Con hà mã "lầy lội" đi chọc tức đàn tê giác, nhận ngay bài học đắt giá

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Khi trò đùa đi quá giới hạn thì nó sẽ không còn vui nữa, điều đó rất đúng với trường hợp của con hà mã trong đoạn clip dưới đây.
Con hà mã "lầy lội" đi chọc tức đàn tê giác, nhận ngay bài học đắt giá

Trái ngược hẳn với hình tượng một loài động vật đáng yêu, dễ mến trên các bộ phim và chương trình truyền hình xây dựng, hà mã trong tự nhiên là loài động vật nguy hiểm bậc nhất bởi bản tính hung dữ và tính tình lầm lì, khó đoán của nó.

Hà mã là loài động vật "khổng lồ" ở trên cạn chỉ xếp sau voi và tê giác trắng. Ở độ tuổi trưởng thành, hà mã có thể đạt chiều dài 3,3 - 5 m và cao tới 1,6 m tính tới vai.

Loài động vật này thường được tìm thấy ở vùng cận Sahara châu Phi, xung quanh những khu vực có nguồn nước dồi dào, vì chúng dành phần lớn thời gian ở dưới nước để giữ cho làn da mát mẻ và ẩm ướt. Được coi là động vật lưỡng cư, hà mã dành đến 16 giờ mỗi ngày trong nước.

Theo thống kê, hà mã chịu trách nhiệm cho ít nhất 500 trường hợp tấn công gây tử vong con người mỗi năm, con số lớn hơn nhiều những vụ án gây ra bởi những loài động vật săn mồi nổi tiếng "khát máu" như cá mập.

Là loài vô cùng nóng tính và dễ mất kiểm soát, nên bất cứ khi nào hà mã cảm thấy có sự xâm phạm nó sẽ điên cuồng chống trả và có thể tiêu diệt luôn kẻ đi lạc. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu như loài có cái đầu nóng như hà mã gặp phải một đối thủ mạnh mẽ ngang ngửa với nó? Cụ thể ở đây là tê giác, một loài vật xếp hạng cùng hà mã trong nhóm 5 sinh vật lớn nhất thế giới, ngoài sức mạnh nội taị của bản thân còn được trang bị chiếc sừng sắc nhọn, nguy hiểm.

Mike Kirkman, đội trưởng kiểm lâm tại Khu bảo tồn động vật hoang dã Mala Mala, thường kết thúc ca trực của mình bằng việc đi tuần tra quanh khu vực lần cuối để chắc chắn các con vật tại đây đều ở trạng thái an toàn nhất.

Trong số các loài động vật sinh sống trong Khu bảo tồn, tê giác đen là loài được quan tâm đặc biệt nhất bởi sự quý hiếm của chúng. Các nước khu vực Nam sa mạc Sahara của châu Phi từng là nơi có số lượng lớn loài tê giác đen, nhưng chúng đã dần biến mất do hoạt động săn bắn trộm. Theo WWF, đến năm 1993, cả khu vực còn khoảng 2.475 cá thể tê giác đen. Các nước đặt mục tiêu tăng số lượng tê giác đen lên 5.000 con.

Clip nguồn Latest Sighting.

Bất ngờ, khi đang theo dõi một đàn tê giác đang trên đường trở về lãnh địa của chúng, một con hà mã không biết từ đâu xuất hiện, ngang nhiên đi "cà khịa" một con tê giác trong đàn.

Không rõ lắm con hà mã có ý định gì, nhưng con vật ngoại lai liên tục há rộng chiếc miệng của mình khi đứng gần con tê giác.

Theo nhận định từ người quay clip, có lẽ nó đang nghĩ rằng chiếc sừng của tê giác giống như một chiếc tăm và định sử dụng nó để xỉa răng.

Thật không may cho con hà mã lầy lội, con tê giác cuối cùng đã hết kiên nhẫn trước những trò "lố lăng" của nó, nên đã dùng chiếc sừng của mình tấn công ngược lại con hà mã. Lúc này, con hà mã mới nhận ra trò đùa của nó đã đi quá giới hạn và cong đít bỏ chạy.

Trêu cho đến khi con tê giác nổi giận thì bỏ chạy. Con hà mã của chúng ta khá "nhây".

Trêu cho đến khi con tê giác nổi giận thì bỏ chạy. Con hà mã của chúng ta khá "nhây".

Đội trưởng Kirkman cho biết: "Thời điểm quay đoạn clip đang là mùa khô, do đó khu vực này trở nên khá cằn cỗi, lượng cây cỏ không còn đủ để cung cấp cho hà mã, do đó nhiều con đã rời bỏ khu vực này để di chuyển sang vùng đất mới kiếm thức ăn. Con hà mã trong clip có lẽ đã quá cô đơn nên mới tìm đến đàn tê giác để trêu chọc".

Anh Quý

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục