầu hết các loại tài sản tiêu dùng phổ rộng có giá trị từ 500.000 đồng lên tới vài chục triệu đồng, với hợp đồng có thời hạn đến 12 tháng.

Hồi tháng 6/2020, F88 nhận thêm 140 tỷ đồng trong vòng đầu tư tăng trưởng thứ 3 từ hai quỹ tài chính quốc tế là Mekong Enterprise Fund III (do Mekong Capital tư vấn quản lý) và Granite Oak.

Cửa hàng cầm đồ Người Bạn Vàng Tân Định đặt trong cửa hàng PNJ, số 292 Hai Bà Trưng, quận 1 (Ảnh: Hồng Phúc).

Cửa hàng cầm đồ Người Bạn Vàng Tân Định đặt trong cửa hàng PNJ, số 292 Hai Bà Trưng, quận 1 (Ảnh: Hồng Phúc).

F88 hiện nổi lên là hiện tượng mới trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam và thiết lập được mối quan hệ với nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính khác.

Năm 2019, F88 đã phát hành thành công 200 tỷ đồng trái phiếu (tương đương với trên 8,5 triệu USD). Đối tượng mua trái phiếu của F88 chủ yếu là các tổ chức lớn có uy tín trong nước và một số nhà đầu tư cá nhân.

Ngay từ thời điểm phát hành, 30% tổng số lượng phát hành trái phiếu đã được Công cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) - đơn vị tư vấn đợt phát hành này - đặt mua.

Thêm vào đó, hoa hậu Mai Phương Thúy đã đầu tư 10 tỷ đồng trong đợt phát hành trái phiếu này của F88.

Ngoài F88, T99, gần đây, Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) công bố góp vốn vào Công ty cổ phần Người Bạn Vàng, là đối tác chiến lược cũng như đã có các quầy cầm đồ tại một số cửa hàng của PNJ từ năm 2018.

Người Bạn Vàng là chuỗi hệ thống cầm đồ được thành lập vào năm 2017, chuyên cầm cố các sản phẩm như kim cương, vàng, trang sức, đồng hồ hiệu,...

Theo website, chuỗi này có 21 cửa hàng tại 6 tỉnh, thành (nằm trong khu vực miền Nam).

Các KCN, KKT Quảng Ninh: Nền tảng quan trọng để phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Các khu công nghiệp, khu kinh tế của Quảng Ninh theo mô hình mới là nền tảng quan trọng để thu hút các nhà đầu tư chất lượng trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo công nghệ cao.

Xác định ngành công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là động lực tăng trưởng quan trọng mới, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, ông Nguyễn Xuân Ký đã nhấn mạnh, trong giai đoạn 2020 - 2025, Quảng Ninh phải đạt được 3 đột phá trong phát triển ngành này. Cụ thể, đột phá về thu hút tổng vốn đầu tư, tốc độ giá trị gia tăng; đột phá về tỷ trọng đóng góp vào GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) và thu ngân sách địa phương; đột phá về thu hút lao động chất lượng cao gắn với tăng quy mô, chất lượng dân số thông qua phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo.

Muốn đạt được điều này, theo ông Ký, Quảng Ninh phải thực hiện tốt 4 giải pháp cốt lõi gồm: quy hoạch mặt bằng sản xuất; hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ; nguồn nhân lực sẵn có, dễ tiếp cận; cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường sống an ninh, an toàn, văn minh, thân thiện. Trong đó, yếu tố mặt bằng sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phải gắn với phát triển các khu công nghiệp bền vững theo mô hình “3 trong 1” là khu công nghiệp - khu đô thị - khu dịch vụ với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại.

Dưới góc nhìn của doanh nghiệp, nhà đầu tư, theo ông Bruno Jaspaert, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong, Quảng Ninh có cơ hội để phát triển các cụm công nghiệp, khu công nghiệp chuyên biệt, thúc đẩy các sáng kiến về phát triển xanh, tận dụng các lợi thế cảnh quan để phát triển bền vững, làm cho Quảng Ninh khác biệt so với các địa phương khác.

“Hiện Quảng Ninh đang hình thành những KCN thế hệ mới theo hướng tích hợp các tiện ích và phát triển theo lĩnh vực chuyên ngành”, ông Hoàng Trung Kiên, Phó trưởng ban Thường trực Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh cho biết. Thật vậy, thời điểm tháng 9/2020, khi Tập đoàn Thành Công khởi công Tổ hợp công nghiệp phụ trợ ô tô Thành Công - Việt Hưng tại Quảng Ninh, ông Đào Phong Trúc Đại, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phát triển khu công nghiệp Việt Hưng đã khẳng định: “Tập đoàn Thành Công sẽ đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Việt Hưng thành khu công nghiệp chuyên về công nghiệp ô tô”.

KCN Cái Lân cũng đang được quy hoạch, cơ cấu lại và chuyển đổi ngành nghề cho phù hợp với các quy hoạch, định hướng phát triển mới của TP. Hạ Long, hướng tới trở thành khu công nghiệp sạch, công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng lớn. Theo đó, KCN này sẽ thực hiện quy hoạch lại và cơ cấu lại, chuyển đổi ngành nghề trở thành KCN thông minh, công nghệ cao, công nghiệp sạch, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả đất đai, xây dựng đô thị dọc hai bờ vịnh Cửa Lục để phát triển không gian TP. Hạ Long.

KCN cảng biển Hải Hà, huyện Hải Hà và KCN Hải Yên của KCN Cửa khẩu Móng Cái được định hướng phát triển thành trung tâm công nghiệp thời trang, công nghiệp sáng tạo khu vực phía Bắc. Khu kinh tế ven biển Quảng Yên hình thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hậu cần cảng và đô thị hiện đại, thông minh của tỉnh Quảng Ninh và khu vực Đồng bằng sông Hồng...

Được biết, Quảng Ninh cũng đang lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện đầu tư hạ tầng KCN Hồng Thái Đông 150 ha (thị xã Đông Triều), KCN phụ trợ ngành than 400 ha (TP. Cẩm Phả), KCN Tiên Yên 150 ha (Tiên Yên), KCN Y dược công nghệ cao 1.000 ha và KCN cao 800 ha tại Khu kinh tế Vân Đồn.

Trước mắt, với nền tảng hạ tầng các KCN hiện có và đang được hoàn thiện, thì theo tính toán của Ban Quản lý khu kinh tế, dự kiến trong năm 2021, các KCN, KKT thuộc địa bàn quản lý của Ban sẽ thu hút thêm từ 400 - 500 triệu USD. Trong đó, thu hút mới từ 10 - 12 dự án, với tổng vốn đạt 350 - 450 triệu USD và điều chỉnh tăng vốn cho 5 - 6 lượt dự án FDI với tổng vốn đầu tư tăng thêm khoảng 50 triệu USD. “Các dự án thu hút mới sẽ tập trung chủ yếu trong lĩnh vực chế biến, chế tạo và dịch vụ cảng biển theo như định hướng thu hút đầu tư của tỉnh”, ông Kiên chia sẻ.

Hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã thu hút được 83 dự án công nghiệp chế biến chế tạo với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 56.000 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 24.000 lao động, đóng góp bình quân hơn 1.400 tỷ đồng/năm trong giai đoạn 2010-2020. Các dự án này đa phần tập trung trong các KCN của tỉnh.

Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch II

UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch II.

Theo đó, Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch II do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư, được thực hiện tại thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, thuộc Khu kinh tế Hòn La Quảng Bình.

Mục tiêu của Dự án là cung cấp nguồn điện cho hệ thống điện Quốc gia, góp phần đảm bảo an toàn cung cấp điện cho hệ thống, đáp ứng yêu cầu theo quy hoạch điện VII điều chỉnh.

Dự án có công suất 1.200 MW với tổng mức đầu tư (sơ bộ) 48.156 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu 9.634,4 tỷ đồng (chiếm 20% tổng mức đầu tư), vốn vay 38.525,4 tỷ đồng (chiếm 80% tổng mức đầu tư). Dự án sẽ được vận hành thương mại Tổ máy số 1 năm 2028 và vận hành thương mại Tổ máy số 2 năm 2029.

Phối cảnh dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch.

Phối cảnh dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch.

Theo UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, tại quyết định này, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành liên quan trong việc thực hiện Dự án; đồng thời yêu cầu UBND tỉnh Quảng Bình căn cứ văn bản quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư theo đúng quy định; chịu trách nhiệm giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; phối hợp chặt chẽ với nhà đầu tư trong quá trình thực hiện Dự án; kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Dự án của EVN theo đúng quy định của pháp luật, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và ý kiến của các Bộ, ngành liên quan, bao gồm cả kiểm tra, giám sát việc huy động vốn (vốn tự có và vốn vay) của nhà đầu tư theo tiến độ thực hiện Dự án; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo nhà đầu tư thực hiện quy trình thủ tục đánh giá tác động môi trường; chỉ đạo cơ quan liên quan trong tỉnh phối hợp với nhà đầu tư giải quyết kịp thời khó khăn trong quá trình tổ chức triển khai Dự án.

Về phía chủ đầu tư, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về thông tin, số liệu báo cáo tại hồ sơ Dự án, tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn, hiệu quả đầu tư Dự án, hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước theo quy định của pháp luật, bảo đảm thủ tục thực hiện theo đúng quy định; tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định; triển khai thực hiện và quản lý Dự án theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo tính an toàn và khả thi.

Hơn 2.000 tỷ đồng đầu tư tuyến đường ven biển Quảng Bình

Dự án sẽ được triển khai từ năm 2021 - 2026 tại các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, thị xã Ba Đồn và thành phố Đồng Hới.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình vừa có buổi làm việc với các sở, ngành, địa phương liên quan về việc triển khai Dự án thành phần 1 - Đường ven biển thuộc Dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3.

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã được nghe đại diện đơn vị tư vấn báo cáo nghiên cứu Dự án thành phần 1 - Đường ven biển thuộc Dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3.

Tuyến đường ven biển Quảng Bình sẽ được triển khai thực hiện trong giai đoạn 2021-2026.

Tuyến đường ven biển Quảng Bình sẽ được triển khai thực hiện trong giai đoạn 2021-2026.

Theo đó, với tổng mức đầu tư 2.200 tỷ đồng, Dự án thành phần 1 - Đường ven biển thuộc Dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3 sẽ được triển khai từ năm 2021 - 2026 tại các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, thị xã Ba Đồn và thành phố Đồng Hới.

Dự án nhằm xây dựng hệ thống giao thông ven biển để tạo sự liên kết thông suốt của các vùng trong tỉnh và liên kết giữa các tỉnh Bắc Trung Bộ; khai thác sử dụng có hiệu quả tài nguyên biển và vùng ven biển, phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương; thu hút đầu tư; tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền của đất nước; phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn; đồng thời góp phần giải quyết ách tắc giao thông.

Về quy mô đầu tư, Dự án sẽ triển khai với tuyến đường thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng theo TCVN 4054-2005 với bề rộng nền đường 12m, bề rộng mặt cắt đường xe cơ giới 7m, bề rộng lề gia cố 04m, bề rộng lề đất 01m, vận tốc thiết kế Vtk=80km/h. Tuyến đường sẽ gồm 3 đoạn với tổng chiều dài 85,4km, trong đó: Đoạn Nam Roòn - Quảng Phúc dài 21,9km, đoạn Nam cầu Lý Hòa - Quang Phú dài 15,6km và đoạn Hà Trung - Mạch Nước dài 47,9km. Riêng những đoạn tuyến đi qua khu đô thị, khu dân cư có mặt cắt ngang theo quy hoạch đô thị, quy hoạch khu dân cư được phê duyệt. Trên toàn tuyến đường sẽ có 23 cầu gồm 01 cầu lớn, 12 cầu trung và 10 cầu nhỏ.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Thắng nhấn mạnh, đây là dự án trọng điểm của tỉnh, thể hiện sự quan tâm của Trung ương đối với tỉnh Quảng Bình để phát triển kinh tế biển và khu vực ven biển. Dự án đi qua các khu quy hoạch đô thị, hạ tầng, dịch vụ, du lịch của các vùng trong tỉnh sẽ tạo động lực thu hút đầu tư, phát huy các tiềm năng, thế mạnh về du lịch và dịch vụ biển; đồng thời giúp kết nối vùng ven biển của tỉnh với vùng kinh tế tổng hợp Nam Hà Tĩnh - Bắc Quảng Bình, phát huy thế mạnh của cụm cảng nước sâu, khu công nghiệp Vũng Áng, Hòn La cũng như tạo sự kết nối quan trọng vùng phía Đông của các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ và cả nước.

“Việc triển khai dự án sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh những năm tới, đồng chí yêu cầu các đơn vị, địa phương chủ động cập nhật, phối hợp, thống nhất các nội dung liên quan để bảo đảm triển khai Dự án thuận lợi. Đối với những đoạn tuyến điều chỉnh cục bộ, cần xem xét bảo đảm các yếu tố môi trường, quốc phòng an ninh và phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế khu vực ven biển”, Chủ tịch Trần Thắng nhấn mạnh.

Cũng tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình giao Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương rà soát kỹ các nội dung triển khai dự án trên cơ sở bám sát quy hoạch đã được phê duyệt, bảo đảm việc triển khai tuyến đường sát biển, phục vụ tốt công tác quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế biển; đánh giá kỹ các yếu tố tác động của biến đổi khí hậu đối với công trình sau khi được triển khai thi công và hoàn thành, đưa vào sử dụng; nghiên cứu kỹ các phương án triển khai nhằm tiết kiệm kinh phí đến mức có thể nhưng vẫn bảo đảm chất lượng công trình.

Cùng với đó, để bảo đảm tiến độ triển khai, Sở Giao thông vận tải và các sở, ngành, địa phương liên quan khẩn trương phối hợp, thống nhất, hoàn chỉnh hồ sơ Dự án, trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình và Bộ Giao thông vận tải trong thời gian sớm nhất.

Dùng vốn xã hội hóa lập quy hoạch điều chỉnh sân bay Tuy Hòa

Hiện có ít nhất 3 doanh nghiệp tư nhân muốn hỗ trợ Phú Yên kinh phí lập điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Cảng hàng không Tuy Hòa.

Vietjet là một trong những đơn vị xin tài trợ lập quy hoạch điều chỉnh quy hoạch sân bay Tuy Hòa.

Vietjet là một trong những đơn vị xin tài trợ lập quy hoạch điều chỉnh quy hoạch sân bay Tuy Hòa.

Bộ GTVT vừa có công văn gửi UBND tỉnh Phú Yên trả lời đề xuất của tỉnh này liên quan đến việc triển khai lập điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Cảng hàng không Tuy Hòa từ nguồn vốn xã hội hóa.

Theo đó, trong điều kiện nguồn kinh phí hạn hẹp, Bộ GTVT ủng hộ và đề nghị UBND tỉnh Phú Yên chủ trì, lựa chọn đơn vị tài trợ và tổ chức tiếp nhận tài trợ bằng sản phẩm Hồ sơ điều chỉnh Quy hoạch Cảng hàng không Tuy Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ GTVT lưu ý việc sẽ không phải hoàn chi phí lập quy hoạch Cảng hàng không Tuy Hòa.

Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Phú Yên chỉ đạo các cơ quan, đơn vị của Tỉnh phối hợp chặt chẽ với Cục Hàng không Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình lập điều chỉnh Quy hoạch Cảng hàng không Tuy Hòa.

“Giao Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn, phối hợp chặt chẽ với địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình triển khai công tác lập, trình duyệt quy hoạch Cảng hàng không Tuy Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định hiện hành, đảm bảo khách quan, minh bạch”, công văn của Bộ GTVT nêu rõ.

Trong công văn số 6062 gửi Bộ GTVT vào đầu tháng 12/2020, ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết là địa phương này đã tiếp xúc và nhận được đề xuất của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương – IPP (tháng 8/2020); Công ty cổ phần Vietjet (tháng 10/2020) và Công ty cổ phần Hàng không Ngôi Sao Việt – Vietstar Airlines (tháng 11/2020). Các đơn vị này đều tự nguyện tài trợ kinh phí lập điều chỉnh quy hoạch chi tiết cảng hàng không Tuy Hòa, đồng thời sản phẩm quy hoạch sau khi được phê duyệt sẽ bàn giao cho cơ quan Nhà nước có liên quan tiếp nhận và quản lý.

Hiện Tuy Hoà là cảng hàng không cấp 4C, sân bay quân sự cấp I, công suất 100.000 khách và 1.000 tấn hàng hoá mỗi năm. Theo quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt, giai đoạn đến năm 2030, cảng hàng không Tuy Hoà có công suất thiết kế dự kiến khoảng 3 triệu khách một năm và 5 triệu khách một năm đến năm 2050.

Tập đoàn Đèo Cả khẳng định không đóng cửa hầm Hải Vân 2 sau ngày 21/2

Tập đoàn Đèo Cả khẳng định sẽ tiếp tục khắc phục khó khăn trước mắt, đảm bảo vận hành liên tục 2 ống hầm đường bộ Hải Vân trong thời gian tới.

Các doanh nghiệp vận tải và người dân được hưởng lợi lớn từ việc khai thác 2 đường hầm đường bộ Hải Vân.

Các doanh nghiệp vận tải và người dân được hưởng lợi lớn từ việc khai thác 2 đường hầm đường bộ Hải Vân.

Trong thông cáo báo chí phát đi vào sáng nay (21/2), Tập đoàn Đèo Cả khẳng định sẽ tiếp tục khắc phục khó khăn trước mắt, đảm bảo vận hành liên tục 2 ống hầm đường bộ Hải Vân trong thời gian tới để phục vụ nhu cầu rất lớn của xã hội thay vì đóng cửa đường hầm số 2 như thông tin trước đó.

Theo Tập đoàn Đèo Cả, mặc dù công trình hạ tầng giao thông Hải Vân 2, tuyến hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á đã chính thức phục vụ xã hội, góp phần quan trọng cho nhu cầu đi lại và lưu thông hàng hóa an toàn của người dân, doanh nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy vậy, cho đến thời điểm hiện nay, tổng thể Dự án BOT hầm đường bộ Đèo Cả vẫn tồn tại những bất cập về tài chính vốn đã kéo dài chưa được tháo gỡ dứt điểm như: Vốn ngân sách nhà nước cam kết tham gia còn 1.180 tỷ đồng chưa được giải ngân; việc điều chỉnh cơ chế thu phí tại trạm La Sơn - Túy Loan để hoàn vốn cho dự án như trong hợp đồng đã ký kết vẫn chưa được cấp có thẩm quyền thực hiện;... Những tồn tại này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn, nguồn thu của dự án và ảnh hưởng đến việc duy trì công tác vận hành ở các hầm giao thông đường bộ thuộc dự án.

Tại lễ khánh thành hầm Hải Vân 2 ngày 11/1/2021, lãnh đạo Tập đoàn Đèo Cả đã nêu ý kiến và chủ động đề xuất với các cơ quan chức năng là sẽ đưa Hải Vân 2 vào hoạt động giúp các phương tiện lưu thông qua Hải Vân, mỗi ống hầm lưu thông hai làn một chiều trong vòng 20 ngày trước và sau Tết Tân Sửu (từ ngày 01/02/2021, tức ngày 20 tháng Chạp năm Canh Tý cho đến hết ngày 21/02/2021, tức ngày 10 tháng Giêng năm Tân Sửu). Sau đó, việc tiếp tục vận hành hầm Hải Vân 2 sẽ được xác định trên cơ sở các tồn tại vướng mắc, trách nhiệm của các bên liên quan theo hợp đồng dự án được giải quyết dứt điểm.

Ông Ngọ Trường Nam – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả cho biết “Qua thời gian vận hành hầm Hải Vân 2 trong dịp đón Tết cổ truyền, lưu lượng phương tiện tham gia lưu thông qua hầm Hải Vân trong dịp tết Tân Sửu tăng đột biến. Bình quân mỗi ngày có khoảng 11.000 đến gần 14.000 lượt xe qua hầm”.

Do vận hành cả 2 ống hầm nên đã giảm được áp lực giao thông trên toàn tuyến. Tình trạng ùn tắc giao thông không còn, tầm nhìn trong hầm thông thoáng trung bình từ 85% đến hơn 95%, vận tốc trung bình của các xe tăng khoảng từ 45km/h lên 65km/h. Đặc biệt, thời gian trung bình các phương tiện qua hầm giảm từ khoảng 15 phút xuống chỉ còn khoảng 6 phút, giảm tai nạn và không còn xảy ra các tình huống gây ùn tắc kéo dài để lực lượng chức năng phải phân luồng điều tiết giao thông một làn như trước đây.

Đồng thời, việc đưa hầm Hải Vân 2 vào vận hành cũng đã giúp cho dịch vụ vận chuyển người và xe máy lưu thông qua hầm tiện ích và hiệu quả hơn. Số lượng người dân đi xe gắn máy sử dụng dịch vụ trung chuyển qua hầm tăng lên, giảm thiểu rủi ro tai nạn giao thông khi phải điều khiến xe gắn máy đi qua đường đèo như trước đây.

Được biết, cùng thời gian này, trên cơ sở đề nghị của Bộ GTVT, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ KH&ĐT phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp xem xét việc bố trí 1.180 tỷ đồng vốn Nhà nước cho dự án. Tại buổi họp ngày 29/01/2021 của các Bộ, ngành liên quan, các ý kiến đều đánh giá việc bố trí vốn NSNN cho dự án là cần thiết để đảm bảo phương án tài chính và thực hiện đầy đủ cam kết của Nhà nước đối dự án, đồng thời các bên thống nhất báo cáo Thủ tướng Chính phủ bố trí khoản vốn nói trên cho dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Như vậy, thời gian gần đây, việc giải quyết các vướng mắc về tài chính của Dự án đã và đang được cơ quan Nhà nước đưa ra phương án cụ thể sớm đi đến dứt điểm vướng mắc trong thời gian tới, quan trọng hơn, nhận thấy lợi ích thực tế từ quá trình vận hành hầm hải Vân 2 mang lại cho người dân, Nhà đầu tư sẽ tiếp tục khắc phục khó khăn trước mắt, đảm bảo vận hành liên tục 2 ống hầm trong thời gian tới để phục vụ nhu cầu rất lớn của xã hội.

Tuy vậy, nhà đầu tư cũng đề nghị các cơ quan Nhà nước có thầm quyền cùng các bên liên quan cần xác định rõ thời gian, các bước xử lý cụ thể để làm cơ sở cho việc sớm giải quyết dứt điểm các tồn tại như đã nêu trong thời gian tới theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

“Từ thực tiễn đầu tư và việc tổ chức vận hành các dự án BOT, các cơ quan chức năng cũng cần tính đến việc đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư, đảm bảo chi phí duy trì hoạt động khai thác công trình, các điều khoản trong hợp đồng BOT đã ký giữa các bên phải được thực hiện nghiêm túc, các cơ quan chức năng cần thể hiện trách nhiệm hơn nữa để tránh tình trạng công trình đã hoàn thành nhưng không có kinh phí để vận hành khai thác làm ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của người dân tham gia giao thông và lãng phí tài nguyên, tài sản nhà nước”, Tập đoàn Đèo Cả nêu quan điểm.

Đà Nẵng kỳ vọng vào những đại dự án công nghệ

Đà Nẵng đặt mục tiêu trở thành đô thị khởi nghiệp, sáng tạo vào năm 2025. Vậy những đại dự án nào sẽ hiện thực hóa tham vọng này?

Những năm qua đã chứng kiến sự chững lại trong phát triển của Đà Nẵng, việc tăng trưởng âm trong năm 2020 là chỉ dấu rõ ràng cho điều đó. Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, ông Nguyễn Văn Quảng đã phát biểu: “Đà Nẵng đang tụt hậu, tụt hậu ngay chính với những địa phương xung quanh”.

Tuy nhiên, trong bức tranh suy giảm kinh tế nghiêm trọng của Đà Nẵng, lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) vẫn tăng trưởng. Doanh thu công nghiệp CNTT của Đà Nẵng năm 2020 đạt hơn 19.800 tỷ đồng (tăng 1,2%), trong đó xuất khẩu phần mềm trên 92 triệu USD (tăng 4,2%). Đây là con số khá ấn tượng trong bối cảnh kinh tế Thành phố suy giảm hơn 9,77%.

Cùng với đó, số lượng doanh nghiệp CNTT của Đà Nẵng tăng 35%/năm, chiếm 20% doanh nghiệp toàn Thành phố. Thống kê cho thấy, Đà Nẵng có 2,1 doanh nghiệp công nghệ số/1.000 dân, cao hơn 4 lần trung bình cả nước. Tính đến cuối năm 2020, Đà Nẵng có 40.500 nhân lực CNTT, trong đó 20.000 nhân lực trong lĩnh vực phần mềm và nội dung số, mức lương bình quân đạt 17,8 triệu đồng/người/tháng.

Chính vì vậy, Đà Nẵng đang kỳ vọng vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để tạo động lực tăng trưởng. Thực tế, rất nhiều tập đoàn CNTT lớn của Việt Nam đã đăng ký đầu tư vào Đà Nẵng với những đại Dự án chục ngàn tỷ đồng. Dự án Tổ hợp Không gian sáng tạo CMC của Tập đoàn CMC là một trong số đó.

Chủ tịch Tập đoàn CMC, ông Nguyễn Trung Chính cho biết, Tổ hợp Không gian sáng tạo CMC tại phường Hoà Xuân (Đà Nẵng) có tổng mức đầu tư 12.000 đồng, giai đoạn I đem lại việc làm cho khoảng 2.000 người, giai đoạn II thu hút khoảng 10.000 nhân lực. Mục tiêu của CMC là xây dựng Đà Nẵng thành cửa ngõ quốc tế về trung tâm kết nối và lưu dữ liệu, nằm trong chiến lược đưa Việt Nam trở thành Digital Hub (điểm kết nối chung) khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Qua khảo sát, Đà Nẵng có vị thế quan trọng, đủ điều kiện trở thành điểm Hub của khu vực. Việc trở thành Digital Hub nâng cao vị thế quốc gia đặc biệt trong thời kỳ kỹ thuật số và cách mạng 4.0. Hiện khu vực có 3 Digital Hub là Nhật Bản, Hongkong, Singapore và Việt Nam có tiềm năng để trở thành Digital Hub thứ tư.

“Thế nên, CMC đã xúc tiến thực hiện Dự án Tổ hợp không gian sáng tạo CMC. Tôi rất vui khi UBND TP. Đà Nẵng đã nhanh chóng ra quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 của Dự án. Lần đầu tiên tôi thấy một thủ tục hành chính được thực hiện nhanh như vậy, bởi theo quy trình thì phải mất vài trăm ngày”, ông Chính chia sẻ.

Theo quy hoạch chi tiết đã được Đà Nẵng phê duyệt, Tổ hợp Không gian sáng tạo CMC gồm khu nghiên cứu và phát triển; khu sản xuất phần mềm, công nghệ thông tin; trạm trung chuyển Internet; trung tâm dữ liệu; khu nhà ở cho chuyên gia, cán bộ - nhân viên và dịch vụ liên quan với đầy đủ tiện nghi theo tiêu chuẩn cao cấp. Đà Nẵng coi đây là dự án điểm, vì thế đã thúc đẩy quá trình thực hiện thủ tục thần tốc, phấn đấu để Dự án khởi công vào tháng 3/2021.

Tại quận Ngũ Hành Sơn, Tập đoàn FPT cũng triển khai nhiều dự án, hạng mục quan trọng. Ngoài Khu FPT Complex rộng 5,9 ha thu hút hơn 3.400 lao động đã được xây dựng, hoạt động, FPT cũng đang đầu tư hàng ngàn tỷ đồng xây dựng các dự án trường đại học, hệ thống trường liên cấp, trung tâm dữ liệu…

Ông Nguyễn Tuấn Phương, Chủ tịch HĐQT Công ty Phần mềm FPT miền Trung cho biết, trong 2 năm tới, FPT sẽ đầu tư khoảng 6.700 tỷ đồng vào Khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng. Trong đó, khoảng 1.500 tỷ đồng đầu tư vào khu chung cư, 1.000 tỷ đầu tư giai đoạn II và giai đoạn III của Trung tâm Phần mềm dự kiến đạt công suất làm việc cho khoảng 10.000 lập trình viên. Tập đoàn cũng tiếp tục đầu tư hệ thống hạ tầng Khu đô thị công nghệ FPT, trong đó khoảng 800 tỷ đồng cho các cơ sở giáo dục.

Ngoài ra, nhiều dự án đang xúc tiến để sớm triển khai như Khu CNTT Đà Nẵng Bay của VNPT được xây dựng trên diện tích hơn 35.000 m2 tại quận Liên Chiểu, có tổng vốn đầu tư từ 700-1.000 tỷ đồng; Trung tâm Phần mềm và công nghệ cao Viettel của Tập đoàn Viettel có tổng vốn 2.000 tỷ đồng, được xây dựng tại quận Hải Châu…

Số vốn lớn được doanh nghiệp đăng ký đầu tư vào lĩnh vực CNTT hứa hẹn tạo nên đột biến cho tăng trưởng của Đà Nẵng. Tuy nhiên, mục tiêu này gặp không ít rào cản khi giá đất ở Đà Nẵng rất cao, Đồ án quy hoạch chung của Thành phố chưa được thông qua để triển khai quy hoạch phân khu.

Ví dụ, Dự án Tổ hợp Không gian sáng tạo CMC đã hoàn thiện quy hoạch chi tiết, đang thực hiện thủ tục đấu giá đất. Với diện tích khoảng 17 ha, nhà đầu tư cần 2.000 tỷ đồng để thanh toán tiền giá đất của Đà Nẵng. Với mức giá rất cao này, rất khó để thu hút nhà đầu tư, trong khi nếu so sánh lợi thế đầu tư về thị trường, dân số, cơ hội thu hồi vốn thì khó bằng Hà Nội, TP.HCM.

Ông Nguyễn Tuấn Phương cho rằng, thế giới đang bùng nổ chuyện chuyển đổi số, nhất là trong đại dịch Covid-19. “Sự dịch chuyển như vậy là cơ hội lớn cho ngành CNTT của Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Đà Nẵng cần có chính sách thúc đẩy phát triển mạnh ngành CNTT, trong đó chú trọng giáo dục, đào tạo nhân lực chất lượng cao về CNTT. Việc chớp được cơ hội này có thể tạo thành công lớn cho Đà Nẵng trong công cuộc chuyển đổi số”, ông Phương đề xuất.

Số vốn lớn được doanh nghiệp đăng ký đầu tư vào lĩnh vực CNTT hứa hẹn tạo nên đột biến cho tăng trưởng của Đà Nẵng.

Đầu tư gần 2.600 tỷ đồng xây dựng hạ tầng KCN Gia Bình

Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Gia Bình, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

Dự án trên do Công ty TNHH MTV đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Bắc Ninh.

Dự án được đầu tư với tổng nguồn vốn 2.578 tỷ đồng với quy mô 306,69 ha tại xã Đông Cứu, xã Lãng Ngâm và xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

UBND tỉnh Bắc Ninh chịu trách nhiệm đảm bảo tính chính xác của thông tin, số liệu báo cáo, các nội dung tiếp thu, giải trình và thẩm định theo quy định của pháp luật; việc triển khai Dự án phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện Dự án phù hợp với các văn bản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt về quy mô, địa điểm và tiến độ sử dụng đất thực hiện Dự án.

Đồng thời, tỉnh Bắc Ninh chịu trách nhiệm đảm bảo việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trong chỉ tiêu diện tích đất trồng lúa còn lại của tỉnh Bắc Ninh được phép chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 7/5/2018; thực hiện phương án bổ sung diện tích hoặc tăng hiệu quả đất trồng lúa khác để bù lại phần diện tích đất trồng lúa bị chuyển đổi theo quy định tại Điều 134 Luật Đất đai năm 2013 yêu cầu Nhà đầu tư khi được thuê đất thực hiện Dự án phải nộp một khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo quy định của pháp luật.

Chỉ đạo Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh và các cơ quan liên quan giám sát, đánh giá việc triển khai Dự án, trong đó có việc góp vốn và huy động các nguồn vốn của Nhà đầu tư theo quy định của pháp luật; phối hợp với Nhà đầu tư triển khai phương án đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định; thực hiện các giải pháp liên quan đến đời sống người lao động…

Chuyển đổi sang đầu tư công, cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu giảm hơn 1.000 tỷ đồng

Dự án thành phần cao tốc Bắc Nam phía Đông đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu giai đoạn phân kỳ dự kiến có tổng mức đầu tư mới là 7.286,58 tỷ đồng.

Thi công cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn qua Thanh Hóa

Thi công cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn qua Thanh Hóa

Ban quản lý Dự án 6 – PMU 6 vừa trình Bộ GTVT xem xét, thẩm định phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020.

Theo đó, Dự án sẽ được đầu tư bằng Ngân sách Nhà nước với tổng mức đầu tư giai đoạn phân kỳ là 7.286,58 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng và thiết bị là 4.305,89 tỷ đồng; chi phí GPMB là 1.778 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn là 594 tỷ đồng; chi phí dự phòng là 653 tỷ đồng. Dự án được đề xuất là khởi công năm 2021, cơ bản hoàn thành năm 2022, hoàn thành bàn giao năm 2023.

So với phương án đầu tư theo hình thức PPP được phê duyệt tại Quyết định số 2318/QĐ-BGTVT ngày 30/10/2018 của Bộ trưởng Bộ GTVT, tổng mức đầu tư theo phương án sử dụng vốn đầu tư công giảm khoảng 1.090 tỷ đồng, chủ yếu do giảm chi phí lãi vay trong giai đoạn xây dựng. Quy mô đầu tư Dự án cơ bản vẫn được giữ nguyên như tại Quyết định số 2318.

Cụ thể, Dự án sẽ xây dựng 50 km đường cao tốc, giai đoạn phân kỳ đầu tư với quy mô 4 làn xe, vận tốc 80km/h với điểm đầu (Km380+000) phía sau nút giao với đường Nghi Sơn - Bãi Trành (trùng với điểm cuối Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn), thuộc địa phận huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa; điểm cuối (Km 430+000) phía sau nút giao với đường Quốc lộ 7 (trùng với điểm đầu của Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt), thuộc địa phận huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Được biết, các dự án thành phần trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông được áp dụng nhiều cơ chế đặc thù nhằm hạn chế rủi ro cho các Nhà đầu tư, tổ chức tín dụng. Tuy nhiên quá trình triển khai thực hiện các dự án gặp một số khó khăn, vướng mắc và phụ thuộc vào yếu tố thị trường, đặc biệt là khả năng huy động vốn tín dụng để triển khai dự án.

Chính phủ và Bộ GTVT đã tổ chức các buổi làm việc với ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành liên quan về giải pháp tháo gỡ khó khăn về huy động tín dụng cho các dự án, nhưng việc cung cấp tín dụng phải thực hiện theo cơ chế thương mại hiện hành, các ngân hàng tự xem xét, quyết định cho vay trên cơ sở thẩm định hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ của khách hàng và khả năng cân đối nguồn vốn tín dụng của tổ chức tín dụng.

Thực tế Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Nghi Sơn – Diễn Châu là một trong hai dự án thành phần không lựa chọn được nhà đầu tư. Bộ GTVT chấp thuận hủy thầu và báo cáo Chính phủ. Tại văn bản số 610/BC-CP ngày 2/12/2020, Chính phủ đã báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét quyết định chuyển đổi hình thức đầu tư dự án sang đầu tư công.

Ngày 4/2/2021, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1213/NQ-UBTVQH14 về việc chuyển đổi phương thức đầu tư hai dự án thành phần Quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020.

Theo PMU 6, việc chuyển đổi phương thức đầu tư sang đầu tư công sẽ thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy sản xuất, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, giải quyết về công việc và nguồn thu nhập đối với người lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước sẽ trực tiếp thi công xây dựng Dự án... góp phần thúc đẩy được tăng trưởng của nền kinh tế.

Về hiệu quả đầu tư, Dự án giảm tổng mức đầu tư do giảm chi phí lãi vay trong giai đoạn xây dựng, việc phát hành trái phiếu Chính phủ để triển khai đầu tư công trong giai đoạn hiện nay sẽ rất hiệu quả do lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ thấp hơn nhiều so với lãi suất huy động vốn tín dụng. Mặt khác, sau khi dự án hoàn thành, Chính phủ sẽ xây dựng phương án phù hợp để thu hồi vốn nhà nước (tương tự như cơ chế đối với 6 dự án đầu tư công đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 52/2017/QH14 và Nghị quyết số 117/2020/QH14). Cơ chế này sẽ tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, phục vụ nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng trong các giai đoạn tiếp theo.

Hai tháng, gần 5,5 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Thu hút đầu tư nước ngoài tiếp tục đạt kết quả tích cực, khi trong 2 tháng đầu năm, có 5,46 tỷ USD vốn đăng ký, 2,5 tỷ USD vốn thực hiện.

Sau hai tháng đầu năm, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục đạt kết quả tích cực.

Sau hai tháng đầu năm, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục đạt kết quả tích cực.

Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/02/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 5,46 tỷ USD, bằng 84,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, có 126 Dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giảm 74,8% so với cùng kỳ, với tổng vốn đăng ký đạt 3,31 tỷ USD, giảm 33,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Bên cạnh đó, có 115 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 23,8% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 1,61 tỷ USD, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ.

Ngoài ra, còn có 445 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, giảm 71,9% so với cùng kỳ, với tổng giá trị vốn góp 543,1 triệu USD, giảm 34,4% so với cùng kỳ.

Như vậy là sau hai tháng đầu năm, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục đạt kết quả tích cực. Tỷ lệ sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái đã giảm dần.

Hơn thế, đáng chú ý là vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 2,5 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2020.

Cũng theo báo cáo nhanh của Cục Đầu tư nước ngoài, trong hai tháng qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 3 tỷ USD, chiếm 55,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Tiếp theo đó, là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, với tổng vốn đầu tư 1,44 tỷ USD, chiếm 26,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. Sau đó, lần lần lượt là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, hoạt động chuyên môn khoa học - công nghệ với tổng vốn đăng ký gần 485 triệu USD và gần 153 triệu USD.

Còn theo đối tác đầu tư, hai tháng đầu năm nay, đã có 46 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 1,64 tỷ USD, chiếm gần 30% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Singapore đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 1,07 tỷ USD, chiếm 19,6% tổng vốn đầu tư.

Đứng thứ ba là Hàn Quốc, với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,05 USD. Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông, Hoa Kỳ…

Theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 43 tỉnh, thành phố, trong đó Cần Thơ dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,31 tỷ USD, chiếm 24,1% tổng vốn đầu tư đăng ký. Hải Phòng đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký gần 918 triệu USD, chiếm 16,8% tổng vốn đầu tư. Bắc Giang đứng thứ ba với gần 573 triệu USD, chiếm 10,5% tổng vốn đầu tư.

Bắc Giang muốn chuyển sân bay Kép thành cảng hàng không lưỡng dụng

UBND tỉnh Bắc Giang muốn đưa sân bay Kép vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Sở GTVT Bắc Giang vừa có văn bản tham gia ý kiến về dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Theo đó, Sở GTVT Bắc Giang cho biết hiện địa phương này đã triển khai thực hiện hoàn thành dự thảo Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, hiện đang trình Bộ kế hoạch & đầu tư thẩm định.

Để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa Quy hoạch tỉnh Bắc Giang và Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, Sở GTVT Bắc Giang đề nghị Bộ GTVT, đơn vị tư vấn lập quy hoạch nghiên cứu bổ sung và đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển sân bay Kép là sân bay quân sự trở thành sân bay lưỡng dụng, sử dụng cho cả mục đích dân sự vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Sở GTVT Bắc Giang cho rằng việc chuyển đổi là cần thiết do mật độ sân bay tại khu vực còn khá thưa (phía Bắc hiện mới chỉ có một số sân bay dân sự Nội Bài, Hải Phòng, Vân Đồn), đặc biệt là các tỉnh miền núi. Thời gian và dự báo thời gian tới, nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa sẽ tăng nhanh; hiện nay, tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn và vùng lân cận chủ yếu sử dụng sân bay Nội Bài, song đây là sân bay đã có hiện tượng quá tải so với nhu cầu; đồng thời khoảng cách từ khu vực đi chuyển đến sân bay khá xa (Lạng Sơn trên 150km, một số vùng xa của Bắc Giang khoảng 150km).

Ông Nguyễn Văn Sơn – Phó Giám đốc Sở GTVT Bắc Giang cho biết, trong điều kiện thu hút đầu tư, đặc biệt là FDI phát triển công nghiệp, dịch vụ du lịch bùng nổ như hiện nay, nhu cầu đi lại giải quyết công việc, du lịch của hành khách là rất lớn. Đối với vận chuyển hàng hóa, nhu cầu vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu Lạng Sơn, cũng như và phục vụ sản xuất, nhu cầu của nhân dân cũng không ngừng gia tăng, nếu có sân bay Kép sẽ giải quyết được vấn đề tăng cường giao dịch thương mại, du lịch, thu hút đầu tư, tạo đột phá phát triển kinh tế của vùng nói chung và Bắc Giang nói riêng.

Được biết, sân bay Kép là sân bay quân sự cấp hai, có vị trí tại xã Hương Lạc, Lạng Giang, Bắc Giang.

Tại Báo cáo cuối kỳ Quy hoạch phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất đến năm 2030, cả nước sẽ có 26 cảng hàng không, bao gồm: 14 cảng hàng không quốc tế, 12 cảng hàng không nội địa.

Trong đó, 5 cảng hàng không quốc tế cửa ngõ gồm: Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất, Long Thành;

So với mạng cảng hàng không toàn quốc theo Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 23/2/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển GTVT hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, hệ thống cảng hàng không toàn quốc trong quy hoạch lần này giảm từ 28 xuống còn 26, trong đó 2 cảng hàng không gồm Nà Sản, Lai Châu được đề xuất quy hoạch xây dựng trong giai đoạn sau năm 2030.

Trong định hướng đến năm 2050, số lượng các cảng hàng không trong cảng nước sẽ gồm 30 cảng hàng không, bao gồm: 15 cảng hàng không quốc tế, 15 cảng hàng không nội địa, trong đó Cảng hàng không thứ 2 cho Vùng Thủ đô sẽ được nghiên cứu vị trí khi có nhu cầu, dự kiến vào năm 2040.

So với giai đoạn đến năm 2030, hệ thống cảng hàng không toàn quốc được bổ sung thêm 4 cảng hàng không gồm: Nà Sản, Lai Châu, Cao Bằng và Cảng hàng không thứ 2 cho Vùng Thủ đô sẽ được nghiên cứu vị trí khi có nhu cầu, dự kiến vào năm 2040). Trong danh sách này không có tên cảng hàng không Hà Giang.

Dự án điện gió ngoài khơi La Gàn ký hợp đồng khảo sát thực địa

Hai hợp đồng khảo sát địa điểm chính trị giá khoảng 5 triệu USD bao gồm Hợp đồng LiDAR Nổi và hợp đồng Đánh giá Tác động Môi trường và Xã hội (ESIA).

Liên doanh phát triển Dự án điện gió ngoài khơi La Gàn công suất 3.500 MW bao gồm Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP), Công ty Cổ phần Năng lượng Dầu khí châu Á và Công ty TNHH Novasia Energy, đã ký kết hai hợp đồng khảo sát địa điểm chính gồm Hợp đồng LiDAR Nổi và hợp đồng Đánh giá Tác động Môi trường và Xã hội (ESIA) với trị giá 5 triệu USD.

Lễ ký kết được thực hiện trực tuyến với sự chứng kiến ​​của Đại sứ Đan Mạch và các bên liên quan của Việt Nam.

Hợp đồng LiDAR Nổi được trao cho AXYS Technologies, một công ty công nghệ hàng đầu thế giới với 46 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giải pháp dữ liệu gió và đại dương. AXYS sẽ hợp tác với các số nhà thầu phụ Việt Nam, bao gồm Petrosetco, Cảnh sát biển Việt Nam và Rynan Technologies để thực hiện hợp đồng.

Thông qua hợp đồng này, dự án La Gàn sẽ bắt đầu triển khai lắp đặt thiết bị đo sóng và gió công nghệ tiên tiến nhất ở ngoài khơi tỉnh Bình Thuận và sẽ trở thành một trong những dự án quy mô lớn đầu tiên đo điều kiện sóng và gió trong khu vực.

Hợp đồng Đánh giá Tác động Môi Trường và Xã hội (ESIA) được trao cho Tập đoàn NIRAS (có công ty mẹ tại Đan Mạch) với nhiều kinh nghiệm đánh giá các tác động môi trường và xã hội cho các dự án điện gió ngoài khơi trên toàn cầu.

NIRAS sẽ hợp tác chặt chẽ với các nhà thầu phụ Việt Nam bao gồm Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 3 (PECC3), Viện Dầu khí Việt Nam - Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển An toàn và Môi trường Dầu khí (VPI-CPSE), Công ty TNHH Dịch vụ Nghiên cứu và Du lịch Hoang dã (Bird Việt Nam) cùng Trung tâm Hỗ trợ Giá trị Bản địa và Môi trường Bền vững (CHIASE).

NIRAS và các nhà thầu phụ Việt Nam sẽ cùng thu thập dữ liệu, mô hình hóa kết quả và thiết kế các giải pháp để giảm thiếu tối đa bất kỳ tác động tiêu cực nào của dự án La Gàn lên môi trường và xã hội, đồng thời đảm bảo dự án được thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc tế cao nhất.

Ông Kim Højlund Christensen, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam tin rằng, sự hợp tác giữa các công ty quốc tế có kinh nghiệm hàng đầu thế giới và các công ty Việt Nam uy tín sẽ góp phần to lớn vào việc chuyển giao kiến ​​thức trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.

Trước đó, Báo cáo “Lộ trình phát triển Điện gió ngoài khơi tại Việt Nam” do Cục Năng lượng Đan Mạch thực hiện đã kiến nghị Chính phủ Việt Nam nên cho phép triển khai một vài dự án thí điểm trên quy mô lớn theo giai đoạn để kích hoạt ngành công nghiệp này.

Dự án điện gió ngoài khơi La Gàn với công suất ước tính 3.500 MW đã đệ trình cơ quan chức năng đơn xin cấp giấy phép để tiến hành các hoạt động khảo sát trên bờ và ngoài khơi hồi đầu năm nay. Từ đó đến nay, dự án đã tiến hành các hoạt động gọi thầu dịch vụ từ các nhà cung cấp nước ngoài và Việt Nam. Việc ký kết hai hợp đồng quan trọng này cho thấy dự án đã sẵn sàng bắt đầu công việc ngay khi được Chính phủ Việt Nam cấp giấy phép.

Dự án Điện gió ngoài khơi La Gàn có quy mô vốn đầu tư khoảng 10 tỷ USD đã ký biên bản ghi nhớ với UBND tỉnh Bình Thuận hồi tháng 7/2020.

Được thành lập vào năm 2012, CIP hiện đang có các Dự án tập trung vào cơ sở hạ tầng năng lượng chuyên dụng và đang điều hành bảy quỹ với tổng giá trị nhiều tỷ USD vốn cam kết. Các quỹ hiện đã thực hiện hơn 20 danh mục đầu tư vào các tài sản cơ sở hạ tầng năng lượng quy mô lớn với tổng công suất gần 8.000 MW tại Hoa Kỳ, Anh, Đức, Tây Ban Nha và Đài Loan. Ngoài ra, quỹ cũng đang có hơn 15 Dự án cơ sở hạ tầng năng lượng đang trong quá trình chuẩn bị quyết định đầu tư cuối cùng và dự kiến sẽ khởi công trong vòng 2-3 năm

AEONMALL Việt Nam nghiên cứu đầu tư dự án trung tâm thương mại tại Huế

Dự án Trung tâm thương mại AEON MALL tại Thừa Thiên Huế có tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 150 triệu – 160 triệu đô la Mỹ.

Ngày 25/2, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Công ty TNHH AEONMALL Việt Nam (AEONMALL Việt Nam) đã tổ chức Lễ Ký kết Biên bản Ghi nhớ về việc nghiên cứu đầu tư Trung tâm Thương mại (TTTM) AEON MALL tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ ký Biên bản Ghi nhớ tại điểm cầu trụ sở UBND tỉn Thừa Thiê Huế.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ ký Biên bản Ghi nhớ tại điểm cầu trụ sở UBND tỉn Thừa Thiê Huế.

Lễ Ký kết Biên bản Ghi nhớ được tổ chức dưới hình thức trực tuyến kết nối giữa trụ sở UBND tỉnh Thừa Thiên Huế với trụ sở chính AEONMALL Việt Nam tại Hà Nội và chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Việc triển khai ký kết bằng hình thức trực tuyến ngay những ngày đầu xuân 2021, đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ Tướng “thực hiện mục tiêu kép: vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh”.

Nội dung chính của Biên bản Ghi nhớ nêu rõ, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ ủng hộ AEONMALL Việt Nam nghiên cứu, chuẩn bị hồ sơ thành lập Dự án Trung tâm thương mại AEON MALL mới tại Thừa Thiên Huế theo quy định hiện hành; tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 150 triệu – 160 triệu đô la Mỹ. Đóng góp vào việc nâng cao chất lượng cung ứng hàng hóa và dịch vụ cho người dân của Tỉnh thông qua việc AEON MALL sẽ thực hiện đầu tư các dự án với quy mô lớn. Nỗ lực đẩy mạnh đầu tư trung tâm thương mại, hoàn thiện thủ tục đầu tư, xây dựng trong giai đoạn 2021-2022.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ đánh giá cao đề xuất nghiên cứu đầu tư TTTM Aeon Mall tại Huế, đồng thời xác định đây là dự án trọng điểm, tỉnh sẽ tập trung, nỗ lực hỗ trợ để phấn đấu khởi công vào năm 2021.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ cam kết tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ hỗ trợ tối đa AEONMALL Việt Nam trong việc cung cấp thông tin về đầu tư, kinh doanh TTTM trên địa bàn tỉnh, trong việc khảo sát, nghiên cứu dự án và các thủ tục khác sau khi cấp giấy phép đầu tư.

Về phía AEONMALL Việt Nam, tỉnh mong muốn được kết hợp với công ty trong việc hình thành TTTM gắn với việc phát triển vùng nguyên liệu, hỗ trợ người sản xuất tại địa phương, góp phần nâng cao chất lượng các sản phẩm thế mạnh của tỉnh.

Tại điểm cầu trực tuyến ở Hà Nội, ông Nakagawa Tetsuyuki, Tổng Giám đốc Công ty TNHH AEONMALL Việt Nam cho biết, Thừa Thiên Huế là một tỉnh có nhiều tiềm năng và giàu bản sắc văn hóa, lịch sử của Việt Nam với 5 danh hiệu UNESCO. Đây cũng là nơi đầu tiên Tập đoàn AEON thực hiện các hoạt động trách nhiệm xã hội tại Việt Nam với dự án xây dựng 30 trường học và trồng 34 ha rừng tại Lăng Cô vào giai đoạn 2010-2012.

“Với tình hữu nghị sâu sắc và dấu ấn tốt đẹp đó, AEONMALL Việt Nam mong muốn tiếp tục hợp tác với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế để nghiên cứu đầu tư một trung tâm thương mại có quy mô cấp vùng tại tỉnh”, ông Nakagawa Tetsuyuki chia sẻ.

Thành lập vào năm 2013, AEONMALL Việt Nam hiện đang vận hành 6 TTTM hoạt động hiệu quả tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương và Hải Phòng. Với mục tiêu phát triển và vận hành 20 TTTM AEON MALL tại Việt Nam đến năm 2025, AEONMALL Việt Nam không ngừng tìm kiếm cơ hội đầu tư tại các tỉnh thành, trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hải Phòng dự kiến xây dựng hơn 100 cây cầu mới giai đoạn 2021 - 2025

Đây là đề xuất của Sở Giao thông vận tải Hải Phòng tại cuộc họp báo cáo về dự kiến đầu tư các công trình cầu giai đoạn 2021-2025.

Theo đề xuất của Sở Giao thông vận tải, trong năm 2021, dự kiến hoàn thành 5 cầu bao gồm cầu Rào, cầu Dinh, cầu Quang Thanh, cầu Tràng Kênh (nằm trong Dự án cải tạo đường thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên), cầu qua sông Đa Độ (đã hoàn thành 01/2021 trong Dự án đường 403 (ĐT.363) giai đoạn 2, huyện Kiến Thụy); dự kiến khởi công 19 cầu (bao gồm cả một số cầu đã được động thổ trong năm 2020). Trong năm 2021, sở sẽ trình HĐND thành phố Hải Phòng thông qua kế hoạch xây dựng 57 cầu, bao gồm 3 cầu kết nối vùng là cầu Lại Xuân, cầu Nghìn 2, cầu Lô Đông nối xã Vĩnh Long, Vĩnh Bảo với Quỳnh Phụ, Thái Bình; 7 cầu kết nối giữa các quận, huyện và 41 cầu trong các quận, huyện; 5 nút giao khác mức; 1 cầu trên vành đai 2 và vành đai 3.

Dự án Đầu tư xây dựng cầu Rào 1 là một trong những công trình, dự án trọng điểm của thành phố Hải Phòng được khởi công từ ngày 14/10/2020 và sẽ phấn đấu hoàn thành năm 2021

Dự án Đầu tư xây dựng cầu Rào 1 là một trong những công trình, dự án trọng điểm của thành phố Hải Phòng được khởi công từ ngày 14/10/2020 và sẽ phấn đấu hoàn thành năm 2021

Trong giai đoạn năm 2022-2025, Sở sẽ tiếp tục đề xuất HĐND thành phố thông qua việc xây dựng 29 cầu khác. Trong đó có một số cầu đáng chú ý như hai cây cầu qua sông Hoá kết nối với tỉnh Thái Bình; cầu Máy Chai; cầu Rào 3; cầu An Trì nối QL5 với đường Máng Nước; cầu Tân Liên - Cấp Tiến nối xã Tân Liên (Vĩnh Bảo) với xã Cấp Tiến (Tiên Lãng); mở rộng cầu Nguyệt Áng trên đường 354 nối Kiến An với An Lão; cầu Vàng 2 mở rộng trên đường 360 An Lão; cầu Máy Đá nối Lán Bè; 6 cầu qua sông kết nối các quận, huyện; 8 cầu trong các quận, huyện; 7 nút giao khác mức; 6 cầu trên vành đai 2 và vành đai 3.

Dự kiến, tổng vốn đầu tư cả giai đoạn này là khoảng gần 38.000 tỷ đồng. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố hiện còn có 19 dự án cầu đang triển khai, trong đó có các cầu lớn như cầu Bến Rừng; cầu Nguyễn Trãi... với tổng mức đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng...

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI xác định rõ, giai đoạn 2020-2025, giao thông Hải Phòng vươn tới mục tiêu tạo đột phá trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, tạo điều kiện để phát triển 3 trụ cột kinh tế chủ yếu của thành phố là công nghiệp, cảng biển, du lịch... Tinh thần chung là kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2020-2025 phải phát triển mạnh hơn giai đoạn 2015-2020; số cầu được xây dựng cũng nhiều hơn. Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của thành phố đạt kết quả tốt, đã có 46 cây cầu được hoàn thành đưa vào sử dụng, qua đó tạo động lực phát triển, mở rộng không gian đô thị, vì vậy đã thu hút được đầu tư từ các doanh nghiệp.

Ông Lê Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng nhấn mạnh, trong năm 2021 sẽ phải tập trung, cố gắng để khánh thành các công trình đã khởi công, đang thi công theo kế hoạch đề ra, do đó, các đơn vị thi công cần tổ chức triển khai thi công cả 2 đầu cầu và có giải pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh. Cùng với đó là tập trung triển khai thủ tục đầu tư để khởi công công trình mới trong năm 2021 như cầu Bến Rừng; cầu Nguyễn Trãi; cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 10, đoạn từ cầu Đá Bạc đến cầu Kiền... và một số nút giao thông.

Việc triển khai xây dựng vành đai 2 của thành phố là rất quan trọng, cho nên cũng cần tập trung cao cho việc triển khai đường vành đai 2, đoạn 1 từ Đình Vũ về quận Dương Kinh, từ quận Dương Kinh về quận Kiến An, kết nối quận Hồng Bàng; đoạn 2 từ Đình Vũ về Vũ Yên rồi Lập Lễ kết thúc sang đường 359. Ông Thành đề nghị tập trung cao chuẩn bị từ nay đến tháng 6/2021 để đến kỳ họp HĐND thành phố vào tháng 7/2021 sẽ thông qua 2 Dự án này. Đến cuối năm 2021 sẽ khởi công tuyến đường vành đai 2, khi đó không gian đô thị thành phố sẽ được mở rộng và tạo quy đất lớn và cố gắng sẽ thông qua chủ trương đầu tư vành đai 3, từ Lập Lễ về Lưu Kiếm và hoàn thành trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, đúng theo định hướng, mục tiêu của Nghị quyết số 45 của Bộ Chính trị.

Đồng thời, trên cơ sở ưu tiên tập trung vành đai 2, vành đai 3 thì triển khai đồng loạt cầu kết nối giữa thành phố Hải Phòng với các tỉnh: Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình. Các cây cầu kết nối quận huyện với quận huyện cần lập kế hoạch, để phân tích thứ tự xây dựng cầu nào trước cầu nào sau. Đối với các cây cầu kết nối xã thôn với nhau, phân cấp cho các quận huyện chủ trương đầu tư. Đầu tư cho đường vành đai 2 là quyết định, do đó phải tập trung cao; tất cả các công trình khởi công trong năm 2020 thì trong năm 2021 phải hoàn thành và tiếp tục khởi công các công trình tiếp theo.

Cấn cá vây quanh Dự án Cảng hàng không Điện Biên

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam sẽ phải làm rõ khả năng cân đối vốn trong bối cảnh Dự án Cảng hàng không Điện Biên không đảm bảo phương án tài chính.

Cảng hàng không Điện Biên hiện hữu. Ảnh: A.M

Cảng hàng không Điện Biên hiện hữu. Ảnh: A.M

Nhiệm vụ kép

Có tới 3 bộ, ngành đang có chung lo ngại liên quan đến hiệu quả đầu tư Dự án Cảng hàng không Điện Biên do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (ACV) là nhà đầu tư.

Trong Công văn số 760/BKHĐT-GSTĐĐT gửi Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) và ACV vào đầu tháng 2/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị đơn vị đang được đề xuất làm chủ đầu tư Dự án Cảng hàng không Điện Biên giải trình về hiệu quả đầu tư công trình.

Lo ngại này là có cơ sở, bởi theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án do ACV trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, công trình đầu tư xây dựng cảng hàng không lớn nhất khu vực Tây Bắc, hiệu quả tài chính dự án (IRR) chỉ đạt 3,12%, chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (NPV) là âm 855 tỷ đồng, thời gian thu hồi vốn hơn 50 năm.

Với các chỉ tiêu tài chính nói trên, Dự án không có hiệu quả về mặt tài chính, không phù hợp với yêu cầu, quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất - kinh doanh tại doanh nghiệp, đặc biệt là trong việc bảo toàn và phát triển vốn. Đây là điều khá nhạy cảm với ACV – đơn vị mà cổ đông Nhà nước đang nắm tới 95,4% vốn điều lệ.

Tại Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, ACV giải thích rằng, Dự án có hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương; đáp ứng nhiệm vụ bảo đảm an ninh, quốc phòng và cơ động xử lý các tình huống của khu vực Tây Bắc. Việc đầu tư xây dựng Cảng hàng không Điện Biên vừa là nhiệm vụ kinh tế, vừa là nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa rất quan trọng.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nội dung này cũng đã được lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, UBND tỉnh Điện Biên thống nhất trong quá trình xem xét định hướng đầu tư Cảng hàng không Điện Biên.

“Tuy nhiên, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án chưa tính toán được các chỉ số lượng hóa các yếu tố đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội”, Công văn số 760/BKHĐT-GSTĐĐT nêu rõ.

Theo đề xuất của ACV, đơn vị đang khai thác 21 cảng hàng không sẽ tận dụng nhà ga hành khách hiện hữu tại cảng hàng không Điện Biên có công suất khoảng 300.000 lượt hành khách/năm để cải tạo, mở rộng, đảm bảo khai thác khoảng 500.000 lượt hành khách/năm. Với quy mô như trên, tổng mức đầu tư của Dự án Cảng hàng không Điện Biên chỉ còn 1.603 tỷ đồng, trong đó, chi phí đầu tư khu bay là 999,4 tỷ đồng, chi phí khu hàng không dân dụng là 256 tỷ đồng, phần còn lại là dự phòng phí.

Cần cơ chế đặc thù

Mặc dù ủng hộ việc sớm đầu tư Dự án Cảng hàng không Điện Biên, nhưng trong Công văn số 1196/BTC-ĐT gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham gia ý kiến về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi công trình, Bộ Tài chính cũng đã đưa ra những khuyến nghị liên quan đến khả năng cân đối dòng tiền của ACV.

Theo ông Tạ Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính, ACV đang được giao thực hiện nhiều dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp 21/22 cảng hàng không, nhà ga thuộc phạm vi quản lý, cũng như đang được giao thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn I (tổng mức đầu tư 109.111 tỷ đồng), Dự án Xây dựng Cảng hàng không Nà Sản (tổng mức đầu tư hơn 2.295 tỷ đồng), Dự án Mở rộng nhà ga hành khách T2 - Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (tổng mức đầu tư 4.051,4 tỷ đồng)...

Bộ Tài chính đề nghị ACV rà soát kỹ kế hoạch sản xuất - kinh doanh, kế hoạch đầu tư 5 năm 2021-2025 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để phân kỳ, cân đối nguồn vốn (nhất là từ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp) để thực hiện Dự án, đảm bảo tính khả thi và an toàn tài chính.

Được biết, do tác động của Covid-19, dự kiến dòng tiền tích lũy sản xuất - kinh doanh của ACV năm 2021 thấp hơn tổng nhu cầu vốn đầu tư của đơn vị này (10.691/12.345 tỷ đồng). Dòng tiền tích lũy sẽ còn giảm sâu, nếu tình hình Covid-19 không được khống chế trên phạm vi toàn cầu.

Được biết, theo quan điểm của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMCS) - đơn vị đang đại diện cho Nhà nước nắm 95,4% vốn điều lệ tại ACV, tính khả thi tài chính là điểm gợn lớn nhất tại đề xuất đầu tư Dự án Cảng hàng không Điện Biên.

“Trong trường hợp giao ACV đầu tư, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét cơ chế đặc thù cho doanh nghiệp đầu tư trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, tăng cường tiềm lực an ninh, quốc phòng mang lại từ Dự án (không đánh giá hiệu quả tài chính của Dự án)”, Lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhấn mạnh.

Lâm Đồng đề xuất đầu tư 19.740 tỷ đồng xây cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc

Dự án đường bộ cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) - Bảo Lộc (Lâm Đồng) dài 67 km là một trong những phân đoạn quan trọng của tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương.

Một đoạn đèo Bảo Lộc trên Quốc lộ 20.

Một đoạn đèo Bảo Lộc trên Quốc lộ 20.

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có tờ trình số 1151/TTr – UBND đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) – Bảo Lộc (Lâm Đồng) theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT.

Được biết, đơn vị đề xuất Dự án này là Liên danh nhà đầu tư gồm Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả - Công ty cổ phần Tập đoàn Hưng Thịnh - Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Miền Trung.

Theo đề xuất của UBND tỉnh Lâm Đồng, Dự án có điểm đầu dự án tại Km59+594 (lý trình Dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú), giao với Quốc lộ 20 tại Km 69+400, trên địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai; điểm cuối Dự án tại Km126+360, giao với đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 67 km.

Dự án có quy mô nền đường rộng 22m với 4 làn xe ô tô, 2 làn dừng xe khẩn cấp, dải an toàn, dải phân cách, dải trồng cỏ. Các công trình khác có quy mô phù hợp với quy mô nền đường, tốc độ thiết kế 80 km/h.

Theo đề xuất của UBND tỉnh Lâm Đồng, Dự án có điểm đầu dự án tại Km59+594 (lý trình Dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú), giao với Quốc lộ 20 tại Km69+400, trên địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai; điểm cuối Dự án tại Km126+360, giao với đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 67km.

- Quy mô nền đường rộng 22m với 4 làn xe ô tô, 2 làn dừng xe khẩn cấp, dải an toàn, dải phân cách, dải trồng cỏ. Các công trình khác có quy mô phù hợp với quy mô nền đường, tốc độ thiết kế Vtk = 80 km/h.

4. Địa điểm thực hiện dự án: | Dự án đi qua tỉnh Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng với tổng chiều dài tuyến khoảng 67km; trong đó: đi qua tỉnh Đồng Nai (huyện Tân Phú) khoảng 11km, đi qua tỉnh Lâm Đồng (các huyện: Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc) khoảng 56km.

Do dự án có tổng mức đầu tư rất lớn khi đầu tư hoàn thiện theo quy mô nền đường 22m trong khi theo tính toán nhu cầu giao thông thì đến sau năm 2045 mới cần quy mô này. Chính vì vậy, sau khi cân đối giữa nhu cầu giao thông của Dự án trong giai đoạn năm 2025 – 2045 và khả năng thu xếp vốn đầu tư Dự án để xác định phương án đầu tư hiệu quả nhất là phân kỳ đầu tư Dự án theo hai giai đoạn.

Cụ thể, trong giai đoạn 1, Dự án sẽ đầu tư trong năm 2021 - 2025 với nền đường rộng 17 m, mặt đường rộng 14m với 4 làn xe ô tô. Đối với các đoạn có điều kiện khó khăn, có thể nghiên cứu đầu tư nền đường rộng 13,5m, mặt đường rộng 7m với 2 làn xe ô tô, dải phân cách mềm rộng 0,5m, làn dừng xe khẩn cấp rộng 5m, lề đất rộng 1 m.

Trong giai đoạn 2, Dự án sẽ tập trung đầu tư hoàn chỉnh theo quy mô nền đường rộng 22m sau năm 2045 hoặc thời điểm phù hợp với nhu cầu giao thông và khả năng thu xếp vốn. Kết cấu công trình đầu tư trong giai đoạn 1 phải đảm bảo phù hợp với việc mở rộng ở giai đoạn 2 trên nguyên tắc tiết kiệm tối đa vốn đầu tư và đảm bảo giao thông trên tuyến an toàn, thông suốt liên tục.

Tính toán sơ bộ cho thấy, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của Dự án khoảng 19.470 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Nhà nước khoảng 9.151 tỷ đồng, chiếm khoảng 47% tổng mức đầu tư sơ bộ giai đoạn 1 của Dự án; trong đó: vốn ngân sách Trung ương chiếm 50% và ngân sách tỉnh Lâm Đồng chiếm 50%. Vốn do Nhà đầu tư huy động khoảng 10.319 tỷ đồng, chiếm khoảng 53% tổng mức đầu tư sơ bộ giai đoạn 1 của Dự án; trong đó: vốn chủ sở hữu tối thiểu khoảng 1.548 tỷ đồng và vốn huy động từ các nguồn hợp pháp khác khoảng 8.771 tỷ đồng.

Để hoàn vốn, nhà đầu tư được thu phí hoàn vốn với mức thu đảm bảo không vượt khung giá quy định tại Thông tư số 35/2016/TT-BGTVT ngày 15/11/2016 của Bộ Giao thông vận tải quy định mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh. Giá vé cho năm cơ sở là 2.000 đồng/km/phương tiện quy đổi, tăng giá vé 3 năm một lần, mỗi lần tăng 15%, trong thời gian khoảng 20 năm (từ năm 2025 đến năm 2012).

Dự án dự kiến áp dụng cơ chế chia sẻ phần tăng doanh thu theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công từ năm 2020.

Dự án khi hoàn thành sẽ từng bước hoàn thành hệ thống đường bộ cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng của các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên.

Tuyến cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc còn góp phần kết nối hệ thống giao thông khu vực các tỉnh: Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Thuận, kết nối Quốc lộ 20, Quốc lộ 55, đường tỉnh ĐT.725 với tuyến cao tốc; qua đó, thu hút đầu tư, giảm tải cho Quốc lộ 20, giải quyết điểm đen về giao thông tại khu vực đèo Bảo Lộc và góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) và các huyện: Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Duyên hải Nam Trung bộ nói chung.

Bình Định thúc tiến độ quy hoạch khu nuôi tôm công nghệ cao

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm của Bình Định tại xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ có tổng diện tích quy hoạch toàn khu là 406 ha, vốn đầu tư khoảng 2.002 tỷ đồng.

UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan khẩn trương lập, thẩm định Quy hoạch tỷ lệ 1/2000 Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm để trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt.

Theo đó, sau khi quy hoạch được phê duyệt, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan liên quan xây dựng tiêu chí và tổ chức lựa chọn nhà đầu tư triển khai thực hiện quy hoạch theo quy định.

Chức năng là khu công nghệ cao tập trung thực hiện hoạt động ứng dụng thành tựu nghiên cứu và phát triển công nghệ cao vào lĩnh vực tôm; sản xuất tôm giống, nghiên cứu quy trình nuôi, sản xuất tôm thương phẩm, chế biến thức ăn, chế biến tôm và các ngành công nghiệp phụ trợ, sản xuất chế phẩm sinh học, bảo quản chế biến, đào tạo, tiếp nhận, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ ngành tôm của tỉnh Bình Định và miền Trung.

Theo Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Định - Hồ Quốc Dũng, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được nêu tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025 đang được địa phương đẩy mạnh triển khai và kêu gọi đầu tư. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này sau khi đến đầu tư sẽ xây dựng các nhà máy chế biến thủy sản, chuyển giao công nghệ nuôi tôm cho người dân, góp phần quan trọng phát triển ngành nuôi tôm trong tỉnh, đưa Bình Định trở thành trung tâm sản xuất tôm của khu vực miền Trung.

Hà Nội: Quy hoạch phân khu nội đô lịch sử và sông Hồng đạt bước tiến lớn

Hà Nội đã thống nhất về chủ trương đối với cả sáu đồ án quy hoạch phân khu (1/2.000) nội đô lịch sử của Hà Nội bao phủ bốn quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng.

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đề nghị, Ban Cán sự Đảng UBND TP và các sở, ban, ngành tiếp tục phát huy kết quả đạt được sớm hoàn thiện các phần việc còn lại để phê duyệt ban hành các đồ án quy hoạch, tạo cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế, đem lại sinh kế cho người dân.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ tin tưởng, việc thống nhất các định hướng lớn vào Quy hoạch phân khu sông Hồng sẽ đáp ứng được sự ủng hộ và mong chờ của Nhân dân (Ảnh: Thanh Hải).

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ tin tưởng, việc thống nhất các định hướng lớn vào Quy hoạch phân khu sông Hồng sẽ đáp ứng được sự ủng hộ và mong chờ của Nhân dân (Ảnh: Thanh Hải).

Chiều 25/2, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã thống nhất về chủ trương đối với cả 6 đồ án quy hoạch phân khu (1/2.000) nội đô lịch sử bao phủ 4 quận, gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng. Dự kiến, 6 quy hoạch này sẽ được trình Ban Thường vụ Thành ủy trong thời gian sớm nhất trước khi UBND TP chính thức phê duyệt, ban hành.

Cùng với đó, Thường trực Thành ủy cũng nghe báo cáo về Quy hoạch phân khu sông Hồng và góp ý các chủ trương, định hướng lớn vào bản dự thảo Quy hoạch; giao Ban Cán sự Đảng UBND TP tiếp tục hoàn thiện, trình Ban Thường vụ Thành ủy trước khi làm việc với các bộ, ngành T.Ư để thống nhất các nội dung quan trọng trước khi phê duyệt. Như vậy sau gần 10 năm chờ đợi, khu vực nội đô lịch sử sẽ có quy hoạch phân khu, làm căn cứ triển khai tổ chức đầu tư, xây dựng và phát triển đô thị vừa bảo tồn những giá trị văn hóa, lịch sử, vừa thực hiện mục tiêu xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại. Trong khi đó, Quy hoạch phân khu sông Hồng đã có bước tiến lớn sau thời gian dài lâm vào bế tắc vì vướng quy hoạch thoát lũ.

Trước đó, báo cáo Thường trực Thành ủy, Ban Cán sự Đảng UBND TP Hà Nội trình bày quá trình hoàn thiện các đồ án quy hoạch phân khu nội đô lịch sử gồm 6 đồ án quy hoạch có ký hiệu là H1-1 (A, B, C), H1-2, H1-3 và H1-4 có tỷ lệ 1/2.000.

Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn khẳng định, cả 6 đồ án đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định của pháp luật, cụ thể là phù hợp với toàn bộ quy hoạch cấp trên, các quy định, quy chế quản lý quy hoạch.

UBND TP đã có văn bản của Bộ Xây dựng, Bộ VHTT&DL thống nhất về các nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý của các bộ như: Tiêu chuẩn, quy chuẩn; chiều cao công trình; khu vực phố cổ, phố cũ, Hồ Gươm và phụ cận...

Trong khi đó, Đồ án quy hoạch phân khu sông Hồng được nghiên cứu trên không gian đoạn sông Hồng dài khoảng 40km từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở, bao phủ diện tích khoảng 11.000ha; thuộc địa bàn của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện.

Bên cạnh việc thống nhất chủ trương và chỉ đạo như đã nêu trên, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ nhấn mạnh, với những kết quả đến thời điểm này, Ban Cán sự đảng UBND TP và các sở, ngành liên quan đã cho thấy nỗ lực rất lớn để hoàn thành những đồ án quy hoạch khó và được dư luận cán bộ, Nhân dân chờ mong.

Từ đó, Bí thư Thành ủy đề nghị, Ban Cán sự Đảng UBND TP và các sở, ban, ngành tiếp tục phát huy kết quả đạt được sớm hoàn thiện các phần việc còn lại để phê duyệt ban hành các đồ án quy hoạch, tạo cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế, đem lại sinh kế cho người dân.

“Chúng ta tin tưởng việc thống nhất các định hướng lớn vào Quy hoạch phân khu sông Hồng sẽ đáp ứng được sự ủng hộ và mong chờ của Nhân dân, là đem lại sinh kế cho Nhân dân; huy động được nguồn lực rất quan trọng về đất đai, cảnh quan, môi trường để tạo ra động lực mới, không gian phát triển mới cho Thủ đô Hà Nội. Tôi đề nghị các đồng chí tiếp tục thống nhất, hoàn thiện Quy hoạch trên tinh thần đó vì Thủ đô của chúng ta”, Bí thư Thành ủy nhấn mạnh.

Như vậy, sau gần 10 năm chờ đợi, khu vực nội đô lịch sử sẽ có quy hoạch phân khu, làm căn cứ triển khai tổ chức đầu tư, xây dựng phát triển đô thị, vừa bảo tồn những giá trị văn hóa, lịch sử vừa thực hiện mục tiêu xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại. Đồng thời, Quy hoạch phân khu sông Hồng đã có bước tiến lớn sau thời gian dài bế tắc vì vướng quy hoạch thoát lũ.

Thái Bình chào xuân mới với ba dự án trọng điểm

Ngày 27/2, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Bình cùng các nhà đầu tư, nhà thầu tổ chức ba sự kiện tại các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

Đó là khởi công Tuyến đường bộ TP. Thái Bình - cầu Nghìn; Công bố Quyết định chủ trương đầu tư Dự án Xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Liên Hà Thái (Green ip-1) phân khu Bắc và Hợp long cầu vượt sông Trà Lý trên tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình.

Ngày 27/2/2021, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Bình cùng các nhà đầu tư, nhà thầu tổ chức 3 sự kiện lớn: Khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ từ TP. Thái Bình - cầu Nghìn; Công bố Quyết định số 180/QĐ-TTg ngày 8/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ Chủ trương đầu tư Dự án Xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Liên Hà Thái (Green ip - 1) phân khu Bắc, hạng mục: khu công nghiệp, tỉnh Thái Bình và Hợp long cầu vượt sông Trà Lý trên tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình.

Đây là những sự kiện, dự án trọng điểm có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của tỉnh, chào xuân mới, chào mừng thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; cụ thể hóa mục tiêu giải pháp, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đã đề ra.

1. Khởi công tuyến đường TP. Thái Bình - cầu Nghìn

Sáng 27/2/2021, Tuyến đường TP. Thái Bình đi cầu Nghìn dài 21,28 km, tiêu chuẩn cấp II đồng bằng, tổng vốn đầu tư 2.586,8 tỷ đồng sẽ được khởi công xây dựng, tạo ra một một tuyến đường động lực mới, hiện đại cho tỉnh Thái Bình và khu vực đồng bằng sông Hồng.

Cấp thiết cần có một con đường

Quốc lộ 10 là tuyến đường liên tỉnh chạy dọc theo vùng duyên hải Bắc bộ qua Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa với chiều dài 212 km, là tuyến đặc biệt quan trọng, kết nối giao thương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực.

Đây là những sự kiện, dự án trọng điểm có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của tỉnh, chào xuân mới, chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, cụ thể hóa mục tiêu giải pháp, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đã đề ra.

Hiện nay, Quốc lộ 10 đoạn từ Quán Toan (Hải Phòng) đến cầu Nghìn (Thái Bình) và đoạn từ TP. Thái Bình đến cầu Tân Đệ (Thái Bình) đã được đầu tư mở rộng lên 4 làn xe, chỉ còn đoạn giữa từ TP. Thái Bình đến cầu Nghìn (21,28 km) đang có quy mô cấp III với 2 làn xe. Hơn nữa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thái Bình, hai bên đường đoạn này đã xuất hiện các khu công nghiệp, dân cư ngày một đông hơn, lưu lượng vận tải hàng hóa ngày càng lớn hơn nhiều, lưu lượng giao thông tăng… dẫn đến ùn tắc, không đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về lưu thông hàng hóa của các tỉnh và nguy cơ mất an toàn giao thông rất cao. Do vậy, việc triển khai đầu tư dự án đường TP. Thái Bình đi cầu Nghìn là cần thiết.

Trước yêu cầu cấp thiết này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình đã có Văn bản số 628-TB-TU ngày 19/3/2019 thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng tuyến đường từ TP Thái Bình đến cầu Nghìn. UBND tỉnh đã hoàn thiện các thủ tục có liên quan và có Tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án số 217/TTr-UBND ngày 4/12/2019 và được HĐND tỉnh Thái Bình phê duyệt tại Nghị quyết số 56/NQ-HĐND ngày 13/12/2019 và Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 26/5/2020. Cùng với đó, Dự án cũng được ủng hộ và giúp đỡ của lãnh đạo TP. Hải Phòng.

Sau khi chủ trương đầu tư dự án được phê duyệt, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các Công trình giao thông tỉnh Thái Bình đã cùng các đơn vị liên quan khảo sát, lập Dự án trình Bộ Giao thông - Vận tải, các sở, ngành địa phương có thẩm quyền thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt, dự án đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp phục vụ xây dựng tuyến đường. Ban Quản lý đã tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án. Qua hai vòng sơ tuyển và đấu thầu lựa chọn, kết quả lựa chọn nhà đầu tư đã được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt tại Quyết định số 524/QĐ-UBND ngày 5/02/2021, đó là liên danh Tổng công ty Xây dựng số 1 - CTCP, Công ty cổ phần Lam Sơn Thái Bình, Công ty cổ phần Damsan và Công ty cổ phần Tập đoàn Phú Thành.

Tuyến đường tiêu chuẩn cấp II hiện đại

Dự án Tuyến đường bộ TP. Thái Bình - cầu Nghìn với tổng chiều dài 21,28 km, điểm đầu tiếp giáp với đường dẫn đầu cầu vượt sông Hóa (xã An Thanh, huyện Quỳnh Phụ), điểm cuối đấu nối với đường Võ Nguyên Giáp (xã Đông Mỹ, TP. Thái Bình). Toàn tuyến xây mới 4 cầu với chiều dài 397,6 m gồm cầu sông Cô, cầu sông Diêm Hộ, cầu sông Tiên Hưng và cầu sông Sa Lung. Đường thiết kế tiêu chuẩn cấp II đồng bằng, vận tốc 100 km/h, mặt 4 làn xe, bề rộng 15m (có giải phân cách giữa), bề rộng nền đường 22,5 m. Kết cấu loại mặt đường cấp cao A1, 2 lớp bê tông nhựa trên móng cấp phối đá dăm bảo đảm yêu cầu ≥ 160Mpa (theo 22TCN211-06).

Hệ thống an toàn giao thông được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Giải phân cách giữa gắn tiêu phản quang để dẫn hướng xe chạy, trên đỉnh giải có lưới chống chói. Hệ thống chiếu sáng hiện đại được thiết kế tại các vị trí nút giao, hầm chui dân sinh cùng hệ thống đèn tín hiệu tại 6 nút giao.

Dự án thuộc nhóm công trình giao thông, nhóm A. Thời gian thực hiện từ năm 2020 đến năm 2023. Thời gian dự kiến thu tiền dịch vụ sử dụng đường hoàn vốn là 23 năm (từ 2023 đến 2046).

Tổng mức đầu tư 2.586,8 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách tỉnh và các vốn huy động hợp pháp khác là 785,97 tỷ đồng. Vốn đầu tư của nhà đầu tư là 1.800,86 tỷ đồng gồm vốn chủ sở hữu 330,9 tỷ, vốn huy động 1.470,77 tỷ đồng.

Mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn

Dự án đầu tư theo hình thức PPP, loại Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT) - một trong các hình thức huy động vốn xã hội, tiết kiệm vốn Chính phủ, địa phương, tạo nguồn thu ngân sách và thu hút nguồn vốn từ các hoạt động dịch vụ, tạo việc làm, góp phần tăng trưởng kinh tế quốc gia và địa phương.

Việc đầu tư xây dựng tuyến đường bộ TP. Thái Bình - cầu Nghìn sẽ kết nối các tuyến đường hiện có trong khu vực (Quốc lộ 10, Quốc lộ 39, ĐT.396B, ĐT.455, các tuyến đường liên xã), từng bước hoàn chỉnh mạng lưới giao thông tỉnh Thái Bình theo quy hoạch.

Tạo tiền đề cho khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất dọc theo tuyến đường, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình, góp phần xoá đói giảm nghèo, giảm sự chênh lệch giữa các vùng, thu hút đầu tư khu vực giàu tiềm năng.

Rút ngắn thời gian từ Thái Bình đến sân bay quốc tế Cát Bi, đến các cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh, giảm tải cho tuyến Quốc lộ 10 hiện hữu.

Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Thái Bình, khu vực và cả nước.

Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, đặc biệt tạo điều kiện phát triển quỹ đất phục vụ phát triển công nghiệp, nông nghiệp chất lượng cao, kích thích đầu tư.

2. Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN - Đô thị - dịch vụ Liên Hà Thái (Green IP-1) Phân khu Bắc, Hạng Mục: Khu công nghiệp.

Ngày 8/2/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 180/QĐ-TTg chủ chương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Liên Hà Thái (Green ip-1) phân khu Bắc, hạng mục: khu công nghiệp, tỉnh Thái Bình. Nhà đầu tư là Công ty cổ phần Green I-Park. Dự án có quy mô 588,84 ha, tổng vốn đầu tư 3.885 tỷ đồng, trong đó vốn góp 600 tỷ, vốn huy động 3.285 tỷ, tại xã Thụy Liên và thị trấn Diêm Điền (huyện Thái Thụy). Đây là dự án “xông đất” Khu kinh tế Thái Bình - một khu công nghiệp tổng hợp đa ngành, công nghiệp công nghệ cao, ít gây ô nhiễm; ưu tiên thu hút công nghiệp chủ lực như điện, điện tử, công nghệ thông tin; phần mềm tin học, cơ khí, lắp ráp chế tạo máy, tự động hóa, ô tô, phụ trợ, vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm, dược phẩm và thiết bị y tế công nghệ cao.

3. Hợp Long cầu Trà Lý

Cầu Trà Lý là công trình trọng điểm của tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình có tổng chiều dài 1.200 m với 23 nhịp cầu, trong đó có 5 nhịp cầu chính, nhịp chính giữa sông dài 135 m. Khởi công xây dựng từ quý I/2020, sau gần 1 năm khẩn trương thi công, cầu Trà Lý đã chuẩn bị hợp long. Đây là sự nỗ lực rất lớn của nhà thầu cùng đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân thi công công trình.

Là một trong 2 cây cầu lớn nhất trên tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình, việc sớm hoàn thành cây cầu sẽ có ý nghĩa quan trọng đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tuyến giao thông trọng điểm, thiết thực phục vụ các dự án quy hoạch trọng điểm của tỉnh. Đặc biệt với Khu kinh tế Thái Bình, tuyến đường bộ ven biển Thái Bình đi vào hoạt động sẽ trở thành tuyến huyết mạch tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư tại Khu kinh tế Thái Bình.

Hạnh Nguyên (tổng hợp)
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục