Cú hụt hơi của Điện Quang

(ĐTCK) Tính đến cuối tuần qua, giá cổ phiếu DQC của CTCP Bóng đèn Điện Quang đã tăng 42% sau 3 tháng, từ 50.000 đồng/CP lên 71.000 đồng/CP, tiệm cận mức giá cao nhất kể từ khi niêm yết đầu năm 2008. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh quý III/2015 của DQC khiến nhiều NĐT “ngã ngửa”. Hai phiên giao dịch đầu tuần này, giá cổ phiếu DQC giảm sàn với lượng dư bán lớn.
Cú hụt hơi của Điện Quang

Lợi nhuận quý III/2015 giảm 72,5%

Doanh thu hợp nhất quý III/2015 của DQC là gần 280 tỷ đồng, bằng 67,3% cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế hợp nhất là gần 29 tỷ đồng, bằng 27,5% cùng kỳ năm trước và là quý có lợi nhuận thấp nhất trong năm 2015. Đón  nhận kết quả này, giá cổ phiếu DQC đã giảm sàn trong 2 phiên vừa qua, xuống 62.000 đồng/CP.

Cú hụt hơi của Điện Quang ảnh 1

Phản ứng bán tháo của NĐT đối với cổ phiếu DQC cho thấy nỗi thất vọng về kết quả kinh doanh của công ty này. DQC giải trình kết quả kinh doanh quý III/2015 sụt giảm là do doanh thu xuất khẩu giảm, dù doanh thu nội địa vẫn tăng trưởng, ngoài ra do thị trường cạnh tranh khốc liệt, chi phí đầu vào tăng cao làm lãi ròng của công ty mẹ giảm mạnh.

Cú hụt hơi của Điện Quang ảnh 2

Tuy nhiên, so với kết quả kinh doanh quý II/2015 và 6 tháng đầu năm thì giải thích trên của DQC không được thỏa đáng. Doanh thu 6 tháng đầu năm của DQC giảm 39,6% so với cùng kỳ năm trước, tức giảm mạnh hơn tốc độ giảm doanh thu của quý III.

Trong đó, doanh thu nội địa chiếm 92,6% tổng doanh thu, doanh thu xuất khẩu chiếm 1,84% tổng doanh thu, chỉ đạt 6,6 tỷ đồng so với mức 293 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2014.

Mặc dù vậy, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2015 của DQC vẫn đạt 100 tỷ đồng, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm 2014. Quý III vừa qua, lợi nhuận giảm 72%, nhưng DQC nêu lý do là doanh thu xuất khẩu giảm (?). 

Cú hụt hơi của Điện Quang ảnh 3

Vấn đề nằm ở đâu?

Biên lợi nhuận gộp của DQC trong quý III/2015 là 30%, thấp nhất trong vòng 1 năm qua, trong khi biên lợi nhuận quý II trước đó tăng lên 43,6%. Một số nhà phân tích cho rằng, biên lợi nhuận của DQC trong quý II/2015 tăng là nhờ công ty này thay đổi cơ cấu doanh thu với sản phẩm đèn LED, có biên lợi nhuận gộp cao.

Hiện năng lực sản xuất của DQC lên đến 20 triệu sản phẩm đèn LED/năm, 30 triệu sản phẩm đèn huỳnh quang/năm, 100 triệu sản phẩm đèn compact/năm và 15 triệu sản phẩm đèn tròn/năm. Năng lực sản xuất này đều cao hơn đèn Rạng Đông.

Ông Hồ Quỳnh Hưng bắt đầu giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc DQC kể từ năm 2010, sau khi Chủ tịch cũ là bà Hồ Thị Kim Thoa, chị gái ông Hưng nhậm chức Thứ trưởng Bộ Công thương. Cổ đông lớn nhất của DQC hiện tại là bà Nguyễn Thái Nga, thành viên HĐQT DQC, con gái bà Hồ Thị Kim Thoa, người gọi ông Hồ Quỳnh Hưng là cậu, với tỷ lệ sở hữu 11,92%. Tổng tỷ lệ sở hữu của gia đình bà Nguyễn Thái Nga tại DQC (gồm mẹ và em gái) là 23,82%.

Chi phí bán hàng của DQC trong quý III/2015 lên tới 47,5 tỷ đồng, tỷ suất chi phí bán hàng trên tổng doanh thu hơn 17%, trong khi cùng kỳ năm trước là 3,5%, quý I/2015 là 14,7% và quý II/2015 là 9,2%. DQC hiện có 150 nhà phân phối và 15.000 điểm bán lẻ trên cả nước.

Ngoài ra, mạng lưới phân phối còn thông qua hệ thống các trung tâm điện máy, siêu thị, nhà sách, các kênh bán hàng trực tiếp cho công trình, dự án. Theo báo cáo phân tích của CTCK VietinbankSC, thị phần bóng đèn của DQC hiện chiếm 50% thị phần nội địa.

Cú hụt hơi của Điện Quang ảnh 4

Khoản chi phí bán hàng và biên lợi nhuận gộp có thể được điều chỉnh, tùy vào chính sách của Công ty và giá của nguyên vật liệu đầu vào. Được biết, 25% nguyên liệu của DQC là nhập khẩu.

Cổ đông “đặc biệt”

Ông Hồ Quỳnh Hưng bắt đầu giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc DQC kể từ năm 2010, sau khi Chủ tịch cũ là bà Hồ Thị Kim Thoa, chị gái ông Hưng nhậm chức Thứ trưởng Bộ Công thương.

Sau DQC có lãnh đạo mới, doanh thu của DQC tăng trưởng liên tục, đặc biệt bứt phá mạnh trong năm 2014, khi sản phẩm đèn LED bắt đầu chiếm lĩnh thị trường.

Cú hụt hơi của Điện Quang ảnh 5

Cơ cấu cổ đông của DQC 

Tháng 9/2015, ông Hưng đã mua vào 1,5 triệu cổ phiếu DQC, nâng tỷ lệ sở hữu từ 2,7% lên 7,9%. CTCP Đầu tư và Thương mại Điện Quang, công ty do ông Hưng làm Chủ tịch cũng liên tục mua cổ phiếu DQC, nâng tỷ lệ sở hữu lên 7,24%.

Tuy nhiên, cổ đông lớn nhất của DQC hiện tại là bà Nguyễn Thái Nga, thành viên HĐQT DQC, con gái bà Hồ Thị Kim Thoa, người gọi ông Hồ Quỳnh Hưng là cậu, với tỷ lệ sở hữu 11,92%. Tổng tỷ lệ sở hữu của gia đình bà Nguyễn Thái Nga tại DQC (gồm mẹ và em gái) là 23,82%.

Quay trở lại với diễn biến giá cổ phiếu DQC, cổ phiếu này tăng vọt kể từ khi ông Hưng mua vào 1,5 triệu cổ phiếu, sau đó DQC thông báo sẽ mua lại 700.000 cổ phiếu để làm cổ phiếu quỹ. Tuy nhiên, do giá cổ phiếu tăng quá nhanh nên DQC đã không mua được cổ phiếu nào.

Thực tế, kỳ vọng tại DQC là rất lớn, khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các hiệp định thương mại tự do khác. Theo đó, các mặt hàng gia dụng chất lượng cao sẽ tiếp cận được các thị trường mới, với mức thuế suất hấp dẫn.

Ngoài ra, thị trường bất động sản đang phục hồi, đặc biệt là phân khúc bất động sản khu công nghiệp, cộng thêm giá nguyên vật liệu giảm mạnh là yếu tố hỗ trợ cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty.

Đáng chú ý, vốn điều lệ của DQC là 314 tỷ đồng, nhưng vốn chủ sở hữu đạt 947 tỷ đồng. Trong đó, thặng dư vốn cổ phần là 344 tỷ đồng, quỹ đầu tư phát triển 224 tỷ đồng, gấp đôi số đầu năm, do DQC là một công ty công nghệ nên số tiền được dành cho quỹ đầu tư phát triển rất lớn.

Tiền và tương đương tiền tại thời điểm 30/9/2015 đạt 191 tỷ đồng, tiền gửi ngân hàng dưới dạng đầu tư tài chính ngắn hạn 258 tỷ đồng, tính ra tiền mặt của DQC trên mỗi cổ phiếu đạt 14.000 đồng.

Hiện tại, giá cổ phiếu DQC đang điều chỉnh mạnh sau một thời gian tăng nóng. Tuy nhiên, rất có thể sẽ có bất ngờ xảy ra, khi các nhà đầu tư lớn muốn bắt đáy cổ phiếu này. 

Phương Mai

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục