Cổ phiếu thế nào là đắt - rẻ?

(ĐTCK-online) Thông thường chúng ta dựa vào cả hai yếu tố kỹ thuật và cơ bản để quyết định đầu tư cổ phiếu. Về yếu tố cơ bản chúng ta thường dùng chỉ số P/E để xác định: chỉ số này cao có nghĩa là "đắt" và thấp có nghĩa là rẻ. Chúng tôi lưu ý nhà đầu tư là khi chúng ta mua cổ phiếu là chúng ta mua một phần giá trị DN và là mua tương lai của DN. EPS là chỉ tiêu phản ánh khả năng tạo thu nhập của DN trên cơ sở nguồn vốn chủ sở hữu.

Trong thực tế nhiều khi P/E  cao chưa hẳn đã đắt và ngược lại. Để hiểu hơn chỉ số này chúng ta cần một số lưu ý sau:

1. Về phương pháp tính chỉ số EPS:

          (Lãi sau thuế - Lợi ích cổ đông thiểu số - Lợi suất

                cổ phiếu ưu đãi) của 4 quý gần nhất

EPS =  ----------------------------------------------------------                        Số cổ phiếu bình quân 4 quý gần nhất

Lưu ý số bình quân ở đây tính theo thời gian tồn tại của từng dòng vốn trong thời gian đó. Ví dụ: cổ phiếu mới phát hành có thu tiền về cho công ty trong quý 4, vậy trong 4 quý tính toán thì chỉ tính ¼ số cổ phiếu mới vào số cổ phiếu bình quân để tính toán. Còn cổ phiếu thưởng, cổ phiếu trả bằng cổ tức nguồn vốn trích từ nguồn vốn chủ sở hữu thì phải tính 100% vào số cổ phiếu bình quân, vì nguồn vốn này đã thực sự tồn tại với DN trong suốt thời gian tính toán.

 

2. Nên dùng EPS dự báo và kết hợp với mức tăng trưởng để đầu tư

Khi ta mua cổ phiếu là mua tương lai của DN. Có thể có cổ phiếu trong quá khứ rất tốt, nhưng tương lai lại rất kém.

Ví dụ năm 2005, DHA lãi sau thuế đến 38 tỷ đồng, nhưng 2006 ngay khi lập kế hoạch Công ty chỉ xây dựng mức 22 tỷ đồng. Vì lý do đó người ta thường dùng chỉ tiêu P/E/G  (G là tốc độ tăng trưởng lãi sau thuế của DN). Các chuyên gia đầu tư khuyên rằng:

Nếu P/E/G < 0,5 thì mua ngay cổ phiếu này;

Nếu   0,5  <P/E/G < 0,7 thì tìm mua cổ phiếu này;

Nếu 0,7<P/E/G < 0,9 thì giữ cổ phiếu cũng được;

Nếu 1< P/E/G < 1,3 thì không nên giữ cổ phiếu này;

Nếu 1,3< P/E/G < 1,7 thì tìm cách bán  cổ phiếu này đi;

Nếu P/E/G > 1,7 thì bán gấp  cổ phiếu này đi.

 

3. Tài sản chìm của DN

Không chỉ dùng P/E để đánh giá đắt rẻ mà ta nên xem tài sản chìm của DN nữa, đó là: lãi chưa phân phối, các quỹ phát triển sản xuất, chênh lệch giá…

Ví dụ chúng ta hãy so sánh giá một số cổ phiếu blue-chip ngày 30/10 với các số liệu lấy từ báo cáo quyết toán quý III và giá giao dịch thực tế:

Ghi chú :

a. Đơn vị tính: nghìn đồng;

b. Giá cổ phiếu lấy giá đóng cửa ngày 30/10/2007;

c. Lãi 3 quý, vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ của các công ty lấy từ báo cáo quyết toán quý III;

d. EPS thông thường lấy lãi chia cho số cổ phiếu theo vốn điều lệ (có ước thêm quý IV);

e. P/E thông thường  lấy P chia cho EPS nói trên;

f. Chỉ tiêu 8 lấy dòng 7 chia cho dòng 6, chỉ tiêu này là chỉ tiêu đánh giá giá người đầu tư phải trả cho một đồng vốn chủ sở hữu.

Theo kết quả trên ta thấy HPC rẻ nhất (do giá người đầu tư bỏ ra cho 1 đồng vốn chủ sở hữu thấp nhất), SCJ rẻ thứ hai rồi đến PAN rẻ bằng nửa SD7 và SCJ rẻ bằng 1/3 FPT.

Tuy nhiên, người đầu tư cần lưu ý số cổ phiếu mới phát hành thêm và tỷ lệ tham gia của chúng vào quá trình tạo vốn của DN để điều chỉnh tính toán EPS cho đúng.

Ví dụ HPC huy động thêm 62 tỷ đồng vốn điều lệ, nhưng tiền nộp về Công ty trước ngày 30/9/2007 khoảng 1 tháng thì cần cộng thêm 1/12 số cổ phiếu phát hành thêm để cho vào mẫu số khi tính EPS. Trường hợp thưởng, trả cổ tức bằng cổ phiếu thì tính 100% số cổ phiếu để tính này vào số cổ phiếu bình quân. Nếu tính kiểu này thì chỉ tiêu của HPC sẽ kém hơn kết quả trên.

Đối với PAN cũng tương tự, nhưng phần tăng vốn 38 tỷ đồng đã hạch toán, nếu tính chi ly chỉ tiêu của PAN sẽ tốt hơn. SD7 cũng đã phát hành thêm, nếu tính cả phần này thì kết quả sẽ xấu hơn kết quả kể trên. Nếu tính toán như trên thì nhiều cổ phiếu của sàn Hà Nội vẫn rẻ hơn sàn TP. HCM và đây là lý do để sàn Hà Nội bứt phá trong thời gian qua. Tương tự, nếu có tư liệu để tính cho sàn OTC thì nhiều cổ phiếu OTC rẻ hơn trên sàn niêm yết và đây cũng là lý do khi nhập sàn, nhiều cổ phiếu OTC có mức tăng giá ngoạn mục, mà lý do chủ yếu là do tính thanh khoản.

Tuy nhiên trong quá trình quyết định đầu tư, nhà đầu tư nên quan sát nhiều mặt: ví dụ khả năng tăng trưởng của DN, thu nhập có bền vững không, các yếu tố kỹ thuật, tình hình nợ nần, yếu tố ngành kinh tế… Cổ phiếu rẻ chưa hẳn đã tốt, cổ phiếu đắt chưa hẳn là không tốt cho đầu tư. Cổ phiếu tốt là cổ phiếu có khả năng cho chênh lệch giá cao, mức sinh lời cao mà về lâu dài nó phụ thuộc giá trị cổ phiếu và tại từng thời điểm nó phụ thuộc vào quan hệ cung cầu. Đầu tư cổ phiếu để kiếm ra tiền không phải là chuyện dễ, tuy nhiên, cũng không phải quá khó.

 

 

Bảng so sánh một số cổ phiếu niêm yết

SD7

PAN

HPC

SCJ

FPT

1. Giá (P)

220,8

171,9

146,2

220

270

2. Lãi 3 quý

10.659.000

37.073.000

46.379.000

20.044.000

453.404.000

3. Vốn điều lệ

 

 

 

 

 

4. Vốn chủ sở hữu

22.400.000

70.000.000

50.000.000

27.742.000

923.526.000

5. EPS

 

 

 

 

 

6. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/vốn điều lệ (4/3)

42.824.000

203.176.000

113.762.000

99.875.000

1.978.176.000

6. P/E thông thường

 

 

 

 

 

8. P/E/(4)

7,137

7,061

12,367

9,633

7,039

TS. Tôn Tích Quý, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chưng khoán, UBCKNN
TS. Tôn Tích Quý, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chưng khoán, UBCKNN

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,273.11 0.0 0.0% 230,739 tỷ
HNX 241.54 0.0 0.0% 2,110 tỷ
UPCOM 93.07 0.0 0.0% 1,197 tỷ