Trong những năm qua, DXG liên tục gia tăng vay nợ để tài trợ cho dự án, nếu như năm 2016 chỉ có 684,1 tỷ đồng, chiếm 12,3% tổng nguồn vốn thì tới 31/12/2019 đã là 4.399,7 tỷ đồng, chiếm 22,13% tổng tài sản.
Việc dư nợ tăng lên cũng đã kéo theo chi phí tài chính tăng theo, năm 2016 chi phí lãi vay là 32 tỷ đồng, chiếm 1,27% tổng doanh thu thì năm 2019 là 198,5 tỷ đồng, chiếm 3,41% tổng doanh thu.
Có thể thấy, trước áp lực khó khăn của dịch COVID-19, áp lực giảm giá bất động sản đang gây sức ép lên các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. DXG không nhưng gặp áp lực này, mà còn đang đối mặt với thách thức chi phí tài chính chiếm ngày một cao trong cơ cấu doanh thu, đặc biệt nếu như thị trường bất động sản khó khăn, chi phí lãi vay sẽ là chi phí cố định đối với doanh nghiệp.
Điểm chú ý, trong báo cáo của doanh nghiệp tỷ trọng khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn ngày một tăng, đó là hệ quả của việt ghi nhận doanh thu mà không ghi nhận dòng tiền về doanh nghiệp. Trong 4 năm trở lại đây, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp liên tục âm, năm 2019 âm tới 1.646 tỷ đồng.
Có thể thấy, để bổ sung nguồn vốn kinh doanh thâm hụt, cũng như quá trình mở rộng, doanh nghiệp liên tục huy động vốn từ chủ sở hữu và vốn vay để tài trợ, đẩy sự mất cân bằng tài chính ngày một xấu đi trong mắt giới đầu tư, đặc biệt giai đoạn 2016-2018 được cho là giai đoạn thuộc lợi của BĐS và kể từ giai đoạn 2020-2020 sẽ có nhiều thách thức hơn với ngành.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/4, cổ phiếu DXG giao dịch mức giá 8.890 đồng/cp, với mức P/E là 4,72 lần và giá trị sổ sách là 17.753 đồng/cp. Lượng tiền mặt tính tới 31/12/2019 chỉ còn 1.099 tỷ đồng, chiếm 5,53% tổng tài sản và khoản mục người mua trả tiền trước chỉ có 907,8 tỷ đồng, chiếm 4,57% tổng nguồn vốn.
Như vậy có thể thấy, của để dành của doanh nghiệp còn không đáng kể, trong khi đó hoạt động kinh doanh vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc dòng tiền tiếp tục mô hình kinh doanh thâm hụt vốn bằng cách hút vốn bên ngoài từ nợ vay hoặc phát hành tăng vốn bổ sung vào.