Dẫn đầu về hạ tầng, bất động sản Đông Sài Gòn tăng giá

(ĐTCK) Là “cửa ngõ” kết nối “tam giác vàng kinh tế” Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM…, khu Đông Sài Gòn bao gồm các quận 2, 9 và Thủ Đức đang được giới địa ốc mệnh danh là “ông vua tốc độ” của thị trường bất động sản phía Nam bởi sự phát triển nhanh chóng từ mạng lưới cơ sở hạ tầng. 
Là “cửa ngõ” kết nối “tam giác vàng kinh tế” Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM…, khu Đông Sài Gòn bao gồm các quận 2, 9 và Thủ Đức đang được giới địa ốc mệnh danh là “ông vua tốc độ” của thị trường bất động sản phía Nam bởi sự phát triển nhanh chóng từ mạng lưới cơ sở hạ tầng. 
Là “cửa ngõ” kết nối “tam giác vàng kinh tế” Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM…, khu Đông Sài Gòn bao gồm các quận 2, 9 và Thủ Đức đang được giới địa ốc mệnh danh là “ông vua tốc độ” của thị trường bất động sản phía Nam bởi sự phát triển nhanh chóng từ mạng lưới cơ sở hạ tầng. 
Là “cửa ngõ” kết nối “tam giác vàng kinh tế” Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM…, khu Đông Sài Gòn bao gồm các quận 2, 9 và Thủ Đức đang được giới địa ốc mệnh danh là “ông vua tốc độ” của thị trường bất động sản phía Nam bởi sự phát triển nhanh chóng từ mạng lưới cơ sở hạ tầng. 
 
Hưởng lợi từ tuyến Metro số 1, giá trị của Him Lam Phú An hiện đang gia tăng theo mức lũy tiến, thu hút cả giới đầu tư sành sỏi lẫn khách có nhu cầu ở thực Hưởng lợi từ tuyến Metro số 1, giá trị của Him Lam Phú An hiện đang gia tăng theo mức lũy tiến, thu hút cả giới đầu tư sành sỏi lẫn khách có nhu cầu ở thực

Hàng loạt công trình trọng điểm, hiện đại được quy hoạch đồng bộ để trở thành Trung tâm Tài chính - Thương mại - Dịch vụ cao cấp đã khiến bất động sản khu vực này liên tục dẫn đầu về lượng giao dịch cũng như biên độ tăng giá.

Cơn lốc đổ vốn vào khu Đông

Trong định hướng chiến lược phát triển đô thị chung, TP.HCM sẽ phát triển theo cả 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Song với lợi thế hướng mở là cửa ngõ kết nối của toàn vùng Nam bộ nên chính sách phát triển hạ tầng của Thành phố có vẻ như dồn mạnh hơn vào khu Đông.

Đến thời điểm hiện nay, hầu hết những công trình giao thông trọng điểm đều đi qua khu Đông như hầm sông Sài Gòn, đường Võ Văn Kiệt, cầu Thủ Thiêm, cầu Sài Gòn 2 nối từ trung tâm Thành phố với quận 2 và quận 9, hay đường Phạm Văn Đồng nối sân bay Tân Sơn Nhất với quận Thủ Đức…

Không chỉ thế, tuyến đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây cũng nối trực tiếp khu Đông với Đồng Nai, rồi dự án tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên (tuyến số 1) đang được đầu tư, dự kiến sẽ chính thức đưa vào khai thác vận hành năm 2020, cũng kéo dài xuyên suốt từ khu Đông vào trung tâm TP.HCM.

Theo sở Giao thông - Vận tải TP.HCM, trong năm 2017 - 2018, sẽ triển khai 3 dự án giao thông quan trọng thuộc tuyến đường Vành đai 2 với số vốn hơn 13.115 tỷ đồng. Trong đó, 2 dự án giao thông điểm của khu Đông cấp bách cần áp dụng cơ chế đặc thù để sớm hoàn thành là các đoạn từ cầu Phú Hữu đến xa lộ Hà Nội, từ nút giao Bình Thái đến đường Phạm Văn Đồng.

Sau khi các dự án này được triển khai sẽ giúp khép kín tuyến đường Vành đai 2 dài 69 km được xác định với lộ trình kết nối toàn vùng của khu Đông từ nút giao thông cầu vượt Gò Dưa (Quốc lộ 1, quận Thủ Đức) với nút giao thông cầu vượt Bình Phước (giao với Quốc lộ 13), cầu Rạch Chiếc của quận 9 và cầu Phú Mỹ của quận 2 sang quận 7.

Khách hàng hưởng lợi lớn từ hạ tầng

Sự bứt phá trong hạ tầng đã mang lại nhiều lợi ích rất lớn cho cư dân, giúp kết nối dễ dàng với không chỉ khu vực trung tâm thành phố mà còn với các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương… Đặc biệt, trong bối cảnh quỹ đất sạch trung tâm khan hiếm, giá bất động sản đắt đỏ, thì với khu Đông - nơi có không gian sống trong lành, tiềm năng gia tăng giá trị bất động sản to lớn đang là lựa chọn hàng đầu của khách hàng với tỷ lệ hấp thụ luôn đạt trên 90%. Không chỉ với người có nhu cầu về nhà ở, mà với khách đầu tư, khu Đông cũng đang có nhiều cơ hội sinh lời hấp dẫn bởi giá nhà đất không ngừng tăng cao.

Theo các chuyên gia, nếu cách đây chừng 5 năm, giá đất ở các quận trung tâm như Bình Thạnh, Phú Nhuận, quận 3… so với giá đất tại khu Đông chênh lệch khá cao, thì hiện nay, mức giá này xấp xỉ nhau, thậm chí nhiều khu vực ở các quận 9 và quận 2 còn cao hơn nhiều so với các quận trung tâm.

Theo phân tích của giới chuyên môn, việc giá đất tại khu Đông ngày càng tăng  là điều dễ hiểu với nguyên nhân chính yếu là do sự phát triển của hạ tầng đã làm cho thời gian di chuyển từ các quận của khu Đông vào TP.HCM được “rút ngắn” đáng kể. Qua khảo sát thực tế của Đầu tư Bất động sản thời gian qua, nhiều dự án tại khu Đông vừa được tung ra thị trường đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của khách hàng, trong đó có những dự án tăng giá khá tốt. Đặc biệt, những dự án căn hộ càng gần những tuyến đường lớn như Mai Chí Thọ, tuyến metro số 1, Nguyễn Duy Trinh... mức gia tăng dao động từ 10-30% so với cuối năm 2016.

Điển hình như dự án Him Lam Phú An (quận 9, TP.HCM) do Công ty Him Lam Land làm chủ đầu tư. Với hơn 1000 căn hộ, chỉ sau thời gian ngắn tung ra thị trường, dự án đã trở thành tâm điểm chú ý của thị trường khi hơn 98% căn hộ đã có chủ, với phần lớn khách hàng là giới trí thức trẻ.

Sức hấp dẫn lớn của dự án này một phần đến từ uy tín của chủ đầu tư, giá bán hợp lý từ 1,7 tỷ/căn 2 phòng ngủ, chính sách thanh toán linh hoạt kéo dài trong 6 năm, tiềm năng gia tăng giá trị và một yếu tố quan trọng nữa là lợi thế lớn trong kết nối hạ tầng giao thông. Him Lam Phú An chỉ cách tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên 350m thông qua nhà ga số 9, gần trục đường huyết mạch Xa lộ Hà Nội, Mai Chí Thọ.

Thêm nữa, dự án đang trong những bước hoàn thiện cuối cùng, dự kiến bàn giao vào tháng 6/2018 (sớm hơn kế hoạch 2 tháng) nên đối với các khách hàng có nhu cầu ở thực lẫn mua để đầu tư đều sẽ rất có lợi bởi sản phẩm đã thành hình và “thời gian chờ” ngắn.

Hotline Báo Đầu tư Bất động sản: 0966.43.45.46 Email:dautubatdongsan.vir@gmail.com

Tăng Triển
Báo Đầu tư Bất động sản

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục