Cổ phiếu thị trường mới nổi có chuỗi ngày trải qua thị trường gấu dài kỷ lục

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các cổ phiếu thị trường mới nổi đang ở trong một giai đoạn thị trường gấu kéo dài kỷ lục, vượt qua giai đoạn khó khăn nhất trong kỷ nguyên dotcom do đồng đô la tăng mạnh và những bất ổn về tăng trưởng của Trung Quốc.
Cổ phiếu thị trường mới nổi có chuỗi ngày trải qua thị trường gấu dài kỷ lục

Theo phân tích của Morgan Stanley về các khoảng thời gian từ đỉnh đến đáy dựa trên dữ liệu Bloomberg tổng hợp, kể từ khi đóng cửa ở mức giá cao nhất vào tháng 2/2021, chỉ số các thị trường mới nổi MSCI đã ở trong thị trường gấu kéo dài 594 ngày. Kỷ lục trước đó là 589 ngày kết thúc vào tháng 9/2001.

Chỉ số các thị trường mới nổi MSCI đã giảm khoảng 39% kể từ mức cao của năm ngoái so với mức giảm 66% trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Có rất nhiều lý do để cho thấy rằng sự suy yếu có thể kéo dài trong một thời gian nữa trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt và điều này sẽ tiếp tục thúc đẩy đồng đô la và thu hút vốn khỏi các thị trường mới nổi.

Sự không chắc chắn cũng kéo dài do triển vọng của các công ty Trung Quốc - vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chỉ số - do chính sách Zero Covid nghiêm ngặt và căng thẳng leo thang với phương Tây.

Jon Harrison, Giám đốc điều hành chiến lược vĩ mô thị trường mới nổi tại TS Lombard cho biết: “Cổ phiếu các thị trường mới nổi sẽ tiếp tục đối mặt với áp lực từ sự tăng giá của đồng đô la và thị trường chứng khoán Mỹ suy yếu. Dòng vốn sẽ có xu hướng tiếp tục rút ra khỏi các thị trường mới nổi khi các điều kiện bên ngoài xấu đi”.

Một phân tích về các quỹ giao dịch cổ phiếu thị trường mới nổi toàn cầu do TS Lombard thực hiện cho thấy rằng hầu hết các cổ phiếu trong tháng trước đã phải hứng chịu dòng tiền ròng lớn nhất kể từ khi đại dịch bùng phát.

Tuy nhiên, chiến lược gia Jonathan Garner của Morgan Stanley cho rằng mức đáy có thể đang hình thành khi cổ phiếu các thị trường mới nổi đã tiến gần đến mục tiêu và do các yếu tố mùa vụ.

Trước đó vào ngày 10/5, chiến lược gia Jonathan Garner từng cảnh báo rằng thị trường chứng khoán châu Á và các thị trường mới nổi đang bước vào giai đoạn cuối của thị trường giá xuống. Kể từ ngày 10/5, chỉ số các thị trường mới nổi MSCI đã giảm khoảng 13%, giảm mạnh hơn so với chỉ số MSCI toàn cầu.

Mặt khác, công ty nghiên cứu đầu tư Morningstar cho biết, thị trường năm nay đã phải đối mặt với 4 thách thức: tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, chính sách tiền tệ thắt chặt của Fed, lạm phát tăng nóng và kỳ vọng lãi suất dài hạn tăng.

"Mặc dù các điều kiện ngắn hạn có thể gây áp lực lên lợi nhuận trong ngắn hạn, nhưng với mức định giá hiện tại, chúng tôi cho rằng thị trường đã giảm quá đủ để kết hợp những điều kiện thuận lợi đó. Theo quan điểm của chúng tôi, chúng tôi cho rằng thị trường đang quá bi quan về triển vọng dài hạn đối với cổ phiếu.

Trong vòng 6-12 tháng tới, chúng tôi kỳ vọng rằng thị trường sẽ vẫn chịu áp lực và sự biến động sẽ vẫn ở mức cao trong tương lai gần. Để thiết lập đáy, thị trường sẽ cần rõ ràng khi nào hoạt động kinh tế sẽ tạo ra sự phục hồi có ý nghĩa và bền vững, và bằng chứng cho thấy lạm phát sẽ bắt đầu có xu hướng giảm và trở lại mục tiêu 2% của Fed”, Dave Sekera, trưởng chiến lược gia tại Morningstar cho biết.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục