Đàn voi rừng nghĩa hiệp quyết tâm giải cứu chú tê giác bị mắc kẹt khỏi "nanh vuốt" bầy sư tử đói

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình
Đàn voi rừng nghĩa hiệp quyết tâm giải cứu chú tê giác bị mắc kẹt khỏi "nanh vuốt" bầy sư tử đói

Trong giới tự nhiên hoang dã, loài động vật vừa thông minh, vừa giàu tình cảm nhất có lẽ là voi.

Chúng là loài động vật trên cạn lớn nhất thế giới. Hiện tại, họ nhà voi còn 3 giống loài còn sinh sống đó là voi châu Á, voi rừng và voi đồng cỏ châu Phi.

Chúng là loài động vật sống theo bầy đàn. Một đàn voi bao gồm đầu đàn là con voi cái già nhất, cùng các con voi cái và con của chúng. Voi đực thông thường sẽ rời đi khi được 10 - 15 tuổi. Chúng gia nhập các nhóm voi đực hoặc sống độc lập. Voi đực sau khi rời đàn vẫn giữ liên lạc với đàn gốc của chúng.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, voi là loài động vật sống rất tình cảm. Chúng thường xuyên thể hiện tình yêu thương với đồng loại bằng cách chào hỏi thông qua việc cuốn vòi vào nhau.

Không chỉ thế, voi còn là loài động vật rất được kính nể trong thế giới tự nhiên hoang dã. Do vậy, ở môi trường hoạt động của mình, voi gần như không có kẻ thù. Với vị thế và sức mạnh vốn có, chỉ những kẻ liều lĩnh, không tự lượng sức mới đi gây hấn cả voi châu Phi.

Với vóc dáng cao lớn cùng cân nặng khổng lồ của mình, voi châu Phi gần như không có đối thủ trên vùng thảo nguyên rộng lớn. Ngoài ra, chúng còn được các nhà khoa học đánh giá rất cao về trí tuệ tuyệt vời của mình.

Chính vì vậy, voi là loài động vật thường xuyên có những hành động "trượng nghĩa", ra tay giải cứu các các loài yếu thế giống như câu chuyện dưới đây.

Chị Kim Hathaway, chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, đã may mắn bắt gặp hình ảnh mà chắc trong cuộc đời làm nghề của mình không bao giờ có thể hình dung.

Hôm đó, trong chuyến đi đến hồ Aus trong Công viên Quốc gia Etosha, nhóm của Hathaway bỗng nhiên nhìn thấy một chú sư tử lấp ló từ xa. Rồi sau đó, cả đàn sư tử dần dần xuất hiện, tiến về phía hồ nước khiến tất cả mọi người vô cùng phấn khích. Chứng kiến cảnh này, Kim có cảm giác đàn sư tử đang chuẩn bị hành động, làm một điều gì đó.

Quả không sai, một con tê giác đen từ đâu phi nước đại, hùng hục chạy đến. Có lẽ cái nắng ở Namibian đã khiến con vật kiệt sức, do đó nó điên cuồng lao thẳng đến phần nước ít ỏi còn sót lại trong hồ. Sau khi thả mình xuống làn nước mát, con tê giác như được hồi sinh. Nó mải mê tận hưởng cảm giác khoan khoái đó mà mặc kệ tất cả mọi thứ xung quanh. Điều này đã bị đàn sư tử ở gần đó để ý.

Chúng bắt đầu lặng lẽ áp sát con tê giác. Bất thường ở chỗ, Kim không hề thấy con tê giác có động thái chống trả. Thì ra, hố nước sâu cùng với lớp bùn dày dưới đáy đã khiến tê giác bị mắc kẹt. Song, sư tử vẫn cảm nhận được sự nguy hiểm đến từ tê giác. Bởi vậy chúng không vội vàng tấn công mà thong thả tiếp cận.

Chuỗi những sự bất ngờ chưa dừng tại đó, một đàn voi đi ngang qua trông thấy sự việc bất bình và đã quyết định ra tay giải cứu tê giác. Trước sức mạnh không thể cản phá của voi, đàn sư tử không còn lựa chọn nào khác ngoài rút lui. Không những thế, bầy voi còn cố hết sức để cứu con tê giác. Công việc cứu trợ kéo dài hàng giờ đồng hồ, tuy nhiên chúng không thể nào tìm ra cách có thể kéo con tê giác lên. Cuối cùng, bầy voi vẫn phải để lại con tê giác trơ trọi đứng dưới hố.

Qui Ánh

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục