Đầu tư tuần qua: Cao tốc Bạc Liêu - Cà Mau hơn 11.000 tỷ; Quy hoạch vùng, định hình không gian phát triển ĐBSCL

Cao tốc Bạc Liêu - Cà Mau hơn 11.000 tỷ; Quy hoạch vùng, định hình không gian phát triển ĐBSCL… là những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua.

Khánh Hòa điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công 2020

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa gửi kế hoạch trình HĐND tỉnh này điều tiết lại kế hoạch vốn đầu tư công 2020 nhằm đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm giải ngân đúng tiến độ.

UBND tỉnh Khánh Hòa điều tiết lại kế hoạch vốn nhằm đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm giải ngân hết số vốn đầu tư công còn lại của năm 2019 và vốn kế hoạch năm 2020.
UBND tỉnh Khánh Hòa điều tiết lại kế hoạch vốn nhằm đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm giải ngân hết số vốn đầu tư công còn lại của năm 2019 và vốn kế hoạch năm 2020.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Khánh Hòa, trong tháng 10, toàn tỉnh đã giải ngân gần 279 tỷ đồng vốn đầu tư công. Trong đó, vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương giải ngân hơn 78 tỷ đồng; vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương đã giải ngân hơn 200 tỷ đồng. Lũy kế đến tháng 10, giải ngân vốn đầu tư công Khánh Hòa đạt gần 3.110 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương giải ngân hơn 837 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương giải ngân hơn 2.273 tỷ đồng; tỷ lệ giải ngân toàn tỉnh đạt 44,62% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 62,92% theo kế hoạch địa phương.

UBND tỉnh Khánh Hòa điều tiết lại kế hoạch vốn nhằm đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm giải ngân hết số vốn đầu tư công còn lại của năm 2019 và vốn kế hoạch năm 2020.

Theo kế hoạch, UBND tỉnh này sẽ giảm hơn 6,3 tỷ đồng vốn năm 2020 của các dự án bảo vệ và phát triển rừng thuộc Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững; bao gồm: 1 dự án của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Trầm Hương, 2 dự án Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Khánh Hòa (kế hoạch trồng 70ha rừng phòng hộ không thực hiện được do đất trồng bị chồng lấn với tỉnh Đắk Lắk; dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất tại huyện Vạn Ninh chỉ trồng được một số diện tích do không còn quỹ đất), 1 dự án của BQL rừng phòng hộ Nam Khánh Hòa và BQL Khu Bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà (không còn khối lượng thanh toán), 1 dự án của BQL Dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất thị xã Ninh Hòa (không còn diện tích đất phù họp với tiêu chí hỗ trợ).

Toàn bộ số vốn này sẽ được bổ sung sang kế hoạch vốn năm 2020 cho Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đối với Chương trình 135, UBND tỉnh đề xuất giảm kế hoạch vốn 2 dự án của huyện Khánh Vĩnh do đã đầu tư bằng nguồn vốn khác với số tiền 749 triệu đồng; bổ sung nguồn vốn này cho 2 dự án của huyện Khánh Sơn và 1 dự án của huyện Cam Lâm.

Ngoài ra, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng đề xuất giảm gần 60 tỷ đồng với các dự án bị vướng do thủ tục đầu tư chậm, dự án không có khả năng giải ngân hết kế hoạch vốn đã giao; giảm vốn từ nguồn dự phòng chưa phân bổ 24,3 tỷ đồng. Song song với đó, sẽ bổ sung hơn 84 tỷ đồng cho các dự án nằm trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 có tiến độ giải ngân tốt và các dự án phát sinh mới đề nghị bổ sung kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 (bao gồm các dự án thuộc lĩnh vực giao thông, thủy lợi, giáo dục, công nghiệp).

Bên cạnh đó, nguồn vốn do Trung ương hỗ trợ có mục tiêu và vốn nước ngoài cấp phát từ ngân sách Trung ương cũng sẽ điều chỉnh từ các dự án giải ngân chậm, không có khả năng thực hiện sang các dự án cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng. UBND tỉnh cũng đề xuất điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công được kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân năm 2019 sang năm 2020 với số vốn hơn 53 tỷ đồng.

Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân cho biết, việc điều chỉnh lần này đã giảm kế hoạch vốn ở hầu hết các dự án bị vướng bồi thường giải tỏa, thủ tục đầu tư chậm, dự án không có khả năng giải ngân hết vốn trong năm 2020. Theo kế hoạch, địa phương phấn đấu giải ngân đạt 100% kế hoạch của tất cả các nguồn vốn được giao trong năm 2020.

Đề xuất phương án đầu tư cao tốc Bạc Liêu - Cà Mau trị giá 11.145 tỷ đồng

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa đề xuất Thủ tướng Chính phủ phương án đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, đoạn Bạc Liêu – Cà Mau.

UBND tỉnh Cà Mau cho biết, trong thời gian qua, địa phương này đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu 3 phương án tuyến, trong đó phương án lựa chọn để đầu tư đoạn Bạc Liêu – Cà Mau có chiều dài 46,5 km với điểm đầu tại Km91+200, nối vào Tỉnh lộ 978 thuộc địa bàn Tp. Bạc Liêu; điểm cuối tại Km137+700, nối với tuyến tránh Quốc lộ 1 qua thành phố Cà Mau. Trong giai đoạn 1 (phân kỳ đầu tư), tuyến có mặt cắt ngang 17 m, 4 làn xe cơ giới; khái toán tổng mức đầu tư 11.145 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi vay).

Để đảm bảo tính khả thi, UBND tỉnh Cà Mau đề xuất phương án đầu tư Dự án tuyến cao tốc Bạc Liêu – Cà Mau theo phương thức PPP, có sự tham gia góp vốn của Nhà nước và tách thành 2 dự án thành phần.

Cụ thể, Dự án thành phần 3a có mục tiêu đầu tư các cầu lớn và nút giao khác mức của Dự án bằng vốn đầu tư công, thực hiện trong giai đoạn 2021 – 2025, tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 2.730 tỷ đồng. Dự án thành phần 3b – đầu tư toàn bộ phần tuyến cao tốc theo hình thức PPP có sự tham gia góp vốn của Nhà nước, thực hiện trong giai đoạn 2021 – 2025 với tổng mức đầu tư sơ bộ (bao gồm cả lãi vay) là 8.726 tỷ đồng.

Tại Dự án thành phần 3b, phần vốn BOT do Nhà đầu tư thu xếp khoảng 4.363 tỷ đồng (tương đương 50%); phần vốn Nhà nước tham gia 50% còn lại để giải phóng mặt bằng và đảm bảo tính khả thi tài chính. Với phương án nói trên, UBND tỉnh Cà Mau tính toán Dự án PPP tuyến cao tốc Bạc Liêu – Cà Mau có thời gian hoàn vốn khoảng 15 năm 5 tháng.

Theo ông Lê Quân, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu đã thống nhất cùng ứng trước ngân sách địa phương để thực hiện chuẩn bị đầu tư, GPMB và giao UBND tỉnh Cà Mau làm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với Dự án PPP tuyến cao tốc Bạc Liêu – Cà Mau.

Bến Tre - điểm hẹn mới của nhà đầu tư

Trong 3 năm qua, tỉnh Bến Tre đã tiếp và làm việc với 321 nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại địa phương; hỗ trợ, tư vấn, cung cấp thông tin, hướng dẫn các thủ tục đầu tư, kinh doanh cho 1.171 lượt nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Giai đoạn 2017 - 2020, tỉnh thu hút được 27 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 1.243,1 triệu USD (tăng gấp 2 lần so với giai đoạn 2011 - 2015) và 185 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 66.892,24 tỷ đồng (tăng hơn 6 lần so với giai đoạn 2011 - 2015).

Lũy kế đến tháng 10/2020, toàn tỉnh Bến Tre có 62 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 1.577,7 triệu USD; 271 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký trên 71.254,74 tỷ đồng. Hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tiếp tục được quan tâm đầu tư.

Hạ tầng giao thông của tỉnh Bến Tre ngày càng hoàn thiện để thu hút đầu tư.
Hạ tầng giao thông của tỉnh Bến Tre ngày càng hoàn thiện để thu hút đầu tư.

Những năm qua, tỉnh luôn nỗ lực kiến tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng. Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Bến Tre được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư đánh giá cao, luôn đứng trong nhóm điều hành tốt và rất tốt. Từ vị trí thứ 12 trên Bảng xếp hạng PCI năm 2016, Bến Tre đã tăng 7 hạng, xếp vị trí thứ 5 vào năm 2017 và tiến lên vị trí thứ 4/63 tỉnh, thành phố trong năm 2018, thuộc nhóm điều hành tốt; xếp vị trí thứ 3/13 tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Với sự quyết tâm, năng động và chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo tỉnh, cùng sự nỗ lực của đội ngũ làm công tác xúc tiến đầu tư, sự phối hợp của các sở, ngành, địa phương, hoạt động xúc tiến đầu tư của Bến Tre đạt nhiều kết quả khả quan.

Đặc biệt, tỉnh đã tổ chức thành công Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Bến Tre năm 2017 gắn với Ngày hội “Bến Tre - Đồng Khởi khởi nghiệp” với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ và sự tham dự của các bộ, ngành Trung ương cùng nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư. Tại hội nghị này, tỉnh đã trao quyết định chủ trương đầu tư cho 33 dự án trọng điểm với tổng vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng; ký và trao thỏa thuận đầu tư cho các dự án trọng điểm với tổng vốn đầu tư 28.000 tỷ đồng.

Định kỳ hàng năm, Bến Tre tổ chức 4 diễn đàn đối thoại doanh nghiệp; họp mặt doanh nghiệp đầu xuân; họp mặt doanh nghiệp nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 và tổ chức chương trình Cà phê doanh nghiệp hàng tháng... thu hút sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp. Các chương trình này thực sự là cầu nối giữa lãnh đạo tỉnh với cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh.

Bên cạnh đó, tỉnh còn tổ chức hiệu quả các hội thảo với chủ đề cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; phối hợp với chuyên gia phổ biến, hỗ trợ lãnh đạo, cán bộ, viên chức nắm rõ chủ trương, cách thức triển khai nhằm nâng cao Chỉ số PCI và khả năng điều hành của các sở, ngành, địa phương (DDCI) tại các cấp cơ sở.

Công tác rà soát, ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư được chú trọng, cùng với việc thực hiện nhất quán chính sách của Trung ương đã tạo thuận lợi và thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư đến với tỉnh. Nhiều nhà đầu tư lớn, có tiềm lực về tài chính, công nghệ đã chọn Bến Tre làm điểm đến để đầu tư lâu dài.

Công tác quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh được đẩy mạnh. Đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư từng bước chuyên nghiệp hóa. Công tác hỗ trợ nhà đầu tư được thực hiện tốt và có hiệu quả. Cơ chế một đầu mối đã tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc triển khai dự án đầu tư tại Bến Tre.

Thời gian tới, Bến Tre tiếp tục kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên, thế mạnh, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng của của tỉnh; tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để kêu gọi đầu tư hiệu quả, thiết thực.

Theo đó, hàng năm, tỉnh sẽ xây dựng kế hoạch cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cụ thể và triển khai đến từng sở, ban, ngành, địa phương để phối hợp thực hiện; tiếp tục nâng cao Chỉ số CPI. Tỉnh cũng sẽ hoàn thiện các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, làm cơ sở định hướng cho việc xây dựng kế hoạch xúc tiến, thu hút đầu tư giai đoạn 5 năm và hàng năm.

Về công tác xúc tiến đầu tư, tỉnh sẽ tiếp tục xây dựng và cập nhật các tài liệu xúc tiến đầu tư, các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, danh mục các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư bằng nhiều ngôn ngữ; xây dựng các video clip xúc tiến đầu tư; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư.

Việc hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư được thực hiện trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bến Tre, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Khởi nghiệp cùng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, các hiệp hội doanh nghiệp để tổ chức chương trình Cà phê doanh nghiệp hàng tháng; kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, qua đó góp phần tích cực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Cùng với việc tiếp tục ưu tiên mời gọi đầu tư theo các định hướng quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt, tỉnh sẽ tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng Khu công nghiệp Phú Thuận và các cụm công nghiệp Long Phước, Phong Nẫm (mở rộng); đôn đốc nhà đầu tư sớm triển khai các cụm công nghiệp Phú Hưng, An Hòa Tây, Thị trấn Thạnh Phú nhằm tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư.

Thời gian qua, mặc dù Bến Tre đã thu hút được nhiều dự án, nhưng chưa có những dự án quy mô lớn, thật sự tác động đến sự phát triển công nghiệp của tỉnh. Hơn nữa, điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn, cần tiếp tục tăng sức hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư nước ngoài.

Tỉnh đã chủ động nhận diện những điểm còn tồn tại, hạn chế làm ảnh hưởng tới khả năng thu hút đầu tư. Cụ thể, ngân sách dành cho các hoạt động xúc tiến đầu tư còn hạn chế so với nhu cầu. Sự phối hợp giữa các sở, ngành liên quan trong việc cung cấp thông tin, giới thiệu địa điểm khảo sát đầu tư đôi lúc chưa kịp thời. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và giao đất, cho thuê đất tại một số dự án còn kéo dài, làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai. Trên thực tế, vẫn còn một số trường hợp nhà đầu tư đăng ký dự án, nhưng không triển khai hoặc triển khai quá chậm, cầm chừng, chờ cơ hội để chuyển nhượng dự án.

Hạ tầng tuy được cải thiện, nhưng chưa đồng bộ, nhất là hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; tỉnh còn thiếu quỹ đất sạch, gây khó khăn cho nhà đầu tư trong việc lựa chọn địa điểm. Đối với các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư, gây trở ngại trong việc thu hút đầu tư.

Để tăng cường thu hút đầu tư, cùng với nỗ lực khắc phục những hạn chế nói trên, tỉnh Bến Tre đề ra 4 nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư:

Một là, tiếp tục thực hiện có hiệu quả cải cách thủ tục hành chính về đầu tư, kinh doanh; rút ngắn thời gian, đơn giản tối đa các thủ tục liên quan đến việc cấp các loại giấy phép triển khai thực hiện dự án đầu tư, nhất là việc phối hợp và phát huy vai trò của Tổ Dịch vụ công trong việc hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp. Tỉnh sẽ hỗ trợ hiệu quả các nhà đầu tư đang hoạt động trên địa bàn, thông qua đó, chính những nhà đầu tư này sẽ tiếp tục giới thiệu và mời gọi thêm các nhà đầu tư mới đến với tỉnh.

Hai là, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ xúc tiến đầu tư; cập nhật kịp thời các chính sách ưu đãi đầu tư trên các kênh thông tin xúc tiến đầu tư; nâng cao chất lượng trang thông tin xúc tiến đầu tư của tỉnh với 5 ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Hàn Quốc, tiếng Nhật Bản, tiếng Trung Quốc) để phục vụ nhu cầu tra cứu của nhà đầu tư trước khi đến Bến Tre nghiên cứu dự án.

Ba là, đa dạng hóa hình thức xúc tiến đầu tư: tổ chức tiếp xúc trực tiếp từng doanh nghiệp, nhà đầu tư hoặc nhóm nhà đầu tư trong và ngoài nước; phối hợp với tổ chức xúc tiến đầu tư - thương mại của các nước để kết nối, thu hút vốn đầu tư.

Bốn là, tổ chức các sự kiện xúc tiến đầu tư vào các lĩnh vực tỉnh có thế mạnh; tổ chức đoàn xúc tiến đầu tư ngoài nước, ưu tiên các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu, châu Mỹ. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động liên kết, hợp tác để thu hút đầu tư; chủ động phối hợp với TP.HCM, Cần Thơ và các địa phương khác tổ chức kết nối đầu tư nhằm thu hút đầu tư vào tỉnh; tăng cường kết nối với các hiệp hội doanh nghiệp để xây dựng kênh thông tin hiệu quả về môi trường đầu tư của tỉnh.

Doanh nghiệp Nhật Bản muốn tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Thanh Hóa

Chiều 25/11, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, đoàn công tác của tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn, đã có buổi gặp mặt Ngài Shinichi Asazuma - Phó Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam.

Mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh Thanh Hóa với các tỉnh của Nhật Bản sẽ ngày càng phát triển hơn nữa.
Mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh Thanh Hóa với các tỉnh của Nhật Bản sẽ ngày càng phát triển hơn nữa.

Tại buổi gặp mặt, Phó Đại sứ Nhật Bản Shinichi Asazuma đánh giá cao mối quan hệ ngày càng tốt đẹp giữa giữa Việt Nam và Nhật Bản nói chung, các cơ quan, doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa với các đơn vị, đối tác Nhật Bản nói riêng; Ấn tượng với những kết quả trong việc kêu gọi, thu hút đầu tư. Phó Đại sứ khẳng định, Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng rất có tiềm năng đầu tư trên nhiều lĩnh vực, là cơ hội cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó có Nhật Bản.

Ngài Shinichi Asazuma mong muốn tỉnh Thanh Hóa tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản đến tìm hiểu cơ hội đầu tư; đồng thời tỉnh cần quan tâm đào tạo nghề cho người lao động để đáp ứng yêu cầu từ các doanh nghiệp Nhật Bản.

Ông Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa khẳng định những năm qua, hoạt động hợp tác, giao lưu, đối ngoại giữa tỉnh Thanh Hóa với Nhật Bản trên các lĩnh vực đều đạt được kết quả tốt đẹp, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Đồng thời bày tỏ mong muốn, với sự giúp đỡ của Đại sứ và Phó Đại sứ, mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh Thanh Hóa với các tỉnh của Nhật Bản ngày càng phát triển hơn nữa. Nhân dịp này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi trân trọng gửi lời mời tới Đại sứ và Phó Đại sứ Nhật Bản đến thăm và làm việc tại tỉnh Thanh Hóa trong thời gian sớm nhất.

Cũng tại buổi gặp mặt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh. Với nhiều cơ chế chính sách khuyến khích cũng như nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và hoàn thiện hệ thống hạ tầng, Thanh Hóa ngày càng có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm. Hiện nay, Nhật Bản đang là quốc gia có số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cao nhất tại địa phương, với khoảng 6,6 tỷ USD - chiếm 51% tổng vốn FDI đầu tư vào tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Thi đề nghị thời gian tới, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam hỗ trợ kết nối để tăng cường hoạt động hợp tác cấp địa phương; giới thiệu các nhà đầu tư, doanh nghiệp, các đối tác Nhật Bản có tiềm năng đến tìm hiểu và đầu tư vào tỉnh Thanh Hóa. Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa mong muốn sang năm 2021, Đại sứ quán sẽ hỗ trợ tỉnh Thanh Hóa tổ chức các đoàn công tác sang Nhật Bản để triển khai các hoạt động đối ngoại, kết hợp xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại Nhật Bản.

Đắk Lắk đầu tư giao thông tạo đột phá phát triển

Đắk Lắk có vị trí quan trọng trong khu vực Tây Nguyên, nhưng hạ tầng giao thông của tỉnh chưa phát triển đồng bộ và đó là điểm nghẽn cho sự phát triển và thu hút đầu tư của địa phương này. Các phương thức vận tải trên địa bàn tỉnh chủ yếu tập trung vào đường bộ, chiếm 95% phương thức vận chuyển, đường hàng không chỉ đảm bảo vận chuyển 5% còn lại.

Đắk Lắk đang nỗ lực xây dựng hạ tầng giao thông, mở nút thắt để phát triển kinh tế - xã hội.
Đắk Lắk đang nỗ lực xây dựng hạ tầng giao thông, mở nút thắt để phát triển kinh tế - xã hội.

Ông Phạm Văn Xây, Chánh văn phòng Sở Giao thông - Vận tải (GTVT) Đắk Lắk cho biết, được sự quan tâm của Trung ương, tỉnh đã triển khai xây dựng các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm trên địa bàn để tăng cường kết nối giữa các tỉnh khu vực Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung như tuyến Quốc lộ 26, Quốc lộ 14, đường liên tỉnh Gia Lai - Đắk Lắk... Hệ thống giao thông đối nội được gắn kết chặt chẽ, liên hoàn với hệ thống giao thông đối ngoại. Tuy nhiên, nhiều tuyến quốc lộ còn lại do khó khăn về nguồn vốn nên chưa được đầu tư, nâng cấp.

“Đắk Lắk còn nhiều khó khăn, phải cân đối thu chi từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ, nên việc đầu tư, cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông chỉ mới đáp ứng được 30% nhu cầu”, ông Xây nói.

UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, tỉnh sẽ tiếp tục chú trọng các giải pháp phát triển giao thông, trong đó tập trung huy động các nguồn vốn để đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng kết nối với các khu du lịch, các khu, cụm công nghiệp, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các vùng có tiềm năng phát triển kinh tế. Ưu tiên đầu tư các công trình, dự án có sức lan tỏa, tạo sự đột phá…

Vừa qua, 2 tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa đã ký công văn đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải xem xét bổ sung tuyến cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang vào quy hoạch triển mạng lưới đường cao tốc Việt Nam. Hai địa phương đề nghị xem xét chọn 2 hướng tuyến đầu tư cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang với chiều dài mỗi phương án là từ 100 - 110 km, được quy hoạch theo quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/h, tổng mức đầu tư xây dựng khoảng 27.000 tỷ đồng.

Ông Bùi Văn Cường, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk nhận định, Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng có nhiều tiềm năng phát triển, nhưng còn những điểm nghẽn, nhất là về giao thông vận tải. Đường cao tốc sẽ là tuyến đường chiến lược nối rừng với biển, kết nối Tây Nguyên với đồng bằng duyên hải miền Trung, kết nối Hành lang vận tải Đông - Tây. Vì vậy, Dự án cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang là một trong những dự án động lực, có ý nghĩa hết sức quan trọng cho sự phát triển của Tây Nguyên.

“Tuyến cao tốc sẽ tạo điều kiện thuận lợi lớn cho Đắk Lắk và các địa phương Tây Nguyên, góp phần phát triển du lịch, thu hút đầu tư, giải quyết vấn đề về lưu thông hàng hóa”, ông Bùi Văn Cường khẳng định.

Bên cạnh đường cao tốc, Đắk Lắk cũng muốn mở rộng công suất và mở đường bay quốc tế đến sân bay Buôn Ma Thuột. Theo thống kê, giai đoạn 2015 - 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Đắk Lắk ước đạt hơn 2,9 tỷ USD. Song, hàng xuất khẩu của tỉnh hiện vẫn được vận chuyển bằng xe container rồi quá cảnh tại một số hệ thống cảng cạn ở các tỉnh lân cận.

Hiện sân bay Buôn Ma Thuột chưa nằm trong quy hoạch của Bộ GTVT về cảng hàng không quốc tế, nhưng việc mở đường bay quốc tế tại sân bay nội địa không còn quá khó khăn, khi hạ tầng tại sân bay đủ điều kiện để đáp ứng các chuyến bay quốc tế.

Sở GTVT tỉnh Đắk Lắk cho biết, Bộ GTVT đã thống nhất về sự cần thiết của việc nâng cấp sân bay Buôn Ma Thuột và giao Cục Hàng không Việt Nam nghiên cứu, đề xuất phương án đầu tư hợp lý.

Định hình không gian phát triển Đồng bằng sông Cửu Long

zMột trong những điểm mấu chốt trong xây dựng quy hoạch cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là phải định hướng được tổ chức không gian và phát triển kết cấu hạ tầng của vùng.

Khu công nghiệp Trà Nóc (Cần Thơ). Ảnh: Lê Hoàng Vũ
Khu công nghiệp Trà Nóc (Cần Thơ). Ảnh: Lê Hoàng Vũ

Những phác thảo ban đầu về không gian phát triển của ĐBSCL giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 đã được hình thành. Theo Liên danh tư vấn Royal Haskoning DHV & GIZ, đơn vị tư vấn xây dựng Quy hoạch Tổng thể phát triển bền vững ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thích ứng với biến đổi khí hậu, thì các đề xuất về không gian phát triển mới sẽ giải quyết được các hạn chế, bất cập của việc định hướng không gian phát triển hiện nay.

Đó là nhìn nhận ĐBSCL như một vùng biệt lập, phát triển trong mô hình khép kín, với Cần Thơ là trung tâm và đánh giá thấp ảnh hưởng của TP.HCM. “Điều này là thiếu tính thực tiễn. Hơn nữa, trục động lực quốc tế quá xa về phía Nam, kết nối với phần tương ứng bên phía Campuchia là khu vực không phát triển về kinh tế. Vẫn còn những mâu thuẫn về tầm nhìn phát triển và không thống nhất được với các ngành khác. Hệ thống đô thị cũng mới chỉ rõ về mặt phát triển sinh thái, chứ chưa có định hướng rõ ràng về chiến lược phát triển kinh tế cho ĐBSCL”, đại diện Liên danh tư vấn Royal Haskoning DHV & GIZ bày tỏ quan điểm.

Vì thế, trong quy hoạch lần này, không gian phát triển cho vùng ĐBSCL được hoạch định rõ ràng và cụ thể, cho các cụm ngành kinh tế nông nghiệp, cho vùng đô thị và công nghiệp tập trung, cho bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái, cũng như cho không gian phát triển văn hóa - xã hội.

Thậm chí, trong Khung định hướng phát triển ĐBSCL, việc phân vùng không gian cho từng khu vực còn được chia nhỏ hơn nữa. Chẳng hạn, với cụm ngành kinh tế nông nghiệp, sẽ phân định rõ từng phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa theo độ mặn của nước, theo thổ nhưỡng, nước… “Phân vùng sinh thái là bước quan trọng đầu tiên trong tiến trình định hướng chuyển đổi cơ cấu của ngành nông nghiệp”, ông Đinh Trọng Thắng, Vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nói.

Dựa trên phân vùng này, chức năng, nhiệm vụ của từng địa phương trong vùng ĐBSCL cũng được hoạch định cụ thể hơn. Chẳng hạn, Cần Thơ sẽ “chịu trách nhiệm” tổng hợp quản lý hành chính, thương mại, đào tạo, nghiên cứu - phát triển và chuyển giao công nghệ và các sản phẩm cao cấp; Bến Tre thì sẽ tập trung phát triển các sản phẩm trái cây và rau màu, trong khi Đồng Tháp là trái cây, hoa, rau, cây cảnh và thủy sản nước ngọt…

Ủng hộ việc Quy hoạch đưa ra việc phân vùng như vậy, song ông Đặng Kim Sơn (Viện Nghiên cứu thị trường và thể chế nông nghiệp) cho rằng, cần có những phân tích để xác định khoảng cách giữa thực trạng sản xuất và tiềm năng, từ đó đưa ra giải pháp.

Trong khi đó, liên quan không gian phát triển cho vùng đô thị và công nghiệp tập trung, theo đề xuất của Liên danh tư vấn Royal Haskoning DHV & GIZ, cần phát triển vành đai đô thị hình trăng lưỡi liềm, kết nối giữa Cửa khẩu Châu Đốc và TP.HCM. Đây chính là cấu trúc lớn cơ bản của vùng.

“Trong vành đai này, sẽ phát triển những chuỗi đô thị và chuỗi sản xuất, cung ứng tổng hợp cho toàn vùng về công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch trên cơ sở liên kết phát triển kinh tế giữa vùng ĐBSCL với vùng TP.HCM và vùng Đông Nam bộ, cũng như liên kết với các khu vực quốc tế”, Liên danh tư vấn cho biết.

Như vậy là khá rõ ràng, mặc dù TP. Cần Thơ vẫn tiếp tục được xác định là trung tâm của vùng, song thay vì cố gắng “chống lại sức hút” của vùng TP.HCM như trước đây, thì sẽ liên kết phát triển chặt chẽ với khu vực này và vùng Đông Nam bộ và kết nối quốc tế.

Các lĩnh vực kinh tế cụ thể, thì ngoài nông nghiệp, mà tới đây toàn vùng sẽ tập trung tái cấu trúc theo hướng giảm diện tích và nâng cao hiệu quả trồng lúa, đồng thời tăng diện tích và nâng cao hiệu quả canh tác, chế biến rau, hoa, màu, trái cây; cần thúc đẩy ngành chăn nuôi, tái cơ cấu ngành thủy sản…

Không chỉ hoạch định không gian phát triển, vấn đề mấu chốt để ĐBSCL phát triển chính là phải hoạch định và phát triển được kết cấu hạ tầng thiết yếu. “Kết cấu hạ tầng chính là một trong những điều kiện quan trọng nhất của việc hoạch định phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vùng lãnh thổ và địa phương. Có một hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối thì nền kinh tế mới có điều kiện để tăng trưởng nhanh, ổn định và bền vững”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nói.

Ý kiến trên đã nhận được sự đồng thuận của lãnh đạo các tỉnh vùng ĐBSCL. Thậm chí, lãnh đạo tỉnh An Giang nhấn mạnh rằng, ông đồng ý với 5 quan điểm phát triển ĐBSCL mà Khung định hướng đưa ra, song “vấn đề cần thiết ưu tiên” hiện nay là tập trung vào phát triển hạ tầng.

Điều đó cũng lý giải vì sao trong các đề xuất gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư về xây dựng Quy hoạch ĐBSCL, tất cả các tỉnh trong vùng đều kiến nghị đầu tư các dự án trọng điểm.

Tuy nhiên, theo ông Đinh Trọng Thắng, trên cơ sở định hướng tổ chức không gian phát triển của các ngành, phương hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật cần được tổ chức tập trung nhằm đảm bảo tính khả thi và tối ưu hiệu quả đầu tư. Trong đó, hạ tầng giao thông kết nối được đánh giá là đóng vai trò then chốt và là động lực phát triển quan trọng của vùng ĐBSCL. Do vậy, trong định hướng sắp tới, sẽ ưu tiên phát triển các dự án có tính chất kết nối vùng, như các tuyến cao tốc kết nối Đông - Tây, cao tốc kết nối Cần Thơ - TP.HCM…

Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực này, chúng ta có thể đầu tư hoàn thiện hạ tầng cho ĐBSCL, tạo điều kiện cho toàn vùng phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.

“Cần ưu tiên nguồn lực và quyết tâm sớm hoàn thành các tuyến đường bộ quan trọng kết nối các địa phương trong vùng ĐBSCL”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã nhấn mạnh điều này.

Còn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, hiện có thể huy động 3 nguồn lực cho phát triển của ĐBSCL.

Nguồn lực thứ nhất là ngân sách Trung ương, trong đó Bộ Giao thông - Vận tải sẽ tính toán hoàn thành các tuyến quốc lộ, đặc biệt là đường cao tốc Cà Mau - Bạc Liêu và Bạc Liêu - Cần Thơ, dự kiến hoàn thành trong giai đoạn đến năm 2025.

Ngoài ra, ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ các dự án trọng điểm có tính chất liên vùng, dự án động lực quan trọng nhất của tỉnh có tính liên vùng để có điều kiện phát triển trong thời gian tới…

Nguồn lực thứ hai là từ địa phương để thực hiện các dự án hạ tầng.

Nguồn lực thứ ba là từ khu vực ngoài nhà nước, thông qua phương thức đầu tư hợp tác công - tư.

“Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực này, chúng ta có thể đầu tư hoàn thiện hạ tầng cho ĐBSCL, tạo điều kiện cho toàn vùng phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Xem xét điều chuyển quốc lộ 2 đoạn Mê Linh - TP. Vĩnh Yên thành đường đô thị

Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc đầu tư cải tạo, mở rộng quốc lộ 2 đoạn từ đường trục Mê Linh tại xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên đến thành phố Vĩnh Yên.

Cụ thể, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 7394/VPCP-KTTH ngày 7/9/2020 của Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định việc điều chuyển quốc lộ 2 đoạn từ đường trục Mê Linh tại xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên đến thành phố Vĩnh Yên từ quốc lộ thành đường đô thị theo quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trên cơ sở quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo đúng quy định pháp luật.

Sau khi tiếp nhận quản lý đoạn đường nêu trên, UBND tỉnh Vĩnh Phúc triển khai đầu tư cải tạo, mở rộng theo quy hoạch, đúng quy định pháp luật để nâng cao chất lượng hạ tầng đô thị, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy phát triển đô thị vệ tinh, giảm áp lực cho Thủ đô Hà Nội.

Kiểm toán công tác quản lý, sử dụng vốn Dự án hầm đường bộ Đèo Cả

Đây là lần thứ 2 trong vòng 4 năm, Kiểm toán Nhà nước tiến hành kiểm toán Dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả - Quốc lộ 1, nối Phú Yên, Khánh Hòa theo hình thức BOT và BT.

Theo thông tin của baodautu.vn, sáng 24/11, Kiểm toán Nhà nước tổ chức công bố và triển khai Quyết định số 1631/QĐ – KTNN ngày 12/11/2020 của Tổng kiểm toán Nhà nước về việc kiểm toán hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư Dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả - Quốc lộ 1, tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa theo hình thức hợp đồng BOT và BT.

Hầm đường bộ qua Hải Vân 2 - một hạng mục quan trọng tại Dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả.

Hầm đường bộ qua Hải Vân 2 - một hạng mục quan trọng tại Dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả.

Mục tiêu của lần kiểm toán này là xác định tính đúng đắn, trung thực, chính xác của Báo cáo tài chính (nguồn vốn, thực hiện đầu tư xây dựng) của Dự án; đánh giá việc tuân thủ pháp luật, chế độ quản lý đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng BOT và BT, chế độ tài chính, kế toán; đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư; phát hiện những tồn tại, bất cập cơ chế, chính sách để kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung; phát hiện kịp thời các hành vi tham nhũng, lãng phí, sai phạm trong quá trình thực hiện Dự án để kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.

Phạm vi kiểm toán được ấn định là từ khi triển khai đến ngày 31/10/2020 và các thời kỳ, trước, sau có liên quan.

Dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả (gồm hầm Đèo Cả và hầm Cổ Mã) đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, Bộ GTVT đã phê duyệt dự án đầu tư vào tháng 1/2012 với tổng mức đầu tư 15.603 tỷ đồng, đầu tư theo hình thức BT và BOT, trong đó hầm Đèo Cả có kinh phí đầu tư 10.555 tỷ đồng, thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT; sử dụng 3 trạm thu phí Bàn Thạch (nay là trạm An Dân), Đèo Cả (đặt tại phía Bắc hầm Đèo Cả) và trạm Ninh An (nay là trạm Ninh Lộc) để hoàn vốn đầu tư BOT. Hầm Cổ Mã, đường dẫn và kinh phí giải phóng mặt bằng có kinh phí khoảng 5.048 tỷ đồng, thực hiện theo hình thức hợp đồng BT (sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thanh toán trong vòng 10 năm tạm tính từ năm 2017 đến đầu năm 2027).

Đối với phần vốn BT, tính đến năm 2013 ngân sách Nhà nước đã bố trí 90 tỷ đồng tạm ứng cho công tác giải phóng mặt bằng, còn lại 4.958 tỷ đồng chưa bố trí. Do nguồn vốn ngân sách Nhà nước khó khăn, tại Nghị quyết số 65/2013/QH13 ngày 28/11/2013 Quốc hội đã thông qua chủ trương bố trí 4.958 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014 - 2016 để thanh toán chi phí đầu tư BT (hầm Cổ Mã, đường dẫn và kinh phí giải phóng mặt bằng).

Trong quá trình thực hiện, Bộ GTVT đã phối hợp với Nhà đầu tư thực hiện rà soát, điều chỉnh quy mô, giải pháp thiết kế một số hạng mục nhằm bảo đảm hiệu quả đầu tư. Bộ GTVT đã điều chỉnh Dự án tại các Quyết định số 2025/QĐ-BGTVT ngày 30/5/2014, số 1844/QĐ-BGTVT ngày 22/5/2015. Sau khi điều chỉnh, tổng mức đầu tư giảm từ 15.603 tỷ đồng xuống còn 11.377 tỷ đồng (giảm khoảng 4.226 tỷ đồng; tương ứng phần vốn BT giảm từ 5.048 tỷ đồng xuống còn 3.868 tỷ đồng). Trên cơ sở nguồn vốn đã tiết giảm, Nhà đầu tư đã làm việc với các địa phương liên quan và đề xuất bổ sung hạng mục xây dựng hầm Cù Mông và hạng mục mở rộng hầm Hải Vân 2 vào Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả.

Trên cơ sở ý kiến các bộ, ngành và địa phương, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bổ sung hạng mục xây dựng hầm Cù Mông và hạng mục mở rộng hầm Hải Vân vào Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả tại các văn bản số 453/TTg-KTN ngày 2/4/2015 và số 735/TTg-KTN ngày 26/5/2015. Bộ GTVT đã phê duyệt đầu tư bổ sung hạng mục xây dựng hầm Cù Mông tại Quyết định số 2907/QĐ-BGTVT ngày 12/8/2015 và hạng mục mở rộng hầm Hải Vân tại Quyết định số 396/QĐ-BGTVT ngày 3/2/2016.

Trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 65/2013/QH13 ngày 28/11/2013 của Quốc hội về việc thanh toán vốn BT, phát sinh một số khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật. Cụ thể, theo quy định tại Thông tư số 166/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ Tài chính thì chỉ cho phép thanh toán vốn BT khi công trình phải hoàn thành, được bàn giao. Trong khi đó, theo tiến độ thực hiện tại hợp đồng đã ký, các công trình thuộc phần BT dự kiến hoàn thành cuối năm 2017. Như vậy, trường hợp giữ nguyên hình thức BT sẽ không thể giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ cho phần BT theo Nghị quyết 65/2013/QH13 của Quốc hội có thể gây lãng phí nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đã bố trí.

Để tháo gỡ khó khăn vướng mắc giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ, trên cơ sở đề xuất của Bộ GTVT tại văn bản số 16091/BGTVT-KHĐT ngày 3/12/2015, ý kiến của các Bộ, ngành và các địa phương liên quan, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 70/TTg-KTN ngày 12/01/2016 đồng ý về nguyên tắc chuyển đổi hình thức đầu tư hạng mục hầm Cổ Mã và đường dẫn trước đây thực hiện theo hình thức BT nay chuyển sang đầu tư theo hình thức BOT có sự tham gia vốn đầu tư của Nhà nước.

Như vậy, hình thức đầu tư ban đầu là BT & BOT đã được chuyển sang đầu tư theo hình thức BOT có sự tham gia vốn đầu tư của Nhà nước.

Sau khi bổ sung hạng mục hạng mục xây dựng hầm Cù Mông và hạng mục mở rộng hầm Hải Vân 2, tổng mức đầu tư của Dự án khoảng 26.154 tỷ đồng, gồm phần vốn Nhà nước tham gia là 5.048 tỷ đồng (gồm vốn NSNN là 90 tỷ đồng, vốn TPCP là 4.958 tỷ đồng; phần vốn nhà đầu tư huy động 21.106 tỷ đồng). Để bảo đảm hiệu quả tài chính, ngoài 3 trạm thu phí (An Dân, Đèo Cả và Ninh Lộc), Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 70/TTg-KTN ngày 12/01/2016 chấp thuận sử dụng các trạm Cù Mông, Nam Hải Vân, La Sơn - Túy Loan và trạm Phước Tượng - Phú Gia để hoàn vốn cho Dự án. Như vậy, dự án được sử dụng 07 trạm thu phí để hoàn vốn gồm: An Dân, Đèo Cả, Ninh Lộc, Cù Mông, Nam Hải Vân, La Sơn - Túy Loan và trạm Phước Tượng - Phú Gia.

Hiện nay, Dự án đã thông xe các hầm Đèo Cả, Cổ Mã, Cù Mông và đang tiến hành nghiệm thu, chuẩn bị đưa vào khai thác hầm Hải Vân.

Trước đó, vào tháng 9/2016, Kiểm toán Nhà nước đã có Quyết định số 1630/QĐ – KTNN kiểm toán Dự án và đến tháng 1/2017 đã có Thông báo số 136/TB – KTNN thông báo kết quả kiểm toán Dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả - Quốc lộ 1, tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa theo hình thức BOT và BT.

Bình Phước muốn giành quyền đầu tư cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành

UBND tỉnh Bình Phước vừa có tờ trình số 144/TTr – UBND gửi Thủ tướng Chính phủ về việc giao cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kêu gọi đầu tư Dự án đường cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành theo hình thức PPP.

Một đoạn đường Quốc lộ 14 qua TP.Đồng Xoài

Một đoạn đường Quốc lộ 14 qua TP.Đồng Xoài

Theo đó, UBND tỉnh Bình Phước muốn người đứng đầu Chính phủ xem xét, chấp thuận giao cho tỉnh này làm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để chủ động phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan triển khai các thủ tục của pháp luật kêu gọi đầu tư đường cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT (có sự hỗ trợ của Nhà nước).

Trong tờ trình 144, ông Trần Tuệ Hiền, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước cho biết, Bình Phước là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Vùng tam giác phát triển C-L-V; là cửa ngõ giao thương kết nối các tỉnh Tây Nguyên với các tỉnh Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh đồng thời có hơn 260 km đường biên giới tiếp giáp với Campuchia. Tuy nhiên, hệ thống giao thông của tỉnh hiện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, các tuyến giao thông kết nối liên kết vùng, khu vực vẫn còn hạn chế.

Theo Quy hoạch phát triển mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, tuyến cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành được quy hoạch đầu tư trong giai đoạn đến năm 2030. Nhằm hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, qua đó đẩy mạnh thu hút đầu tư trên địa bàn, theo UBND tỉnh Bình Phước, việc đầu tư TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành là rất cần thiết và cấp bách.

Điều đáng nói là tuyến cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành đang được Bộ GTVT giao Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hiện Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cùng đơn vị tư vấn thiết kế đang làm việc với các địa phương để rà soát hướng tuyến của tuyến đường.

Theo đó, đơn vị tư vấn đang cân nhắc 3 phương án đầu tư Dự án đường cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành. Phương án 1, tuyến có điểm đầu tại Bình Chuẩn, điểm cuối tại Chơn Thành đi theo hướng tuyến của của đường Mỹ Phước – Tân Vạn, có chiều dài 55,6 km, tổng mức đầu tư 33.000 tỷ đồng. Phương án 2, tuyến có điểm đầu tại nút giao An Phú, điểm cuối tại Chơn Thành, đi theo Tỉnh lộ 743, 745, có tổng mức đầu tư khoảng 27.500 tỷ đồng. Phương án 3, tuyến có điểm đầu tại Bình Chuẩn, điểm cuối tại Chơn Thành, đi trùng theo hành lang đường sắt quy hoạch TP.HCM – Lộc Ninh, có chiều dài 55,9 km, tổng mức đầu tư 21.600 tỷ đồng.

Giới đầu tư kỳ vọng khung pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động M&A

Những tranh luận xung quanh các điều khoản của Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư vẫn chưa hết nóng. Sẽ còn nhiều ý kiến gửi về cho Ban Soạn thảo tổng hợp, hoàn tất trước khi trình Chính phủ.

Chỉ còn hơn một tháng nữa, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp 2020 sẽ có hiệu lực, với hàng loạt quy định mới liên quan đến hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A). Dòng tiền chững lại bởi Covid-19 thời gian qua đang đón lõng các kế hoạch tái cơ cấu của doanh nghiệp, các tín hiệu phục hồi của nền kinh tế, cũng như xu hướng chuyển dịch các chuỗi cung ứng nhờ sự xuất hiện của những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên.

Lúc này, giới đầu tư đang cần các quy định, thủ tục cụ thể, minh bạch, rõ ràng và thống nhất để nhanh chóng hiện thực hóa cơ hội kinh doanh.

Việc lựa chọn hình thức đầu tư phụ thuộc hoàn toàn vào nhà đầu tư, những người sẽ phải trả lời cho câu hỏi đổ tiền vào đâu, như thế nào để sinh lời.

M&A là sự lựa chọn đang được cho là hấp dẫn trong bối cảnh cơ hội đầu tư, kinh doanh không nhiều, không rõ ràng, nên cần quyết định nhanh, gọn và tiết kiệm chi phí.

Nhưng để hoàn thiện quy trình này, bên cạnh cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy; các cuộc đàm phán, ký kết hợp đồng giữa các bên, sự thành công của M&A được quyết định rất lớn bởi thủ tục liên quan. Lý do là hoạt động của một dự án liên quan rất nhiều nội dung, lĩnh vực thuộc nhiều cơ quan quản lý khác nhau, đặc biệt là các nghĩa vụ liên quan đến thuế, công nợ, tài sản, quan hệ đối tác, đất đai, các chính sách ưu đãi hay điều kiện kinh doanh phải tuân thủ.

Nếu quy trình, thủ tục không rõ ràng, thì nhà đầu tư sẽ không nhìn thấy con đường phải đi để kết thúc quy trình M&A. Rất có thể, họ sẽ ngần ngừ khi bước chân vào cho dù cơ hội ở trước mắt.

Không chỉ doanh nghiệp, nhà đầu tư, chính cơ quan quản lý cũng cảm thấy khó khăn khi phải quyết định nhiều nội dung được quy định rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật với những quy trình khác nhau, chưa kể các cam kết trong nhiều hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương đang dày lên theo bước hội nhập sâu rộng hơn của nền kinh tế. Trên thực tế, không ít thương vụ M&A phải chờ đợi khá lâu để các cơ quan quản lý nhà nước đưa ra ý kiến của mình. Điều này đã tác động tiêu cực tới các bài toán kinh doanh của doanh nghiệp.

Cho tới thời điểm này, các quy định hiện hành mới đã làm rõ hình thức góp vốn, mua cổ phần, chuyển nhượng dự án. Nhưng những hình thức M&A mới mở ra, đang được giới đầu tư đặc biệt quan tâm, gồm tổ chức lại, hợp nhất, chia tách dự án, cũng như cơ chế ưu đãi đặc thù cho hoạt động M&A trong lĩnh vực khởi nghiệp, sáng tạo đang chờ Chính phủ hướng dẫn chi tiết.

Có nhiều câu hỏi được đặt ra. Đó là điều kiện nào để được công nhận là M&A trong lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo để được hưởng ưu đãi? Đó là thủ tục hợp nhất, chia tách sẽ được nhà đầu tư thực hiện bắt đầu từ đâu, hồ sơ ra sao, trong thời gian bao lâu, có cần phải thực hiện quy trình chấp thuận đầu tư hay không?... Ngay cả thủ tục góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài cũng cần làm rõ thêm sau khi Luật Đầu tư đã bỏ thủ tục cho các hoạt động mua bán không làm thay đổi cơ cấu sở hữu trong doanh nghiệp...

Rõ ràng, giới đầu tư thực sự trông chờ vào cơ hội từ hoạt động M&A và trông chờ vào sự rõ ràng, minh bạch của cơ chế, chính sách.

Cần nhìn nhận Đồng bằng sông Cửu Long ở góc độ cơ hội phát triển

Để phát triển ĐBSCL thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động, hiệu quả cao, cần nhìn nhận khu vực này ở góc độ cơ hội phát triển, chứ không phải một vùng đầy rẫy khó khăn.

Kết luận Hội thảo tham vấn về Định hướng phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa tổ chức tại TP. Cần Thơ cuối tuần qua, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết: “Các vấn đề lớn về quy hoạch phát triển vùng sẽ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các chuyên gia tư vấn ghi nhận, báo cáo tại Hội nghị trong tuần tới giữa Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư với lãnh đạo các tỉnh, thành phố ĐBSCL trước khi đưa ra quyết định cuối cùng cho quy hoạch cảng nước sâu hay các vấn đề liên quan”.

Trước đó, chia sẻ tại Hội thảo, ông Nguyễn Thanh Hải, Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam (SISP) cho rằng, do nằm kề cận khu vực kinh tế phát triển nhất là TP.HCM và vùng Đông Nam bộ, nên ĐBSCL có thuận lợi lớn nếu liên kết tốt với hai vùng. Ngược lại, ĐBSCL sẽ gặp bất lợi không nhỏ khi nguồn nhân lực có chất lượng sẽ di cư theo sức hút kinh tế, xã hội của vùng có sức mạnh phát triển lớn hơn.

Đại diện lãnh đạo tỉnh Kiên Giang cho rằng, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chính là hạn chế của ĐBSCL trong giai đoạn vừa qua. Đây được xem là vùng có nguồn lao động dồi đào, nhưng trình độ, năng lực và năng suất lao động còn thấp, tình trạng di cư khỏi vùng để tìm việc làm là vấn đề xã hội rất đáng báo động… Vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các đơn vị tư vấn xây dựng quy hoạch ĐBSCL cần dự báo nhu cầu lao động từng thời kỳ, đề xuất giải pháp đào tạo, nâng cao trình độ nghề đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế chính của vùng.

Nhìn chung, ĐBSCL còn nhiều thách thức cho quá trình phát triển liên quan đến nước, sức ép biến đổi khí hậu, cơ cấu sản xuất phát triển của vùng đang làm cho tốc độ phát triển của vùng chậm lại so với các khu vực khác…, nhưng Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng, cần nhìn nhận khu vực này ở góc độ cơ hội phát triển, chứ không phải một vùng đầy rẫy khó khăn.

Ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đề xuất, Quốc hội cần ban hành Nghị quyết về cơ chế chính sách đặc thù phát triển vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó thu hút, ưu đãi các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư công nghệ vào ngành công nghiệp chế biến… Lý do là, tăng trưởng kinh tế vùng trong các năm qua đang chậm lại, nếu không muốn nói là đang tụt hậu so với các vùng trên cả nước; ĐBSCL là vùng chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu.

Quy hoạch là định hướng phát triển tương lai và chỉ có liên kết, hợp tác xuyên suốt từ bộ, ngành đến các địa phương mới có thể cùng nhau giải quyết, cùng phát triển, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư vốn đã rất hạn chế trong thời gian qua của ĐBSCL.

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đánh giá, bản chất quy hoạch tích hợp là quy hoạch tập hợp nhiều nội dung mâu thuẫn, nên vấn đề giải quyết các mâu thuẫn, đánh đổi giữa các ngành, địa phương phải được xem xét và giải quyết trong nội dung quy hoạch. Do đó, nội dung của quy hoạch phát triển ĐBSCL cần nhấn mạnh đến mục tiêu đạt được, lượng hoá các rủi ro và xây dựng kịch bản để đánh đổi.

Nhà đầu tư thích điện mặt trời nổi

Có 5 dự án điện mặt trời nổi với tổng quy mô 2.670 MWp vừa được Bộ Công thương đề nghị bổ sung vào quy hoạch điện hiện hành.

Danh sách 5 dự án điện mặt trời nổi được đề nghị này gồm Dự án Điện mặt trời nổi KN Srêpốk 3 tại tỉnh Đắk Lắk, quy mô là 380 MWp; Dự án Điện mặt trời nổi KN Ialy Gia Lai tại tỉnh Gia Lai, quy mô 500 MWp; Dự án Điện mặt trời nổi KN Ialy Kon Tum tại Kon Tum, quy mô 300 MWp; Dự án Điện mặt trời nổi KN Buôn Tua Srah tại tỉnh Đắc Nông, quy mô 390 MWp và Dự án Điện mặt trời nổi KN Trị An tại Đồng Nai, gồm 3 giai đoạn với quy mô 1.160 MWp.

Các dự án điện mặt trời nổi trên được UBND các địa phương liên quan đề xuất tới Bộ Công thương bổ sung vào quy hoạch điện trong thời gian từ ngày 19/9/2020 đến ngày 25/9/2020.

Trong văn bản thẩm định của Bộ Công thương cũng nhắc tới quy mô vốn đầu tư của các dự án này, với tổng cộng trên 40.000 tỷ đồng.

Cụ thể, Dự án Điện mặt trời nổi KN Srêpốk 3 có vốn đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng; Dự án Điện mặt trời nổi KN Ialy Gia Lai hơn 8.300 tỷ đồng; Dự án Điện mặt trời nổi KN Ialy Kon Tum hơn 3.100 tỷ đồng; Dự án Điện mặt trời nổi KN Buôn Tua Srah hơn 6.200 tỷ đồng và Dự án Điện mặt trời nổi KN Trị An lên tới hơn 18.000 tỷ đồng.

Như vậy, 5 dự án điện mặt trời nổi có quy mô công suất lên tới 2.670 MWp này cũng không thua kém mấy về công suất so với Nhà máy Thủy điện Sơn La (2.400 MW) - dự án được xem là lớn nhất khu vực ASEAN và có quy mô vốn đầu tư khoảng 60.000 tỷ đồng.

Các dự án trên cũng đã nhanh chóng được Bộ Công thương thẩm định theo từng dự án.

Với thực tế hiện nay đã gần cuối tháng 11/2020, nhưng Dự thảo Quy hoạch Điện VIII còn phải bổ sung và cập nhật lại một số nội dung và chưa được trình lên Chính phủ, nên việc tiếp tục phải trình bổ sung các dự án năng lượng tái tạo riêng lẻ như trường hợp 5 dự án điện mặt trời nói trên cũng là dễ hiểu.

Trước đó, Bộ Công thương đã từng đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam ưu tiên tính toán, xem xét khả năng giải tỏa công suất của 21 dự án điện mặt trời đã được thống nhất chủ trương bổ sung quy hoạch tại Thông báo số 221/TB-VPCP (ngày 1/7/2020).

Được biết, 21 dự án có tổng quy mô 1.163 MWp (tương đương 930 MW) được nhắc tới này là các dự án đã hoàn thành thẩm định để chuẩn bị cho thực hiện thí điểm cơ chế xác định giá cạnh tranh các dự án điện mặt trời giai đoạn sau ngày 31/12/2020.

Tuy nhiên, 21 dự án trên chỉ là một phần trong tổng số 124 dự án điện mặt trời với tổng công suất lên tới 10.862 MW đã được Bộ Công thương hoàn thành công tác thẩm định - bước đi cần thiết trước khi trình Chính phủ xem xét bổ sung vào quy hoạch điện hiện hành.

Bộ Công thương cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung quy hoạch các dự án điện mặt trời đã hoàn thành công tác thẩm định dự kiến thực hiện trên các hồ thủy điện và phương án đấu nổi để thực hiện cơ chế đấu thầu thí điểm hoặc thực hiện cơ chế DPPA (cho phép khách hàng sử dụng điện có cam kết hoặc mục tiêu sử dụng năng lượng sạch, phát triển bền vững).

Cho rằng, “trong bối cảnh một số dự án nguồn điện lớn chậm tiến độ, nguồn nước cho các nhà máy thủy điện giảm, nguồn cung than, khí gặp khó khăn sẽ dẫn tới khả năng hệ thống điện có thể thiếu điện sau năm 2021-2023 và các năm tiếp theo, nên việc xem xét bổ sung nguồn điện từ các dự án điện mặt trời vào lưới điện quốc gia là cần thiết”, nhưng trong góp ý cho 5 dự án điện mặt trời nổi nói trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đưa ra một số lưu ý.

Đó là, việc bổ sung các dự án vào Quy hoạch cần phải được nghiên cứu kỹ về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của các dự án để đảm bảo sự đồng bộ, liên kết, kế thừa với phương án phát triển trong thời gian tới của các ngành khác trên địa bàn như đất đai, phát triển hệ thống đô thị, nông thôn, các khu chức năng, phương án tổ chức lãnh thổ, phân bố dân cư…

Với các dự án được xây dựng, lắp đặt nổi trên mặt nước các hồ thủy điện gồm Srêpốk 3, Ialy, Buôn Tua Srah và Trị An, cần thực hiện việc đánh giá tác động của dự án trong quá trình vận hành (rửa tấm pin), thay thế, sửa chữa các thiết bị điện mặt trời và xử lý các tấm pin cũng như các thiết bị khác khi kết thúc dự án tới môi sinh, ảnh hưởng tới nguồn nước, nuôi trồng thủy sản của người dân, tưới tiêu, phát triển giao thông đường thủy… trên hồ.

Đồng thời, việc đầu tư xây dựng và vận hành các dự án này cần có sự phối hợp với các nhà máy thủy điện, nhằm đảm bảo không ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, điều hành và bảo vệ hồ chứa thủy điện.

Đặc biệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, đây là giai đoạn lập hồ sơ bổ sung quy hoạch, nên đề nghị chưa khẳng định nhà đầu tư trong trường hợp các dự án được Bộ Công thương đề xuất bổ sung quy hoạch. “Sau khi được quy hoạch, việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án cần tuân thủ theo các quy định pháp luật hiện hành; đề nghị UBND các tỉnh giám sát việc thực hiện của chủ đầu tư với các cam kết đầu tư khi được lựa chọn thực hiện các dự án theo quy định pháp luật hiện hành”, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói.

Hiện cả nước mới có Nhà máy Điện mặt trời nổi Đa Mi được xây dựng trên hồ thủy điện Đa Mi đã đi vào vận hành với công suất 47,5 MWp, giá trị đầu tư thực hiện là 1.226 tỷ đồng, bao gồm thuế.

Đây cũng là dự án vay vốn của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) khi đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế như giám sát chất lượng nước và thủy sinh tại hồ Đa Mi thông qua việc thực hiện đo các chỉ số về hóa học, vật lý và sinh học 3 tháng/lần, hay lắp các thiết bị bảo vệ các cá thể chim trời dọc đường dây truyền tải của dự án.

Vốn FDI vào Hải Phòng, Quảng Ninh giữ nhịp tăng trưởng

Trong tháng 11/2020, Hải Phòng, Quảng Ninh liên tiếp đón nhận những tín hiệu tích cực trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Theo số liệu mới công bố của Cục Thống kê Hải Phòng, trong 10 tháng năm 2020, chỉ số phát triển sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 14,18% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng đến 15,72%, đóng góp 14,39 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung.

Hải Phòng, Quảng Ninh liên tiếp đón nhận những tín hiệu tích cực trong thu hút FDI.

Hải Phòng, Quảng Ninh liên tiếp đón nhận những tín hiệu tích cực trong thu hút FDI.

Có thể thấy, mảng công nghiệp chế biến, chế tạo của Hải Phòng đang có sự tăng trưởng mạnh và trở thành trụ cột cho tăng trưởng kinh tế của Thành phố trong năm 2020. Đây cũng là lĩnh vực thế mạnh của Hải Phòng, nhất là trong thu hút vốn FDI.

Tính đến ngày 15/10/2020, Hải Phòng có 747 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký gần 18,6 tỷ USD. Từ đầu năm đến ngày 15/10/2020, toàn Thành phố có 61 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư 502,26 triệu USD và 19 dự án điều chỉnh tăng vốn với vốn tăng là 325,82 triệu USD. Các dự án mới và tăng vốn cũng chủ yếu thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Đối với Quảng Ninh, quý II/2020, tăng trưởng kinh tế của tỉnh này giảm mạnh ở mọi mặt do tác động của Covid-19. Song ngay sau đó, bằng mọi giải pháp, Quảng Ninh đã nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng. Đến thời điểm hiện tại, theo tính toán, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2020 của tỉnh này sẽ cơ bản hoàn thành.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 của Quảng Ninh sẽ đạt mức 2 con số, ước tăng 10%. Với tốc độ tăng trưởng này, Quảng Ninh là một trong số ít địa phương có mức tăng trưởng cao trong cả nước. Trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng là động lực chính đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, với tốc độ tăng trưởng ước đạt 10,4%. Tổng thu ngân sách nhà nước cả năm ước đạt 49.300 tỷ đồng, bằng 103% dự toán, tăng 7% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa đạt 37.000 tỷ đồng, xuất nhập khẩu khoảng 12.300 tỷ đồng.

Các chỉ số về dòng vốn đầu tư đều tăng. Trong đó, tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt trên 85.300 tỷ đồng, tăng 11,3% so với cùng kỳ; cấp mới, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 52 dự án có vốn đầu tư trong nước và nước ngoài với tổng mức đăng ký đạt trên 22.300 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ năm trước.

Hải Phòng đã khẳng định được vị thế là thành phố cảng quốc tế, là trung tâm công nghiệp lớn của cả nước, đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của khu vực phía Bắc, với hệ thống cảng biển, hạ tầng giao thông được đầu tư mạnh, đồng bộ và hiện đại.

Với những ưu thế đó, Hải Phòng từ lâu đã là điểm sáng trên bản đồ bất động sản công nghiệp Việt Nam. Đồng thời, việc thu hút được nhiều tập đoàn kinh tế, nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực chế tạo đã đưa Hải Phòng thành trung tâm công nghiệp của miền Bắc.

Mới đây, ngày 14/11, Universal Scientific Industrial (USI) đã chính thức khởi công xây dựng nhà máy sản xuất mới, với tổng vốn đầu tư 200 triệu USD cho giai đoạn I trong Khu công nghiệp DEEP C Hải Phòng. USI sẽ sản xuất bảng mạch điện tử của các thiết bị đeo (đồng hồ, điện thoại, tai nghe) để cung cấp cho các thương hiệu điện tử hàng đầu thế giới. Dự kiến, USI sẽ tăng vốn đầu tư lên 400 triệu USD trong giai đoạn tiếp theo.

Việc thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực chế tạo đã đưa Hải Phòng thành trung tâm công nghiệp của miền Bắc.

Ông Bùi Ngọc Hải, Phó trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế TP. Hải Phòng cho biết, dự án này sẽ giúp thu hút thêm nhiều dự án công nghệ cao đến với DEEP C. Đồng thời, kỳ vọng USI sẽ trở thành nhà sản xuất chủ lực trong ngành sản xuất thiết bị điện tử đang lên của TP. Hải Phòng thông qua việc hình thành một trung tâm sản xuất mới, đóng góp vào sự phát triển của chuỗi cung ứng điện tử.

Để sẵn sàng đón dòng vốn FDI, Đại hội Đại biểu Đảng bộ Hải Phòng nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra mục tiêu là từ nay tới năm 2025, Hải Phòng sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng mới 15 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích hơn 6.400 ha tại 8 quận, huyện. Trong đó, huyện thuần nông Tiên Lãng sẽ xây dựng 3 KCN (hơn 1.450 ha), huyện Vĩnh Bảo mở thêm 3 KCN (900 ha).

Với tiến độ như hiện nay, cùng với các cam kết và hành động quyết liệt về thủ tục, Hải Phòng phấn đấu tới năm 2025 sẽ lấp đầy 12 KCN hiện có (hơn 4.400 ha) và khai thác 30% công suất các KCN mới.

Trong khi đó, ngày 17/11, Quảng Ninh đã chúc mừng Tập đoàn Foxconn đón lô sản phẩm linh kiện điện tử đầu tiên sau đúng 1 năm triển khai dự án tại KCN Đông Mai (thị xã Quảng Yên).

Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm, nhà máy của Foxconn tại KCN Đông Mai sẽ sản xuất khoảng 20.000 màn hình tinh thể lỏng công nghệ cao. Trong năm 2021, nhà máy sẽ sản xuất khoảng 1 triệu màn hình tinh thể lỏng và ti vi, với kim ngạch xuất khẩu khoảng 250 triệu USD và sẽ tiếp tục nâng kim ngạch xuất khẩu lên 500 triệu USD, rồi 1 tỷ USD trong những năm tiếp theo.

Cùng ngày, tỉnh Quảng Ninh đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 9 doanh nghiệp FDI với tổng vốn đăng ký 160 triệu USD. Cả 9 dự án đều thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và sẽ tạo việc làm ổn định cho gần 4.000 lao động địa phương.

Những động thái mới trong thu hút đầu tư FDI của Quảng Ninh trong thời gian gần đây đang dần cụ thể hóa chủ trương cơ cấu lại khu vực công nghiệp, phát triển nhanh và bền vững công nghiệp chế biến, chế tạo.

Đắk Nông kêu gọi đầu tư vào 95 dự án

UBND tỉnh Đắk Nông vừa ban hành quyết định phê duyệt danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2020 - 2025.

Tỉnh Đắk Nông kêu gọi đầu tư 95 dự án trong giai đoạn 2020 - 2025.

Tỉnh Đắk Nông kêu gọi đầu tư 95 dự án trong giai đoạn 2020 - 2025.

Theo đó, danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2020 - 2025 là 95 dự án. Trong đó lĩnh vực thương mại, du lịch và hạ tầng đô thị có 40 dự án. Hai lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn có 20 dự án. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp, hạ tầng khu, cụm công nghiệp có 19 dự án. Trong `lĩnh vực xã hội hóa có 16 dự án.

Đáng chú ý, trong số các dự án này, có nhiều dự án cần số vốn đầu tư lớn như: Dự án chăn nuôi heo tập trung tại huyện Cư Jút, quy mô 100 ha, vốn đầu tư 500 tỷ đồng; Nhà máy sản xuất dây cáp điện ở Khu công nghiệp Nhân Cơ (Đắk R’lấp) vốn đầu tư 350 tỷ đồng; Khu du lịch sinh thái thác Liêng Nung, xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) quy mô 250 - 300 ha, vốn đầu tư khoảng 500 - 700 tỷ đồng; Dự án khu dân cư số 2, phường Nghĩa Trung (Gia Nghĩa) quy mô 50 ha, tổng vốn đầu tư 500 tỷ đồng…

Để tạo thuận lợi và thu hút nhà đầu tư tham gia thực hiện các dự án trên, UBND tỉnh Đắk Nông yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các sở, ngành và địa phương xây dựng tài liệu xúc tiến cụ thể và cung cấp thông tin rộng rãi từng dự án; tham mưu UBND tỉnh quy trình để các doanh nghiệp đầu tư vào từng hạng mục cụ thể; tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai dự án…

Hạnh Nguyên (tổng hợp)
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục