Đà Nẵng: Dự án đường gom dọc đường sắt tiếp tục vướng giải phóng mặt bằng

0:00 / 0:00
0:00
Gần cuối tháng 12/2023, Dự án Đầu tư xây dựng đường gom dọc đường sắt từ cầu vượt Hòa Cầm đến Cầu Đỏ vẫn còn vướng giải phóng mặt bằng 22 hộ.
Một đoạn đã hoàn thành lắp dải phân cách với đường sát, bó vỉa hè. Một đoạn đã hoàn thành lắp dải phân cách với đường sát, bó vỉa hè.

Dự án Đầu tư xây dựng đường gom dọc đường sắt từ cầu vượt Hòa Cầm đến Cầu Đỏ được UBND TP. Đà Nẵng phê duyệt lần đầu vào ngày 25/10/2018 với chiều dài 1,2 km, tổng vốn đầu tư ban đầu 39 tỷ đồng (từ ngân sách địa phương).

Sau đó, Dự án được điều chỉnh tăng vốn đầu tư lên hơn 59,923 tỷ đồng vào tháng 9/2022. Thời gian thực hiện từ năm 2018 đến năm 2024.

Dự án do Liên danh Công ty cổ phần xây dựng Liên Việt Tiến (thầu chính), Công ty cổ phần Minh Ngọc Nguyên và Công ty cổ phần Viễn thông - Tín hiệu đường sắt thi công với thời gian thi công 720 ngày. Nhà thầu đã triển khai thi công từ cuối tháng 3/2023 sau khi có hơn 2/3 hồ sơ bàn giao mặt bằng.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo điện tử Đầu tư – Baodautu.vn, việc giải tỏa mặt bằng của Dự án Đầu tư xây dựng đường gom dọc đường sắt từ cầu vượt Hòa Cầm đến Cầu Đỏ vào cuối tháng 12/2023 vẫn trong tình trạng “da beo”.

Dự án vẫn còn nhiều nhà dân chưa di dời nên việc san gạt mặt bằng bị gián đoạn.

Dự án vẫn còn nhiều nhà dân chưa di dời nên việc san gạt mặt bằng bị gián đoạn.

Cụ thể, việc san lấp mặt bằng đoạn giữa dự án bị đứt đoạn vì vướng một số nhà dân chưa bàn giao mặt bằng. Điểm cuối dự án kết nối vào đường Nguyễn Như Đỗ hiện vẫn chưa triển khai thi công vì chưa có mặt bằng.

Đoạn đầu dự án (gần cầu vượt Hòa Cầm) đơn vị thi công đã thi công hệ thống cống thoát nước, bó vỉa hè, dựng trụ tín tiệu đường sắt, lắp đặt hàng rào ngăn cách với đường sắt…Tại đây, nhiều hố ga (miệng cống thoát nước) nhô cao hơn mặt đường, cột tín hiệu đường sắt nằm giữa đường chưa được di dời, nhà dân phải bắc ván tạm để đi từ nhà ra đường…

Sau khi mở rộng đường, đường dây tín hiệu đường sắt phải di dời.

Sau khi mở rộng đường, đường dây tín hiệu đường sắt phải di dời.

Ghi nhận vào sáng ngày 28/12/2023, nhà thầu đang triển khai máy múc và công nhân đang tiếp tục thi công lắp đặt rào chắn với đường sắt.

Thông tin tiến độ dự án, đại diện Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Đà Nẵng (gọi tắt Ban Quản lý, đơn vị triển khai và quản lý dự án) cho biết, hiện nay vẫn đang giải phóng mặt bằng và còn vướng khoảng 22 hộ dân. Do vậy, đơn vị thi công đang thi công ở những nơi đã có mặt bằng.

“Quận Cẩm Lệ rất quyết nhưng giải phóng mặt bằng luôn có những khó khăn”, đại diện Ban Quản lý nói.

Nhà thầu tiếp tục thi công những nơi đã có mặt bằng.

Nhà thầu tiếp tục thi công những nơi đã có mặt bằng.

Trước đó, ngày 26/3/2023, Báo điện tử Đầu tư – Baodautu.vn có bài phản ánh Đà Nẵng Dự án đường gom dọc đường sắt loay hoay giải phóng mặt bằng.

Nội dung đề cập được phê duyệt chủ trương từ năm 2018, nhưng sau hơn 5 năm triển khai, Dự án Đầu tư xây dựng đường gom dọc đường sắt từ cầu vượt Hòa Cầm đến cầu Đỏ (phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) vẫn đang loay hoay giải phóng mặt bằng.

Dự án còn 46 hồ sơ tiếp tục triển khai công tác giải tỏa. Theo kế hoạch giải phóng mặt bằng của UBND TP. Đà Nẵng, quý I/2023 giải tỏa 10 hộ dân; quý II/2023 giải tỏa 21 hộ dân; quý III/2023 giải tỏa 15 hộ dân.

Ngày 30/3, Ban Quản lý đã có công văn phản hồi bài viết của Báo Đầu tư. Nội dung công văn có đề cập, liên quan đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng, theo số liệu của Ban Giải phóng mặt bằng quận Cẩm Lệ cung cấp, Dự án có tổng số 111 hồ sơ đền bù, đến nay (tức ngày 30/3/2023) còn 22 hồ sơ chưa ký biên bản bàn giao mặt bằng.

Sơn Thuận
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục