Đầu tư tuần qua: Đà Nẵng tìm tư vấn di dời ga đường sắt; TP.HCM muốn đầu tư hai dự án cải tạo chống ngập

Đà Nẵng dành 8 tỷ đồng tìm nhà thầu tư vấn Dự án di dời ga đường sắt; TP.HCM muốn đầu tư hai dự án cải tạo chống ngập hơn 16.000 tỷ đồng…
Đầu tư tuần qua: Đà Nẵng tìm tư vấn di dời ga đường sắt; TP.HCM muốn đầu tư hai dự án cải tạo chống ngập

Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua.

Quảng Trị sắp có bệnh viện quốc tế 600 giường

UBND tỉnh Quảng Trị vừa thống nhất điều chỉnh dự án bệnh viện đa khoa TTH Đông Hà thành bệnh viện quốc tế đa khoa TTH Đông Hà với công năng 600 giường bệnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam làm việc với Công ty cổ phần TTH Group

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam làm việc với Công ty cổ phần TTH Group

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam vừa có buổi làm việc với công ty cổ phần TTH Group nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện Dự án Bệnh viện đa khoa TTH Đông Hà.

Tại buổi làm việc, đại công ty cổ phần TTH Group cho biết dự án bệnh viện đa khoa TTH Đông Hà được UBND tỉnh Quảng Trị cấp chủ trương đầu tư từ năm 2019. Tuy nhiên, do có sự thay đổi về vị trí của dự án và tình hình dịch bệnh Covid – 19 trong 2 năm 2020, 2021 nên việc triển khai các thủ tục liên quan bị gián đoạn và kéo dài. Đến nay, chủ đầu tư đã phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan hoàn thiện các hồ sơ theo quy định, trình UBND tỉnh xem xét chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư. Đồng thời, cam kết sẽ triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, sớm đưa dự án đi vào hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Trao đổi với chủ đầu tư, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam thống nhất điều chỉnh địa điểm, quy mô và tiến độ thực hiện dự án theo đề xuất của chủ đầu tư. Theo đó, dự án được triển khai tại khu đô thị phía đông thành phố Đông Hà (phường 2, thành phố Đông Hà); diện tích đất sử dụng 4,39ha, diện tích xây dựng 6.500m2, công suất thiết kế 600 giường bệnh. Dự kiến đầu năm 2025 hoàn thành đưa dự án vào hoạt động.

UBND tỉnh Quảng Trị cam kết đồng hành, hỗ trợ tích cực nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Cũng tại buổi làm việc, hai bên đã thống nhất điều chỉnh dự án thành Bệnh viện quốc tế đa khoa TTH Đông Hà để đảm bảo phù hợp với những định hướng trong lĩnh vực y tế của tỉnh thời gian tới.

Nửa đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công đạt 27,86% kế hoạch

Mức giải ngân này thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Vẫn còn 39/51 bộ ngành và 6/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 20% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm.

Tỷ lệ giải ngân 6 tháng các năm 2016-2022 thường đạt khoảng 29-33%

Tỷ lệ giải ngân 6 tháng các năm 2016-2022 thường đạt khoảng 29-33%

Báo cáo Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 6 tháng đầu năm 2022 đạt 1.301,2 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, vốn khu vực nhà nước đạt 328,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,2% tổng vốn và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài nhà nước đạt 739,3 nghìn tỷ đồng, bằng 56,8% và tăng 9,9%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 233,5 nghìn tỷ đồng, bằng 18% và tăng 8,9%.

Tuy nhiên, giải ngân vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước trong 6 tháng mới ước đạt 151.046,65 tỷ đồng, bằng 27,86% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn mức 29,02% của cùng kỳ năm ngoái.

Nếu không tính 24.000 tỷ đồng vốn kế hoạch đầu tư của 3 chương trình mục tiêu quốc gia mới được Thủ tướng Chính phủ giao vào cuối tháng 5/2022, thì ước tỷ lệ giải ngân 6 tháng đạt 29,15% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm, tương đương cùng kỳ năm 2021.

Tuy vậy, đáng chú ý, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hết 6 tháng, vẫn còn 39/51 bộ, cơ quan trung ương và 6/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 20% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm.

Trong đó, có 25 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân dưới 10% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm, đặc biệt có 4 cơ quan trung ương đến nay vẫn chưa giải ngân kế hoạch vốn (giải ngân 0%). Đó là Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Tập đoàn Điện lực, Hội Nhà văn Việt Nam.

Các đơn vị này, bao gồm cả các bộ ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp đã bị Chính phủ phê bình trong phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 5/2022, sau đó, bị Bộ Kế hoạch và Đầu tư công khai trên cổng thông tin về đầu tư công.

Ngược lại, 6 tháng, có 3 cơ quan trung ương và 20 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 40%. Trong đó, có một số bộ ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân cao, như Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (71,55%), ngân hàng Phát triển Việt Nam (49,42%), Ngân hàng Chính sách xã hội (48,3%), Phú Thọ (59,52%), Ninh Bình (55,95%), Quảng Ninh (53,27%)…

Liên quan đến tỷ lệ giải ngân 6 tháng đầu năm 2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, thực tế giải ngân trong các năm 2016-2022 cho thấy, giải ngân 6 tháng đầu năm thường đạt khoảng 29-33% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao.

Trong đó, thấp nhất là năm 2021, đạt 29,02% (133,89 nghìn tỷ đồng); cao nhất là năm 2018, đạt 33,85% (130 nghìn tỷ đồng).

“Những tháng đầu năm giải ngân thường thấp và có xu hướng tăng mạnh vào cuối năm”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bên cạnh nguyên nhân do tâm lý của chủ đầu tư, ban quan lý Dự án và nhà thầu ngại giải ngân nhiều lần, chủ yếu thực hiện vào thời điểm kết thúc năm, thì xu hướng giải ngân tăng dần vào cuối năm còn do nguyên nhân cơ bản về tính đặc thù của đầu tư công.

Cụ thể, chi đầu tư đòi hỏi phải có quá trình thực hiện, tích lũy giá trị khối lượng hoàn thành mới thực hiện các thủ tục giải ngân tại kho bạc, đặc biệt là dự án mua sắm trang thiết bị phải hoàn thành toàn bộ gói thầu mới thực hiện thanh toán.

Tuy nhiên, báo cáo Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, theo báo cáo của các bộ ngành, địa phương, khó khăn lớn nhất đối với các dự án đầu tư công hiện nay là biến động của giá nguyên nhiên vật liệu quá lớn và chưa có cơ chế xử lý đối với hợp đồng trọn gói.

Việc tuyển dụng lao động khó khăn, khan hiếm nhân công dẫn tới đơn giá nhân công tăng để cạnh tranh thu hút nhân lực cũng là một trong những khó khăn của giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm nay.

Đèo Cả được đánh giá cao về tiến độ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Ngày 2/7, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện Dự án thành phần Cam Lâm -Vĩnh Hảo đoạn qua địa bàn tỉnh Ninh Thuận thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2022.

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn cùng đoàn công tác kiểm tra tình hình triển khai thi công dự án cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn cùng đoàn công tác kiểm tra tình hình triển khai thi công dự án cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo

Sau khi đi kiểm tra hiện trường các gói thầu đường, cầu và hầm Núi Vung, Thứ trưởng đã nghe đại diện liên danh nhà đầu tư và các đơn vị thi công báo cáo tiến độ, những khó khăn và kiến nghị trong quá trình triển khai dự án.

Báo cáo lãnh đạo Bộ GTVT, ông Phan Văn Thắng – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo (doanh nghiệp dự án) cho biết, công ty đã huy động hơn 1.500 cán bộ, công nhân và hơn 900 đầu máy móc thiết bị đến công trường phục vụ thi công dự án. Bên cạnh đó, đơn vị đã nhận được sự hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ từ chính quyền địa phương trong việc tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế cũng như đảm bảo an ninh trật tự trong quá trình thi công dự án.

Về tình hình thực hiện, hiện nay, 2 phân đoạn do 2 nhà đầu tư đảm nhận là Tập đoàn Đèo Cả và Tổng Công ty Đầu tư xây dựng 194 (Công ty 194) đang có sự chênh lệch lớn, cụ thể, phân đoạn Km92+260 - Km134 (nhà đầu tư Đèo Cả) thực hiện được 19,61% giá trị sản lượng vượt tiến độ 105%, trong khi phân đoạn Km54-Km92+260 (Tổng Công ty Đầu tư xây dựng 194) thực hiện được 13,2% giá trị sản lượng chậm 25% so với kế hoạch.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn ghi nhận, đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm của Tập đoàn Đèo Cả trong việc tổ chức, đẩy nhanh tiến độ thi công thực hiện dự án. Đồng thời, Thứ trưởng cũng thẳng thắn phê bình Công ty 194 và đề nghị đơn vị này khẩn trương chấn chỉnh công tác tổ chức thi công và huy động nhân lực và máy móc thiết bị đảm bảo theo yêu cầu.

Thứ trưởng nhấn mạnh Dự án thành phần cao tốc Cam Lam – Vĩnh Hão là dự án trọng điểm quốc gia, hơn nữa đây là đoạn giữa và kết nối 2 đoạn Nha Trang – Cam Lâm và Vĩnh Hảo – Phan Thiết. Do vậy nhà đầu tư, nhà thầu và các đơn vị liên quan cần phối hợp chặt chẽ, tập trung nghiêm túc, sớm khắc phục tồn tại, hạn chế đề đảm bảo chất lượng, an toàn trong thi công và tiến độ dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo theo đúng kế hoạch đề ra.

Trước tác động tiêu cực của biến động tăng giá đột biến các loại vật liệu xây dựng, Công ty cổ phần Cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo kiến nghị đến Bộ GTVT bổ sung nội dung hợp đồng khi chỉ số giá xây dựng trong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá để tính dự phòng thì được điều chỉnh các loại vật liệu thiết yếu. Kinh phí Nhà nước không bố trí thêm cho dự án mà nhà đầu tư bỏ ra cho khoản trượt giá này và sẽ được điều chỉnh thời gian thu phí tương ứng.

Donah nghiệp dự án cũng kiến nghị Bộ GTVT cũng xem xét, chấp thuận điều chỉnh kết cấu mặt đường từ sử dụng mặt đường bêtông nhựa thường loại 60/70 thành kết cấu mặt đường polime để phù hợp với khí hậu nắng nóng quanh năm khu vực các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận với chi phí từ nguồn vốn VGF dự phòng của dự án. Đồng thời, chấp thuận vị trí trạm dừng kiểm tra kỹ thuật, cứu hộ cứu nạn cho dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lâm-Vĩnh Hảo tại vị trí Km110+00; thống nhất giao nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án làm việc với địa phương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và chủ động ứng trước nguồn kinh phí thực hiện để đảm bảo tiến độ…

Đối với những kiến nghị của nhà đầu tư, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn đề nghị nhà đầu tư phối hợp với các bộ, ngành liên quan đưa ra đánh giá cụ thể, phân tích kỹ lưỡng, từ đó kiến nghị, tham mưu phương án thực hiện cho các đơn vị, Bộ GTVT xem xét, trình Chính phủ để có hướng giải quyết kịp thời.

Phú Yên mong muốn các doanh nghiệp giàu tiềm năng của Hoa Kỳ đến đầu tư

Tỉnh Phú Yên cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư Hoa Kỳ vào tìm hiểu, nghiên cứu khả thi để có thể tiến hành các dự án đầu tư trong thời gian tới…

Đó là thông điệp được Bí thư Tỉnh uỷ Phú Yên Phạm Đại Dương chia sẻ với ông Marc E. Knapper, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nhân chuyến thăm và làm việc tại tỉnh này của ông Marc E. Knapper khi tham dự các hoạt động của Chương trình Đối tác Thái Bình Dương - PP22.

Lãnh đạo tỉnh Phú Yên tiếp Đại sứ Hoa Kỳ đến thăm, chào xã giao

Lãnh đạo tỉnh Phú Yên tiếp Đại sứ Hoa Kỳ đến thăm, chào xã giao

Sáng ngày 4/7, đến thăm và chào xã giao lãnh đạo chủ chốt tỉnh Phú Yên, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper bày tỏ ấn tượng đối với đất nước, con người Phú Yên.

Đại sứ Knapper cho biết, đã đến Phú Yên trong nhiều ngày qua tham gia các hoạt động chương trình PP22 và luôn được chào đón bằng tình cảm thân tình, nồng nhiệt của người dân và chính quyền địa phương… Với 4 nhóm hoạt động chính là xây dựng, y tế, phòng chống thiên tai thảm họa và giao lưu cộng đồng, PP22 diễn ra tại tỉnh Phú Yên đã thúc đẩy quan hệ giữa người dân hai nước.

Về chiến lược phát triển của tỉnh Phú Yên, Đại sứ Hoa Kỳ đặc biệt ấn tượng và bày tỏ sự đồng tình về định hướng kêu gọi các Dự án đầu tư gắn với sử dụng năng lượng tái tạo thân thiệt với môi trường.

Theo Bí thư Tỉnh uỷ Phú Yên Phạm Đại Dương, trên địa bàn tỉnh này hiện có một số dự án Hoa Kỳ đang đầu tư, hoạt động trên các lĩnh vực trồng rừng nguyên liệu, sản xuất tinh dầu, linh kiện điện tử và kính công nghiệp xuất khẩu.

Tuy nhiên, kết quả ban đầu này còn rất khiêm tốn so với tiềm năng của Hoa Kỳ cũng như nhu cầu phát triển của tỉnh Phú Yên. Vì vậy, tỉnh mong muốn Đại sứ tiếp tục giới thiệu các doanh nghiệp, nhà đầu tư giàu tiềm năng của Hoa Kỳ đầu tư vào Phú Yên, đáp ứng lợi ích của cả hai bên…

“Tỉnh Phú Yên cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư Hoa Kỳ vào tìm hiểu, nghiên cứu khả thi để có thể tiến hành các dự án đầu tư trong thời gian tới”, ông Phạm Đại Dương bày tỏ.

Trước đó, ngày 3/7 tại Phú Yên “chương trình Đối tác Thái Bình Dương (PP22)”, với sự tham gia của Úc, Nhật Bản, Anh và Mỹ, kết thúc nhiệm vụ tại Phú Yên.

Nhóm PP22 đã thực hiện 23 thủ thuật y khoa, thăm khám cho 650 bệnh nhân trên tàu bệnh viện USNS Mercy, do các bác sĩ và y tá Mỹ, Úc Nhật Bản, và Việt Nam đảm nhận.

Bên cạnh đó, 10 chương trình biểu diễn của ban nhạc với các nhạc công đến từ 4 nước thu hút 6.700 khán giả. 115 buổi trao đổi chuyên môn cũng đã được tổ chức. Chương trình Đối tác Thái Bình Dương đã thành công trong việc triển khai một loạt các hoạt động và dự án nhân đạo, mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương tại Phú Yên.

Đà Nẵng dành 8 tỷ đồng tìm nhà thầu tư vấn Dự án di dời ga đường sắt

Ngày 4/7, Ban Quản lý các Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP. Đà Nẵng cho biết, đang hoàn thiện các thủ tục để tìm nhà thầu tư vấn cho 5 gói thầu thuộc Dự án “Di dời ga đường sắt và tái phát triển đô thị”. Tổng mức đầu tư của 5 gói thầu là hơn 8 tỷ đồng

Theo Ban Quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP. Đà Nẵng, các gói thầu được mời thầu gồm: Tư vấn lập nhiệm vụ khảo sát, thiết kế - dự toán, lập hồ sơ mời thầu gói thầu tư vấn khảo sát và lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng và tái phát triển đô thị; Tư vấn khảo sát và lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng.

Ba gói thầu còn lại là Tư vấn khảo sát và lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tái phát triển đô thị; Tư vấn thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng; Tư vấn thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tái phát triển đô thị.

Dự án di dời ga Đà Nẵng có kế hoạch xây dựng từ năm 2004, được chia thành 2 tiểu dự án gồm Tiểu dự án 1, kinh phí dự kiến 10.236 tỷ đồng và tiểu dự án 2 khoảng 2.400 tỷ đồng. Dự án nhằm giải quyết nút thắt và áp lực về giao thông, bởi ga đường sắt Đà Nẵng nằm giữa lòng đô thị.

Tiểu dự án 1 sẽ di dời nhà ga, tuyến đường sắt quốc gia Bắc - Nam ra khỏi trung tâm TP. Đà Nẵng, về phía Tây, gồm: Xây dựng tuyến đường sắt mới khổ 1.000mm dài khoảng 29km; xây dựng các công trình vượt sông, đường bộ, đường sắt; xây dựng 1 nhà ga hành khách chính và các ga hàng hóa.

Xung quanh ga đường sắt mới sẽ được đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị theo hướng phát triển tích hợp, cải thiện hạ tầng đô thị và nâng cao điều kiện sống cho người dân, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Tiểu dự án 2 là đền bù giải tỏa phục vụ dự án với kinh phí tạm tính khoảng 2.400 tỷ đồng sẽ sử dụng nguồn vốn ngân sách thành phố.

Tuy nhiên, sau nhiều năm việc di dời ga đường sắt Đà Nẵng vẫn chưa thực hiện được.

6 tháng đầu năm 2022: Thừa Thiên Huế thu hút gần 10.000 tỷ đồng vốn đầu tư

Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế cho biết, 6 tháng đầu năm 2022, UBND tỉnh đã ban hành chấp thuận chủ trương đầu tư mới cho 16 Dự án với tổng vốn đầu tư khoảng hơn 9,775 tỷ đồng, hoàn thành lựa chọn 10 nhà đầu tư thực hiện dự án và điều chỉnh 14 dự án.

UBND Thừa Thiên Huế vừa chấp thuận chủ trương đầu tư sân golf Lộc Bình

UBND Thừa Thiên Huế vừa chấp thuận chủ trương đầu tư sân golf Lộc Bình

Trong đó về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 6 tháng đầu năm 2022 Thừa Thiên Huế cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty Scavi Huế với tổng vốn đăng ký 25 triệu USD (tương đương 575 tỷ đồng). Lũy tiến đến nay trên địa bàn tỉnh có 115 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4,250 triệu USD.

Cũng theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, 6 tháng đầu năm 2022 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã chấp thuận chủ trương đầu tư - ngoài địa bàn Khu kinh tế, công nghiệp với 14 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng hơn 8,600 tỷ đồng. Tiêu biểu có nhiều dự án có vốn đầu tư lớn như các dự án sân golf Lộc Bình, huyện Phú Lộc tại xã Lộc Bình và xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc vốn đầu tư khoảng 572,3 tỷ đồng; dự án Khu du lịch cao cấp Lương Quán tại phường Thủy Biều, Thành phố Huế. Vốn đầu tư khoảng 192 tỷ đồng; dự án Tổ hợp thương mại dịch vụ kết hợp nhà ở gồm các khu đất có ký hiệu OTM4, OTM6, LK16, LK17, CC12, CX2 tại nút giao vòng xuyến Võ Nguyên Giáp - Tố Hữu. Vốn đầu tư khoảng 4,280 tỷ đồng. Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp và bến thuyền nội bộ thuộc bãi bồi Lương Quán tại bãi bồi Lương Quán, phường Thủy Biều, Thành phố Huế với vốn đầu tư khoảng 696,9 tỷ đồng; dự án Khu dân cư tại đường Đào Tấn – Trần Thái Tông tại phường Trường An, Thành phố Huế, với vốn đầu tư khoảng 52,404 tỷ đồng.

Ngoài ra, các dự án có vốn đầu tư nhỏ cũng được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư như trạm trộn bê tông nhựa nóng Bắc Khe Ly tại khu vực Bắc Khe Ly, xã Hương Thọ, Thành phố Huế với vốn đầu tư khoảng 4 tỷ đồng; dự án Nông nghiệp công nghệ cao phát triển trồng cam tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền với vốn đầu tư khoảng 57,7 tỷ đồng; dự án Khai thác lộ thiên đá Gabro làm ốp lát khu vực 3, xã Hương Hữu, huyện Nam Đông. Vốn đầu tư khoảng 68,5 tỷ đồng; dự án Khai thác khoáng sản đất làm vật liệu san lấp tại khu vực Động Đá, xã Phong Thu, huyện Phong Điền với vốn đầu tư khoảng 5,4 tỷ đồng; dự án Khu dịch vụ cao cấp bên bờ sông Hương tại số 05 Lê Lợi, Thành phố Huế; Vốn đầu tư khoảng 17,8 tỷ đồng.

Thêm phương án xây cầu Cát Lái kết nối từ quận 7 hoặc Nhà Bè sang Đồng Nai

Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM vừa có văn bản kiến nghị UBND Thành phố về phương án xây cầu Cát Lái nối tỉnh Đồng Nai để thay thế cho tuyến phà hiện nay.

Sau nhiều lần lấy ý kiến về hướng tuyến, đơn vị tư vấn đã đưa ra 5 phương án xây cầu Cát Lái để hai địa phương lựa chọn. Đáng chú ý trong 5 phương án thì có phương án mới được đề xuất là xây cầu Cát Lái kết nối từ hướng quận 7 hoặc Nhà Bè sang Đồng Nai thay vì xây ở vị trí gần cảng Cát Lái như cũ.

Đối với phương án 1, bắt đầu từ nút giao Mỹ Thủy (vành đai 2), đi dọc đường Nguyễn Thị Định, vượt sông Đồng Nai. Tổng chiều dài là 11,76 km, trong đó chiều dài cầu là 3,10 km.

Phương án 2, từ nút giao trên đường vành đai 2, cách đường dẫn cầu Phú Mỹ 1 km và cách nút giao Mỹ Thủy 2,3 km, cầu đi dọc nhánh rạch Kỳ Hà, vượt sông Đồng Nai, sang xã Phú Hữu (Nhơn Trạch), sau đó kết nối cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Phương án thứ 3, bắt đầu từ nút giao trên đường vành đai 2, cách cầu Ba Cua khoảng 300 m, đi thẳng vào cổng C cảng Cát Lái, vượt sông Đồng Nai sang xã Đại Phước (Nhơn Trạch), rồi kết nối với cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Phương án 4, điểm đầu trên đường trục Bắc - Nam, qua Rạch Dĩa, cắt đường Nguyễn Lương Bằng và đi trùng với đường Hoàng Quốc Việt, cắt đường Huỳnh Tấn Phát, vượt sông Đồng Nai sang xã Phú Hữu, Phú Đông, huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai). Sau đó kết nối với cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Phương án 5, điểm đầu tuyến nằm trên trục đường Bắc - Nam, vượt qua Rạch Dĩa, đi theo đường trục quy hoạch kho B, cắt đường Huỳnh Tấn Phát, đi qua kho xăng dầu Nhà Bè, vượt sông Đồng Nai sang xã Phú Hữu, Phú Đông, huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai). Tại Nhơn Trạch hướng tuyến rẽ phải đi trùng đường quy hoạch và nối cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Trong 5 phương án thì Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM đánh giá phương án 4 có tính khả thi cao nhất khi tạo ra mạng lưới kết nối giao thông mới, thu hút lượng xe từ trung tâm thành phố và các trục đường như Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Lương Bằng đi sân bay Long Thành.

Ngoài ra, hướng tuyến phương án này một phần đường dẫn phía TP.HCM đi qua khu đất trống nên thuận lợi khi giải phóng mặt bằng.

Sau khi đánh giá tổng thể 5 phương án, Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM kiến nghị UBND Thành phố rà soát lại tổng thể quy hoạch chung mạng lưới giao thông liên vùng giữa Đồng Nai và TP.HCM. Từ đó lựa chọn phương án xây cầu Cát Lái tối ưu, hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực đến các đồ án quy hoạch, Dự án đã được duyệt.

Cầu Cát Lái, kết nối thành phố Thủ Đức (TP.HCM) với huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) được thiết kế là cầu dây văng với 6 làn xe ôtô và 3 làn xe thô sơ. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 7.200 tỷ đồng.

Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về vốn đối ứng cho cao tốc Bến Lức - Long Thành

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 4149/VPCP – KTTH gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái liên quan đến vốn đối ứng của Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Việc khởi động toàn bộ tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành đang rất cấp bách để đóng mạch tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông nối Đông Nam Bộ và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cùng tuyến vành đai 3 TP.HCM.

Việc khởi động toàn bộ tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành đang rất cấp bách để đóng mạch tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông nối Đông Nam Bộ và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cùng tuyến vành đai 3 TP.HCM.

Theo đó, Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ kết luận tại Thông báo số 177/TB-VPCP ngày 17/6/2022 của Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ về việc tiếp tục bố trí vốn đối ứng của Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, báo cáo Chính phủ trước ngày 10/7/2022 (kèm theo dự thảo Nghị quyết của Chính phủ); trong đó bổ sung, báo cáo rõ nội dung về tính khả thi của phương án đề xuất; chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ về nội dung báo cáo, đề xuất, bảo đảm đúng quy định.

Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục đầu tư vào tháng 10/2010 và được Bộ GTVT phê duyệt Dự án vào ngày 31/12/2014. Dự án có chiều dài 57,8 km, tổng mức đầu tư là 31.320 tỷ đồng, gồm vốn vay ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là 13.654,6 tỷ đồng; Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) là 11.975 ttr đồng và vốn đối ứng là 5.689.7 tỷ đồng.

Theo thông tin từ chủ đầu tư Dự án là Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC, sản lượng thi công của công trình này hiện đã đạt khoảng 80%. Dự án được khởi công từ năm 2014, dự kiến hoàn thành vào năm 2019 nhưng do gặp nhiều vướng mắc về cơ chế pháp lý, trong đó có thủ tục bố trí vốn ODA, vốn đối ứng nên Dự án phải dừng thi công từ giữa năm 2019. Chỉ tính riêng vốn đối ứng, công trình còn cần tối thiểu khoảng 1.870 tỷ đồng.

Trước đó, vào cuối tháng 6/2022, trên cơ sở cân nhắc kỹ các phương án, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã kiến nghị Chính phủ giao VEC có trách nhiệm tự cân đối, bố trí số vốn đối ứng còn lại từ năm 2019 để tiếp tục triển khai Dự án.

Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng kiến nghị giao Bộ GTVT và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo VEC rà soát chính xác số vốn đối ứng còn thiếu để hoàn thành công trình.

VinFast đề xuất lắp trạm sạc pin cho xe ô tô điện trên các tuyến cao tốc

Theo thông tin của Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn, Công ty TNHH Kinh doanh thương mại và dịch vụ VinFast vừa có văn bản gửi Bộ GTVT xin lắp đặt các trạm sạc xe điện tại các trạm dừng nghỉ trên các tuyến đường cao tốc, các quốc lộ trọng yếu.

Tại văn bản này, VinFast cho biết là để phát triển nhanh và mạnh cho xe điện, việc đầu tưcác hạ tầng, mạng lưới trạm sạc rộng khắp là rất cần thiết để tạo sự thuận tiện cho người sử dụng, xóa bỏ các nghi ngại so với xe xăng.

Một trạm sạc dành cho xe ô tô điện của VinFast.

Một trạm sạc dành cho xe ô tô điện của VinFast.

Hiện nay, VinFast đang triển khai đầu tư lắp đặt các trạm sạc cho xe điện tại khắp các địa điểm công công trên phạm vi toàn quốc như tại các khu chung cư, trung tâm thương mại. Gần đây nhất, VinFast đã đạt được thỏa thuận với Tổng công ty Dầu Việt Nam – PVOil và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam để triển khai, lắp đặt trạm sạc tại các cửa hàng xăng dầu trực thuộc.

Tại các tuyến cao tốc, các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ huyết mạch, VinFast đang đặt mục tiêu đặt các trạm sạc tại tất cả các trạm dừng nghỉ. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực mới, các cơ quan quản lý đường cao tốc, đường quốc lộ hoặc chủ đầu tư chưa nắm được các chủ trương, hướng dẫn từ cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền để cùng phối hợp.

Vì vậy, VinFast kiến nghị Bộ GTVT xem xét chấp thuận chủ trương sớm phát triển cơ sở hạ tầng cho xe điện nói chung và lắp đặt các trạm sạc tại các trạm dừng nghỉ.

VinFast cũng đề nghị Bộ GTVT có ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị quản lý đường cao tốc, trong đó có Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam – VEC; chủ đầu tư các trạm dừng nghỉ trên các tuyến quốc lộ phối hợp cùng VinFast triển khai xây dựng, lắp đặt các trạm sạc.

Trước đó, vào sáng 4/7, VinFast và PVOil đã chính thức khánh thành và đưa vào hoạt động trạm sạc xe điện đầu tiên tại cửa hàng xăng dầu PVOIL tại huyện Cát Hải,TP. Hải Phòng. Đây là trạm sạc mở đầu cho chuỗi gần 300 trạm sạc xe điện VinFast sẽ được lắp đặt tại các cửa hàng xăng dầu PVOIL trên toàn quốc trong năm 2022.

VinFast cho biết việc phát triển hệ thống trạm sạc tại các cửa hàng xăng dầu trên toàn quốc nằm trong lộ trình hướng đến mục tiêu lắp đặt 150.000 cổng sạc phủ khắp 63 tỉnh, thành trên cả nước trong năm 2022. Để khuyến khích ôtô điện phát triển, Chính phủ ban hành nhiều chính sẽ hỗ trợ như giảm loạt thuế, phí với xe sản xuất, lắp ráp trong nước như giảm thuế tiêu thụ đặc biệt về 3% trong 5 năm với ôtô điện dưới 9 chỗ, hay miễn phí trước bạ 3 năm…

TP.HCM muốn đầu tư hai dự án cải tạo chống ngập hơn 16.000 tỷ đồng

Tại phiên làm việc đầu tiên của kỳ họp thứ 6 HĐND TP.HCM khóa X, Phó chủ tịch UBND thành phố Phan Thị Thắng đã trình HĐND thành phố đã trình bày tờ trình về việc cho ý kiến chủ trương đầu tư hai dự án về cải thiện hệ thống thoát nước, nước thải và thích ứng biến đổi khí hậu với tổng mức đầu tư hơn 16.000 tỷ đồng.

Đầu tiên là Dự án cải thiện hệ thống thoát nước, nước thải và thích ứng biến đổi khí hậu tại lưu vực Tây Sài Gòn có tổng mức đầu tư hơn 8.120 tỷ đồng, tương đương 350 triệu USD.

Dự án này được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ, vốn vay ưu đãi là hơn 6.960 tỷ đồng, vốn đối ứng từ ngân sách thành phố là hơn 1.160 tỷ đồng.

Dự kiến, dự án cải thiện hệ thống thoát nước, nước thải và thích ứng biến đổi khí hậu tại lưu vực Tây Sài Gòn được thực hiện theo 2 giai đoạn. Giai đoạn chuẩn bị dự án là từ năm 2021 đến năm 2023, giai đoạn thực hiện dự án từ năm 2023 - 2028.

Sau khi đi vào hoạt động, dự án sẽ góp phần cải thiện hệ thống thoát nước mưa, nước thải, tăng khả năng tiêu thoát nước, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ngập nước và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Đồng thời tăng cường năng lực của cộng đồng địa phương và các tổ chức xã hội của thành phố về giải quyết các vấn đề liên quan ngập nước, ô nhiễm môi trường tại khu vực Tây Sài Gòn và lân cận.

Dự án thứ hai là cải thiện hệ thống thoát nước, nước thải và thích ứng biến đổi khí hậu tại lưu vực Tham Lương - Bến Cát có tổng mức đầu tư 8.168 tỷ đồng.

Dự án cũng được ADB tài trợ với vốn vay ưu đãi hơn 6.670 tỷ đồng, vốn đối ứng của thành phố là hơn 1.370 tỷ đồng, vốn viện trợ không hoàn lại 116 tỷ đồng.

Giai đoạn chuẩn bị dự án là từ năm 2021 đến năm 2023, giai đoạn thực hiện dự án từ năm 2023 - 2028. Việc sử dụng các nguồn vốn vay, vốn viện trợ không hoàn lại và vốn đối ứng được phân kỳ theo 2 giai đoạn 2023 - 2025 và 2026 - 2028.

Dự án hướng tới mục tiêu thực hiện quy hoạch chống ngập và thoát nước khu vực trung tâm TP.HCM. Sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động, dự án sẽ giúp cải thiện năng lực kiểm soát mực nước triều và thu gom, thoát nước mưa, nước thải của kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên cùng khu vực kênh nhánh với diện tích hơn 4.480 ha.

Tại trình tờ trình về điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025, UBND TP.HCM cho biết, năm 2021, HĐND Thành phố thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn với nguồn vốn ngân sách địa phương là 142.577 tỷ đồng (phân bổ chi tiết 121.868 tỷ đồng, dự phòng 20.688 tỷ đồng).

Tiếp đó, Nghị quyết 05 của HĐND TP.HCM thông qua bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn từ nguồn dự phòng (phân bổ chi tiết tổng nguồn dự phòng là 5.352 tỷ đồng, tiếp tục dự phòng, chưa phân bổ với vốn còn lại là hơn 15.335 tỷ đồng).

UBND TP.HCM kiến nghị HĐND TP.HCM chấp thuận sử dụng hơn 15.335 tỷ đồng từ nguồn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách thành phố.

Các nội dung bố trí cụ thể gồm: tổng mức đầu tư tăng thêm cho 31 dự án chuyển tiếp tăng vốn trong kế hoạch; nhiệm vụ lập quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; dự án tăng cường khả năng tiếp cận và tổ chức kết nối các tuyến xe buýt với nhà ga thuộc tuyến metro số 1; bổ sung cho chương trình kích cầu đầu tư với tổng số để giải ngân cho chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn; bổ sung cho nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư gồm 2 dự án thành phần thuộc dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 và dự án Xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.

UBND TP.HCM cũng kiến nghị bố trí vốn cho các cho các đối tượng khác như dự án theo lệnh khẩn cấp; chương trình giảm nghèo bền vững và chương trình kích cầu đầu tư của TP.HCM sau khi rà soát, đánh giá, đảm bảo đủ điều kiện. Ngoài ra, dự phòng để bố trí cho 8 dự án không phải thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư hiện đang được tổ chức thẩm định điều chỉnh dự án...

TP.HCM xin tăng vốn nút giao Mỹ Thủy từ 1.998 tỷ lên 3.622 tỷ đồng

Ngày 6/7, tại kỳ họp thứ 6 HĐND TP.HCM khóa X, UBND TP.HCM đã có tờ trình lên HĐND Thành phố về việc tăng vốn Dự án nút giao thông Mỹ Thủy và hai cây cầu trên địa bàn T.P Thủ Đức là cầu Tăng Long và cầu Ông Nhiêu.

Nút giao Mỹ Thủy đã hoàn thành và đưa vào sử dụng một số hạng mục như cầu vượt, hầm chui

Nút giao Mỹ Thủy đã hoàn thành và đưa vào sử dụng một số hạng mục như cầu vượt, hầm chui

Theo tờ trình nút giao Mỹ Thủy đã hoàn thành nghiệm thu đưa vào khai thác một số hạng mục thuộc giai đoạn 1 như cầu Kỳ Hà 3, một nhánh cầu vượt trên đường vành đai 2, hầm chui rẽ trái từ đường vành đai 2 đi cảng Cát Lái. Các hạng mục còn lại của giai đoạn 1 như đường nhánh phía bờ tả và bờ hữu rạch Mỹ Thủy đang tạm ngưng thi công do vướng mặt bằng.

Đối với giai đoạn 2 như cầu Kỳ Hà 4 và nhánh rẽ phải từ cầu Phú Mỹ đi cảng Cát Lái, cầu vượt rẽ trái từ cảng Cát Lái đi cầu Phú Mỹ hiện chưa phê duyệt thiết kế và triển khai thi công do chưa có mặt bằng.

Về giải phóng mặt bằng, trước đây chi phí giải phóng mặt bằng được thông qua năm 2016 là 504 tỷ đồng. Tuy nhiên do chưa thực hiện nên hiện tại giá bồi thường đã biến động và không còn phù hợp.

Vì vậy, UBND TP.HCM kiến nghị HĐND Thành phố điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư dự án (bao gồm cả giải phóng mặt bằng và xây lắp) từ 1.998 tỷ đồng lên 3.622 tỷ đồng.

Theo lý giải của UBND TP.HCM, Luật Đầu tư công năm 2019 và ý kiến hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì dự án bồi thường hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng không gắn với dự án xây lắp là không phù hợp. Vì vậy phải bổ sung cả phần bồi thường, giải phóng mặt bằng vào dự án để đảm bảo đúng quy định của Luật đầu tư công năm 2019.

Cùng với tờ trình tăng vốn dự án nút giao Mỹ Thủy, UBND TP.HCM cũng có tờ trình xin điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư dự án cầu Tăng Long (T.P Thủ Đức) từ 450 tỷ đồng lên 688 tỷ đồng.

Một dự án khác là cầu ông Nhiêu trên đường Nguyễn Duy Trinh, TP.Thủ Đức cũng được xin chủ trương tăng tổng mức đầu tư từ 425 tỷ đồng lên 763 tỷ đồng (trong đó chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật tăng từ 131 tỷ đồng lên 469 tỷ đồng).

Nguyên nhân tăng tổng mức đầu tư của hai cây cầu tại TP.Thủ Đức là do chi phí giải phóng mặt bằng tăng và chi phí này được đưa vào dự án xây lắp theo quy định của Luật Đầu tư công năm 2019.

Geleximco xin đầu tư PPP Dự án cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình

Theo thông tin của Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn, ông Vũ Văn Tiền, Tổng giám đốc Tập đoàn Geleximco vừa có văn bản gửi Bộ GTVT về Dự án đầu tư tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình.

Cụ thể, lãnh đạo Geleximco đề nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao cho tập đoàn này là nhà đầu tư quan tâm và lập Đề xuất Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình, đồng thời hướng dẫn nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư công trình, làm việc với các địa phương có dự án đi qua theo đúng các quy định hiện hành.

“Geleximco sẽ tổ chức chuẩn bị đầu tư với thời gian ngắn nhất, hiệu quả cao nhất, nhanh chóng đưa công trình vào thi công xây dựng và khai thác sớm nhất”, Geleximco cam kết.

Theo tự giới thiệu của Geleximco thì tập đoàn này được thành lập năm 1993 với số vốn điều lệ 3 tỷ đồng nhưng hiện đang là một trong những tập đoàn tư nhân lớn mạnh nhất Việt Nam có số vốn chủ sở hữu 14.500 tỷ đồng; tổng tài sản 52.000 tỷ đồng.

Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 195/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về việc triển khai đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng hôm 24/6/2022.

Thủ tướng đánh giá tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng có ý nghĩa hết sức quan trọng, kết nối nhiều tỉnh, thành phố; bên cạnh tuyến đường ven biển, đầu tư tuyến đường bộ cao tốc sẽ tạo động lực phát triển khu vực phía Nam Thủ đô Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Việc đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc là cần thiết, phù hợp với quy hoạch và cần được triển khai sớm.

Thông báo nêu rõ đoạn tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý để UBND tỉnh Nam Định chủ trì nghiên cứu triển khai theo phương thức PPP trong giai đoạn 2017-2021.

Thời gian vừa qua, UBND tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình đã đề nghị đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng theo hình thức đầu tư công trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Văn phòng Chính phủ đã lấy ý kiến các cơ quan liên quan. Do hiện nay, trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn chế, các nguồn vốn nhà nước cơ bản đã phân bổ hết nên việc chuyển đổi sang hình thức đầu tư công là không khả thi.

Vì vậy, Thủ tướng thống nhất tiếp tục nghiên cứu đầu tư đoạn tuyến cao tốc này theo phương thức PPP, hình thức hợp đồng BOT do nhà đầu tư đề xuất.

Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc giao UBND tỉnh Thái Bình là cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với Dự án BOT; các Bộ: GTVT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường rà soát thủ tục, hướng dẫn UBND tỉnh Thái Bình chuẩn bị triển khai, trình phê duyệt đầu tư Dự án BOT bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định pháp luật.

Thái Bình thành lập Tổ công tác xúc tiến và hỗ trợ đầu tư từ Hàn Quốc

Tại Hội nghị kết nối Thái Bình - Hàn Quốc, UBND tỉnh Thái Bình đã Thành lập Tổ công tác xúc tiến và hỗ trợ đầu tư từ Hàn Quốc.

Tổ công tác xúc tiến và hỗ trợ đầu tư từ Hàn Quốc (Korea Desk Thai Binh) có 15 thành viên, trong đó: Tổ trưởng là ông Nguyễn Khắc Thận - Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình; ông Nguyễn Quang Hưng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình làm tổ phó thường trực; ông Vũ Kim Cứ - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình, ông Phạm Tùng Lâm - Trưởng Ban Quản lý khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh làm tổ phó.

11 thành viên đại diện các lĩnh vực: Công an tỉnh, Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc trung tâm Hỗ trợ, xúc tiến đầu tư và phát triển tỉnh Thái Bình; Công ty Zenith Group, Công ty TNHH Kas Holding…

Tổ công tác Korea Desk Thai Binh có chức năng, nhiệm vụ phối hợp với các sở ngành, địa phương, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch xúc tiến, hỗ trợ, thu hút đầu tư từ Hàn Quốc; là đầu mối hướng dẫn, hỗ trợ giới thiệu địa điểm thực hiện Dự án, cung cấp thông tin cơ bản liên quan phục vụ nhà đầu tư Hàn Quốc nghiên cứu đầu tư như quy định pháp luật, quy hoạch, chính sách ưu đãi đầu tư, thủ tục đầu tư, kết nối nhà đầu tư hạ tầng…

Hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ nhà đầu tư lập hồ sơ dự án; tiếp nhận hồ sơ dự án của các nhà đầu tư, chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính và trả kết quả cho các nhà đầu tư; phối hợp hướng dẫn, hỗ trợ và thực hiện các thủ tục hành chính khác có liên quan, giúp nhà đầu tư trong suốt quá trình thực hiện dự án đầu tư và đưa dự án đi vào hoạt động.

Thiết lập hệ thống thông tin đối ngoại giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp Hàn Quốc với các cơ quan hành chính; là đầu mối tiếp nhận, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của nhà đầu tư, doanh nghiệp Hàn Quốc, đề xuất UBND tỉnh giao cho các cơ quan liên quan giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và giải quyết các vấn đề liên quan cho nhà đầu tư, doanh nghiệp Hàn Quốc trong quá trình thực hiện dự án đầu tư cũng như đi vào hoạt động.

Giám sát, đôn đốc sở, ngành địa phương, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao liên quan đến hoạt động xúc tiến, hỗ trợ đầu tư đối với nhà đầu tư từ Hàn Quốc.

Ngay khi công bố thành lập Tổ công tác, ông Chang Soon Jea, Tổng giám đốc Công ty Cas Holding (thành viên Korea Desk Thai Binh) khẳng định sẽ làm hết sức để thúc đẩy kết nối thu hút đầu tư các doanh nghiệp Hàn Quốc vào tỉnh Thái Bình.

Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Thủ tướng phương án kết nối tỉnh Bình Phước với Vành đai 4 TP.HCM

Theo thông tin của Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có công văn số 6823/BGTVT- KHĐT gửi Thủ tướng Chính phủ phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước và Đồng Nai.

Cụ thể, Bộ GTVT kiến nghị giao UBND tỉnh Bình Phước chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh Đồng Nai nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư Dự án kết nối tỉnh Bình Phước với đường vành đai 4 – TP.HCM (không qua cầu Mã Đà). Tỉnh Bình Phước chủ động cân đối nguồn vốn đầu tư mở rộng tuyến ĐT.753 theo kế hoạch của địa phương.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT đề xuất Thủ tướng chỉ đạo UBND các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương đẩy nhanh tiến độ đầu tư tuyến đường Vành đai 4 – TP.HCM; giao Bộ GTVT cập nhật hướng tuyến kết nối tỉnh Bình Phước với tỉnh Đồng Nai trong quá trình triển khai lập quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành để triển khai quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Được biết, phương án kết nối tỉnh Bình Phước với Vành đai 4, không qua cầu Mã Đà có điểm đầu tuyến tại ĐT.741 TP. Đồng Xoài đi theo ĐT.753, kết nối ĐT.753 với đường Đồng Phú – Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng, kết nối về đường Vành đai 4 – TP.HCM, tổng chiều dài khoảng 71 km, tổng kinh phí đầu tư bổ sung thêm khoảng 530 tỷ đồng so với phương án qua cầu Mã Đà (phương án của UBND tỉnh Bình Phước).

Theo đánh giá của Bộ GTVT, đây là tuyến đường ngắn nhất, kinh phí đầu tư ít nhất; về lâu dài, thời gian di chuyển nhanh do tận dụng đường Vành đai 4 – TP.HCM, giảm tải cho các tuyến hiện hữu kết nối từ Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên về cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu; tận dụng được ĐT.753, ĐH.416 và ĐT.746 đã được đầu tư, các tuyến đường Đồng Phú – Bình Dương, Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng hiện đang được đầu tư xây dựng; ảnh hưởng thấp nhất đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.

Tuy nhiên, phương án này có khó khăn là tỉnh Bình Dương phải quy hoạch, bố trí thêm quỹ đất và cân đối nguồn lực địa phương để đầu tư nâng cấp các tuyến đường hiện hữu. Tỉnh Bình Phước phải bố trí kinh phí khoảng 230 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp ĐT.753 (tương đương 1/2 kinh phí của phương án kết nối qua cầu Mã Đà).

Trên cơ sở phân tích, đánh giá về thuận lợi, khó khăn, ý kiến của các địa phương, các Bộ ngành và quy định của các luật liên quan, Bộ GTVT nhận thấy phương án này có tính khả thi cao xét về các mặt tác động đến môi trường ít nhất đến khu dự trữ sinh quyển; giảm thiểu nguy cơ tác động đến môi trường và đa dạng sinh học; phù hợp với chủ trương của Đảng, không vi phạm các quy định của pháp luật và các công ước quốc tế mà Việt Nam ký kết; hướng tuyến kết nối thuận tiện, về lâu dài thời gian di chuyển nhanh do tận dụng đường Vành đai 4, giảm tải cho các tuyến hiện hữu kết nối từ Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên về cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu và sân bay Long Thành; tận dụng được các tuyến đường đã và đang được đầu tư xây dựng.

Ngoài ra, mạng lưới giao thông kết nối giữa tỉnh Bình Phước và các tỉnh vùng Tây Nguyên với TP.HCM và các tỉnh vùng Đông Nam bộ đã được quy hoạch và sẽ được nghiên cứu đầu tư xây dựng trong thời gian tới, bao gồm: đường Vành đai 4 – TP.HCM , cao tốc Đắk Nông – Chơn Thành, cao tốc TP.HCM – Chơn Thành, đường sắt TP. HCM – Dĩ An – Lộc Ninh.

Sau khi các tuyến đường cao tốc được đầu tư cùng với hệ thống các tuyến đường quốc lộ, đường địa phương đã và đang được đầu tư, khai thác sẽ đáp ứng được nhu cầu vận tải khu vực. (Kèm theo Báo cáo các phương án tuyến kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai)

Bộ GTVT cho biết, đến nay, Bộ GTVT đã nhận được ý kiến bằng văn bản của 5/6 Bộ: Kế hoạch và Đầu tư; tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 2/3 địa phương: UBND tỉnh Đồng Nai và UBND tỉnh Bình Phước. Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao và UBND tỉnh Đồng Nai không ủng hộ phương án tuyến đi qua vùng lõi khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai.

Đề xuất tỉnh Thái Bình là đầu mối triển khai cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình

UBND tỉnh Nam Định vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc giao cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai các thủ tục đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình theo quy định của Luật PPP.

Cụ thể, để chủ động trong việc triển khai đầu tư Dự án, UBND tỉnh Nam Định kiến nghị Thủ tướng ho phép UBND tỉnh Nam Định dừng thực hiện việc nghiên cứu triển khai Dự án xây dựng đường cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình thuộc tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh theo hình thức PPP giai đoạn 2017-2021 đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho UBND tỉnh Nam Định nghiên cứu triển khai tại văn bản số 392/TTg-CN ngày 16/3/2017 và văn bản số 6559/VPCP-CN ngày 26/6/2017.

Thay vào đó, UBND tỉnh Nam Định đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao cho UBND tỉnh Thái Bình là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai các thủ tục đầu tư dự án xây dựng đường cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình đi qua địa bàn 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình theo quy định của Luật PPP. UBND tỉnh Nam Định cam kết phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Thái Bình triển khai dự án theo quy hoạch được duyệt (nghiên cứu kế thừa các hồ sơ, tài liệu trong quá trình lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của Dự án trước đây nhằm đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật). “UBND tỉnh Nam Định sẽ trình UBND tỉnh để bố trí ngân sách tỉnh cho công tác giải phóng mặt bằng, chỉ đạo các cơ quan chức năng, các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng theo tiến độ Dự án đúng các quy định của pháp luật Nhà nước”, ông Phạm Đình Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cho biết.

Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 195/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về việc triển khai đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng hôm 24/6/2022.

Thủ tướng đánh giá tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng có ý nghĩa hết sức quan trọng, kết nối nhiều tỉnh, thành phố; bên cạnh tuyến đường ven biển, đầu tư tuyến đường bộ cao tốc sẽ tạo động lực phát triển khu vực phía Nam Thủ đô Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Việc đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc là cần thiết, phù hợp với quy hoạch và cần được triển khai sớm.

Thông báo nêu rõ đoạn tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý để UBND tỉnh Nam Định chủ trì nghiên cứu triển khai theo phương thức PPP trong giai đoạn 2017-2021.

Thời gian vừa qua, UBND tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình đã đề nghị đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng theo hình thức đầu tư công trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Văn phòng Chính phủ đã lấy ý kiến các cơ quan liên quan. Do hiện nay, trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn chế, các nguồn vốn nhà nước cơ bản đã phân bổ hết nên việc chuyển đổi sang hình thức đầu tư công là không khả thi.

Vì vậy, Thủ tướng thống nhất tiếp tục nghiên cứu đầu tư đoạn tuyến cao tốc này theo phương thức PPP, hình thức hợp đồng BOT do nhà đầu tư đề xuất.

Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc giao UBND tỉnh Thái Bình là cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với Dự án BOT; các Bộ: GTVT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường rà soát thủ tục, hướng dẫn UBND tỉnh Thái Bình chuẩn bị triển khai, trình phê duyệt đầu tư Dự án BOT bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định pháp luật.

Ban quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM yêu cầu Tư vấn IC bồi thường dự án metro số 2 TP.HCM

Ban quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) vừa có thư khẩn gửi Ban chỉ đạo Liên danh Metro team 2 (Tư vấn IC) về việc bồi thường do đơn phương chấm dứt hợp đồng tư vấn tại Dự án metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương).

Trong thư MAUR nêu quan điểm muốn được quay trở lại đàm phán phục lục hợp đồng số 13 và hoàn thành các công việc còn lại giai đoạn A của dự án nhằm giải quyết các nút thắt trong thương thảo (chủ yếu đến từ những yêu cầu bất hợp lý từ phía Tư vấn IC). Tuy nhiên Tư vấn IC lại đột ngột thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng tư vấn thực hiện dự án.

“Việc chấm dứt hợp đồng làm chậm trễ thêm tiến độ dự án, tăng chi phí cho tuyến metro số 2. Do vậy, MAUR bảo lưu việc yêu cầu bồi thường do tác động tiêu cực của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng” MAUR nêu rõ trong thư.

Liên quan đến đề nghị thanh toán các khoản còn tồn đọng mà Tư vấn IC đã cung cấp dịch vụ, MAUR nêu quan điểm bất kỳ khoản thanh toán nào cần phải tuân thủ theo điều kiện hợp đồng và các quy định liên quan. Đồng thời, MAUR xác nhận bất kỳ dịch vụ nào tư vấn thực hiện theo hợp đồng sẽ được thanh toán đầy đủ và sẵn sàng thực hiện các thủ tục thanh toán khi đáp ứng đủ các điều kiện theo hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng đã ký.

Về khoản tiền 709.189 euro mà Tư vấn IC đề nghị thanh toán, MAUR cho rằng khoản tiền này là không thể chấp nhận được do không phù hợp với điều kiện hợp đồng. Trong nhiều cuộc họp nhà tài trợ ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) cũng nhận định các chi phí này là bất thường. Do đó, MAUR không có cơ sở để xem xét thanh toán chi phí này.

Hợp đồng tư vấn thực hiện tuyến metro số 2 giữa Tư vấn IC và MAUR được ký vào năm 2012, chia làm 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn A được thực hiện theo hình thức trọn gói, trị giá gần 13 triệu euro để thiết kế và hỗ trợ đấu thầu các gói thầu chính, giai đoạn B trị giá hơn 31 triệu euro để giám sát thi công.

Thời gian thực hiện giai đoạn A đến cuối năm 2015, tuy nhiên do dự án kéo dài dẫn đến phải ký 13 phụ lục hợp đồng. Việc đàm phán ký các phụ lục hợp đồng được tiến hành từ cuối năm 2019 song hai bên không đi đến thống nhất nên đến tháng 3/2022 thì chấm dứt hợp đồng.

Tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) dài hơn 11 km với 9 ga ngầm, một ga trên cao. Dự án có tổng mức đầu tư gần 47.900 tỷ đồng.

Theo kế hoạch dự kiến sẽ khởi công dự án trong năm nay và đưa vào khai thác vào năm 2026. Tuy nhiên, do tư vấn chấm dứt hợp đồng nên phải mất từ từ 12-18 tháng nữa để chọn đơn vị tư vấn mới.

TP.HCM điều chỉnh nhiều dự án giao thông, vốn tăng hơn 4.900 tỷ đồng

Sáng 8/7, kỳ họp thứ 6 HĐND TP.HCM bước vào phiên họp bế mạc và thông qua 35 tờ trình của UBND Thành phố, trong đó có 8 tờ trình liên quan đến việc điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với nhiều Dự án hạ tầng giao thông quan trọng.

Điểm chung của các dự án này là tăng tổng mức đầu tư, thay đổi thời gian thực hiện dự án. Nguyên nhân chính của việc điều chỉnh các dự án là những vấn đề liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Cụ thể, dự án xây dựng nút giao thông Mỹ Thủy (TP. Thủ Đức) được tăng vốn đầu tư từ hơn 1.998 tỷ đồng lên hơn 3.600 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án thay đổi từ giai đoạn 2016 - 2021 thành 2015 - 2025. Dự án cũng được chuyển đổi từ nhóm B thành nhóm A.

Đồng thời, dự án được chia làm 2 dự án thành phần gồm công tác đầu tư xây dựng và bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Cụ thể, đối với giai đoạn 1, nút giao Mỹ Thủy đã hoàn thành nghiệm thu đưa vào khai thác một số hạng mục thuộc giai đoạn 1 như cầu Kỳ Hà 3, một nhánh cầu vượt trên đường vành đai 2, hầm chui rẽ trái từ đường vành đai 2 đi cảng Cát Lái. Các hạng mục còn lại như đường nhánh phía bờ tả và bờ hữu rạch Mỹ Thủy đang tạm ngưng thi công do vướng mặt bằng.

Đối với giai đoạn 2 như cầu Kỳ Hà 4 và nhánh rẽ phải từ cầu Phú Mỹ đi cảng Cát Lái, cầu vượt rẽ trái từ cảng Cát Lái đi cầu Phú Mỹ hiện chưa phê duyệt thiết kế và triển khai thi công do chưa có mặt bằng.

Theo lý giải của UBND TP.HCM, Luật Đầu tư công năm 2019 và ý kiến hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì dự án bồi thường hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng không gắn với dự án xây lắp là không phù hợp. Vì vậy phải bổ sung cả phần bồi thường, giải phóng mặt bằng vào dự án để đảm bảo đúng quy định của Luật đầu tư công năm 2019.

Dự án mở rộng, nâng cấp đường Dương Quảng Hàm (từ quận Bình Thạnh đến Công viên Văn Hóa, quận Gò Vấp) được tăng tổng mức đầu tư từ hơn 667 tỷ đồng lên hơn 2.300 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án thay đổi từ giai đoạn 2019 - 2021 thành 2019 - 2025.

Dự án cũng được thay đổi quy mô cho dự án này từ 2.400m x 40m thành 2.455m x 32m, đồng thời chuyển từ dự án nhóm B sang thành nhóm A.

Việc điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với dự án này cũng xuất phát từ những vấn đề trong bồi thường, giải phóng mặt bằng và nguồn vốn.

Dự án xây dựng cầu Ông Nhiêu trên đường Nguyễn Duy Trinh (TP. Thủ Đức) được đề xuất tăng tổng mức đầu tư từ hơn 425 tỷ đồng lên hơn 763 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án cũng được đề xuất chuyển từ giai đoạn 2016 - 2018 sang 2016 - 2025.

Nguyên nhân điều chỉnh, theo UBND Thành phố, dự án này có tổng mức đầu tư tăng do chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật (hệ thống cáp, điện, truyền dẫn nước). Việc điều chỉnh thời gian thực hiện dự án nhằm bố trí sử dụng nguồn vốn đầu tư công trung hạn 2021 - 2025.

Dự án xây dựng cầu Tăng Long (TP. Thủ Đức) được tăng tổng mức đầu tư từ hơn 450 tỷ đồng lên hơn 688 tỷ đồng. Đồng thời, Nghị quyết cũng thông qua việc điều chỉnh thời gian thực hiện dự án từ giai đoạn 2017 - 2019 sang 2016 - 2024.

Việc tăng tổng mức đầu tư được chính quyền thành phố lý giải, dự án có chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng tăng, dẫn đến tổng mức đầu tư dự án vượt tổng mức đầu tư được Sở Giao thông – Vận tải phê duyệt trước đó. Việc điều chỉnh thời gian thực hiện dự án cũng phù hợp với tiến độ hiện nay. Đồng thời, dự án được kéo dài để sử dụng nguồn vốn đầu tư công trung hạn 2021 - 2025.

Dự án xây dựng cầu Phước Long (quận 7, huyện Nhà Bè) cũng được tăng tổng vốn đầu tư từ hơn 397 tỷ đồng lên 748 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án được đề xuất thay đổi từ 2016 - 2019 sang 2016 - 2025. Cây cầu này cũng được điều chỉnh quy mô từ 380m x 10,5m thành 359,4m x 10,5m.

Dự án này cũng được đề xuất tăng tổng mức đầu tư sau khi cập nhật chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Ngoài ra, việc điều chỉnh thời gian thực hiện phù hợp với tiến độ hiện tại và dự án đã được HĐND Thành phố chấp thuận kéo dài thời gian bố trí vốn trong giai đoạn 2021 - 2025.

Dự án cải tạo đường Cộng Hòa (từ hẻm số 2 đường Trần Quốc Hoàn đến đường Thăng Long, quận Tân Bình) được tăng tổng vốn đầu tư từ gần 143 tỷ đồng lên gần 168 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án thay đổi từ giai đoạn 2016 - 2028 sang 2016 - 2023.

Dự án xây dựng kênh Hàng Bàng từ đường Mai Xuân Thưởng đến kênh Vạn Tượng(quận 5, quận 6) được đề xuất tăng vốn từ 188 tỷ đồng lên gần 800 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án được đề xuất đổi từ 2016 - 2019 sang 2016 - 2025.

Dự án xây dựng đường vành đai Đầm Sen (quận 11) được UBND TPHCM đề xuất điều chỉnh tăng vốn đầu tư từ hơn 161 tỷ đồng lên hơn 263 tỷ đồng. Thay vì thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2018, dự án được đề xuất hoàn thành trong giai đoạn 2016 - 2024.

Ngoài các công trình hạ tầng giao thông, đô thị trên, HĐND thành phố cũng thông qua Nghị quyết điều chỉnh chủ trương đầu tư với các dự án gồm: Cải tạo, mở rộng Bệnh viện quận 8; Xây dựng Trung tâm y tế quận 8; Xây dựng trường Mầm non Vĩnh Lộc A (huyện Bình Chánh); Xây dựng trường THCS Vĩnh Lộc A (huyện Bình Chánh); Xây dựng trường tiểu học Tân Kiên (huyện Bình Chánh); Di dời dân cư, tránh thiên tai xã Thạnh An (huyện Cần Giờ); Hạ tầng kỹ thuật Cụm Y tế Tân Kiên (huyện Bình Chánh); Xây dựng Bến xe buýt huyện Củ Chi.

Tổng mức đầu tư của các dự án này sẽ tăng gần 1.700 tỷ đồng so với kế hoạch ban đầu.

Thông qua chủ trương đầu tư 2 dự án cải thiện thoát nước, chống ngập hơn 16.000 tỷ đồng

Kỳ họp thứ sáu HĐND TP.HCM khóa X cũng chủ trương đầu tư hai dự án cải thiện hệ thống thoát nước, nước thải và thích ứng với biến đổi khí hậu tại lưu vực Tây Sài Gòn và khu vực Tham Lương - Bến Cát, vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á với tổng vốn hơn 16.000 tỷ đồng.

Đây là 2 dự án nhóm A, đối với dự án tại lưu vực Tây Sài Gòn, tổng vốn thực hiện là hơn 8.121 tỷ đồng. Trong đó, vay ưu đãi 6.961 tỷ đồng và vốn đối ứng là hơn 1.160 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư công của ngân sách Thành phố.

Đối với dự án Tham Lương - Bến Cát, tổng vốn thực hiện 8.168 tỷ đồng. Trong đó, vay ưu đãi 6.678 tỷ đồng và vốn đối ứng hơn 1.300 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư công của ngân sách Thành phố.

Hai dự án triển khai nhằm cải thiện hệ thống thoát nước mưa, nước thải, tăng khả năng tiêu thoát nước, giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường, ngập nước do mưa, triều và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lưu vực Tây Sài Gòn và Tham Lương - Bến Cát. Thời gian thực hiện của hai dự án dự kiến vào năm 2023 - 2028.

Hạnh Nguyên (ghi )
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục