Đất nước đầu tiên cấm cửa Facebook vì tin tức giả mạo

Papua New Guinea trở thành đất nước đầu tiên chặn Facebook tới một tháng để điều tra vấn nạn tin giả và người dùng giả mạo.
Xu hướng cấm hoặc hạn chế Facebook lan rộng chắc chắn sẽ khiến CEO Mark Zuckerberg đau đầu. Xu hướng cấm hoặc hạn chế Facebook lan rộng chắc chắn sẽ khiến CEO Mark Zuckerberg đau đầu.

Chính phủ Papua New Guinea vừa ra quyết định sẽ chặn hoàn toàn Facebook trong vòng một tháng. Bộ trưởng Truyền thông của nước này, ông Sam Basil, cho biết khoảng thời gian một tháng là để các cơ quan điều tra, nghiên cứu người dùng và tìm ra cách khắc phục các vấn đề bao gồm tin giả, người dùng giả và lan truyền nội dung khiêu dâm.

“Khoảng thời gian này giúp chúng tôi thu thập thông tin để tìm và lọc những người đứng sau các tài khoản giả mạo, người dùng đăng ảnh khiêu dâm hay lan truyền thông tin giả mạo, sai sự thật. Điều này giúp cho những người dùng với danh tính thật có thể sử dụng mạng xã hội một cách có trách nhiệm”. 

Trước đó, ông Basil từng bày tỏ lo ngại về việc hàng chục triệu người dùng Facebook bị lộ thông tin sau scandal Cambridge Analytica. Ông cho rằng chính phủ chưa phân tích được những điểm lợi và hại của Facebook, cũng như chưa đưa ra được khuyến cáo cho người dùng.

Chính phủ Papua New Guinea sẽ nghiên cứu trường hợp của các quốc gia khác để đưa ra giải pháp phù hợp cho Facebook. Có khả năng nước này sẽ tự phát triển một mạng xã hội cho công dân với yêu cầu về danh tính khắt khe hơn. 

Đất nước đầu tiên cấm cửa Facebook vì tin tức giả mạo ảnh 1

Facebook đã bị chặn từ lâu ở Trung Quốc, bất chấp những nỗ lực xây dựng hình ảnh của ông Zuckerberg 

Đây không phải đất nước đầu tiên cấm hoặc hạn chế sử dụng Facebook.

Tuy nhiên ở các quốc gia khác, như Trung Quốc hoặc Iran, mạng xã hội bị cấm do chính sách kiểm duyệt thông tin hoặc lo ngại về ảnh hưởng trước các cuộc bầu cử. Đây là một trường hợp khá đặc biệt, theo tiến sĩ Aim Sinpeng của Đại học Sydney.

“Tôi không rõ họ muốn làm được gì trong vòng một tháng, và vì sao lại phải cấm Facebook. Họ có thể nghiên cứu mà không cần cấm hẳn. Chính phủ sẽ thu thập dữ liệu gì?"

Theo bà Sinpeng, chỉ có khoảng 12% người dân Papua New Guinea sử dụng Internet, do vậy tỷ lệ dân số Facebook chắc chắn không nhiều. Có lẽ Facebook sẽ sớm được hoạt động trở lại, nhưng động thái trên thể hiện xu hướng đáng lo ngại đối với mạng xã hội này.


Theo Zing

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục