Từ nỗ lực mưu sinh…
Đã từ lâu, câu chuyện “làm giàu” từ cây lúa của chàng nông dân trẻ Phạm Văn Sự (trú tại ấp Bắc Chan II, xã Tuyên Thạnh, thị xã Kiến Tường, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An) vẫn luôn được người dân nơi đây ca tụng và tiếp tục truyền lửa cho những người nông dân khác trong ấp.
Sinh ra trong một gia đình thuần nông nghèo, nhà đông anh em, bản thân anh Sự sớm chứng kiến cuộc sống vất vả, khổ cực của bố mẹ - những người nông dân chân lấm tay bùn. Lên lớp 11, khi cha đột ngột đổ bệnh, không có tiền học tiếp, anh quyết định nghỉ học tiếp nối nghề nông với mong muốn phụ giúp gia đình nuôi các em. Cứ thế, từ sáng sớm cho đến khi mặt trời khuất bóng, anh chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Quanh năm cày cuốc trên mảnh đất quê hương nhưng cái nghèo vẫn “đeo bám” cuộc sống gia đình anh như một nối ám ảnh.
Từ những trăn trở, ấp ủ làm giàu đã thôi thúc anh Sự quyết tâm đưa mảnh đất cằn cỗi thành miền đất hứa. Kinh nghiệm cha ông cùng những kiến thức được tích lũy từ những lần tham gia lớp tập huấn kiến thức nông nghiệp, Hội thảo về kỹ thuật trồng trọt - phân bón, hay các câu lạc bộ nhà nông trẻ… đã tạo cơ hội cho anh Sự thử nghiệm và tìm thấy phương pháp kỹ thuật chăm sóc cũng như bón phân hiệu quả nhất.
“Những buổi hội thảo, lớp hướng dẫn từ phía Đạm Cà Mau đã giúp rất nhiều cho người nông dân như tôi hiểu biết về phân bón, đất đai và các kỹ thuật canh tác nhằm sử dụng phân bón hợp lý, tiết kiệm chi phí. Đây thực sự là một cầu nối gắn kết nhà nông, phổ biến kiến thức cần thiết cho những người ít có điều kiện tiếp cận đến khoa học kỹ thuật, các nghiên cứu khoa học, các ứng dụng mới trên thế giới”, anh Sự bộc bạch.
Biến sỏi đá thành“vàng”
Làm sao để gia tăng năng suất, tiết kiệm chi phí trong quá trình canh tác để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất là nỗi băn khoăn thường ngày của anh Sự, trong khi giá nông sản khá bấp bênh, chi phí nhân công ngày càng cao, biến đổi khí hậu thất thường... đang khiến cho nhiều nông dân như anh Sự đứng ngồi không yên.
Không đi theo “lối mòn” của nhiều người nông dân khác, anh Sự tìm cách cải thiện năng suất lúa bằng cách áp dụng hài hòa các yếu tố: thời tiết, kỹ thuật và phân bón…một cách hiệu quả nhất. Với mô hình trồng lúa mới, anh Sự không chỉ chú trọng các khâu kỹ thuật chọn giống, gieo trồng, tưới xả…mà việc lựa chọn phân bón cũng được anh tìm hiểu kỹ và sử dụng rất hiệu quả.
Ông Bùi Minh Tiến, Tổng giám đốc Đạm Cà Mau (bìa phải) đến thăm hỏi mô hình trồng lúa của gia đình anh Sự sau khi anh thắng lớn từ chương trình Hạt Ngọc Mùa Vàng -Gửi ngàn tri ân
Chia sẻ về những kinh nghiệm khởi nghiệp, anh Sự tâm sự: “Vài năm về trước, tôi chỉ trồng lúa theo kinh nghiệm cha ông ngày xưa còn kiến thức phân bón gần như mù mờ. Phần lớn lúc đó chủ yếu sử dụng phân bón Trung Quốc vì rẻ nên hiệu quả năng suất rất thấp. Nhưng từ khi thị trường phân bón đa dạng mẫu mã hơn tôi lại loay hoay không có kiến thức để lựa chọn loại phân bón nào phù hợp. Cho đến khi tôi may mắn được sử dụng Đạm Cà Mau thì mọi thứ thay đổi hoàn toàn.Khi Đạm Cà Mau cho hiệu quả năng suất lúa tốt qua từng năm, gia đình tôi càng thêm tin tưởng và quyết định gắn bó với nó như một người bạn của nhà nông”.
Nếu như trước đây, năng suất và thu nhập từ 5 ha ruộng của gia đình anh Sự thường rất thấp, thì nay sử dụng phân bón hiệu quả đạt được 6 tấn/hec-ta mang đến cuộc sống sung túc. Theo anh Sự, đối với mỗi thời kỳ tăng trường của cây lúa sẽ sử dụng Đạm Cà Mau để chăm bón theo liều lượng phù hợp. Tất cả thành quả mà gia đình anh Sự có được như ngày hôm nay chính là nhờ sự tích lũy kinh nghiệm và áp dụng đúng phương pháp trong mô hình nông nghiệp trồng lúa hiện đại, năng suất thu hoạch lúa của gia đình anh Tâm tăng nhanh vượt trội.
Năm 2016, anh Sự may mắn nhận được một món quà là chiếc máy kéo trị giá 500 triệu đồng khi đạt giải đặc biệt trong chương trình “Hạt Ngọc Mùa Vàng – Gởi ngàn tri ân” do Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau trao tặng vì những nỗ lực và thành quả mà anh gây dựng được.
“Chiếc máy cày vốn là người bạn đồng hành cùng nhà nông như chúng tôi. Nhưng với những người nông dân nghèo thì việc mua được nó cũng là một giấc mơ vì quá đắt. Tôi xem chiếc máy kéo được tặng như một phần thưởng cho những ngày tháng cơ cực đã trải qua để đạt được thành công như hôm nay. Từ khi có máy kéo, tôi sử dụng cho những mùa vụ của gia đình mình và kéo thuê cho những hộ khác để kiếm thêm thu nhập. Nếu không có chiếc máy kéo được tặng, có lẽ công việc và thu nhập của gia đình tôi không tăng lên nhiều như thế”, anh Sự chia sẻ.
Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, ý chí và hoài bão cùng sức trẻ đã tiếp động lực để Phạm Văn Sự thực hiện ước mơ của mình. Với tinh thần dám nghĩ dám làm và sự nỗ lực biết vươn lên, anh Sự đã biến mảnh đất bạc màu trở nên xanh tươi, trù phú do chính anh chăm bón. Câu chuyện khởi nghiệp của anh nông dân trẻ Phạm Văn Sự là minh chứng thành công cho những ước mơ làm giàu từ “đất”.
Có lẽ, ở bất cứ nơi đâu, gương sáng tiêu biểu như anh Sự sẽ là những viên gạch hồng chung tay, góp sức làm khởi sắc diện mạo quê hương. Đây cũng là định hướng mà thương hiệu Đạm Cà Mau hướng tới trong năm 2017 và những năm tiếp theo với mong muốn đồng hành, gắn kết giá trị bền vững với thế hệ nông dân trẻ hôm nay cùng viết nên những câu chuyện nuôi dưỡng ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê mình.