Nguyên nhân do chỉ có 142 cổ đông, tương đương tỷ lệ 42,57% cổ đông có quyền biểu quyết tham dự Đại hội, trong khi muốn tiến hành được ĐHCĐ thường niên lần 2 cần có 52% tỷ lệ cổ phần của cổ đông tham dự.
Trước đó, Eximbank đã tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2020 vào sáng ngày 30/6 và đã bị hủy do tỷ lệ cổ đông tham dự chỉ có 17,54%.
Chiều cùng ngày 30/6, Eximbank tiến hành ĐHCĐ bất thường nhưng cũng bị hủy do đến 14h30, tỷ lệ cổ đông tham dự chỉ có 51,92%, không đủ 65% như quy định.
Điều đáng nói là đơn tố cáo được gửi đi trong bối cảnh tranh chấp quyền lực ở Eximbank không có dấu hiệu hạ nhiệt, ngược lại ngày một nóng hơn giữa các nhóm cổ đông lớn và ngay trong nội bộ Hội đồng quản trị.
Một trong những nội dung quan trọng trong kỳ đại hội đồng tổ chức năm 2020 là bầu ra thành viên HĐQT nhiệm kỳ mới năm 2020 – 2025 với đề xuất tăng thêm 2 thành viên, lên 11 thành viên, trong đó có 2 thành viên độc lập.
Ngay trước ngày ĐHCĐ thường niên lần thứ 2 diễn ra, Hội đồng quản trị Eximbank vừa có nghị quyết miễn nhiệm chức danh Phó chủ tịch HĐQT đối với ông Đặng Anh Mai.
Cách đây khoảng 1 tháng, trước thềm đại hội đồng cổ đông tổ chức lần 1, HĐQT Eximbank cũng đã quyết định miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT đối với ông Cao Xuân Ninh theo nguyện vọng cá nhân, bầu ông Yasuhiro Saitoh đảm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT.
Việc ông Yasuhiro Saitoh lên ghế Chủ tịch Eximbank khiến nhiều người liên tưởng đến ông Saitoh là người đại diện cho nhóm cổ đông Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC), cổ đông chiến lược Nhật Bản nắm 15% vốn tại ngân hàng. SMBC cũng từng đề cử ông Yasuhiro Saitoh tham gia vào HĐQT Eximbank vào năm 2015.
Tuy nhiên, trong văn bản gửi Eximbank (ngày 28/4/2020) yêu cầu Ngân hàng họp cổ đông bất thường, SMBC đã đề cập tới 2 vấn đề cần thảo luận đó là yêu cầu bãi nhiệm ông Yasuhiro Saitoh và giảm số lượng thành viên, bỏ phiếu tín nhiệm đối với HĐQT.