Cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo có khả năng tập trung vào các quỹ đầu tư tư nhân

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Cũng giống như các khoản nợ dưới chuẩn của Mỹ là tâm điểm của cuộc hỗn loạn thị trường tài chính toàn cầu năm 2008, một cuộc khủng hoảng trong tương lai có thể xoay quanh các thị trường tư nhân (private equity) đang bùng nổ.
Cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo có khả năng tập trung vào các quỹ đầu tư tư nhân

Các nhà đầu tư đã đầu tư khoảng 9,8 tỷ USD vào cổ phần của các công ty chưa niêm yết, tín dụng tư nhân và đầu tư mạo hiểm. Đây là mức cao kỷ lục vào thời điểm giữa năm 2021 và xu hướng tiếp tục tăng lên.

Trong đó, Quỹ Đầu tư tư nhân (Private Equity, PE Fund) là một loại hình quỹ chuyên đầu tư vốn vào các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp start-up và chưa niêm yết.

Thời gian đầu tư thường dao động trong khoảng từ 3 – 7 năm. Sau khoảng thời gian này, quỹ Private Equity sẽ thoái vốn và thu lợi nhuận.

Mục đích đầu tư của các quỹ Private Equity khác biệt với nhà đầu tư chiến lược (strategic investor) – thường đầu tư nắm giữ lâu dài và tìm kiếm sức mạnh tổng hợp (synergy) với doanh nghiệp mà họ đang sở hữu.

Bên cạnh các vấn đề như định giá quá cao, các giả định lạc quan, kế toán linh hoạt và mức nợ cao, còn có những mối lo ngại khác đối với các quỹ Private Equity.

Thứ nhất, vì các khoản đầu tư vốn tư nhân vốn không có tính thanh khoản cao, nên các nhà đầu tư sẽ khó tìm được nhà đầu tư mới để thoái vốn như các công ty niêm yết, đang giao dịch trên sàn chứng khoán. Thay vào đó, việc kiếm lợi nhuận chủ yếu dựa vào các đợt chào bán ra công chúng (IPO) và trade sales (bán công ty hoặc một bộ phận của công ty cho một công ty khác). Tuy nhiên, hoạt động IPO và trade sales đang cho thấy khó khăn do chính sách thắt chặt tiền tệ và thị trường chứng khoán lao dốc đầu năm.

Khi các khoản đầu tư được thực hiện thông qua các quỹ đầu tư, có thể có sự không khớp giữa quyền mua lại (redemption rights) được cấp cho các nhà đầu tư cuối cùng và hiện thực hoá giá của các tài sản cơ bản. Trong các tình huống như vậy, các nhà đầu tư có thể bị buộc phải bán phá giá hoặc bị mắc kẹt bởi các hạn chế rút tiền dẫn đến mất chi phí cơ hội.

Thứ hai, việc thiếu giá thị trường dẫn tới định giá không rõ ràng, thường xuyên làm sai lệch giá trị đầu tư. Các mô hình định giá vốn cổ phần chưa niêm yết thường dựa trên các công ty niêm yết và các vòng tài trợ tư nhân. Chênh lệch giữa các giá trị này và giá thị trường có thể rất lớn.

Chẳng hạn như trường hợp của công ty công nghệ tài chính thanh toán Klarna, năm 2021, công ty này được định giá là 46 tỷ USD, nhưng sau vòng huy động vốn 800 triệu USD vào năm 2022, mức định giá chỉ còn ở mức 6,7 tỷ USD (giảm 85% so với mức định giá trong năm 2021). Đây không phải là trường hợp cá biệt, trước đó tình trạng giá trị sụt giảm không phanh sau IPO cũng đã xảy ra với Uber, WeWork...

Bất động sản hoặc cơ sở hạ tầng tư nhân thường được xem là các khoản đầu tư giống như trái phiếu có đòn bẩy nên rất nhạy cảm với sự không chắc chắn ngày càng tăng về dự đoán doanh thu một lần hay giá trị “đầu cuối” giả định tại một thời điểm, chi phí tài trợ và các lựa chọn thường phức tạp được đưa vào cấu trúc đầu tư.

Các cách tiếp cận chủ quan và dữ liệu đầu vào khó xác minh có thể dẫn đến sự khác biệt lớn trong việc định giá đầu tư tư nhân. Giá trị có thể xuất phát từ các giao dịch giữa các quỹ do nội bộ quản lý hoặc với những người quản lý tài sản khác bị ảnh hưởng bởi xung đột lợi ích tiềm ẩn vì thù lao của người quản lý dựa trên giá trị đầu tư và hiệu quả hoạt động. Định giá không cập nhật thường xuyên dẫn tới giá có độ trễ so với các điều kiện thị trường thay đổi, ảnh hưởng tới lãi và lỗ thực cho các nhà đầu tư mua vào hoặc rút tiền từ quỹ.

Thứ ba, vốn cổ phần tư nhân ban đầu tập trung vào các khoản đầu tư có thời hạn nắm giữ dài nên sẽ lựa chọn các cổ phiếu bị định giá thấp, dòng tiền mạnh, rủi ro hoạt động thấp và tiềm năng cải thiện hoạt động kinh doanh. Ngày nay, ngoài đòn bẩy, nhiều yếu tố trong số này thường xuyên vắng mặt.

Ngoài ra, các giao dịch không được bảo đảm bằng tài sản hữu hình như bất động sản, nhà máy hoặc thiết bị nhưng được hỗ trợ bởi tài sản trí tuệ như nền tảng internet hoặc phần mềm.

Thứ tư, đối với các doanh nghiệp không có lợi nhuận hoặc dòng tiền âm, khả năng sẵn có của nguồn tài trợ tiếp theo cần thiết cho hoạt động đều được giả định. Các khoản đầu tư tư nhân khác, thường là với các khoản vay lớn, phải đối mặt với rủi ro tái cấp vốn. Tất cả đều dễ bị tổn thương bởi sự gián đoạn thị trường, đặc biệt nếu kéo dài.

Cuối cùng, đầu tư vốn cổ phần tư nhân có nhiều lớp rủi ro phức tạp. Sau năm 2008, khi nợ được chứng khoán hóa và các cấu trúc ngoại bảng làm trầm trọng thêm các cú sốc, hệ thống bóng tối của ngân hàng bên ngoài các tổ chức cho vay truyền thống đã tập hợp lại.

Ngày nay, các khoản đầu tư thường được tổ chức thông qua các quỹ đầu tư, một số được vay từ các ngân hàng hoặc các nhà cung cấp tư nhân. Chứng khoán hóa các khoản vay vốn cổ phần tư nhân và tín dụng phi ngân hàng cho thấy sự mập mờ quen thuộc và làm trầm trọng thêm yếu tố đòn bẩy trong hệ thống. Giá trị tài sản giảm ở bất kỳ đâu có thể tạo ra sự bất ổn ở những nơi khác trong hệ thống tài chính.

Nguồn cung tiền được quản lý chặt chẽ, lãi suất thấp và sự biến động bị kìm hãm một cách giả tạo đã khuyến khích các nhà đầu tư phải đối mặt với những hiểm họa thường không thể xác định được và không được hiểu rõ. Việc đổ xô vào tài sản tư nhân được dự đoán là do sự sẵn có liên tục của nguồn vốn rẻ như một chiến lược đầu tư bền vững. Nó cũng bỏ qua mối tương quan dương bất biến giữa rủi ro và lợi nhuận.

Hay theo nhận định của Will Rogers – một người có sức ảnh hưởng có một không hai trong lịch sử văn hóa Mỹ - có vẻ như thị trường tài chính phát triển bằng cách tìm ra những cách mới để mất tiền, điều đáng ngạc nhiên là những cách cũ vẫn tiếp tục hoạt động.

Khủng hoảng nợ dưới chuẩn năm 2008 được hiểu là các khoản cho vay các đối tượng có mức tín nhiệm thấp. Những đối tượng đi vay này thường là những người nghèo, không có công ăn việc làm ổn định, vị thế xã hội thấp hoặc có lịch sử thanh toán tín dụng không tốt trong quá khứ. Những đối tượng này tiềm ẩn rủi ro không có khả năng thanh toán nợ đến hạn và do đó rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng truyền thống vốn chỉ dành cho những đối tượng trên chuẩn.

Chính vì vậy, nợ dưới chuẩn có mức độ rủi ro tín dụng rất cao, song bù lại có mức lãi suất cũng rất hấp dẫn. Tại Mỹ, nợ dưới chuẩn được thực hiện đối với các sản phẩm cho vay thế chấp mua nhà (mortgage), thế chấp mua trả góp ô tô, thẻ tín dụng... Các đối tượng tín dụng dưới chuẩn phần nhiều là dân nhập cư vào Mỹ.

Sự bùng nổ của cho vay nợ dưới chuẩn bắt nguồn sâu xa từ sự bất cân đối về nguồn vốn tín dụng toàn cầu trong những năm gần đây.

Cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn được thực hiện thông qua một công cụ tài chính hiện đại rất khá tinh vi được gọi là nghiệp vụ chứng khoán hóa (Sercuritization).

Về bản chất, chứng khoán hóa là một quá trình huy động vốn bằng cách sử dụng các tài sản sẵn có trên bảng cân đối kế toán làm tài sản đảm bảo cho việc phát hành các loại chứng khoán nợ. Nói một cách khác, chứng khoán hóa là quá trình phát hành chứng khoán nợ trên cơ sở đảm bảo bởi dòng tiền mặt tương lai sẽ thu được từ một nhóm tài sản tài chính sẵn có. Do đó, các nhà đầu tư mua chứng khoán nợ chấp nhận rủi ro liên quan tới danh mục tài sản đảm bảo được đem ra chứng khoán hóa.

Khi nền kinh tế hoạt động không hiệu quả, lãi suất tăng tạo nên gánh nặng trả nợ với những người thu nhập thấp, thất nghiệp gia tăng thì rủi ro cho vay nợ dưới chuẩn bị ảnh hưởng nhanh nhất. Không trả được nợ, hàng loạt người mua nhà bị xiết nợ và phát mãi tài sản.

Vũ Duy Bắc
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục