Bằng việc triển khai danh mục này, Siemens đã giúp VinFast đạt được kế hoạch sản xuất ô tô với việc xây dựng nhà máy, thiết kế ô tô và bắt đầu sản xuất chỉ trong thời gian 21 tháng, vượt xa thời hạn đặt ra vốn dĩ đã rất tham vọng trước đó.
Đây chỉ bằng một nửa thời gian trung bình để xây dựng một nhà máy sản xuất tương tự.
Nhà máy của VinFast tại Hải Phòng đã chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6 năm 2019 và có tổng công suất thiết kế lên đến 250.000 ô tô mỗi năm.
Trước tiên nhà máy sản xuất xe máy điện, dòng xe ô tô hạng nhỏ, mẫu sedan và mẫu SUV (dòng xe thể thao đa dụng). Tiếp theo, VinFast sẽ tiến hành sản xuất xe ô tô chạy bằng pin và xe buýt điện.
Toàn bộ chuỗi giá trị đã được tích hợp và số hóa nhờ vào Danh mục Doanh Nghiệp Số, mà cụ thể là danh mục sản phẩm phần mềm Xcelerator và Tự động hóa Tích hợp Toàn diện (TIA). Xcelerator cho phép tạo ra mô hình bản sao số một cách chính xác nhất, kết hợp mô phỏng dựa trên mô hình với các dữ liệu thử nghiệm và các phân tích hiệu suất thực nhờ vào điều khiển biên thông minh.
VinFast hiện đang sử dụng phần mềm Teamcenter làm nền tảng kết hợp giữa quản lý vòng đời sản phẩm và phần mềm NX, là một giải pháp tích hợp hàng đầu trong thiết kế, sản xuất và lập trình trên máy tính (CAD/CAM/CAE), nhằm phát triển mô hình bản sao số của xe ô tô và sản xuất.
Teamcenter kết nối bản sao số nhờ vào dòng số hóa thống nhất, điều này giúp VinFast tăng tốc độ và tính linh hoạt trong việc phát triển, tối ưu hóa quy trình sản xuất và sử dụng những hiểu biết thu được trong quá trình hoạt động của sản phẩm và nhà máy để cải thiện hiệu suất trong tương lai.
Ngoài ra, VinFast cũng triển khai phần mềm Opcenter của Siemens (tên gọi cũ trước đây là Simatic IT Unified Architecture) để tăng tốc độ và chất lượng sản xuất.
Giải pháp MES này hỗ trợ sản xuất theo vòng khép kín bằng cách đưa dữ liệu sản xuất theo thời gian thực vào sản phẩm và hiệu suất của bản sao số và cho phép nhìn thấu suốt và cải tiến về thiết kế sản phẩm, vận hành sản xuất cũng như hiệu suất tổng thể.
Tự động hóa được thực hiện dưới mô hình linh hoạt của tự động hóa tích hợp toàn diện (TIA), được dùng để điều khiển và vận hành chuỗi quy trình sản xuất.
VinFast sử dụng mô hình cổng thông tin TIA để lập trình các nhiệm vụ tự động mặc định từ khâu ở xưởng dập cho đến phân xưởng lắp ráp. Simatic HMI được sử dụng rộng rãi ở nhiều nhà máy, cho phép các kỹ sư VinFast vận hành và giám sát tình trạng hoạt động của máy móc và toàn bộ hệ thống.
Với sản phẩm công nghiệp chuyên biệt của Siemens, VinFast có thể theo dõi và tra cứu các sản phẩm thiết bị cũng như tối ưu hóa dòng nguyên liệu. Hơn nữa, bộ điều khiển Sinumerik đảm bảo tính hiệu quả cao nhất trong hoạt động và chất lượng trong hệ thống máy móc truyền động.
Siemens cũng đồng thời cung cấp các danh mục sản phẩm khác bao gồm hệ thống thiết bị mạng, nguồn điện, sản phẩm điều khiển, thiết bị đóng cắt điện áp thấp, hệ thống phân phối năng lượng cũng như động cơ và biến tần.
Các bộ phần tự động hóa toàn diện từ Siemens đã góp phần giúp VinFast xây dựng nhà máy chất lượng cao theo tiêu chuẩn toàn cầu.
“VinFast và nhà máy sản xuất mới của họ là một ví dụ điển hình tuyệt vời cho thấy ngành công nghiệp ô tô đang thúc đẩy sự chuyển đổi số hóa trong ngành sản xuất như thế nào. Chúng tôi rất tự hào vì các giải pháp của mình đã góp phần tạo ra các dây chuyền sản xuất thực và ảo sử dụng các công nghệ tiên tiến để không ngừng tối ưu hóa trong toàn bộ vòng đời của thiết bị, và tất nhiên, tất cả đều cần được thực hiện với tốc độ kỷ lục”, Ông Bernd Mangler, Phó Chủ Tịch Giải pháp ô tô, Ban Công nghiệp số Siemens phát biểu.