Cổ phiếu dầu khí: Tiềm năng và cơ hội đầu tư

(ĐTCK-online) Chiều ngày 3/8/2009, Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các doanh nghiệp thành viên đã có mặt tại tòa soạn Báo Đầu tư và Văn phòng đại diện Báo Đầu tư tại TP. HCM để giao lưu với độc giả trong chương trình Bàn tròn trực tuyến: “Cổ phiếu dầu khí: Tiềm năng và cơ hội đầu tư”. Sau đây là toàn bộ nội dung buổi giao lưu trực tuyến.
Cổ phiếu dầu khí: Tiềm năng và cơ hội đầu tư
         
 
Chu Đức Thành - Đồng Nai - (Email: )

Chào ông Thành, đại diện của PET.
Nghe nói chủ trương của TP.HCM là cho đấu thầu toàn bộ hơn 400 ha đất tại Thanh Đa. Xin ông cung cấp thông tin của phía doanh nghiệp, việc này có ảnh hưởng đến dự án cao ốc Thanh Đa.

 Ông Nguyễn Hữu Thành - PET: Thông tin của bạn là thông tin rất tốt cho Dự án cao ốc Thanh Đa. Bởi vì khi có các nhà đầu tư vào THanh Đa thì cơ sở hạ tầng sẽ được cải thiện do vậy cao ốc Thanh Đa cũng sẽ được hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng này (cũng như các dự án liền kề khu đô thị Phú Mỹ Hưng cũng được hưởng lợi.

 

Phạm Thang Nguyên - Hòa Lạc, Hà Nội - (Email: )

Hiện nay, Đạm Phú Mỹ đóng góp bao nhiêu phần trăm nhu cầu sử dụng phân đạm trên cả nước? Hàng phân đạm nhập khẩu giá rẻ có làm ảnh hưởng đên kế hoạch kinh doanh của Tổng công ty?

 Ông Phạm Đăng Nam - DPM: Hiện nay, DPM công suất 740.000 tấn cộng với lượng nhập khẩu thì chúng tôi chiếm 40% đến 50% nhu cầu sử dụng trong nước. CHúng tôi cho rằng, nguồn phân đạm nhập khẩu đảm bảo chất lượng và có giá cả cạnh tranh là rất tốt cho bà con nông dân. Hiện nay, Đạm Phú Mỹ có chất lượng cao và giá cả hợp lý đang tiêu thụ rất tốt và sản xuất chưa đáp ứng đủ nhu cầu.

 

Phạm Trường Giang - Q.1, TP. HCM - (Email: )

Tôi làm việc cho một tổ chức đầu tư trong nước, qua một số nguồn tin khá tin cậy tôi biết cách đây 2 tuần lãnh đạo PVD đã có cuộc roadshow nhỏ trực tiếp với khoảng 10 quỹ đầu tư nước ngoài và theo hình thức video conference với khoảng 10 tổ chức đầu tư quốc tế chưa đầu tư vào Việt Nam. Vì đây là cuộc “họp kín” nên thành phần hạn chế. Nhưng nếu không có gì bí mật xin lãnh đạo công ty cho biết:
* Nội dung chính của buổi tọa đàm?
* Các tổ chức nước ngoài quan tâm tìm hiểu vấn đề trọng tâm nhất nào của PVD?
* Liệu các tổ chức tỏ ra hài lòng sau buổi nói chuyện và sẽ chọn mua cổ phiếu PVD đầu tiên khi đầu tư ở VN?

 Ông Đỗ Văn Khạnh - PVD
Về các nội dung bạn hỏi tôi xin trả lời như sau:

1) Buổi roadshow bạn hỏi chúng tôi thực hiện theo đề nghị của CTCK TP HCM (HSC). Đây là buổi PV Drilling gặp gỡ, trao đổi với nhà đầu tư tổ chức theo mong muốn của các quỹ và các nhà đầu tư chứ không có gì là bí mật cả. Nội dung chính là trao đổi về tình hình HĐSXKD và chiến lược phát triển của của PV Drilling trong thời gian tới.

2)Các vấn đề trọng tâm nhất xoay quanh những dự án đầu tư mới và triển vọng phát triển của PVD trong tương lai.

3)Câu trả lời của bạn chúng tôi xin nhường lại cho Nhà Đầu Tư có mặt tại cuộc họp đánh giá sẽ khách quan hơn. Về phần mình, PVD cho rằng tất cả những câu hỏi, các thắc mắc từ các nhà đầu tư đều được Ban Lãnh đạo PV Drilling giải đáp thấu đáo, rõ ràng và minh bạch.


Cổ phiếu dầu khí: Tiềm năng và cơ hội đầu tư ảnh 2

Ông Nguyễn Ngọc Sự
- Phó TGĐ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Trái)
 

Nguyễn Hương Giang - Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội - (Email: )

Xin được hỏi lãnh đạo các doanh nghiệp tham gia giao lưu. Xin cho biết kết quả kinh doanh trong 6 tháng đầu năm và doanh nghiệp dự kiến sẽ đạt được kết quả kinh doanh trong 6 tháng cuối năm như thế nào? Cơ sở để đạt được kết quả đó?

 Ông Phạm Đăng Nam - DPM: Trong 6 tháng đầu năm, DPM đạt doanh thu hơn 4.000 tỷ đồng, bằng 70% so với kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế 839 tỷ đồng đạt 77% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế 756 tỷ đồng, bằng 76% kế hoạch năm.
Dự kiến trong 6 tháng cuối năm, Tổng công ty sẽ phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch năm đã đề ra là 5.815 tỷ đồng doanh thu, 1084 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, 990 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Cơ sở để đạt được các kết quả nêu trên là tất cả mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều tăng trưởng và ổn định.

 Ông Nguyễn Hữu Thành - PET: Kết quả kinh doanh chúng tôi đã công bố trên trang web của công ty với doanh thu đạt 3.895 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 83,7 tỷ đồng. Dự kiến cả năm doanh thu sẽ đạt 6.200 tỷ đồng, lợi nhuận tối thiểu 130 tỷ đồng, vượt 30% kế hoạch năm 2009.
Cơ sở đẻ chúng tôi đua ra nhận định này là dựa trên kết quả kinh doanh của mảng hoạt động thương mại và phân phối-mảng kinh doanh đóng góp chính vào kết quả doanh thu 6 tháng đầu năm 2009 của công ty.

 Ông Trần Văn Quý - PVI

Cổ phiếu dầu khí: Tiềm năng và cơ hội đầu tư ảnh 3

Ông Trần Văn Quý
Phó TGĐ thường trực Tổng CTCP Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam(PVI)
PVI đã công bố báo cáo tài chính tóm tắt cho kỳ hoạt động 6 tháng đầu năm, được kiểm toán bởi Công ty TNHH kiểm toán Deloitte Việt Nam. Theo đó, tại thời điểm 30/6/2009, tổng tài sản của PVI đạt hơn 5.600 tỷ đồng (tăng hơn 12% so với đầu năm), lợi nhuận trước thuế đạt 132 tỷ đồng (tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái).
Thông tin chi tiết hơn về hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động khác của PVI được đăng tải đầy đủ và cập nhật thường xuyên trên website www.pvi.com.vn. Dự kiến 6 tháng cuối năm PVI sẽ hoàn thành vượt mức kế hoạch đã đăng ký với đại hội đồng cổ đông. Đặc biệt, PVI hạ quyết tâm sẽ đạt doanh thu 3.000 tỷ đồng trong nửa đầu tháng 12/2009 và trở thành nhà bảo hiểm phi nhân thọ được lựa chọn số 1 tại Việt Nam. Bên cạnh yếu tố khách quan là tình hình kinh tế - tài chính của Việt nam được dự báo là sẽ khả quan hơn trong nửa cuối 2009 thì yếu tố chủ quan cũng đóng vai trò quan trọng, làm cơ sở để đạt được kết quả đó. Cùng với sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn, có hiệu quả của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt nam, việc kiện toàn bộ máy, cải tiến qui trình thủ tục, kiểm soát chặt chẽ dòng tiền, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của người đứng đầu trong từng bộ phận của PVI … đã đem lại một sinh khí mới, tạo đà tăng tốc mang tính ổn định cao cho PVI trong thời gian tới.

 Ông Nguyễn Hùng Dũng - PTSC: PTSC là công ty niêm yết trên TTCK nên kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2009 đã được công bố rộng rãi theo quy định trên website của Tổng công ty và các phương tiện thông tin đại chúng. Theo đó, doanh thu 6 tháng đầu năm 2009 khoảng gần 4.281 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế là 250 tỷ đồng.

Hiện nay, với những hợp đồng đã thắng thầu và đang triển khai thực hiện, với kinh nghiệm năng lực, cơ sở vật chất của PTSC cùng những cơ hội trong thời gian tới PTSC dự kiến doanh thu thực hiện 6 tháng cuối năm nay dự kiến đạt trên 5.100 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt khoảng 230 tỷ đồng.

 Ông Đỗ Văn Khạnh - PVD: Với PVD trong sáu tháng đầu năm doanh thu đạt 1805 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 559 tỷ đồng. Có được kết quả như vậy là nhờ vào hiệu suất hoạt động của giàn khoan PVD I đạt trên 99% và sự tăng trưởng của các dịch vụ kỹ thuật cao của các công ty con của PVD.

Dự kiến 6 tháng cuối năm, PVD đạt doanh thu 2000 tỷ với mức lợi nhuận sau thuế trên 300 tỷ đồng. Cơ sở để PVD đạt được kết quả dự kiến trên là các giàn khoan đều đã có hợp đồng và các mảng dịch vụ kỹ thuật cao vẫn đang chiếm lĩnh thị trường.

 

Đặng Ngọc Dung - Tân Bình, TP. HCM - (Email: )

Theo nhiều nhận định thì TTCK thời điểm cuối năm 2009 sẽ khả quan hơn so với hiện nay. Vậy từ nay đến cuối năm, các doanh nghiệp có đầu tư tài chính (mua cổ phiếu niêm yết) nhằm nâng cao lợi nhuận hay không?

 Ông Phạm Đăng Nam - DPM: Việc đầu tư tài chính cũng là một trong các hoạt động mà Tổng công ty quan tâm. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay Tổng công ty đang tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Tổng công ty về phân bón và hóa chất.

 Ông Nguyễn Hữu Thành - PET: Hiện nay Tổng công ty tập trung vào các mảng kinh doanh hiện hữu, đồng thời từ nay đến dầu năm 2010 sẽ tập trung triển khai thành công dự án phân phối PP. Hoạt động đầu tư tài chính không phải là một thế mạnh của công ty vì vậy Ban lãnh đạo Tổng công ty chủ trương không tham gia đầu tư tài chính.

 Ông Trần Văn Quý - PVI:  Là một định chế Bảo hiểm – Tài chính chuyên nghiệp, với số vốn điều lệ tại thời điểm hiện tại là 1.035 tỷ đồng, PVI luôn tìm kiếm cơ hội gia tăng tài sản và lợi nhuận cho các cổ đông. PVI đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính bao gồm cả hoạt động kinh doanh cổ phiếu niêm yết. Chúng tôi sẽ theo dõi sát sao từng “hơi thở” của thị trường và sẽ mua cổ phiếu khi tỷ lệ lợi nhuận/ rủi ro đáp ứng được kỳ vọng của chúng tôi trong đầu tư chứng khoán. Việc đầu tư của PVI luôn phải thoả mãn 3 yêu cầu an toàn – hiệu quả - thanh khoản.

 

Lê Thành Nam - Thái Thịnh, Hà Nội - (Email: )

Được biết giá phân bón có biến động cùng chiều với giá dầu. DPM có thể cho biết giá dầu thế giới tăng/giảm có tác động như thế nào tới Công ty?

 Ông Phạm Đăng Nam - DPM: Phân đạm được sản xuất ra chủ yếu từ nguyên liệu khí và than đá trong đó khí từ dầu khí chiếm phần lớn, do đó biến động giá dầu khí sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất phân đạm. Đối với DPM giá khí vẫn cố định và không bị ảnh hưởng trong năm 2009

 

Lý Xuân Thương - Q.7, TP. HCM - (Email: lixthuong@yahoo.com)

Cuối năm ngoái, Petrosetco (PET) có khoản vay ngắn hạn hơn 750 tỷ đồng, sẽ phải hoàn trả trong năm 2009. Việc này có gây khó khăn cho nguồn vốn hoạt động của Công ty hay không? Kế hoạch phát hành 6 triệu cổ phiếu theo nghị quyết ĐHCĐ 2009 thế nào?

 Ông Nguyễn Hữu Thành - PET

Cổ phiếu dầu khí: Tiềm năng và cơ hội đầu tư ảnh 4

Ông Nguyễn Hữu Thành
-Khoản vay này có mục đích bổ sung vốn lưu động, nhu cầu vay vốn bình quân của Tổng công ty khoảng 1 ngàn tỷ đồng, nguồn trả nợ vay từ nguồn thu của các khách hàng. Và hiện nay Tổng công ty đang quản lý rất tốt các khoản công nợ phải thu vì vậy khoản vay đến hạn thanh toán không ảnh hưởng gì đến kế hoạch của công ty.
-Dẹ kiến trong Quý III-2009 Tổng công ty sẽ hoàn thành việc phát hành 6 triệu cổ phần ra công chúng theo đúng Nghị quyết ĐHCĐ 2009.
 

Cao Việt Cường - Nam Định - (Email: )

Theo tôi được biết, trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, PVI mới chỉ chú trọng vào việc đẩy mạnh kinh doanh tại TP.HCM, Hà Nội và các tỉnh lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đồng Nai nhằm mở rộng hệ thống bán lẻ; tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển sản phẩm mới. Thế còn các tỉnh, TP nhỏ lẻ thì sao?

 Ông Trần Văn Quý - PVI: Hệ thống mạng lưới đóng vài trò then chốt trong chiến lược phát triển của PVI, không chỉ mang lại doanh thu mà còn mang lại chất lượng dịch vụ thông qua việc giải quyết nhanh chóng các yêu cầu của khách tại mọi vị trí địa lý và nâng cao hình ảnh của nhà bảo hiểm chuyên nghiệp trong cộng đồng.
Như các quý vị đã biết, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số thành phố trực thuộc trung ương chiếm tới 70% thị phần của cả thị trường bảo hiểm. Do vậy, đầu tư thích đáng để phát triển các địa bàn có mãi lực lớn luôn được ưu tiên hàng đầu.
Tuy nhiên, PVI vẫn đầu tư phát triển các địa bàn tại các tỉnh và thành phố khác phù hợp với tiềm năng của thị trường. Cụ thể: PVI đã có 24 công ty thành viên với hơn 100 phòng kinh doanh khu vực có mặt tại hầu hết các tỉnh và thành phố của cả nước. Các đơn vị kinh doanh tốt sẽ được nâng cấp thành công ty trực thuộc khi đáp ứng đủ yêu cầu về nguồn lực, đảm bảo chất lượng dịch vụ và kinh doanh có hiệu quả.

 

Đỗ Đại Giang - Gia Lâm, Hà Nội - (Email: )

Hiện nay, Tổng công ty Xây lắp Dầu khí có rất nhiều đơn vị thành viên hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực, trải rộng trên địa bàn cả nước. Điều này có làm phân tán nguồn lực của đơn vị?

 Ông Phạm Hữu Nghĩa - PVC: Do đặc thù, ngành dầu khí có các công trình trải rộng trên khắp địa bàn cả nước. Vì vậy, việc Tổng công ty có nhiều đơn vị thành viên hoạt động rộng khắp là nhằm tận dụng tối đa nguồn lực của các địa phương. Mặc dù PVC hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực nhưng Tông công ty xác định xây lắp chuyên ngành dầu khí và dân dụng cao cấp là ngành nghề kinh doanh chủ đạo. Các ngành nghề khác như sản xuất xi măng, kinh doanh bất động sản...là để bổ trợ cho ngành nghề kinh doanh chính của PVC. Do vậy, nguồn lực của PVC không hề bị phân tán.

Cổ phiếu dầu khí: Tiềm năng và cơ hội đầu tư ảnh 5
 

Hoàng Thảo Nguyên - Cầu Giấy, Hà Nội - (Email: )

Giai đoạn trước, việc bao tiêu phân phối sản phẩm điện thoại Nokia dã đem lại doanh thu và lợi nhuận lớn cho Tổng công ty PET. Trong thời gian tới, đơn vị có tiếp tục mảng kinh doanh này?

 Ông Nguyễn Hữu Thành - PET: Hiện nay mảng kinh doanh này vẫn là mảng kinh doanh chủ lực của Tổng công ty, thời gian tới Tổng công ty sẽ tiếp tục tập trung nhân lực và nguồn vốn để giữ vững và mở rộng mảng kinh doanh này dồng thời nghiên cứu cơ hội để triển khai phân phối các mặt hàng khác.

 

Nguyễn Viết Tuân - Quận 1, TP. HCM - (Email: )

Được biết, tòa nhà Petrosetco Tower tại Quảng Ngãi đã lấp đầy diện tích văn phòng cho thuê. Xin hỏi, khoản phí cho thuê này đóng góp bao nhiêu trong doanh thu và lợi nhuận của Tổng công ty?

 Ông Nguyễn Hữu Thành - PET: Chức năng chính của tòa nhà là khách sạn, diện tích cho thuê văn phỏng chỉ chiếm 15% tổng diện tích tòa nhà, vì vậy doanh thu đem lại chiếm rất nhỏ trong tổng doanh thu của toàn Tổng công ty.

 

Trần Thanh Đạm - Quận Tân Bình, TP. HCM - (Email: )

Tôi được biết, Petrosetco đang phát động cuộc thi sáng tác Slogan cho doanh nghiệp. Tôi đang làm việc trong lĩnh vực quảng cáo nhưng không phải là cổ đông của Công ty. Tôi có thể tham gia không và phải liên hệ với ai?

 Ông Nguyễn Hữu Thành - PET: Rất hoan nghênh anh và những người muốn tham gia vào cuộc thi sáng tạo Slogan của Tổng công ty. Anh có thể liên hệ trực tiếp với Ban Tổ chức hành chính của Tổng công ty số điện thoại: 08 35566186 xin số 115.

 

Cao Viết Sơn - Yên Sơn, Tuyên Quang - (Email: )

Hiện nay, các loại phân bón giả tràn lan trên thị trường. Tôi là chủ một trang trại, làm ơn chỉ cho cách phân biệt hàng thật – hàng giả. Đạm Phú Mỹ đã phát hiện trường hợp nào làm giả sản phẩm của Tổng công ty hay chưa?

 Ông Phạm Đăng Nam - DPM: Thời gian qua, phân bón giả là thực trạng nhức nhối trên thị trường và không những ảnh hưởng đến cây trồng và mùa vụ trong hiện tại và cả trong tương lai. Chúng tôi đã cùng với hiệp hội phân bón nhiều lần kiến nghị và mong muốn các cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý nghiêm minh nhằm ngăn chặn vấn nạn này.
Sản phẩm Đạm Phú Mỹ có đặc điểm sau: chất lượng cao về hàm lượng, hạt đều, ít mạt, bao bì bền đẹp và chắc chắn in sắc nét. Đề nghị bà con nông dân nên mua tại các cửa hàng, đại lý phân phối chính thức và có treo bảng hiệu của Đạm Phú Mỹ.

 

Lê Văn Dụng - Láng Hạ, Hà Nội - (Email: )

Tôi được biết, Tổng công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí đang có nhu cầu tuyển dụng. Tôi đang là sinh viên năm cuối ngành luật tại Hà Nội liệu có thể tham gia tuyển dụng được không? Thủ tục như thế nào?

 Ông Phạm Đăng Nam - DPM: Địa chỉ của Tổng công ty và các đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty được phổ biến rộng rãi trên trang web www.dpm.vn. Bạn có thể liên hệ để có thể biết thông tin chi tiết.

 

Nguyễn Lê Minh - Bình Dương - (Email: )

Vừa rồi, tôi thấy có khá nhiều cổ đông nội bộ của DPM bán ra cổ phiếu. Liệu có phải vì những cổ đông này không tin tưởng vào kết quả kinh doanh của Đạm Phú Mỹ?

 Ông Phạm Đăng Nam - DPM: Kết quả kinh doanh của DPM trong những năm qua và 6 tháng đầu năm 2009 rất khả quan, luôn hoàn thành và vượt kế hoạch đặt ra. Việc mua và bán cổ phiếu DPM với khối lượng lớn là do DPM là cổ phiếu có tính thanh khoản cao.

 

Trần Hoài Nam - Nghệ An - (Email: )

Được biết, Tập đoàn Dầu khí có khoảng 40 đơn vị thành viên, nhưng đến cuối năm 2008, CTCK Dầu khí mới ký được tổng cộng 10 hợp đồng quản lý sổ cổ đông. Mảng hoạt động này đến nay như thế nào?

 Ông Phạm Quang Huy - PV Securities

Cổ phiếu dầu khí: Tiềm năng và cơ hội đầu tư ảnh 6

Ông Phạm Quang Huy
Phó TGĐ CTCK Dầu khí
Là đơn vị được Tập đoàn Dầu khí giao làm đơn vị quản lý sổ cổ đông cho tất cả các công ty thuộc Tập đoàn, CTCK Dầu khí đang tích cực triển khai các yếu tố để nhanh chóng đẩy mạnh hoạt động này.
Trước hết là về yếu tố công nghệ: ngay trong tháng 8, chúng tôi đưa vào áp dụng giải pháp quản lý sổ cổ đông trực tuyến, cho phép các doanh nghiệp có thể theo dõi tình hình chuyển nhượng cổ phiếu và danh sách cổ đông tại bất kỳ thời điểm nào qua internet mà không phải đến CTCK. Các cổ đông có thể thực hiện chuyển nhượng cổ phiếu trong ngày và theo dõi kết quả chuyển nhượng qua internet. Đây là một ưu điểm lớn của dịch vụ này do CTCK Dầu khí cung cấp so với các đơn vị cung cấp dịch khác, giúp thuận tiện cho cả doanh nghiệp và các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, chúng tôi đang tích cực làm việc với tất cả các đơn vị là CTCP chưa niêm yết để giúp các đơn vị tổ chức quản lý sổ cổ đông thật chuyên nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát hành, niêm yết cổ phiếu các giai đoạn tiếp theo.
Với những nỗ lực đồng bộ như trên, chúng tôi tin tưởng là số lượng hợp đồng sẽ không dừng lại ở con số như hiện nay.
 

mailinh - Ha Nội - (Email: )

Petrosetco đã bán hết hơn 1 triệu cổ phiếu quỹ chưa, mức giá trung bình là bao nhiêu? Nếu chưa bán hết thì dự kiến sẽ bán tối thiểu ở mức nào? Đối với cổ phiếu PVF và PVT, Công ty hiện đang nắm giữ bao nhiêu, đang lãi hay lỗ, bao giờ thì bán ra?

 Ông Nguyễn Hữu Thành - PET: Hiện nay PET đã bán được 50% cổ phiếu quỹ với mức giá trung bình là 21.5, dự kiến trong tháng 8-2009 sẽ hoàn thành việc bán 1 triệu cổ phiếu quỹ. Đối với cổ phiếu PVF và PVT, Tổng công ty đã thực hiện bán hết trong quý II-2009 và so với gia dự phòng tại thời điểm 31-12-2008 thì việc bán 2 mã cổ phiếu này đã đem lại 6,5 tỷ đồng lợi nhuận cho Tổng công ty.

 

Văn Minh - 411 Trần Khát Chân - Hà Nội - (Email: thuduc1974@yahoo.com)

Logo PVC được quảng cáo rất nổi tại các công trình xây dựng tại Hà Nội song do trên sàn chứng khoán Hà nội đã có mã chứng khoán PVC của Tổng công ty cổ phần Dung dịch khoan và Hoá phẩm dầu khí ( Mã CK: PVC).
Được biết Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí ( PVC) đang có kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM.
Có cách nào đề người tham gia đầu tư chứng khoán không bị lầm giữa hai Công ty mà Logo PVC không bị ảnh hưởng. Chẳng nhẽ mình lại đi quảng cáo cho Mã: PVC của Tổng công ty cổ phần Dung dịch khoan và Hoá phẩm dầu khí.

 Ông Phạm Hữu Nghĩa - PVC: PVC đã chọn mã PVX là mã giao dịch trên sàn HNX. Chúng tôi biết rằng, mã chứng khoán thể hiện một phần thương hiệu của Công ty nhưng không phải là tất cả. PVC sẽ phát triển thương hiệu PVC đối với các khách hàng mục tiêu của mình để giảm thiểu sự nhầm lẫn giữa thương hiệu PVC và mã chứng khoán PVC. Hơn nữa, khách hàng mục tiêu của PVC không hẳn là các cổ đông của Tổng công ty cổ phần Dung dịch khoan và Hoá phẩm dầu khí có mã PVC đang niêm yết trên sàn.

 

Thanh Thuong - Hoàn Kiếm, Hà Nội - (Email: thuong24@gmail.com)

Nhiều DN thuộc họ dầu khí đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, trong đó nhiều công ty có mảng hoạt động trùng lặp như đầu tư, BĐS. Dầu khí có kết hoạch sáp nhập lại để gia tăng sức cạnh tranh hay không, xin cho biết một số ví dụ?

 Ông Nguyễn Ngọc Sự - PVN

Cổ phiếu dầu khí: Tiềm năng và cơ hội đầu tư ảnh 7

Ông Nguyễn Ngọc Sự
Phó TGĐ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)
Trong mấy năm vừa qua, với sự phát triển nhanh của Tập đoàn nhiều doanh nghiệp trực thuộc tập đoàn và trực thuộc các đơn vị thành viên tập đoàn ra đời. Cũng có nhiều đơn vị có chức năng hoạt động giống nhau, sau thời gian hoạt động của điều hành của các đơn vị này, Tập đoàn thấy rằng cần phải cơ cấu lại các đơn vị vào các đầu mối tập trung với các đơn vị có tính chất hoạt động tương tự nhau nhằm tăng cường sức mạnh cạnh tranh trên thị trường cũng như giảm thiểu cạnh tranh nội bộ. Vì vậy, chúng tôi đã và đang thực hiện việc sáp nhập chuyển nhượng các đơn vị này, ví dụ Công ty PVLand sáp nhập vào Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí; Công ty dịch vụ cao cấp PVR cũng sẽ nhập vào PVC; Công ty Sao Mai Bến Đình và Công ty Đóng mới giàn khoan sẽ sáp nhập vào PTSC; Công ty đầu tư tài chính Công đoàn Dầu khí sẽ nhập về PVFC...
 

Quốc Chính - Quảng Ninh - (Email: chinh000@yahoo.com)

Vừa qua, tại nhiều công ty thành viên của PVN có sự thay đổi nhân sự cấp cao rất lớn, xin hỏi điều này nằm trong chiến lược của PVN, và nhằm mục đích gì tại các DN thành viên?

 Ông Nguyễn Ngọc Sự - PVN:  Tập đoàn có thay đổi nhân sự cấp cao tại nhiều đơn vị. Điều đó nhằm mục đích thực hiện chủ trương luân chuyển đào tạo cán bộ, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, cũng như các đơn vị thành viên một cách hợp lý hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển của Tập đoàn cũng như các đơn vị.

 

Đinh Phương Anh - Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội - (Email: đinhphuonganh79@gmail.com)

Trong hoạt động kinh doanh của PTSC còn có cả mảng quản lý và kinh doanh cao ốc văn phòng, hiện nay Tổng công ty đã và đang quản lý, kinh doanh các dự án nào? Mảng này mang lại tỷ trọng bao nhiêu trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của Tổng công ty?

 Ông Nguyễn Hùng Dũng - PTSC: - Hiện nay PTSC đang thực hiện dịch vụ quản lý cao ốc văn phòng gồm 2 tòa nhà là số 1 - 5 Lê Duẫn, quận 1, TP.HCM và 18 Láng Hạ (Hà Nội) và chuẩn bị tiếp nhận quản lý vận hành tổ hợp văn phòng - khách sạn tiêu chuẩn 4 sao tại Vũng Tàu. Đây là loại hình dịch vụ mới của PTSC thực hiện quản lý các cao ốc văn phòng hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Doanh thu từ loại hình này dự kiến 6 tháng đầu năm 2009 là khoảng 70 tỷ đồng.

 

Nguyễn Nam Hà - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội - (Email: hanamnguyen222@hotmail.com)

Được biết, trước đây Tổng công ty có khá nhiều căn hộ liền kề tại khu vực Nam Thành Công (Hà Nội) cho CBCNV mượn để sinh sống. Số tài sản này có được tính vào tài sản của PTSC hiện nay hay không, hay đã có hướng xử lý khác rồi?

 Ông Nguyễn Hùng Dũng - PTSC: - Nếu nói PTSC có nhiều căn hộ liền kề tại khu vực Nam Thành Công cho cán bộ nhân viên mượn để sinh sống thì không đúng mà chỉ một căn nhà liền kề, nhưng không tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa và đã được bàn giao cho địa phương trong quá trình cổ phần hóa theo quy định của Chính phủ.

 

Đinh Thùy Dung - Cát Bi, Hải Phòng - (Email: )

Cuối tháng 6, PTSC đã ký hợp đồng cung cấp tàu dịch vụ, thư trao thầu với các công ty Thăng Long JOC, Trường Sơn JOC, Hoàng Long - Hoàn Vũ JOC, Permier Oil với tổng giá trị 450 triệu USD. PTSC có thể cho biết cụ thể về nội dung các hợp đồng này, cũng như thời gian thực hiện, dự kiến lợi nhuận thu được…?

 Ông Nguyễn Hùng Dũng - PTSC: - Trong 6 tháng đầu năm 2009, với sự nỗ lực của PTSC với sự hỗ trợ và chỉ đạo sát sao của Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam, sự hợp tác có hiệu quả của các đối tác, nhà thầu, PTSC đã tham gia đấu thầu và đã thắng thầu và ký nhiều hợp đồng cung cấp dịch vụ quan trọng trong các lĩnh vực cơ khí dầu khí, tàu dịch vụ dầu khí, dịch vụ vận hành bảo dưỡng (O&M)... như:

Hợp đồng cung cấp 02 tàu trực mỏ cho Trường Sơn JOC, với tổng giá trị tương đương 50 triệu USD trong thời hạn 5 năm.

Hợp đồng cung cấp 2 tàu phục vụ khoan cho Thăng Long JOC trong 6 tháng, với tổng giá trị khoảng 10 triệu USD.

Ký kết giao thầu EPCI với Công ty điều hành chung Hoàng Long - Hoàn Vũ JOC thuộc dự án phát triển mỏ Tê Giác Trắng, với tổng giá trị hợp đồng khoảng 150 triệu USD.

Ký thư giao thầu với EPCI với Premier Oil Vietnam Offshore B.V. (POVO). Đây là dự án đấu thầu quốc tế, trong đó PTSC với tư cách là tổng thầu thiết kế, mua sắm, thi công, với tổng khối lượng thi công là 12.500 tấn cùng hệ thống nội mỏ. Tổng giá trị hợp đồng này là 240 triệu USD. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành vào tháng 7/2010.

Việc liên tục trúng thầu đấu thầu quốc tế bằng các lợi thế cạnh tranh năng lực kinh nghiệm, giá cả, cam kết chất lượng dịch vụ và những dự án lớn của PTSC thời gian gần đây đã là minh chứng cho thấy sự phát triển vượt bậc của PTSC trong việc thực hiện các dự án lớn cho chủ đầu tư nước ngoài. PTSC đã chuẩn bị đầy đủ nguồn lực cơ sở vật chất, luôn sẵn sàng và hoàn toàn có khả năng đảm bảo đương những dự án có quy mô lớn hơn nữa.
Cổ phiếu dầu khí: Tiềm năng và cơ hội đầu tư ảnh 8
 

Đoàn Minh Hồng - 85 Hàm Nghi, Q.1, TP. HCM - (Email: )

Chào ông Sự, xin ông cho biết, chiến lược và lộ trình bán bớt phần vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho các công ty trong ngành, đặc biệt là các công ty lớn như PVS, PVD, DPM. Kế hoạch cụ thể về giảm vốn cho DPM trong năm 2009 (giao dịch thỏa thuận hay trên sàn, các đối tượng có thể tham gia, nguyên tắc đàm phán giá bán, short list hiện tại…).

 Ông Nguyễn Ngọc Sự - PVN:  Chiến lược của Tập đoàn đối với các đơn vị là chúng tôi sẽ giữ cổ phiếu tới mức chi phối, Tập đoàn vẫn nắm được những đơn vị sản xuất các mặt hàng chiến lược, có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Mặt khác, hiện Tập đoàn đang chỉ đạo các đơn vị bán bớt phần vốn của Tập đoàn tại các đơn vị này với tỷ lệ Tập đoàn chỉ giữ tối đa 51%. Hiện Chúng tôi đang chỉ đạo cho các đơn vị xem xét tìm cổ đông, đối tác chiến lược để thực hiện việc chuyển nhượng và cũng sẽ có việc bán bớt cổ phần thông qua sàn giao dịch tập trung.

 

Nguyễn Hữu Nghị - CMT8, TP. HCM - (Email: )

Chào ông Khạnh.
Tôi được biết, lợi nhuận bùng nổ của PVD trong hai năm qua phần lớn là do lợi nhuận từ giàn khoan PVD 1 và giàn khoan đất liền PVD 11. Xin cho biết, giá cho thuê từng giàn khoan và hợp đồng từng giàn khoan có thời hạn đến bao lâu? Sau khi kết thúc các hợp đồng hiện tại, kế hoạch sử dụng các giàn khoan này ra sao? Các hợp đồng mới được đàm phán bao lâu trước khi hợp đồng cũ hết hạn? Giá cả được đàm phán trên cơ sở nào, tăng hay giảm?
Xin cám ơn ông và chúc ông sức khỏe!

 Ông Đỗ Văn Khạnh - PVD: Hiện tại, lợi nhuận đóng góp từ dịch vụ khoan chiếm khoảng trên 60% tổng lợi nhuận toàn Tổng Công ty.

PV Drilling đang vận hành 01 giàn khoan biển PV Drilling I và 01 giàn khoan đất liền PV Drilling 11. Trong Quý 4/2009 này sẽ tiếp tục nhận bàn giao thêm 02 giàn khoan biển mới PV Drilling II và III từ nhà thầu đóng giàn KFELS. Để đảm bảo tất cả các giàn khoan đều có việc sau khi bàn giao, PV Drilling đã ký kết các HĐ với các Công ty khai thác dầu khí cho giàn khoan PV Drilling I và II đến cuối năm 2009 trước khi ký HĐ dài hạn trong năm 2010 với doanh thu bình quân 150.000USD/ngày/năm. Riêng giàn khoan PV Drilling III sẽ có HĐ dài hạn ngay sau khi bàn giao. Giá cả cho HĐ dài hạn này đang được thương thảo và sẽ được điều chỉnh lại mỗi năm 01 lần theo giá thị trường.

Thông thường, việc tìm HĐ mới sẽ được bắt đầu khoảng 06 tháng trước khi HĐ cũ kết thúc. Giá cả của HĐ khoan thường có thể tăng hoặc giảm theo giá thị trường.

 

Phan Thanh Phúc - Hải Phòng - (Email: )

Chào ông Thanh, Xin ông cho biết thông tin cụ thể về thảo thuận bao tiêu sản phẩm PP với nhà máy lọc dầu Dung Quất.

 Ông Nguyễn Hữu Thành - PET: PET đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn của Nhà máy PP. Đây là nhiệm vụ rất phù hợp với thế mạnh của PET và đây cũng là một mảng kinh doanh quan trọng của PET. Dự kiến đến Quý I năm 2010 các sản phẩm của PP sẽ được tung ra thị trường. Trên cơ sở này PET đẩy mạnh công tác thương mại về những sản phẩm có liên quan để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, đồng thời phát triển sản xuất các sản phẩm từ nguyên liệu PP để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

 

Lê Thị Hiền - Thái Bình - (Email: )

Khi lên sàn, Tổng công ty Xây lắp Dầu khí sẽ có mã cổ phiếu là gì, bởi trên sàn niêm yết hiện nay ngành dầu khí cũng đã có mã cổ phiếu PVC? Nếu đổi thành mã khác thì lại không dúng với tên tắt của Tổng công ty?

 Ông Phạm Hữu Nghĩa - PVC: Như đã nói, PVC sẽ chọn mã niêm yết là PVX. Chữ X là chữ cái đầu tiên của từ Xây lắp trong tiếng việt. Do đã có mã PVC trên sàn nên Tổng công ty không thể lấy lại. Tôi cho rằng, thương hiệu của Công ty mới là quan trọng, còn mã chứng khoán chỉ mang tính quy ước.

 

Phan Văn Ban - 32 Lê Thánh Tông, TP Huế - (Email: )

Xin hỏi PTSC, kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 1.750 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng trong năm nay sẽ thực hiện như thế nào?

 Ông Nguyễn Hùng Dũng - PTSC: Xin kính chào các quý vị độc giả:

Tổng công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) rất vinh dự tham gia giao lưu trực tuyến với quý vị độc giả của Báo điện tử Đầu tư chứng khoán và đây là cơ hội để chúng tôi có thể chia sẽ các thông tin về PTSC cũng như lắng nghe ý kiến của quý vị độc giả về cổ phiếu mả PVS trên TTCK.

- Kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng của Tổng công ty PTSC đã được ĐHĐCĐ thông qua và hiện nay chúng tôi đang trong quá trình triển khai thực hiện thông qua việc lựa chọn, các cổ đông chiến lược phải là những đối tác tiềm năng, có kinh nghiệm và năng lực, có mong muốn hợp tác lâu dài cùng PTSC. Việc lựa chọn các cổ đông chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự thành công và phát triển của PTSC trong tương lai và đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đã tham gia WTO.

- Dự kiến kế hoạch tăng vốn điều lệ sẽ được hoàn thành trong năm nay.

 

Khuất Thành Chung - Nhân viên kế toán - (Email: Nam Định)

Chào ông Thành. Xin ông cho biết về tầm nhìn dài hạn của PET, 5 năm nữa nhà đầu tư có thể thấy PET với quy mô nào?

 Ông Nguyễn Hữu Thành - PET: PET đã xây dựng kế hoạch 5 năm 2011-2015 và đang hoàn chỉnh quy hoạch phát triển đến 2025. Theo đó, đến năm 2015 quy mô doanh số của PET sẽ đạt trên 10 ngàn tỷ đồng, lợi nhuận trên 200 tỷ đồng.

 

Bùi Văn Giá - Hà Nội - (Email: )

Nói về cổ phiếu ngành dầu khí, theo phân tích của SSI, cổ phiếu niêm yết nào có thể là đại diện tiêu biểu của ngành này?

 Bà Nguyễn Hồng Dung - SSI: Nếu xét theo tốc độ tăng trưởng và số lượng dịch vụ, chúng tôi cho rằng PVS (Tổng công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí) có tính đại diện cao, khi dịch vụ của công ty trải rộng trên nhiều lĩnh vực và còn rất nhiều tiềm năng tăng trưởng.

Xét về hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời, PVD và DPM là những cổ phiếu tiêu biểu của ngành và được nhiều nhà đầu tư tổ chức quan tâm.
Cổ phiếu dầu khí: Tiềm năng và cơ hội đầu tư ảnh 9
 

Trần Thái Binh - Hà Nội - (Email: lebinh24@yahoo.com)

Cách đây khoảng tháng rưỡi, DPM thông báo, Công ty cung cấp cho thị trường hơn 40% nhu cầu phân đạm. Mới đây, CTCK Kim Eng có viết bài trên ĐTCK nêu thông tin sản xuất phân bón năm 2008 đạt 5,4 triệu tấn, đáp ứng 2/3 nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu. Xin hỏi hơn 40% thị phần nêu trên được tính như thế nào?

 Ông Phạm Đăng Nam - DPM: Thị trường phân bón của cả nước xét về nhu cầu khoảng 8 đến 10 triệu tấn/năm bao gồm nhiều chủng loại phân bón như urea, DAP, kali, SA, NPK... trong đó riêng nhu cầu urea chiếm khoảng 1,8 triệu đến 2 triệu tấn. DO đó, công suất sản xuất của DPM một năm là 740.000 tấn, cùng với phân bón nhập khẩu sẽ chiếm khoảng 40 đến 50% thị phần phân đạm (urea).

 

Đàm Thu Hương - Bắc Ninh - (Email: )

Chào các vị tham gia buổi giao lưu. Xin các ông/bà cho biết vài suy nghĩ về triển vọng cổ phiếu ngành dầu khí trong 6 tháng cuối năm 2009 và qua năm 2010.

 Ông Nguyễn Ngọc Sự - PVN
CP của ngành Dầu khí thời gian qua chịu ảnh hưởng chung của sự suy giảm TTCK, tuy nhiên theo đánh giá của tôi, sự sụt giảm của cổ phiếu ngành Dầu khí cũng chỉ là tạm thời trong khi thị trường khó khăn. Bởi vì hoạt động của các DN ngành Dầu khí, trong thời gian nền kinh tế có những khó khăn, vẫn duy trì được hoạt động của mình và kinh doanh có lãi. Đây là cơ sở vững chắc nhất đảm bảo ổn định của cổ phiếu ngành dầu khí. 6 tháng đầu năm, hầu hết các doanh nghiệp đều hoàn thành vượt các chỉ tiêu kế hoạch và Chúng tôi đang phấn đấu để 6 tháng cuối năm cũng sẽ hoàn thành vượt mức kế hoạch. Vì vậy, với xu hướng ổn định dần của TTCK, chúng tôi tin tưởng CP ngành Dầu khí sẽ hấp dẫn trở lại.

 

Nguyễn Thu Phương - 506B, Licogi 13, Khuất Duy Tiến, HN - (Email: nthuphuongktqd@gmail.com)

Việc sáp nhập PVD và PVDI được cho rằng là vì lợi ích của một nhóm các cổ đông lớn. Ông có thể cho độc giả rõ hơn về vụ sáp nhập này không? Tiến trình của việc này hiện đã thực hiện ra sao?

 Ông Đỗ Văn Khạnh - PVD: Tôi không nghĩ việc sáp nhập PVDI vào PVD chỉ có lợi cho các cổ đông lớn mà việc sáp nhập này vì lợi ích của tất cả các cổ đông hai công ty. Xin được nói thêm tiến trình xác định tỷ lệ chuyển đổi cổ phiếu được đánh giá trên cơ sở xác định giá trị của hai công ty từ một công ty kiểm toán quốc tế nên việc sáp nhập đảm bảo tính khách quan và công bằng với tất cả các cổ đông.

Hiện tại chung tôi đã hoàn tất các thủ tục cần thiết và đang trong giai đoạn chuyển đổi CP. Dự kiến cuối tháng 8 tới đây sẽ hoàn tất việc chuyển đổi và đăng ký lưu ký chứng khoán trong tháng 9/2009.

 

Nguyễn Thu Phương - 506B, Licogi 13, Khuất Duy Tiến, HN - (Email: nthuphuongktqd@gmail.com)

Dầu khí là lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, tuy nhiên rủi ro khi đầu tư ngành này có vẻ cũng khá cao. Lợi nhuận 6 tháng đầu năm lớn nhưng liệu trước những biến động khó lường của 6 tháng cuối năm, kết quả kinh doanh của các ông có còn tốt như vậy không?

 Ông Nguyễn Ngọc Sự - PVN
Dầu khí là lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngành có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế. Trong 6 tháng đầu năm, toàn tập đoàn đã hoàn thành vượt mức kế hoạch. Cụ thể, tổng doanh thu đạt 120.350 nghìn tỷ đồng,bằng 113% kế hoạch 6 tháng, 57% kế hoạch 2009.Nộp ngân sách 42.880 tỷ đồng, bằng 117% kế hoạch 6 tháng và 69% kế hoạch cả năm.Kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 tỷ USD, bằng 115% kế hoạch 6 tháng đầu năm.Hiện tại Tập đoàn đang chỉ đạo thành viên có giải pháp tích cực nhằm hoàn thành, hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2009. Với các biện pháp tích cực và quyết liệt của lãnh đạo Tập đoàn, chúng tôi tin tưởng rằng Tập đoàn sẽ hoàn thành nhiệm vụ, xứng đáng vai trò nòng cốt của nền kinh tế.

 

Nguyễn Thu Phương - 506B, Licogi 13, Khuất Duy Tiến, HN - (Email: nthuphuongktqd@gmail.com)

Tập đoàn có phải đã cổ phần hóa hết các doanh nghiệp làm ăn tốt nhất không? Xin ông cho biết tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp còn lại ra sao?

 Ông Nguyễn Ngọc Sự - PVN: TRong chiến lược phát triển của PVN, chúng tôi sẽ tiến hành CPH hầu hết các DN thành viên. Tính đến nay, cơ bản kế hoạch CPH Chính phủ giao cho tập đoàn đã hoàn thành. Hiện tại, Tập đoàn đang triển khai các thủ tục để CPH các Tổng công ty lớn, chủ lực của Tập đoàn như Tổng công ty Khí, Tổng công ty Điện lực Dầu khí...

 

Lò Thị Hiếu - Lai Châu - (Email: )

Đề nghị bà Dung đánh giá nhận định của Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính về việc các CTCK “cổ vũ” thị trường đi xuống trong thời gian vừa qua?

 Bà Nguyễn Hồng Dung - SSI: Giai đoạn này là thời điểm có nhiều thông tin tốt xấu đan xen, do vậy các công ty chứng khoán có thể có nhiều nhận định khác nhau, thậm chí là trái chiều.

Chúng tôi không thể nói thay các CTCK khác. Riêng về SSI, chúng tôi vẫn giữ quan điểm thận trọng trong thời gian qua dựa trên những phân tích cơ bản, điều đó không có nghĩa là 'cổ vũ' thị trường đi xuống. SSI mong muốn cùng với nhà đầu tư phát triển một thị trường chứng khoán lành mạnh và bền vững.

 

Nguyễn Văn Hiệp - Quận Lê Chân, Hải Phòng - (Email: )

Theo nhiều nhận định thì TTCK thời điểm cuối năm 2009 sẽ khả quan hơn so với hiện nay. Vậy từ nay đến cuối năm, PVC có đầu tư tài chính (mua cổ phiếu niêm yết) nhằm nâng cao lợi nhuận hay không, nhất là khi doanh nghiệp đang có khoản vốn lớn sau khi tăng vốn lên 1.500 tỷ đồng?

 Ông Phạm Hữu Nghĩa - PVC

Cổ phiếu dầu khí: Tiềm năng và cơ hội đầu tư ảnh 10

Ông Phạm Hữu Nghĩa
Phó TGĐ CTCP Xây lắp Dầu khí (PVC)
PVC khẳng định sẽ không mua các cổ phiếu niêm yết trên sàn. Tổng công ty chỉ đầu tư tài chính thông qua hình thức góp vốn, thành lập mới, mua lại cổ phần của các Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xây lắp để nhằm nâng cao năng lực thi công của Tổng công ty.
 

Đồng Nhi - Quận 1, Tp. HCM - (Email: )

Tôi có nghe nói, Tập đoàn Dầu khí và DPM muốn gặp riêng các cổ đông ngoài Tập đoàn dầu khí để thuyết phục họ thông qua dự án Nhà máy Đạm Cà Mau. Thông tin này có chính xác hay không?
Cho đến nay, DPM và Tập đoàn DK đã thỏa thuận gì về dự án Đạm Cà Mau. PTV thuê DPM quản lý nhà máy hay xin ý kiến cổ đông nhỏ thông qua dự án một lần nữa. Dự án Đạm Cà Mau đã tiến hành đến giai đoạn nào?

 Ông Phạm Đăng Nam - DPM: Qua quá trình vận hành nhà máy Đạm Phú Mỹ và kinh doanh phân bón chúng tôi nhận thấy tiềm năng và triển vọng của dự án Đạm Cà Mau là rất tốt, nhất là đặt tại trung tâm khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, vựa lúa - nơi tiêu thụ nhiều phân bón nhất của cả nước. Chúng tôi nghĩ rằng nếu các cổ đông của DPM hiểu rõ về dự án và lợi thế của nó trong lĩnh vực kinh doanh phân bón thì sẽ bị thuyết phục về lợi ích của việc đầu tư vào dự án Cà Mau.
Ban điều hành nhận thấy tiềm năng nói trên và đánh giá việc hợp tác với ĐẠm Cà Mau sẽ đem lại hiệu quả cho cổ đông DPM hơn là làm đối thủ cạnh tranh, nên đã chủ động đề xuất với PVN về việc giao cho DPM làm dịch vụ quản lý vận hành và tiêu thụ sản phẩm của nhà máy Đạm Cà Mau. HIện nay, hợp đồng dịch vụ này đang trong quá trình đàm phán.
Theo chúng tôi được biết : về dự án Đạm Cà Mau,hiện đang trong giai đoạn triển khai thiết kế và mua sắm máy móc thiết bị. Tại công trường, đang thực hiện các công tác chuẩn bị mặt bằng và xử lý nền. Theo đánh giá của nhà thầu và ban quản lý dự án, tiến độ và chất lượng dự án đang được thực hiện theo đúng kế hoạch. Dự án sẽ hoàn thành và đưa vào vận hành khai thác vào năm 2012.

 

Huỳnh Minh Anh - TP Vũng Tàu - (Email: )

Xin được hỏi đại diện PTSC, ngoài ngành nghề kinh doanh chính, Công ty có đầu tư sang lĩnh vực tài chính, chứng khoán không?

 Ông Nguyễn Hùng Dũng - PTSC: PTSC là đơn vị cung cấp dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành. Do đó, PTSC chỉ tập trung vào những lĩnh vực dịch vụ, kỹ thuật chính nằm trong chiến lược phát triển gắn với hoạt động dầu khí, tiềm năng kinh tế biển. Do đó, chúng tôi không tham gia vào hoạt động đầu tư vào chứng khoán.

 

Ngọc Bích - Quận 1, TP HCM - (Email: bich12@yahoo.com)

- Kế hoạch CPH của PVN được biết đã gần hoàn tất, xin hỏi thời điểm sớm nhất Tổng công ty Khí và TCT Điện lực Dầu khí IPO, tiến độ xác định giá trị DN hai TCT này đến đâu?

 Ông Nguyễn Ngọc Sự - PVN
Hiện tại tập đoàn đang triển khai các thủ tục xác định giá trị DN và xây dựng phương án CPH Tổng công ty Khí. Đây là một TCT chủ lực lớn của Tập đoàn, Chúng tôi đã ký hợp đồng với Công ty Tư vấn để thực hiện việc xác định giá trị DN trong năm 2009 và sẽ tiến hành IPO trong năm 2010. Riêng Tổng công ty Điện lực Dầu khí, do đang triển khai đầu tư nhiều dự án lớn, các dự án đã hoàn thành đang trong quá trình quyết toán vốn đầu tư, vì vậy thời điểm hiện tại chưa thuận lợi để CPH cả TCT. Tập đoàn đã báo cáo Chính phủ và được thay đổi kế hoạch CPH, trước mắt sẽ đẩy nhanh tiến độ quyết toán các dự án đã hoàn thành thuộc Công ty Điện lực Dầu khí Cà Mau và sẽ tiến hành CPH các DN này trước.

 

Hà Phương Hoa - Thanh Xuân, Hà Nôi - (Email: hoahaclick@yahoo.com)

Được biết, PTSC vừa thành lập chi nhánh tại Venezuela và Cu Ba. Đây có phải là một hướng kinh doanh mới của Tổng công ty hướng ra thị trường nước ngoài. Xin ông nói cụ thể hơn về vấn đề này?

 Ông Nguyễn Hùng Dũng - PTSC: - Thực hiện chiến lược tăng tốc phát triển đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 đã được Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam phê duyệt. Theo đó, ngoài những lĩnh vực dịch vụ chính có thế mạnh trong nước như: dịch vụ tàu, căn cứ cảng, cơ khí dầu khí, dịch vụ khai thác kho nổi chứa xử lý và xuất dầu thô (FSO/FPSO), dich vụ O&M… PTSC sẽ tập trung mở rộng và phát triển thị trường dịch vụ ra nước ngoài. Đặc biệt là những nước có tiềm năng dầu khí, có nền chính trị ổn định và có mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp với Chính phủ Việt Nam, những thị trường mà Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã thiết lập quan hệ và đang triển khai các dự án trong lĩnh vực dầu khí.

- Sau thành công của việc thành lập chi nhánh tại Malaysia, PTSC đang triển khai các thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh tại Venezuela, Cuba. Đây không phải là hướng đi mới mà chỉ là việc hiện thực hóa chiến lược phát triển thị trường ra nước ngoài của PTSC và đã được PTSC nghiên cứu và có kế hoạch chuẩn bị kỹ. Nhiệm vụ của các chi nhánh này là nhằm thu nhập thông tin, phân tích, đánh giá các cơ hội, đồng thời tổ chức triển khai thực hiện việc cung cấp các dịch vụ mà PTSC có kinh nghiệm và thế mạnh như: dịch vụ căn cứ, tàu dịch vụ, dịch vụ cung ứng nhân lực, vật tư thiết bị chuyên ngành dầu khí,…
Cổ phiếu dầu khí: Tiềm năng và cơ hội đầu tư ảnh 11
 

Nguyễn Thu Phương - 506B, Licogi 13, Khuất Duy Tiến, HN - (Email: nthuphuongktqd@gmail.com)

PVD, DPM,.. là những cổ phiếu tốt nhưng hình như thời gian gần đây những cổ phiếu này có vẻ "im hơi lặng tiếng" so với những bluechips khác. Các ông nghĩ sao về điều này?

 Ông Đỗ Văn Khạnh - PVD: Theo đánh giá của tôi, hiện tại tình hình giá dầu trên thế giới có chiều hướng tăng nhưng chưa ổn định vì thế nhà đầu tư có thể lo ngại việc này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các công ty dịch vụ dầu khí.

Bên cạnh đó việc sáp nhập PVDI vào PVD cũng có thể tác động đến tâm lý của NĐT. Tuy nhiên về phần mình tôi khẳng định PVD là công ty vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng tốt, thị trường khoan ở Việt Nam vẫn rất tiềm năng và PVD chỉ mới đáp ứng được 30% thị phần vào cuối năm nay khi đưa vào sử dụng thêm giàn khoan PVD II và PVD III.

Ngoài ra các dịch vụ kỹ thuật cao của PVD vẫn đang phát triển rất tốt đang ngày càng chiếm lĩnh thị phần lớn hơn.

Tôi nghĩ có thể do các tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến thị trường dịch vụ khoan đã ảnh hưởng đến thị giá của PVD trong ngắn hạn. Nhưng về dài hạn PVD vẫn là một công ty tăng trưởng bền vững và sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho cổ đông.

 

Trần Trọng Lợi - Đỗ Ngọc Thạch, Q11, TP.HCM - (Email: )

Năm ngoái, PVI đạt 171,7 tỷ đồng lợi nhuận, trong đó lợi nhuận từ đầu tư tài chính là 166 tỷ đồng. Năm nay, PVI đặt kế hoạch 218 tỷ đồng lợi nhuận, trong đó lợi nhuận từ đầu tư tài chính là 170 tỷ đồng. Xin hỏi các khoản mục đầu tư tài chính của PVI là gì, tại sao lại lãi lớn và PVI tự tin đạt được mức lãi như vậy (trong khi năm ngoái PVI chưa trích lập dự phòng cho danh mục đầu tư dài hạn và quý I/2009 thì doanh thu và chi phí hoạt động tài chính là bằng nhau, trên 97 tỷ đồng)?

 Ông Trần Văn Quý - PVI: Đầu tư tài chính của PVI bao gồm các khoản mục chính sau: đầu tư hưởng lãi suất cố định, góp vốn vào các công ty, kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu, đầu tư bất động sản và cung cấp một số dịch vụ tài chính.
Với phương thức đầu tư như vậy, PVI đã kết hợp một cách có hiệu quả việc gia tăng giá trị tài sản cho doanh nghiệp với việc phân bổ và kiểm soát rủi ro.
Thời gian qua, việc phân bổ nguồn vốn đầu tư của PVI đã được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường. PVI đã cơ cấu lại danh mục đầu tư, thoái vốn tại 1 số dự án không hiệu quả, sử dụng tối đa dòng tiền nhàn rỗi, đặc biệt là dòng tiền từ kinh doanh bảo hiểm.
Bởi vậy, hoạt động đầu tư tài chính của PVI đảm bảo vừa an toàn, vừa hiệu quả. Việc trích lập dự phòng cho danh mục đầu tư dài hạn là không thực sự cần thiết do đa phần các khoản đầu tư này được thực hiện theo hình thức góp vốn dự án từ đầu. Một số dự án còn đang ở giai đoạn xây dưng, hiệu quả chưa cao, nhưng sẽ đem lại nguồn thu ổn định cho PVI trong tương lai.

 

Lưu Thị Mai Hương - Nhà đầu tư tại Hà Nội - (Email: )

Trước tiên, xin cám ơn Báo Đầu tư Chứng khoán đã tổ chức buổi giao lưu này. Qua đó chúng tôi có thể tìm hiều rõ hơn những thông tin từ các doanh nghiệp niêm yết, trong đó có ngành dầu khí.
Cám ơn ông Thành đã tham gia cùng giao lưu với nhà đầu tư. Xin ông giải đáp thật thẳng thắn những thắc mắc sau của tôi.
1. Gần đây phía PVF bán cổ phần tại PET ra. Xin cho biết ý kiến của HĐQT về vấn đề này. Hiện PET có cổ đông lớn nào và họ có đóng góp được gì nhiều cho PET?
2. Với một nhà đầu tư đang tìm hiểu cơ hội đầu tư tại PET, ông có thông điệp gì cho họ?

 Ông Nguyễn Hữu Thành - PET

Cổ phiếu dầu khí: Tiềm năng và cơ hội đầu tư ảnh 12

Ông Nguyễn Hữu Thành
TGĐ Tổng CTCP Dịch vụ tổng hợp Dầu Khí (Petrosetco)
-PVF tham gia đầu tư như một nhà đầu tư bình thường, PVF không tham gia vào quản lý điều hành tại PET. Việc PVF bán cổ phần của PET là việc làm rất bình thường.
Hiện nay PET có cổ đông lớn là Tập đoàn dầu khí Việt Nam và một số Quỹ đầu tư nước ngoài và một số tổ chức trong nước. Tập đoàn dầu khí là có đóng góp lớn nhất và thiết thực cho sự phát triển và tăng trường của PET. Vì Tập đoàn dầu khí là cổ đông chi phối đóng vai trò điều hành quản lý PET.
-PET đã có chiến lược kinh doanh dài hạn theo đó tốc độ tăng trưởng phát triển không ngừng bình quân 15-20%/năm. Phấn đấu trong 5 năm tới tổng doanh thu và lợi nhuận của Tổng công ty sẽ tăng gấp đôi hiện nay. Năm 2008 tóc độ tăng trưởng của PET so với 2006 đã tăng gấp gần 10 lần và PET đang triển khai các giải pháp đồng bộ để tiếp tục phát triển bền vững. Hiện nay, PET có một đội ngũ cán bộ đầy nhiệt huyết, có năng lực và Ban lãnh đạo với quyết tâm rất cao. Chúng tôi có cơ sở để lạc quan và tin tưởng về triển vọng tốt đẹp của PET.
 

Quang Thanh - Nghệ An - (Email: )

Việc thực hiện chính sách bán hàng một giá của DPM liệu có hiệu quả hay không? HIện nay đã qua thời kỳ lạm phát và nhìn về lâu dài sẽ dưa thừa đạm, phải hướng đến xuất khẩu. Chính sách bán hàng của DPM liệu có thay đổi cho thích hợp với tình hình mới hay không?

 Ông Phạm Đăng Nam - DPM: Chính sách bán hàng một giá Đạm Phú Mỹ được áp dụng và đã đem lại hiệu quả, góp phần hoàn thành kế hoạch trong năm 2008, đồng thời góp phần tích cực trong việc bình ổn thị trường kìm chế lạm phát theo chủ trương cua CHÍnh phủ trong năm 2008.
Hiện nay, chúng tôi đang xây dựng hệ thống đại lý và cửa hàng phân phối Đạm Phú Mỹ và có kiểm soát giá trần để bảo đảm giá bán hợp lý đến tay người tiêu thụ.
Về tổng thể thị trường phân đạm trong nước sau năm 2012 khả năng cung sẽ vượt cầu. Chúng tôi đang rất tích cực trong việc duy trì và tăng cường chất lượng, quảng bá thương hiệu, củng cố hệ thống tiêu thụ và sẵn sàng cho việc mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.

 

Đậu Đức Nhân - Bình Dương - (Email: )

Xin ông Thành cho biết, nhà đầu tư có thể trông đợi lợi nhuận đột biến của PET trong thời gian tới?

 Ông Nguyễn Hữu Thành - PET: - Với chiến lược kinh doanh mà PET đã dề ra là tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận hàng năm từ 15-20%/năm thì sau 5 năm tới doanh thu và lợi nhuận của PET sẽ gấp đôi hiện nay (từ 6.200 tỷ đồng lên trên 12.000 tỷ đồng).

 

Đoàn Văn Mừng - 2‚02/59 tô hiệu ,hiệp tân, tân phú .TPHCM - (Email: quangviet2000@gmail.com)

Xin cho tôi hỏi các chuyên gia có nhận định như thế nào về chứng khoán Việt Nam thời gian qua? Và hiện giờ, giá các cổ phiếu Dầu khí có hấp đẫn các nhà đầu tư không? Các ông có nhận định như thế nào về thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới (ngắn hạn và dài hạn)? Các chuyên gia có lời khuyên gì, khi tôi mua giá cao từ tháng 4 (thời gian tăng nóng của TTCK) nhưng chưa bán được. Cảm ơn các chuyên gia.

 Ông Trần Văn Quý - PVI:  6 tháng đầu năm, thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng hơn 100%, được xếp vào top dẫn đầu các thị trường có tốc độ tăng cao trên thế giới. Mỗi giai đoạn tăng trưởng của thị trường có các đặc điểm riêng, các nguyên nhân riêng, nhưng tựu chung đó là câu chuyện của dòng tiền. Đó là câu chuyện của sự trưởng thành vượt bậc của các thành phần tham gia. Uỷ ban chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán, Ngân hàng nhà nước, Bộ Tài Chính…đã phối hợp nhau nhịp nhàng hơn, thấu hiểu thị trường cần gì và các biện pháp hỗ trợ đã thể hiện sự hợp lý cao. Các nhà đầu tư cá nhân đã trở lên chuyên nghiệp hơn rất nhiều và chính họ là thành phần trọng yếu quyết định việc phát triển của thị trường khi mà khối này hiện nay chiếm khoảng 70-80% giá trị giao dịch trên thị trường mỗi ngày.
Hiện chỉ số PE của DPM là 17.4, PVD là 10.6, PVI là 17.1, PVS là 9.4, PET là 11.7…Nhìn chung khi so sánh với PE các ngành, PE của toàn thị trường VN và PE của các thị trường chứng khoán các nước thì mức giá của các cổ phiếu ngành dầu khí là vẫn hợp lý để nắm giữ. Hơn nữa, các cổ phiếu ngành dầu khí hiện có rất nhiều tiềm năng và cơ hội để bứt phá trong thời gian tới, khi mà giá dầu thế giới được nhận định sẽ tăng lên trên 80$/thùng và giữ ổn định ở đó vào cuối năm. Khối ngoại hiện nay vẫn đang tăng cường thu gom DPM, PVI, PVS, PVD với khối lượng hàng trăm nghìn cổ phiếu mỗi ngày. Đó là bằng chứng thuyết phục nhất về sự hấp dẫn của cổ phiếu dầu khí trong tương lai.
Về ngắn hạn, chúng tôi nhận định hiện nay đang là giai đoạn điều chỉnh sau một thời gian dài liên tục bứt phá. Giai đoạn này có thể kéo dài tới cuối tháng 8 đầu tháng 9. Trong thời gian này thị trường sẽ giao động trong khoảng 435 đến 480 điểm.
Về dài hạn, hầu hết các chuyên gia trong và ngoài nước đều nhận định kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng sẽ qua đáy vào quý 4 và tăng trưởng vào quý 1/2010. Do vậy, nhiều chuyên gia nhận định, cuối 2009, đầu 2010 thị trường sẽ vượt 550 điểm.
Nếu bạn mua cổ phiếu từ tháng 4, tôi tin bạn vẫn đang có lãi hoặc hoà vốn vì tháng 5,6,7 thị trường vẫn tiếp tục tăng đó chứ! Tuy nhiên, về ngắn hạn bạn nên bán khi index lên mức quanh 480 điểm và nên mua khi index ở quanh 420 điểm.

 

Trương Quang Hòa - Phường Lê Mao, Thành phố Vinh, Nghệ An - (Email: )

Được biết, PVC vừa ra mắt thêm 2 công ty mới là CTCP Xây lắp Dầu khí PVC - Trường Sơn và CTCP Đầu tư và Xây lắp Dầu khí Kinh Bắc. Mục đích của việc Công ty đầu tư và tiếp nhận 2 Công ty này?

 Ông Phạm Hữu Nghĩa - PVC

Cổ phiếu dầu khí: Tiềm năng và cơ hội đầu tư ảnh 13

Ông Phạm Hữu Nghĩa
Như đã nói ở trên, để đáp ứng năng lực thi công các Công trình của ngành dầu khí, PVC cần có thêm lực lượng xây lắp là các đơn vị thành viên. Tổng giá trị các hợp đồng PVC đã ký nhưng chưa thực hiện tính đến thời điềm hiện nay là trên 8.000 tỷ đồng. Dự kiến, từ nay đến hết năm 2010, PVC sẽ ký thêm các hợp đồng có tổng trị giá trên 20.000 tỷ đồng.
Vừa qua, PVC đã góp vốn vào 2 công ty mới là CTCP Xây lắp Dầu khí PVC - Trường Sơn và CTCP Đầu tư và Xây lắp Dầu khí Kinh Bắc. Việc tiếp nhận 2 Công ty trên cũng không nằm ngoài mục tiêu của PVC trong việc nâng cao năng lực thi công.
 

Phùng Thanh Sơn - Việt Trì, Phú Thọ - (Email: )

Trong 6 tháng cuối năm 2009 cũng như đầu năm 2010, kế hoạch thoái vốn đối với các dự án đầu tư không hiệu quả, xử lý các khoản đầu tư chưa tốt của năm 2008 chuyển sang… được PVI triển khai thế nào?

 Ông Trần Văn Quý - PVI: Một số khoản đầu tư dài hạn của PVI thực hiện trong khoảng thời gian 2007 – đầu năm 2008 đúng vào thời điểm “sốt nóng” của thị trường tài chính. Các khoản này đa phần được đầu tư với mức giá bằng mệnh giá ban đầu. Do là các khoản đầu tư dài hạn nên một số dự án chưa đem lại lợi nhuận cho PVI trong năm 2009. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, PVI đã tiến hành thoái vốn ở một số dự án. Việc thoái vốn có thể thông qua hình thức bán phần vốn đã góp theo giá thị trường hoặc thực hiện swap dự án với đối tác khác. Chúng tôi đang tích cực triển khai theo cả 2 hướng trên và đã đạt được một số kết quả ban đầu. Mặt khác, việc xử lý các khoản đầu tư chưa tốt của năm 2008 (chủ yếu là cổ phiếu niêm yết) đã được giải quyết xong và thể hiện trong báo cáo tài chính tóm tắt 6 tháng đầu năm của PVI. Kết quả cụ thể sẽ được trình bày chi tiết trong kỳ đại hội cổ đông tới.

 

Nguyễn Thị Thanh Thúy - Nhân viên văn phòng - (Email: Hà Nội)

Chúc mừng PVI vừa vinh dự đón nhận huân chương Lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước. Sự chuyển giao thế hệ lãnh đạo khi ông Chủ tịch Lê Văn Hùng về nghỉ hưu, Tổng giám đốc Nguyễn Anh Tuấn lên thay, giữ cương vị Chủ tịch; ông Bùi Vạn Thuận từ Phó TGĐ giữ chức Tổng giám đốc PVI có gây khó khăn gì đối với hoạt động của PVI hay không?

 Ông Trần Văn Quý - PVI

Cám ơn chị đã quan tâm theo dõi từng bước đi của PVI. Việc chuyển giao thế hệ lãnh đạo của PVI đã được chuẩn bị kỹ càng, cẩn trọng, mang tính kế thừa và phát triển, được sự đồng lòng ủng hộ của cổ đông và cán bộ nhân viên PVI. Các lãnh đạo mới vốn là các trụ cột của PVI, rất am hiểu về kinh doanh, hệ thống, văn hoá, con người trong PVI. Bởi vậy, sau khi chuyển giao lãnh đạo, hoạt động của PVI vẫn diễn ra một cách tốt đẹp với hiệu quả cao. Kết quả 6 tháng đầu năm của chúng tôi với những con số ấn tượng (doanh thu tăng trưởng 71%, lợi nhuận tăng trưởng 32% so với cùng kỳ năm ngoái) đã cho thấy sự phát triển bền vững của PVI. Chúng tôi đang nỗ lực hết sức để hoàn thành vượt mức các kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009 của PVI.

 

Thanh Hà - Ba Đình, Hà Nội - (Email: )

Nếu thực hiện chủ trương của Tập đoàn Dầu khí, DPM nhận điều hành tổ chức phân phối tiêu thụ sản phẩm của Đạm Cà Màu thì có mẫu thuẫn gì về quyền lợi giữa DPM và Đạm Cà Mau hay không?

 Ông Phạm Đăng Nam - DPM

Cổ phiếu dầu khí: Tiềm năng và cơ hội đầu tư ảnh 14

Ông Phạm Đăng Nam
Uỷ viên HĐQT Tổng CT Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM)
Nhận thức được tiềm năng và triển vọng của dự án Đạm Cà Mau cũng như việc hợp tác với Đạm Cà Mau đem lại hiệu quả cho cổ đông hơn là làm đối thủ cạnh tranh nên Ban điều hành đã chủ động đề xuất với PVN về việc giao chp DPM làm dịch vụ quản lý và vận hành tiêu thụ sản phâm dự án Đạm Cà Mau. Hiện nay, hợp đồng đang trong quá trình đàm phán và giải quyết vấn đề trách nhiệm và quyền lợi giữa DPM và Đạm Cà Mau, đồng thời bảo đảm tốt nhất quyền lợi cổ đông DPM.
 

Nguyễn Cẩm Vân - Tôn Đức Thắng, Hà Nội - (Email: )

DPM có kế hoạch niêm yết, huy động vốn ở thị trường chứng khoán nước ngoài hay không?

 Ông Phạm Đăng Nam - DPM: Để phục vụ cho mục tiêu phát triển đưa Tổng công ty thành một trong các đơn vị sản xuất kinh doanh phân bón và hóa chất hàng đầu trong nước và khu vực, DPM có kế hoạch niêm yết, huy động vốn ở thị trường chứng khoán nước ngoài. Chúng tôi có các bộ phận chức năng và nhân sự có kinh nghiệm đang nghiên cứu rất kỹ vấn đề này và sẽ xúc tiến vào thời điểm thích hợp và thận trọng.

 

Bùi Tuấn Anh - Vũng Tàu - (Email: tintt@avsc.com.vn)

Xin hỏi ông Khạnh, hai giàn khoan PVD2 và PVD3 năm 2010 nếu đi vào hoạt động thì chi phí cho mỗi giàn khoan này mỗi ngày là khoảng bao nhiêu (bao gồm các chi phí khấu hao, nhân công…)? Công ty đã tìm được hợp động cho 2 giàn khoan này chưa? Nếu dự kiến giá dầu năm 2010 dao động trong khoảng từ 70-80 USD thùng thì dự kiến giá cho thuê mỗi giàn khoan khoảng bao nhiêu?

 Ông Đỗ Văn Khạnh - PVD
Tôi đoán có lẽ bạn làm việc cho một công ty khoan nước ngoài là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với PVD?
Tuy nhiên vì sự minh bạch với các cổ đông tôi cũng trả lời một số nét chính trong câu hỏi của bạn.

Chi phí hoạt động của giàn khoan chiếm khoảng 50%- 70% doanh thu tùy theo giá hợp đồng dich vụ khoan. Công ty cũng đã có hợp đồng cho giàn khoan PVD II và PVD III. Nếu giá dầu tăng lên thì giá hợp đồng dịch vụ khoan cũng sẽ tăng theo, nhưng việc tăng hoặc giảm giá HĐ khoan sẽ có độ trễ nhất định so với sự biến động của giá dầu.

 

Thái Bình Minh - Trần Đại Nghĩa, Hà Nội - (Email: )

Tôi rất quan tâm đến dự án hai giàn khoan của PVD hiện nay, PVD 2 và PVD 3. Nếu việc đưa vào khai thác các giàn khoan này theo đúng kế hoạch và được hỗ trợ bởi giá dầu tăng cao thì chắc chắn PVD sẽ có bước đột phá lớn, tiến lên đỉnh cao mới. Tôi muốn ban lãnh đạo PVD cho biết chi tiết về tiến độ đóng mới hai giàn khoan trên. Tôi cũng băn khoăn về hai điều:
1) Thời điểm đặt mua giàn khoan, giá thép và giá dầu mỏ đều ở mức kỷ lục nên chắc chắn mức giá rất cao. Hiện tại mức giá đó có hợp lý, có còn là sự đầu tư “khôn ngoan”?
2) Để có nguồn tài chính cho PVD 2 và PVD 3, Công ty đã vay một khoản ngoại tệ rất lớn bằng USD. Các khoản ngoại tệ này được công ty “bảo hiểm” tỷ giá ra sao? Liệu PVD có khả năng biến thành PPC thứ hai?

 Ông Đỗ Văn Khạnh - PVD

Cổ phiếu dầu khí: Tiềm năng và cơ hội đầu tư ảnh 15

Ông Đỗ Văn Khạnh
TGĐ Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD)
Về tiến độ hai giàn khoan, hiện đang thực hiện vượt tiến độ. Cụ thể đến cuối tháng 06/2009, giàn PV Drilling II đã hoàn tất 97,38% và giàn PV Drilling III là 92,34%. Dự kiến giàn khoan PVD II sẽ hoàn tất vào cuối tháng 9/2009 và giàn PVD III vào cuối tháng 11/ 2009.


Về mức giá đầu tư hai giàn hiện tại có thể thấp hơn đến 5%-7% tuy nhiên việc quyết định đóng mới giàn sẽ phải tính trong chiến lược dài hạn vì cơ hội kinh doanh đôi khi quan trong hơn chi phí. Đặc biệt việc có thêm hai giàn khoan sẽ củng cố vị thế của PVD tại thị trường khoan trong nước và khu vực. Nhân đây tôi cũng xin nói rằng với mức giá thuê giàn hiện nay, việc đầu tư hai giàn vẫn rất hiệu quả.

Về rủi ro tỷ giá, PVD có doanh thu được tính bằng USD nên chúng tôi tin tưởng các rủi ro về tỷ giá sẽ được giãm thiểu nhiều so với các Công ty khác. Mặt khác chúng tôi có Bộ Phận Treasury (Quản trị nguồn nhân quỹ) thuộc Phòng tài chính, bộ phận này đãm trách việc mua bán các hợp đồng có kỳ hạn nhằm giảm thiểu rủi ro tỷ giá. Hiện nay tại Việt Nam các ngân hàng bán bảo hiểm tỷ giá với mức chi phí tương đối cao- và chưa hẳn đã phản ánh đầy đủ giá thị trường USD, trong khi NHNN vẫn kiểm soát tỷ giá, nên chúng tôi cũng cân nhắc việc mua bán USD với các Ngân Hàng với các biện pháp khác như việc nhận USD từ khách hàng, việc thanh toán các chi phí đầu vào bằng tiền VNĐ…. Vì vậy khẳng định PVD cũng có rủi ro về tỷ giá đối nhưng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động SXKD của chúng tôi.
 

Hai Nguyên - Cần Thơ - (Email: )

Hiện nay hoạt động thương mại của doanh nghiệp mang lại hiệu quả trên vốn điều lệ chưa thật cao. Hoạt động thiên về mảng thương mại cũng khiến nhiều nhà đầu tư nghi ngại về khả năng tài chính của PET đầu tư vào mảng bất động sản. Xin cho biết kế hoạch huy động vốn, đảm bảo nguồn vốn đầu tư trong 3 năm tới.

 Ông Nguyễn Hữu Thành - PET: -Các dự án bất động sản hiện tại PET đang có kế hoạch triển khai, Tổng công ty đã có kế hoạch 5 năm trong đó bao gồm kế hoạch thu xếp vốn cho các dự án bất động sản. Tổng công ty rất tin tưởng sẽ triển khai thành công mảng kinh doanh này.

 

Hữu Tỉnh - Hậu Giang - (Email: )

Xin hỏi ông Thành. Dự án xản suất Ethanol phải chăng có sự chậm trễ so với kế hoạch, xin cho biết tính khả thi và hiệu quả đóng góp của dự án này trong 3 năm tới.

 Ông Nguyễn Hữu Thành - PET: Dự án Ethanol hiện nay đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và đang thực hiện san lấp, đang chuẩn bị ký hợp đồng thầu EPC với nhà thầu PTSC. Dự kiến nhà máy sẽ đi vào hoạt động quý 1/2011, doanh thu hàng năm dự kiến khoảng 6.000 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 150 tỷ đồng. Trong đó PetroSetco góp 30% vốn.

-Các công việc đang được triển khai đúng tiến độ do Tập đoàn dầu khí Việt Nam phê duyệt.

 

Thùy Chi - Nhân viên ngân hàng - (Email: Cửa Nam, Hà Nội)

Chào ông Thành. Tôi được biết, thông tin từ nghị quyết HĐQT của PET ngày 31/5 vừa qua có nội dung sẽ bán cổ phiếu quỹ và cổ phiếu PVT, PVF. Với giá hiện nay, việc bán cổ phiếu sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh quý III thế nào?

 Ông Nguyễn Hữu Thành - PET: Hiện nay, PetroSetco đã hoàn thành bán 50% cổ phiếu quỹ với mức giá bình quân là 21.500 đ/CP. Dự kiến sẽ tiêu thụ hết trong tháng 8/2009, mức giá tối thiểu đưa ra là 20.000 đ/CP. Cổ phiếu PVF và PVT Tổng công ty dã bán hết trong quý 2/2009, tính theo giá dự phòng cuối năm 2008 thì TCT lãi 6,5 tỷ đồng.

 

Hoàng Kim - Thái Bình - (Email: )

Với việc chính sách tiền tệ đang chuyển từ trạng thái nới lỏng sang thắt chặt một cách tương đối, bà Dung nhận định thế nào về triển vọng của dòng tiền vào chứng khoán từ nay đến cuối năm?

 Bà Nguyễn Hồng Dung - SSI

Cổ phiếu dầu khí: Tiềm năng và cơ hội đầu tư ảnh 16

Bà Nguyễn Hồng Dung
Trưởng bộ phận phân tích CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI)
Theo chúng tôi , chính sách tiền tệ không hẳn là đang chuyển từ trạng thái nới lỏng sang thắt chặt một cách tương đối, mà là nhằm mục đích tăng tính hiệu quả của dòng vốn tín dụng, tập trung vào các hoạt động sản xuất hơn là vào cho vay chứng khoán.

Sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới dòng tiền vào chứng khoán, nhưng theo chúng tôi không phải là những ảnh hưởng tiêu cực. Các chính sách này sẽ có những tác động tích cực hơn với nền kinh tế trong trung và dài hạn. Đối với TTCK, chúng tôi tin rằng NĐT cũng không muốn một thị trường tăng quá nóng do dòng tiền vay dễ dàng, sau đó lại rớt quá sâu như trong các năm trước đây.
 

Nguyễn Văn Đoàn - Hà Nội - (Email: )

Xin bà Dung đánh giá xem từ nay đến cuối năm đầu tư vào cổ phiếu ngành nào là triển vọng nhất?

 Bà Nguyễn Hồng Dung - SSI: Chúng tôi cho rằng ngành xây dựng và vật liệu xây dựng vẫn sẽ được hưởng lợi lớn từ gói kích cầu của Chính Phủ. Ngoài ra, một số lĩnh vực khác trong ngành hàng tiêu dùng như đường, sữa, bánh kẹo cũng sẽ có thị trường tiêu thụ tốt. Nhà đầu tư có thể tìm đọc báo cáo phân tích Triển Vọng Ngành của chúng tôi trên website SSI để hiểu rõ hơn về triển vọng các ngành từ nay đến cuối năm.

 

Nguyễn Thanh Giang - Thanh Xuân - Hà Nội - (Email: )

Câu hỏi cho ông Nguyễn Hùng Dũng

Đối với mảng tàu chuyên dụng, công ty dự kiến giảm số tàu đi thuê ngoài xuống cộng thêm giá tàu cho thuê giảm do giá dầu giảm thì năm nay doanh thu có giảm nhiều không ? Nếu giảm số tàu thuê ngoài xuống thì có thể tăng được profit margin của mảng này lên nhiều ko ? Nếu có thể ông có thể cho biết con số dự tính về profit margin trong trường hợp giảm tàu thuê ngoài và đầu tư đầu mới được ko ? Cám ơn

 Ông Nguyễn Hùng Dũng - PTSC: - Căn cứ những hợp đồng đã được ký kết, căn cứ kế hoạch khoan thăm dò, khai thác và phát triển mỏ của các nhà thầu dầu khí và tác động do giá dầu giảm thì doanh thu từ loại hình này ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng, tuy nhiên sẽ không nhiều. Dự kiến, với việc đầu tư, bổ sung thêm các tàu mới để thay thế các tàu thuê ngoài. Doanh thu ước đạt khoảng hơn 3.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế khoảng trên 200 tỷ đồng.

Cổ phiếu dầu khí: Tiềm năng và cơ hội đầu tư ảnh 17

Ông Nguyễn Hùng Dũng - TGĐ PTSC (Giữa)
 

Ngô Mạnh Hùng - Hà Nội - (Email: )

- Gửi ông Phạm Hữu Nghĩa - Phó TGĐ Tổng công ty Xây lắp Dầu khí
Được biết Tổng công ty Xây lắp Dầu khí nhận rất nhiều công trình lớn của Tập đoàn Dầu khí và có lợi nhuận cao. Xin hỏi theo đánh giá của ông, với tiềm năng nội lực của Xây lắp Dầu khí thì giá giao dịch của Xây lắp Dầu khí ngày đầu tiên lên sàn sẽ là bao nhiêu?

 Ông Phạm Hữu Nghĩa - PVC: Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm đến PVC.
Theo tôi nghĩ, giá cổ phiếu PVC là do thị trường và nhà đầu tư quyết định.

 

Quất Thành Chung - An Phú Đông, Q12, TP. HCM - (Email: )

Xin hỏi ông Trịnh An Huy, mặc dù là DN hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhưng năm 2008, lợi nhuận chủ yếu của PVI lại từ hoạt động đầu tư tài chính? Theo ông, điều này có bất thường đối với DN bảo hiểm hay không? Liệu năm 2009, kết quả này có được lặp lại?

 Ông Trần Văn Quý - PVI:  PVI không thuần tuý là một doanh nghiệp bảo hiểm mà là một định chế Bảo hiểm – Tài chính. Nguyên tắc của bảo hiểm là chia sẻ rủi ro, số nhiều bù số ít. Nguồn thu của các doanh nghiệp bảo hiểm là từ thu phí bảo hiểm gốc, kinh doanh tái bảo hiểm và từ hoạt động đầu tư dưới nhiều hình thức khác nhau. Nguồn thu từ hoạt động bảo hiểm sẽ là đầu vào, là tiền đề cho hoạt động đầu tư – hoạt động làm gia tăng tài sản cho doanh nghiệp. Trên thực tế, nếu chỉ dựa vào tiền phí bảo hiểm gốc thì không doanh nghiệp nào có thể đạt lợi nhuận cao một cách bền vững do kinh doanh bảo hiểm là kinh doanh rủi ro, đặc biệt là trong bảo hiểm phi nhân thọ. Bởi vậy, cũng giống như 2008, lợi nhuận chính của PVI trong năm 2009 sẽ là từ hoạt động đầu tư tài chính và điều này không có gì là bất thường đối với một doanh nghiệp bảo hiểm.

 

Nguyễn Hoàng Nguyên - - (Email: tintt@avsc.com.vn)

Chào ông Thành, xin ông cho biết tiến độ dự án nhà máy Ethanol của Công ty đã thực hiện đến đâu rồi, hiện Công ty chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm thị trường phân phối ĐT Nokia? Việc Nokia bị cạnh tranh rất lớn bởi các hãng di động khác và thị trường ĐT di động tại Việ Nam đang đi vào giai đoạn bão hòa thì Công ty có khả năng duy trì được khả năng tăng trưởng như những năm vừa qua?

 Ông Nguyễn Hữu Thành - PET: -Dự án này đang triển khia đúng tiến độ và dự kiến quý I-2011 PET sẽ đưa nhà máy vào vận hành.
-PET đang chiếm khoảng 45-50% thị phần phân phối của Nokia tại Việt Nam. Dự báo nhu cầu về điện thoại tại Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ tăng trưởng và hiện nay Nokia vẫn là dòng sản phẩm dẫn đầu thị phần điện thoại trên thế giới và Việt Nam nên Tổng công ty tin tưởng vẫn duy trì được khả năng tăng trưởng đối với mảng hoạt động này.

 

Hoàng Văn Lê - Cổ đông - (Email: )

Sau khi PTSC tăng vốn từ 1.000 tỷ lên 1.750 tỷ hồi cuối năm 2008, Công ty đã sử dụng nguồn vốn này như thế nào?

 Ông Nguyễn Hùng Dũng - PTSC: - Việc tăng vốn điều lệ nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư của PTSC. Trong đó, dự kiến tập trung vào 03 tàu dịch vụ, mở rộng và phát triển hệ thống căn cứ cảng nước sâu (Phú Mỹ - Bà Rịa Vũng Tàu, Hòn La - Quảng Bình, Nghi Sơn - Thanh Hóa, Dung Quất - Quảng Ngãi), cơ sở máy móc thiết bị cho việc phát triển cơ khí dầu khí.

 

Trần Hồng - - (Email: hong.tran@kimeng.com.vn)

Lãnh đạo của PVN nhận định thế nào về giá dầu hiện nay? Biến động của giá dầu sẽ ảnh hưởng thế nào đến hoạt động cũng như lợi nhuận của các công ty trong Tập Đoàn?

 Ông Nguyễn Ngọc Sự - PVN: Giá dầu thô thay đổi ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của PVN nói riêng và ngân sách nhà nước nói chung. Việc nhận định thay đổi giá dầu trên thế giớilà rất khó. Nếu giá dầu ổn định hoạt động kinh tế nói chung sẽ tốt hơn vì có thể dự đoán được tình hình giá cả thị trường tốt hơn. Tuy nhiên nếu biến động nhiều với biên độ lớn sẽ;làm giảm nguồn thu, ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch đầu tư của tập đoàn. Tuy nhiên với xu hướng hiện nay theo nhận định của chúng tôi giá dầu sẽ dao động trong khoảng từ 55-65 USD/thùng trong 6 tháng cuối năm. Với dự đoán giá dầu như vậy, hoạt đông của tập đoàn sẽ đảm bảo hoạt động ổn định, phát triển.


Cổ phiếu dầu khí: Tiềm năng và cơ hội đầu tư ảnh 18
 

Bùi Thái Hòa - Mỹ Đình, Hà Nội - (Email: )

Xin được hỏi lãnh đạo CTCP xây lắp Dầu khí (PVC), kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm có khả quan không? Khả năng hoàn thành kế hoạch năm?

 Ông Phạm Hữu Nghĩa - PVC
Về cơ bản, trong 6 tháng đầu năm 2009 PVC đã hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch.Cụ thể như sau:
- Giá trị sản lượng thực hiện: 1.900,76 tỷ đồng đạt 132,7% so với KH 6 tháng
- Doanh thu thực hiện: 1.464,75 tỷ đồng đạt 116,8 % so với KH 6 tháng,
- Lợi nhuận trước thuế: 70 tỷ đồng đạt 87,9% so với KH 6 tháng,
- Thu nhập bình quân: 5,32 triệu đồng/người/tháng.

Hiện nay, PVC đang đẩy mạnh công tác quyết toán và thu hồi vốn tại các công trình. Khi đó, lợi nhuận của PVC sẽ tăng cao hơn. Về triển vọng 6 tháng cuối năm, tôi cho rằng, PVC sẽ hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch của năm 2009.

 

Trần Việt Hà - Lào Cai - (Email: )

Tổng công ty Đạm Phú Mỹ có chủ trương đầu tư ra nước ngoài. Vậy xin hỏi dự án đầu tư ra nước ngoài đã xúc tiến đến đâu và tỷ suất lợi nhuận có hấp dẫn hơn so với những dự án trong nước hay không?

 Ông Phạm Đăng Nam - DPM: Hiện nay, Tổng công ty đã xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh và định hướng phát triển thành nhà sản xuất kinh doanh phân bón hóa chất hàng đầu trong nước và khu vực. Do đó Tổng công ty có kế hoạch tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nước ngoài trên cơ sở bảo đảm hiệu quả kinh tế. HIện nay, Tổng công ty đang có một số dự án tại Nga, Bắc Phi và đang trong quá trình xem xét.

 

Nguyễn Thu Hiền - Hà Đông, Hà Nội - (Email: )

Xin chào ông Khạnh.
Tôi là một cổ đông của công ty. PVD là một trong các cổ phiếu hàng đầu nhưng sức ảnh hưởng tới thị trường chưa mạnh lắm, có thể Công ty chưa có tính đại chúng: Cổ đông nhà nước còn chiếm 51% tại PVD, nhiều quỹ và tổ chức đầu tư cũng nắm giữ tỷ lệ lớn. Bản thân tôi thấy, công tác công bố thông tin của PVD không có gì chê trách nhưng cũng chưa “được” bằng các DN lớn khác như Vinamilk, REE… Công tác cập nhật thông tin PVD còn chưa thường xuyên: Công ty không công bố kết quả kinh doanh tháng hay việc ký hợp đồng thuê giàn, cổ đông cũng chỉ biết qua báo chí… Tôi xin hỏi, lãnh đạo Công ty đã nhận thức đầy đủ vấn đề trách nhiệm thông tin với các cổ đông chưa hay Công ty chỉ công bố thông tin theo nghĩa vụ? Tại sao PVD chưa cố gắng mảng IR tốt hơn?

 Ông Đỗ Văn Khạnh - PVD: PVD có Bộ phận IR, chúng tôi tiếp tất cả các Nhà Đầu Tư quan tâm đến CP.PVD và chúng tôi cũng nhận không ít lời khen ngợi và cảm ơn từ các NĐT có tổ chức mà chúng tôi đã gặp gỡ. Bên cạnh đó, bộ phận IR của PVD quan hệ tốt với các Công ty Chứng Khoán và thường xuyên cung cấp và cập nhật các thông tin cụ thể và rõ ràng cho Nhà đầu Tư thông qua các Công Ty Chứng Khoán và các Quỹ Đầu Tư. Chúng tôi cũng thường xuyên cung cấp thông tin cho báo chí những thông tin đặc biệt quan trọng có tác động đến mọi mặt hoạt động kinh doanh của Công ty, website của PVD cũng thường xuyên cập nhật các thông tin kinh doanh cho Nhà ĐT . Trong thời gian 6 tháng đầu năm năm 2009, do suy thoái kinh tế nên chúng tôi cũng cắt giãm một số các chi phí, trong đó có chi phí quảng cáo, chúng tôi sẽ quan tâm đến Công tác này hơn nếu các thông tin vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của quý cổ đông.

 

Nguyễn Hữu Hào - Liên Chiểu, Đà Nẵng - (Email: )

Xin cho biết chi tiết thông tin về dự án BĐS tại số 1 Trần Khắc Chung và dự án Dự án Cao ốc Petrosetco. Được biết, Dự án Cao ốc Petrosetco đã được công bố từ 2007 nhưng đến nay vẫn chưa triển khai, phải chăng do có trục trặc về pháp lý liên quan đến tính sở hữu của BĐS này?

 Ông Nguyễn Hữu Thành - PET: -Dự án số 1 Trần KHắc Chung đã được UBND TP Vũng Tàu phê duyệt quy hoạch 1:500. Tổng công ty đang lập dự án đầu tư dự kiến triển khai dự án vào đầu năm 2010. Đây là dự án căn hộ kinh doanh do vậy Tổng công ty chỉ thực hiện khi thị trường bất động sản có dấu hiệu ấm lên.
-Chúng tôi khẳng định Dự án Cao ốc Petrosetco Thanh Đa không có trục trặc ảnh hưởng đến tính pháp lý của tài sản. Chúng tôi đang xin chỉ tiêu quy hoạch ở mức cao nhất để dự án đạt được hiệu quả cao nhất. Quý II-2010 PET sẽ giải phóng mặt bằng và chuẩn bị khởi công dự án.

 

Hong Hoa - Hai Bà Trưng - (Email: hoa100@gmail.com)

- PVN đã quyết định thuê PVFCCo quản lý và bán hàng cho Nhà máy đạm Cà mau mà PVN đầu tư sau khi các cổ đông nhỏ của PVFCCo không đồng ý mua lại nhà máy này. Vậy hai bên đã đàm phán xong các vấn đề liên quan như giá trị hợp đồng thuê quản lý? Sản phẩm của Nhà máy đạm Cà Mau sẽ kinh doanh theo thương hiệu của Đạm Phú Mỹ hay một thương hiệu mới hoàn toàn là Đạm Cà Mau? Việc kinh doanh theo thương hiệu nào có phải mang ra lấy ý kiến của đại hội cổ đông không?

 Ông Phạm Đăng Nam - DPM: Hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành và tiêu thụ sản phẩm của dự án Đạm Cà Mau đang trong quá trình đàm phán. Tổng công ty sẽ công bố các thông tin khi hợp đồng dịch vụ được ký kết chính thức.

 

Văn Thanh Tú - TP. HCM - (Email: )

PVD là một trong số rất ít DN niêm yết đã vươn ra nước ngoài. Công ty đã cung cấp giàn khoan đất liền tại Algieria trị giá 13 triệu USD. Xin cho biết, thời gian tới, Công ty có tiếp tục kế hoạch này không? Công ty có thể tự thân tìm kiếm các hợp đồng hay dựa chủ yếu vào sự mở rộng địa bàn của Petro Việt Nam?

 Ông Đỗ Văn Khạnh - PVD: PVD hiện đang đẩy mạnh vươn dịch vụ ra nước ngoài không chỉ đối với giàn khoan mà cả nhiều dịch vụ kỹ thuật cao cũng đã và đang phát triển ra các nước trong khu vực. Đây là chiến lược phát triển dài hạn của Công ty. Thực tế trong những năm qua, PVD đã được biết tới trên nhiều nơi trên thế giới(Công ty đã là thành viên của Hiệp hội các Công ty khoan trên thế giới - IADC) thì PVD hoàn toàn có thể tự mình tìm kiếm hợp đồng ở nước ngoài, cụ thể là hiện PVD đang được mời tham gia chào thầu tại 1 số nước mà không có dự án của PV, VD: Brunei, Philipine, Mianma, UAE... Tuy nhiên không thể phủ nhận, tại những nơi có dự án của PV triển khai thì PVD sẽ có lợi thế hơn. Đây cũng là chiến lược và chiến thuật mà các Công ty dịch vụ dầu khí của Trung quốc đang làm.

 

Diệu Hồng - hong.tran@kimeng.com.vn - (Email: )

Kế hoạch của Tập đoàn PVN vươn ra nước ngoài như thế nào? Việt Nam sẽ phải thiếu dầu thô khi các nhà máy lọc dầu như Dung Quất, Nghi Sơn đi vào hoạt động hết công suất. Điều này đúng không?

 Ông Nguyễn Ngọc Sự - PVN

Cổ phiếu dầu khí: Tiềm năng và cơ hội đầu tư ảnh 19

Ông Nguyễn Ngọc Sự
Theo chiến lược phát triển tập đoàn Dầu khí đã được Chính phủ phê duyệt để phát triển tập đoàn thành tập đoàn Dầu khí lớn ở khu vực chúng tôi đã triển khai rất tích cực các hoạt động đầu tư cả trong và ngoài nước. Hiện tại PVN đã đầu tư các dự án tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Angeria, Liên bang Nga, Venezuela, Malaysia...Chúng tôi sẽ tích cực tìm kiếm các cơ hội đầu tư khai thác dầu khí tại các nước khác nhằm gia tăng trữ lượng cũng như tăng nguồn thu cho đất nước. Đối với dự án Lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn khi đi vào hoạt động bên cạnh việc sử dụng dầu thô của Việt Nam vẫn phải nhập khẩu các loại dầu khác. Điều này do yêu cầu về công nghệ của các nhà máy phải sử dụng hỗn hợp các loại dầu. Do đó bên cạnh việc sử dụng dầu thô của Việt Nam vẫn phải nhập khẩu dầu thô khác của các nước Trung Đông.
 

Lê Hương Thu - Hai Bà Trưng, Hà Nội - (Email: )

Hiện PTSC có bao nhiêu tàu dịch vụ, đóng góp bao nhiêu phần trăm doanh thu và lợi nhuận? Triển vọng của hoạt động này như thế nào? Hai tàu dịch vụ đóng mới mà BIDV cho vay vốn bao giờ hoàn thành và sẽ mang lại doanh thu và lợi nhuận như thế nào? Lãi suất của khoản vay là bao nhiêu?

 Ông Nguyễn Hùng Dũng - PTSC: - Hiện PTSC sở hữu 16 tàu dịch vụ, với tổng doanh thu dịch vụ tàu chiếm 30% trong cơ cấu doanh thu hàng năm của PTSC. Theo chiến lược PTSC sẽ tập trung phát triển đội tàu lên đến 50 chiếc vào năm 2015 và mở rộng thị trường ra khu vực.

- Với hai tàu dịch vụ đóng mới dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2010. Nguồn vốn vay của BIDV với lãi suất cho vay khoảng 4,5% - 5%/năm.

 

Trần Kiều Thu - Thanh Trì, Hà Nội - (Email: )

1. PET mang tên “dịch vụ dầu khí” nhưng hầu như doanh thu và lợi nhuận hiện tại là từ phân phối điện thoại và sắn lát. Xin hỏi tại sao có sự thiên lệch này? Chiến lược trọng tâm của PET trong mảng thương mại là gì?

2. Phải chăng mảng kinh doanh phân bón và sắn lát cũng đang không thuận lợi? lượng hàng tồn kho có lớn không?

 Ông Nguyễn Hữu Thành - PET: -Phía trước "dầu khí" là "dịch vụ tổng hợp" nên chiến lược của PET là phát triển đa dịch vụ, ngoài dịch vụ dầu khí còn có các ngành dịch vụ khác miễn là các ngành dịch vụ này mang lại lợi ích cho cổ đông.
- Phát triển mạng lưới phân phối và kinh doanh nông sản là Chiến lược trọng tâm của PET trong mảng thương mại.
-Kinh doanh phân bón và sắt lát cũng nằm trong mảng thương mại. Đây là mảng kinh doanh va chạm trực tiếp với thị trường nên cũng không ổn định nhiều khi khá rủi ro. Tuy nhiên đây chính là một môi trường tốt để đào tạo cán bộ, cũng từ đây PET có nhiều cán bộ trưởng thành.
Lượng tồn kho những sản phẩm này vẫn đang nằm trong tầm kiểm soát.

 

levanthuat - benh vien da khoa phuc yen - (Email: thutbvdkpe )

Ông/bà hãy dự báo giá của cổ phiếu PVS trong tháng 9?

 Ông Nguyễn Hùng Dũng - PTSC: - Đây là một câu hỏi khó, vì nó phụ thuộc vào diễn biến của thị trường cũng như đánh giá của nhà đầu tư nên chúng tôi không thể đưa ra một ý kiến chính xác về vấn đề này. Tuy nhiên, với những kết quả đạt được và tiềm năng phát triển tôi tin tưởng cổ phiếu PVS sẽ là một cổ phiếu ổn định, thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư.

 

Nguyễn Thanh Hằng - Quận Tân Bình, Tp. HCM - (Email: )

Xin hỏi CTCK Dầu khí, bao giờ thì công ty niêm yết cổ phiếu? Mục tiêu 3 năm tới của Công ty là đứng trong top 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới chứng khoán niêm yết và dịch vụ hàng đầu. Mục tiêu này có quá cao khi năm ngoái Công ty mới có hơn 2.000 tài khoản, thu được tổng cộng 7,2 tỷ đồng phí môi giới? Hiện Công ty đang chiếm bao nhiêu % thị phần môi giới?

 Ông Phạm Quang Huy - PV Securities

Cổ phiếu dầu khí: Tiềm năng và cơ hội đầu tư ảnh 20

Ông Phạm Quang Huy
Mặc dù CTCK Dầu khí vẫn còn tương đối mới và có thị phần vẫn còn khiêm tốn so với các CTCK lớn trên thị trường, nhưng mục tiêu nằm trong top 10 có thị phần môi giới và chất lượng cung cấp dịch vụ hàng đầu trên thị trường trong 3 năm tới là hoàn toàn khả thi.
Trước hết, về mặt thị trường, TTCK Việt Nam vẫn còn rất mới, số lượng NĐT tham gia thị trường còn nhỏ, sản phẩm tài chính vẫn còn giản đơn, do vậy, cơ hội để phát triển sản phẩm tài chính mới, mở rộng thị trường là rất lớn. Rất nhiều CTCK mới trong thời gian qua đã biết tranh thủ tiềm năng của thị trường, kết hợp với việc có chiến lược đúng đắn đã nhanh chóng vươn lên vị trí rất cao trên thị trường. CTCK Dầu khí cũng hoàn toàn có khả năng để tranh thủ những cơ hội của thị trường để vươn lên.
Ngoài ra, là CTCK duy nhất thuộc PVN, chúng tôi xác định lấy việc cung cấp các dịch vụ chứng khoán cho các DN trong ngành dầu khí là trọng tâm, và là bàn đạp để nhanh chóng mở rộng hoạt động cung cấp dịch vụ cho các DN các lĩnh vực khác. Chúng tôi lấy chiến lược phát triển là tập trung vào dịch vụ chứng khoán, lấy con người là then chốt và công nghệ thông tin là công cụ triển khai.
Hiện tại, Công ty đang đẩy mạnh việc tái cấu trúc công ty theo hướng tập trung phát triển dịch vụ bao gồm: môi giới chứng khoán, tư vấn, và phân tích. Đối với môi giới chứng khoán, ngay cuối tháng 9, chúng tôi sẽ cung cấp nhiều gói dịch vụ mới ra thị trường dự trên nền tảng giải pháp core securities hàng đầu của Hàn Quốc kết hợp với các dịch vụ tài chính của các định chế tài chính thuộc Tập đoàn. Chúng tôi tập trung phát triển khách hàng là các định chế tài chính, các cán bộ nhân viên trong Tập đoàn.
Về dịch vụ tư vấn, chúng tôi tiếp tục khẳng định là đơn vị tư vấn hàng đầu Việt Nam cho các DN ngành Dầu khí. Chúng tôi tập trung vào các dịch vụ tư vấn mua bán sáp nhập DN, tư vấn niêm yết chứng khoán, tư vấn tài chính, tư vấn phát hành chứng khoán cho các đơn vị trong Tập đoàn để huy động vốn cho các dự án... Đặc biệt, chúng tôi đang phối hợp với các định chế tài chính, các ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới để tiến hành phát hành chứng khoán ra thị trường nước ngoài cho các DN, tổng công ty lớn của PVN.
Về dịch vụ phân tích, chúng tôi xây dựng đội ngũ chuyên gia phân tích triển khai đồng bộ 3 mảng hoạt động phân tích vĩ mô, phân tích chiến lược đầu tư và phân tích ngành. Đặc biệt, PSI sẽ tập trung vào việc phân tích ngành Dầu khí và các DN trong ngành giúp các NĐT có được những báo cáo phân tích tốt nhất để tận dụng tối đa các cơ hội đầu tư vào ngành này. Đồng thời, giúp khách hàng khai thác tối đa các dịch vụ tài chính nêu trên.
Với những công việc cụ thể mà PSI đang triển khai, chúng tôi tin tưởng rằng mục tiêu top 10 CTCK hàng đầu trong 3 năm tới là hoàn toàn khả thi.
 

Minh Châu - Quận 1, TPHCM - (Email: chauhue@yahoo.com)

- Theo quyết định của Chính phủ thì giá khí bán cho Đạm Phú Mỹ như hiện nay chỉ áp dụng trong thời gian từ 2007-2009. Vậy từ ngày 1/1/2010 trở đi, giá khí bán cho Đạm Phú Mỹ sẽ được PVN xác định như thế nào? So với giá khí bán cho các hộ điện của EVN, giá khí cho đạm này sẽ cao hơn hay ngang bằng vì hiện tại giá khí cho đạm thấp hơn cho điện.

 Ông Phạm Đăng Nam - DPM: Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì giá khí bán cho DPM 3 năm sau khi cổ phần hóa (2007-2009) là cố định. Kể từ năm 2010 giá khí bán cho DPM sẽ được điều chỉnh theo giá thị trường và do Chính phủ quyết định.

 

Lê Hoài Nam - TP. HCM - (Email: )

Tôi là NĐT nhưng làm việc trong ngành kiểm toán. Không thể phủ nhận PVD là một trong các cổ phiếu hàng đầu của TTCK Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, có nhiều việc tôi thấy công ty có thể làm tốt hơn nữa: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2008 của Công ty phải đính chính. BCTC 6 tháng đầu năm phải chờ qua soát xét. Thực tế tôi đã kiểm toán cho một số công ty niêm yết khác và thấy họ thực hiện báo cáo tài chính rất tốt: Đúng hạn, chính xác, minh bạch và thuyết minh đầy đủ. Xin hỏi lãnh đạo Công ty, nhân sự công tác kế toán của PVD hiện tại ra sao? Các tồn tại tôi vừa nêu thuộc về khách quan hay do quản trị công ty? Thời gian tới NĐT có thể thấy sự thay đổi này ở PVD hay không? Xin cám ơn.

 Ông Đỗ Văn Khạnh - PVD: PVD đã đáp ứng được điều kiện BCTC đúng hạn và thuyết minh đầy đủ, tuy nhiên về soát xét 6 tháng đầu năm, chúng tôi đang trong quá trình hoàn tất công tác sáp nhập PVDI vào PVD, nên hồ sơ thủ tục khá nhiều, vì vậy Đơn Vị Kiểm Toán của chúng tôi chưa sắp xếp được thời gian soát xét, do họ phải còn triển khai công tác kiểm toán để chuyển giao PVDI. Trong những năm qua, số liệu mà chúng tôi cung cấp so với Báo Cáo Kiểm Toán năm không có sự khác biệt nhiều nên Quý vị NĐT và các cổ đông an tâm tin tưởng vào BCKT của PVD. Việc điều chỉnh BCTC năm 2008 cũng là do sơ suất từ Phía Công ty Kiểm Toán và bộ phận kiểm tra số liệu làm Annual Report của PVD. Chúng tôi cũng nhìn nhận có sự thiếu sót và cam kết sẽ hoàn thiện hơn nữa đối với Công Tác này trong thời gian sắp tới.

 

Diệu Hồng - - (Email: hong.tran@kimeng.com.vn)

Tiến độ xây dựng của dự án tăng thêm công suất của nhà máy Đạm Phú Mỹ? Công ty có thể cho biết thêm về khó khăn và thuận lợi khi thực hiện dự án này?

 Ông Phạm Đăng Nam - DPM: HIện nay Tổng công ty đang triển khai dự án tăng thêm 60.000 tấn phân đạm/năm và dự kiến hoàn thành vào năm 2011. Dự án này nằm trong kế hoạch và đang triển khai đúng tiến độ.

 

Trịnh Quỳnh Mai - A4, Giảng Võ, Hà Nội - (Email: )

Được biết, PVC vừa liên kết với CTCP đầu tư xây dựng Vinaconex để đầu tư xây dựng bãi đỗ xe ngầm tại Hà Nội. Xin được hỏi tổng mức vốn đầu tư vào dự án này và tiến độ thi công của dự án?

 Ông Phạm Hữu Nghĩa - PVC: CTCP đầu tư xây dựng Vinaconex - PVC là một thành viên của Tổng công ty vừa trúng thầu thi công xây lắp
công trình “Bãi đỗ xe ngầm kết hợp với Dịch vụ Thương mại Thành Công” tại số 6 Huỳnh Thúc Kháng, Ba Đình, Hà Nội. Công trình này do PVN làm chủ đầu tư. Dự án có tổng vốn đầu tư là 260 tỷ đồng, tiến độ xây dựng là 11 tháng (1/8/2008 đến 30/6/2009). Đây là công trình trọng điểm chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long.

 

Trần Anh Thi - - (Email: thianh22@gmail.com)

Tôi là cổ đông của PVC. Được biết PVC đã được HNX chấp thuận về mặt nguyên tắc niêm yết trên Sở. Bao giờ thì DN chính thức chào sàn. Tôi muốn hỏi thêm là với mức vốn điều lệ hiện tại của PVC là 1.500 tỷ đồng, tại sao DN lại chọn sàn HNX mà không phải là sàn HOSE?

 Ông Phạm Hữu Nghĩa - PVC: Hiện nay, PVC đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng với Sở GDCK Hà Nội (HNX). Dự kiến trong tháng 8 này cổ phiếu PVX sẽ chính thức giao dịch trên sàn HNX. Việc lựa chon niêm yết trên HNX dựa trên một số lý do: HOSE hay HNX đều là các sở GDCK nên về dài hạn sẽ không có sự khác biệt, nhưng vì trụ sở của PVC đặt tại Hà Nội nên PVC chọn HNX. Hơn nữa, với mức vốn điều lệ của PVC là 1.500 tỷ đồng nên tôi tin tưởng rằng cổ phiếu PVX sẽ là cổ phiếu Bluechip trên sàn HNX.

 

Luu Ai Phuong - Ha Noi - (Email: aiphuong12@yahoo.com)

Gui chi Dung, SSI

1. Em đọc trên Báo ĐTCK thấy có giới thiệu Bản phân tích ngành của SSI và thấy rằng SSI có những nhận xét về triển vọng lợi nhuận của ngành ngân hàng khá lạc quan. Không biết khi đưa ra những dự báo về triển vọng lợi nhuận của các ngân hàng, SSI có tham khảo ý kiến của ngân hàng không? Nếu là nghiên cứu độc lập của SSI thì Công ty dựa trên những yếu tố nào để đưa ra nhận định như vậy?

2. Em vừa xem tivi thấy nói rằng, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của một số tập đoàn lớn tại Việt Nam lên đến 99%. Chị nghĩ gì về con số này?

3. Ngày càng có nhiều công ty chứng khoán cung cấp các bản phân tích, nhận định thị trường ra công chúng, nhưng báo cáo của SSI vẫn là đầy đủ nhất, đáng tin cậy nhất. Hiện có bao nhiêu khách hàng được nhận báo cáo của SSI và theo chị, các báo cáo của CTCK nói chung có nên khuyên nhà đầu tư mua hoặc bán một mã cổ phiếu cụ thể nào không?



Gửi ông Sự, PVN

Kính chào ông Sự, rất cảm ơn cuộc giao lưu trực tuyến này đã cho chúng tôi cơ hội được đặt câu hỏi với ông
1. Bản tin thời sự tối qua trên VTV1 đưa tin cho biết một số tập đoàn, tổng công ty lớn tại Việt Nam hiện có lượng vốn vay lớn gấp vài chục lần vốn chủ sở hữu, đã cho thấy tính thiếu bền vững trong hoạt động của các DN này. Xin ông cho biết tỷ lệ này tại PVN là bao nhiêu?

2. Sau vụ Vinaconex bị truy thu gần 900 tỷ đồng, rất nhiều người đặt câu hỏi ai có quyền định đoạt khoản thặng dư vốn khi DNNN cổ phần hóa. Tại PVN, thặng dư vốn tại các DN thực hiện cổ phần hóa, như PVFC chẳng hạn, hiện do ai quản lý, thưa ông? Trong trường hợp DN muốn giữ lại khoản thặng dư này, DN phải làm gì, thưa ông?

.........
Gửi Công ty Chứng khoán Dầu khí

Tôi thấy nhiều DN trong ngành dầu khí sử dụng dịch vụ tư vấn niêm yết, tư vấn lên sàn, tư vấn phát hành của các công ty chứng khoán khác. Phải chăng Công ty Chứng khoán Dầu khí không được thực hiên tư vấn cho các DN trong ngành hay Công ty không có khả năng cạnh tranh với các CTCK khác thưa ông?

Tôi đọc trên Báo ĐTCK thấy Công ty Chứng khoán Dầu khí sắp kết nối giao dịch trực tuyến với sàn HOSE. Việc này có phải là chậm quá không, thưa ông? Thế mạnh cạnh tranh của Chứng khoán Dầu khí là gì?

 Ông Nguyễn Ngọc Sự - PVN: Đây là một băn khoăn rất chính đáng của các NDT. Đối với PVN chúng tôi với chiến lược phát triển bền vững luôn luôn giữ tỷ lệ cân đối giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu. Chúng tôi mới có báo cáo về tình hình quản lý sử dụng vốn của Tập đoàn trong đó tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu là 35/65%. Đây là một tỷ lệ rất an toàn đối với việc điều hành quản lý vốn tại DN.

 Ông Phạm Quang Huy - PV Securities: Mặc dù chỉ mới đi vào hoạt động hơn 2 năm nay, CTCK Dầu khí cũng đã tiến hành tư vấn được cho nhiều DN trong ngành Dầu khí để cổ phần hoá, phát hành và niêm yết chứng khoán. Hiện nay, được PVN giao nhiệm vụ là đơn vị tư vấn cho các DN trong ngành Dầu khí, PSI đã tuyển dụng được rất nhiều nhân sự chất lượng cao, có nhiều kinh nghiệm lâu năm tại các CTCK lớn Việt Nam, đồng thời, chúng tôi cũng hợp tác với các ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới để cung cấp dịch vụ tài chính cao cấp cho các khách hàng. Năm 2009 và những năm tiếp theo, CTCK Dầu khí khẳng định sẽ là CTCK dẫn đầu trong việc cung cấp các dịch vụ tư vấn cho các DN trong ngành Dầu khí. Ngay trong năm 2009, chúng tôi sẽ đưa rất nhiều DN Dầu khí lên niêm yết và phát hành trên một trong 3 thị trường UPCoM, HNX, HOSE. Ngay trong tháng 8 và tháng 9, chúng tôi sẽ đưa Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và CTCP Du lịch Dầu khí Phương Đông (PTC) lên niêm yết tại HNX. Với số vốn điều lệ lên tới 1.500 tỷ đồng, có tốc độ phát triển nhanh với nhiều dự án hấp dẫn, chắc chắn cổ phiếu của PVC sẽ trở thành một cổ phiếu được nhiều NĐT quan tâm trong thời gian tới.

 

Nguyễn Thanh Giang - Thanh Xuân - Hà Nội - (Email: )

Câu hỏi cho ông Nguyễn Hùng Dũng

Ông có thể cho biết thông tin về một số hợp đồng lớn có thể hạch toán từ giờ đến cuối năm của Mảng cơ khí xây lắp dự kiến được không, dựa trên số hợp đồng đã ký kết thì doanh thu và lợi nhuận dự kiến của riêng mảng Xây lắp sẽ như thế nào ?

 Ông Nguyễn Hùng Dũng - PTSC: - Hiện nay PTSC đang thực hiện nhiều hợp đồng về cơ khí dầu khí, trong đó có 2 hợp đồng chế tạo dàn khai thác thuộc dự án Sư Tử Đen Đông Bắc và dự án chế tạo chân đế cho POVO như chúng tôi đã đề cập ở câu trả lời trên. Các dự án này kéo dài trong 2 năm; việc hạch toán ghi nhận doanh thu, lợi nhuận được thực hiện theo tiến độ và chuẩn mực kế toán.

 

Hoàng Minh - 178 Nguyễn Đình Chiều, TP. HCM - (Email: )

Dự án xây dựng nhà máy phân bón NPK của DPM hiện nay đã tiến hành đấu thầu chưa? Khi nào thì nhà máy này có thể đi vào hoạt động?

 Ông Phạm Đăng Nam - DPM: Nhằm đa dạng hóa sản phẩm tăng cường năng lực cho hệ thống phân phối đồng thời có thêm loại phân bón chất lượng cao cho bà con nông dân hiện Tổng công ty đang triển khai dự án xây dựng nhà máy NPK và sẽ có sản phẩm vào năm 2011-2012.

 

Lê Minh Quân - Chuyên viên tài chính - (Email: )

Xin hỏi ông Huy, đại diện chứng khoán Dầu khí. Vốn điều lệ lớn, song dịch vụ và công nghệ của Công ty được nhiều NĐT phàn nàn là nghèo nàn, vậy sau đợt cải tổ này, hai mảng hoạt động trên có gì thay đổi?

 Ông Phạm Quang Huy - PV Securities: Ngày 29/7 vừa qua, PSI đã ký hợp đồng triển khai hệ thống giao dịch chứng khoán với Công ty TYHPT. Đây là một hệ thống giao dịch chứng khoán hiện đại nhất Hàn Quốc. Chúng tôi quyết tâm đưa hệ thống này vào hoạt động từ ngày 28/9/2009. Hệ thống này sẽ cho phép các NĐT đặt lệnh trực tuyến qua Internet, điện thoại... với tốc độ và độ ổn định rất cao. Đặc biệt, đối với những khách hàng có giá trị đầu tư lớn và khách hàng tổ chức, chúng tôi còn cung cấp kênh đặt lệnh đặc biệt theo thời gian thực. Do vậy, lệnh của khách hàng được chuyển vào hệ thống với thời gian rất ngắn, khả năng khớp lệnh rất cạnh tranh so với các giải pháp khác trên thị trường. Hệ thống mới có khả năng xử lý 100.000 lệnh/ngày với 6.000 lệnh tại cùng một thời điểm. Hệ thống cũng cho phép khách hàng khai thác các dịch vụ tiện ích trực tuyến như: chuyển tiền trực tuyến, ứng trước tiền bán chứng khoán, và sẵn sàng cho các sản phẩm dịch vụ tài chính bậc cao như: short - sell, margin trading, future, option...

 

Nguyễn Thu Phương - 506B, Licogi 13, Khuất Duy Tiến, HN - (Email: nthuphuongktqd@gmail.com)

Các công ty sau cổ phần hóa làm ăn có tốt hơn nhưng nhìn chung vẫn kém năng động, quản lý yếu do vẫn còn nhiều “hệ quả” từ trước cổ phần. Các ông tự đánh giá sao về mức độ năng động, trình độ quản lý và điều hành của doanh nghiệp mình sau CPH.

 Ông Nguyễn Ngọc Sự - PVN: Theo tổng kết đánh giá của chúng tôi, hầu hết các công ty sau CPH đều hoạt động hiệu quả hơn. Thể hiện ở chỗ kết quả kinh doanh của các đơn vị, năm sau cao hơn năm trước, thu nhập của người lao động cũng tăng lên. Tuy nhiên sự tăng trưởng của một vài đơn vị cũng còn chưa đáp ứng được kỳ vọng của lãnh đạo Tập đoàn. Có thể trong thời gian vừa qua, sự ảnh hưởng rất lớn của khủng hoảng kinh tế, tiền tệ đã có tác động không tốt đến hoạt động của các công ty này. PVN có rất nhiều biện pháp hỗ trợ cả về công việc, nguồn vốn, nhân lực...Do đó các DN này đã cơ bản đứng vững và có xu hướng phát triển.

 

Nguyễn Thanh Thùy Linh - Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội - (Email: )

1. Qua đánh giá của PVI, thời gian qua, thị trường bảo hiểm thế giới biến động mạnh, các nhà nhận tái bảo hiểm thu hẹp phạm vi bảo hiểm, tăng phí phụ thu làm ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh của các dự án lớn của thị trường Việt Nam mà PVI chiếm đại đa số. Xin PVI cho biết cụ thể hơn?

2. Tỷ lệ bồi thường tăng cao do các chi phí bồi thường như chi phí y tế, chi phí sửa chữa, giá phụ tùng tăng tới 30% trong 6 tháng đầu năm, tình trạng trục lợi bảo hiểm gia tăng làm ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của hệ thống bán lẻ. PVI đã tìm hướng giải quyết việc này ra sao?

 Ông Trần Văn Quý - PVI

Cổ phiếu dầu khí: Tiềm năng và cơ hội đầu tư ảnh 21

Ông Trần Văn Quý
1. Mỗi năm, PVI tái bảo hiểm gần 1.000 tỷ đồng. Con số này đã cho thấy PVI bảo hiểm cho phần lớn các công trình lớn, có số tiền bảo hiểm từ vài trăm triệu USD đến trên 1 tỷ USD. Thị trường Việt Nam chưa đủ năng lực giữ lại toàn bộ. Thị trường quốc tế tăng phí bảo hiểm, tăng phụ thu song PVI vẫn duy trì ổn định tỷ lệ phí bảo hiểm đối với khách hàng trong khả năng có thể. Mặc dù điều này làm cho hiệu quả kinh doanh bảo hiểm đối với các dự án này giảm xuống, nhưng PVI vẫn đảm bảo lợi nhuận để chia cổ tức cho cổ đông như cam kết.

2.Tỷ lệ bồi thường tăng nhanh là sự quan tâm của mọi công ty bảo hiểm. Trong đó, đặc biệt tăng do có hiện tượng trục lợi bảo hiểm. Về giải pháp, chúng tôi tăng cường chống trục lợi bảo hiểm bằng việc nâng cao năng lực và tinh thần trách nhiệm của cán bộ giám định và bồi thường, phối hợp với các cơ quan chức năng để chống trục lợi, rà soát lại hệ thống khách hàng của mình và cương quyết không bảo hiểm trên toàn hệ thống đối với khách hàng có dấu hiệu trục lợi bảo hiểm.

Về chi phí sửa chữa và y tế tăng, chúng tôi đã lựa chọn các điểm sửa chữa có uy tín, các bệnh viện lớn nhằm tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng, hạn chế trục lợi. Nhờ quy luật số đông, chúng tôi đàm phán giảm phí dịch vụ, giảm giá thành trong khi vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng của mình.
 

Trần Nguyên Khánh - Hải Phòng - (Email: )

Xin đại diện SSI đánh giá về quy trình hoạt động của bộ phận phân tích và bộ phận tự doanh của các CTCK hiện nay. Liệu hai bộ phận này có thực sự hoạt động độc lập được không, bởi nói gì thì nói các bộ phận cấu thành nên DN chỉ ra đời và tồn tại với mục đích tối thượng là nâng cao lợi nhuận của DN? Tại SSI, giao dịch mua vào - bán ra cổ phiếu của bộ phận tự doanh có dựa trên nghiên cứu, đánh giá của bộ phận phân tích không?

 Bà Nguyễn Hồng Dung - SSI: Theo chúng tôi được biết tại một số CTCK, hai bộ phận này không thực sự độc lập. Tuy nhiên chúng tôi tin rằng các CTCK nếu muốn vẫn hoàn toàn có thể phát triển các cơ chế và quy tắc hoạt động nhằm đảm bảo sự độc lập cần thiết giữa hai bộ phận này. Rất nhiều các CTCK có uy tín tại các nước phát triển đã làm được điều này.

Việc 2 bộ phận này có những "liên kết" để giúp tăng lợi nhuận của CTCK, theo chúng tôi sẽ chỉ có những lợi ích trước mắt. Về lâu dài, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng báo cáo phân tích cũng như uy tín của công ty. Nếu khách hàng mất niềm tin vào công ty, khả năng phát triển thậm chí tồn tại của công ty sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các công ty có chiến lược phát triển lâu dài vì vậy sẽ thấy tầm quan trọng của việc đảm bảo sự độc lập của 2 bộ phận này.

2. Chúng tôi coi bộ phận tự doanh như một khách hàng và đối xử công bằng như với mọi nhà đầu tư khác. Bộ phận tự doanh của SSI, trong vai trò là nhà đầu tư sẽ tham khảo nhiều nguồn thông tin, bao gồm cả báo cáo, đánh giá của bộ phận phân tích, và sẽ tự đưa ra các quyết định mua -bán, đầu tư.

 

Nguyễn Minh Trang - Quận Tân Bình, TP.HCM - (Email: trangstock2000@gmail.com)

Xin hỏi những thuận lợi đối với Tổng công ty Xây lắp dầu khí trong năm 2009 là gì, ngoài 3 thuận lợi mà Tổng công ty đã nêu là: PVN quan tâm ủng hộ, lãi suất vay giảm, doanh nghiệp thuận lợi trong huy động vốn? Được biết, năm 2008 Tổng công ty có khoản vay và nợ dài hạn chỉ là 16,4 tỷ đồng, năm 2009 có dự định vay vốn ngân hàng và tăng vốn để được hưởng những thuận lợi đã nêu trên?

 Ông Phạm Hữu Nghĩa - PVC: Trong năm 2008, PVC chủ yếu thực hiện xây lắp các công trình của PVN. Các dự án đầu tư của PVC chỉ đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Do vậy, Tổng công ty chưa có nhu cầu vay vốn dài hạn, mà chủ yếu sử dụng từ nguồn vốn tự có. Khi các dự án của PVC bước vào giai đoạn thực hiện, Tổng công ty sẽ vay vốn từ các tổ chức tín dụng để tăng hiệu quả đầu tư.

 

Bảo Trâm - Kế toán - (Email: Ninh Kiều, Cần Thơ)

Ông Bùi Vạn Thuận, Tổng giám đốc PVI khi đánh giá về hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2009 có nói do TTCK, thị trường bất động sản tăng giảm thất thường, một số khách hàng nhận uỷ thác đầu tư của PVI trong năm 2008 như Shinpetrol, Vinaship, các quỹ mà PVI đầu tư như SSI, VF2 vẫn chưa hồi phục kinh doanh làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính thanh khoản và lợi nhuận của hoạt động đầu tư tài chính của PVI. Nhưng, PVI mới chỉ công bố doanh thu từ hoạt động này đạt gần 204 tỷ đồng (đạt 105% so với cùng kỳ năm 2008) trong khi kế hoạch đầu tư tài chính cả năm là 337,4 tỷ đồng. Xin hỏi lợi nhuận của hoạt động này là bao nhiêu?

 Ông Trần Văn Quý - PVI: Hoạt động đầu tư tài chính là một hoat động đầu tư mang tính rủi ro cao và chịu tác động lớn từ tình hình kinh tế, tài chính vĩ mô. Trong năm 2008, trước diễn biến bất lợi của thị trường nói chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của PVI đã không đạt được kết quả như mong muốn. Một số khoản mục đầu tư như uỷ thác đầu tư trong lĩnh vực vận tải biển cho Shinpetrol, Viship hay đầu tư tài chính qua quĩ Tầm nhìn SSI, quĩ VF2 đã gây ảnh hưởng lên kết quả lợi nhuận của PVI trong năm 2008 và nửa đầu năm 2009. Tuy nhiên, hiện nay kinh tế thế giới cũng như thị trường tài chính trong nước đã có những tín hiệu hồi phục. Chúng tôi tin tưởng rằng các khoản đầu tư trên sẽ có kết quả khả quan khi kết thúc năm tài chính 2009. Theo kế hoạch, lợi nhuận trước thuế của PVI trong năm 2009 là 220 tỷ đồng, trong đó LN từ hoạt động đầu tư tài chính là 170 tỷ đồng. Đây là kế hoạch mang tính khả thi cao, trên thực tế nhiều khả năng PVI sẽ đạt được kết quả cao hơn.

Cổ phiếu dầu khí: Tiềm năng và cơ hội đầu tư ảnh 22
Ông Đỗ Đức Chiến - Chủ tịch HĐQT Petrosetco
 

Nguyễn Thanh Thúy - TP Vinh, Nghệ an - (Email: )

Quý I/2009, PTSC có chi phí tài chính 32,7 tỷ đồng, quý II chi phí này là 75,2 tỷ đồng (trong khi doanh thu tài chính là 43,2 tỷ đồng, xấp xỉ quý I). Xin hỏi chi phí này bao gồm những gì, tại sao lại tăng?

 Ông Nguyễn Hùng Dũng - PTSC: - PTSC là đơn vị dịch vụ triển khai đồng thời rất nhiều dự án. Trong đó, việc mua vật tư thiết bị cho dự án, chi phí thiết lập hệ thống, chi phí quản lý, dự phòng rủi ro phải được tính toán đầy đủ và nó tương xứng với cả khối lượng dịch vụ đơn vị thực hiện 6 tháng đầu năm.

Chi phí tài chính quý 2/2009 tăng do phát sinh các khoản chi phí tài chính sau: chi phí lãi vay, tỷ giá, chi phí sử dụng vốn nội bộ.

 

Phạm Văn Minh - Vũng Tàu - (Email: )

Tôi là một cán bộ hoạt động trong ngành dầu khí nên khá “hiểu” công việc của PVD. Tôi cũng biết nhiều người bàn luận về dầu khí và đặt nhiều kỳ vọng vào nó. Thế nhưng ít thấy ai nhắc đến những rủi ro trong ngành này. Nếu là người ngoài ngành thì lâu nay vẫn cứ nghĩ rằng, dầu khí là ngành chỉ biết hút dầu dưới biển lên rồi bán là ra tiền, họ đâu biết rằng để làm được điều đó thì cần phải có những gì, trình độ, công nghệ ra sao, rủi ro..v.v…

1. Rủi ro dễ gặp nhất đối với các giàn tự nâng 3 chân như PVD 1 là trường hợp cố định giàn và rút chân sau khi khoan. Chỉ cần một sai sót nhỏ hoặc thiếu kinh nghiệm điều hành cũng khiến cho giàn bị sự cố và lại phải mang đi sửa chữa, đầy tốn kém. Cầm cái công trình cả nghìn tỷ đồng, ra giữa biển khơi nó chỉ nhỏ như que tăm, chỉ một sai lầm nhỏ thôi là cũng có thể khiến đống tiền này đi về nơi xa lắm. Xin cho biết, nhân lực điều khiển giàn của PVD hiện nay như thế nào? Đặc biệt, liệu Công ty có đủ đội ngũ tay nghề cao điều khiển cả 3 giàn vào năm 2010: PVD 1, PVD 2, PVD 3?

2. Bây giờ sang rủi ro khác, là khi khoan thì xuất hiện phun trào dầu khí, có nguy cơ cháy giàn. Các giàn của PVD được bảo hiểm ra sao trong trường hợp có sự cố, gãy, cháy…? Trong trường hợp xấu nhất- cháy giàn PVD được đền bù ra sao?

 Ông Đỗ Văn Khạnh - PVD: Xin cám ơn bạn đã đồng hành cùng PVD trong hoạt động điều hành các giàn khoan. Lo lắng của bạn là hòan tòan chính xác, đây là lọai hình dịch vụ có rủi ro tương đối cao và đòi hỏi trình độ kỹ thuật cũng như quản lý vững, có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn cao. Tuy nhiên với các công nghệ hiện đại như hiện nay những rủi ro về điều hành cũng đã được giảm thiểu và những sai lầm như bạn nghĩ có thể ảnh hưởng đến giàn khoan sẽ rất khó xảy ra đối với những công ty khoan chuyên nghiệp. Hiện tại PVD đã có đủ đội ngũ để vận hành cả ba giàn khoan, trong đó có một số vị trí do chuyên gia nước ngoài đảm nhận.

Còn về các rủi ro khác như phun trào dầu khí và cháy nổ... PVD đã mua bảo hiểm toàn bộ giá trị giàn khoan. Trong trường hợp rủi ro nhất thì PVD được đền bù toàn bộ giá trị giàn khoan. Tuy nhiên, lãnh đạo PVD luôn quan tâm đến việc phòng chống và quản trị rủi ro, chúng tôi thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo an toàn và kiểm tra giám sát chặt chẽ việc triển khai thực hiện đối với công tác vận hành giàn khoan và các dịch vụ khoan khác. Nhân đây cũng xin giới thiệu thêm về việc phòng chống các sự cố phun trào và cháy nổ đã được giảm thiểu tối đa do việc trang bị các thiết bị hiện đại để ngăn chặn phun trào và phòng chống cháy nổ trên các giàn của PVD.

 

Nguyễn Chiến Thắng - Hà Nội - (Email: )

Xin hỏi ông Nguyễn Hữu Thành, Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Dịch vụ tổng hợp dầu khí (Petrosetco), lĩnh vực kinh doanh của PET có mảng nào chồng chéo với một đơn vị dịch vụ trong ngành là PTSC?

 Ông Nguyễn Hữu Thành - PET: -Có một mảng duy nhất là dịch vụ CATERING do hai đơn vị cùng thực hiện. Tuy nhiên theo chỉ đạo của Tập đoàn dầu khí đến hết tháng 8-2009 thì phải chuyển toàn bộ dịch vụ này từ PTSC sang PET.

 

Nguyễn Thành Biên - Bà Rịa - Vũng Tàu - (Email: )

Trên thị trường hiện nay đang có cuộc tranh luận về tỷ lệ vốn hóa thị trường của một số DN cổ phần chỉ niêm yết một phần cổ phiếu như VCB và CTG. Xin đại diện SSI giải thích giúp xem khái niệm tỷ lệ vốn hóa thị trường là gì? Liệu có tồn tại hai thuật ngữ khác nhau là giá trị vốn hóa đầy đủ và giá trị vốn hóa đang niêm yết của một DN không?

 Bà Nguyễn Hồng Dung - SSI: Chúng tôi đã có một bài báo giải thích vấn đề này trên báo của ĐTCK (số ra ngày thứ 2), ngày 27/7 (trang 9). Có tồn tại hai thuật ngữ khác nhau như vậy, và tỷ lệ vốn hóa thị trường là phần vốn hóa của doanh nghiệp ảnh hưởng lên VNIndex. Nếu như để tỷ lệ này là 12% (tức là dựa trên vốn hóa đầy đủ), nhiều NĐT sẽ hiểu sai là VCB và CTG là những cổ phiếu dẫn dắt thị trường, trong khi thực sự 2 cổ phiếu này không nằm trong nhóm 10 cổ phiếu có ảnh hưởng lớn nhất tới VNIndex.

 

Đỗ Văn Thành - An Giang - (Email: )

CTCK SSI hiện nay đang nắm giữ những cổ phiếu nào trong số các doanh nghiệp đang giao lưu trực tuyến hôm nay?

 Bà Nguyễn Hồng Dung - SSI: Chúng tôi là bộ phận Phân tích và Tư vấn đầu tư, do đó chúng tôi cũng không có thông tin về danh mục nắm giữ của SSI, ngoài những thông tin đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, ví dụ, SSI là cổ đông của PVD.


Cổ phiếu dầu khí: Tiềm năng và cơ hội đầu tư ảnh 23
 

Huỳnh Công Phúc - Phú Nhuận, Tp. HCM - (Email: )

Với thế mạnh là nhà bảo hiểm công nghiệp số 1 Việt Nam đã giúp PVI mở rộng được thị trường bảo hiểm khác như bảo hiểm hàng không, bảo hiểm ngành điện, phát triển mạng lưới, hệ thống bán lẻ tại các tỉnh và thành phố. Xin cho biết kết quả thu được từ các thị trường bảo hiểm này đối với hoạt động bảo hiểm chung của PVI?

 Ông Trần Văn Quý - PVI: Từ năm 2006, PVI đã chú trọng phát triển hệ thống, mở rộng thị trường, đa dạng hóa nghiệp vụ bảo hiểm. Nhờ đó, doanh thu và hiệu quả trong hoạt động bảo hiểm không ngừng tăng trưởng và PVI đã trở thành công ty bảo hiểm công nghiệp hàng đầu ở VN. Năm 2008, hệ thống bán lẻ tăng trưởng 176%. 6 tháng đầu năm 2009 doanh thu của hệ thống bán lẻ đạt 620 tỷ đồng, tăng trưởng 126%. Đây là tốc độ tăng trưởng cao trong Top 05 công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam. Dự kiến năm 2009, doanh thu của hệ thống bán lẻ đạt 1.350 tỷ đồng, chiếm 50% doanh thu bảo hiểm của toàn Tổng Công ty.

 

Hoàng Mai Lượng - Hà Nội - (Email: )

PTSC đã đưa tàu chứa xuất dầu PTSC Bạch Hổ vào hoạt động chưa? PTSC hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực, xin hỏi những hoạt động chính của Công ty hiện nay là gì, hoạt động nào mang lại nhiều doanh thu và lợi nhuận nhất? Triển vọng của những hoạt động đó như thế nào?

 Ông Nguyễn Hùng Dũng - PTSC: - Các dịch vụ mang lại nguồn thu và lợi nhuận chính cho PTSC bao gồm: dịch vụ tàu, dịch vụ căn cứ cảng, dịch vụ cơ khí dầu khí, dịch vụ kho nổi FS0/FPSO. Trong đó, dịch vụ tàu và dịch vụ cơ khí dầu khí là những dịch vụ tiềm năng.

- Kho chứa xuất dầu PTSC Bạch Hổ do nhà thầu Vinashin thực hiện đóng mới hiện vẫn chưa hoàn thành để đưa vào khai thác.

 

Nguyễn Thị Loan - Thái Hà, Hà Nội - (Email: )

1. Một số công ty con của PVC như Xây lắp dầu khí Nghệ An cũng có kế hoạch niêm yết, xin cho biết lộ trình niêm yết của các công ty con của PVC?
2. Hiện PVC có bao nhiêu công ty con, đó là những công ty nào?

 Ông Phạm Hữu Nghĩa - PVC: CTCP Xây lắp dầu khí Nghệ An đã niêm yết trên HNX với mã chứng khoán là PVA. Ngoài PVA, hai thành viên khác của PVC là Incomex và PVE đã niêm yết trên sàn. Đối với các thành viên còn lại. PVC cũng đang xây dựng kế hoạch cổ phần hóa và đưa các công ty đã cổ phần lên sàn trong thời gian tới.
Hiện nay PVC có tổng cộng 37 đơn vị thành viên. Đó là những công ty do PVC nắm giữ 100% vốn điều lệ, nắm cố phần chi phối và các các Công ty liên kết

 

Nguyễn Việt Hà - 60 Lý Thái Tổ, Hà Nội - (Email: )

Xin hỏi ông Sự về hướng đầu tư trong giai đoạn 2010 - 2015 của tập đoàn Dầu khí Việt Nam? Việc đầu tư vào các dự án nhiệt điện và thành lập công ty để mua than ở nước ngoài liệu có khả thi khi chính EVN đã từ chối các dự án đó?
Gần đây tập đoàn đã thoái vốn ở công ty con như PV Securities, và có kế hoạch bán bớt phần vốn ở nhiều công ty con như PV Construction, DMC, DPM, PVF... Có phải là tập đoàn đang thiếu vốn đầu tư?

 Ông Nguyễn Ngọc Sự - PVN: Vừa qua PVN có nhận đầu tư 5 dự án nhiệt điện dùng nguyên liệu than. Việc đầu tư vào lĩnh vực điện nằm trong chiến lược phát triển của PVN. Việc EVN từ chối đầu tư các dự án này không phải do không hiệu quả mà có thể do khó khăn về tài chính. Tập đoàn PVN với vai trò là Tập đoàn kinh tế hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực năng lượng chúng tôi thấy rằng phải có trách nhiệm đầu tư các dự án này nhằm đáp ứng nhu cầu điện năng đang rất thiếu của đất nước. Tất nhiên để triển khai các dự án này phải có nguồn than cung cấp cho các nhà máy. Vì vậy việc thành lập công ty mua than trong và ngoài nước là việc cần thiết và khả thi.
Việc thoái vốn ở CTCK Dầu khí và bán bớt phần vốn ở các công ty khác nằm trong chủ trương tổ chức lại các đơn vị có cùng tính chất hoạt động trong Tập đoàn. Đồng thời nhằm mục đích giảm tỷ lệ nắm giữ của PVN theo đúng tỷ lệ đã được phê duyệt trong phương án CPH. Với nhu cầu đầu tư rất lớn của PVN trong những năm tới, Tập đoàn sẽ phải huy động nguồn tài chính rất lớn. Tuy nhiên việc huy động sẽ chủ yếu thông qua các tổ chức tín dụng.

 

Đặng Ngọc Dung - Tân Bình, TP.HCM - (Email: )

Xin hỏi ông Nguyễn Hữu Thành, ông vừa nói là PET sẽ tập trung vào dự án phân phối PP. Tôi chưa rõ phân phối PP là gì, ông có thể giải thích giúp. Xin cám ơn ông.

 Ông Nguyễn Hữu Thành - PET: -PP là sản phẩm của nhà máy Poly Propylene-là một phân xưởng của nhà máy lọc dầu Dung Quất. PP bao gồm nhiều dòng sản phẩm để làm nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy sản xuất các sản phẩm nhựa để làm đồ dùng công nghiệp, da dụng, đồ dệt và để chế tạo các chi tiết máy công nghệ cao... Hiện nay hầu hết nguyên liệu PP đều phải nhập khẩu và khi nhà máy PP đi vào hoạt động sẽ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu về nguyên liệu này ở trong nước.

 

Phạm Quang Thành - Nhà đầu tư - (Email: )

Xin hỏi CTCK SSI định giá mức P/E bình quân của các doanh nghiệp ngành dầu khí hiện nay là bao nhiêu?

 Bà Nguyễn Hồng Dung - SSI: Các công ty đang niêm yết của ngành dầu khí kinh doanh trong các lĩnh vực rất khác nhau, do vậy con số P/E trung bình không có ý nghĩa (ví dụ PVI là ngành bảo hiểm trong khi DPM là ngành sản xuất và kinh doanh phân bón)

 

Xuân Thương - TP.HCM - (Email: )

Ông Thành có thể cho biết kế hoạch cụ thể hơn về việc phát hành 6 triệu cổ phiếu ra công chúng trong quý 3 này? Xin cám ơn ông.

 Ông Nguyễn Hữu Thành - PET: -Hiện nay PET đã hoàn thành hồ sơ phát hành 6 triệu cổ phiếu nộp lên Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Ngay sau khi được Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp phép Tổng công ty sẽ thực hiện việc phát hành rộng rãi ra công chúng. Chúng tôi sẽ đăng tải thông tin chi tiết về đợt phát hành cổ phiếu này trên trang web của Tổng công ty.

 

Nguyễn Phương Lộc - Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội - (Email: phuonglocnguyen_aus@yahoo.com.au)

Xin hỏi đại diện CTCK Dầu khí, ông/bà nhìn nhận thế nào về triển vọng ngành dầu khí trong các năm tới đây? Nhiều ý kiến cho biết, trữ lượng dầu đang ngày một giảm, như vậy, cổ phiếu ngành dầu khí có còn hấp dẫn không?

 Ông Phạm Quang Huy - PV Securities: Mặc dù trữ lượng dầu khí của những mỏ đang khai thác giảm nhưng PVN đang đẩy mạnh việc thăm dò, khai thác nhiều mỏ mới cả trong và ngoài nước. Do vậy, tổng trữ lượng dầu sẽ vẫn tăng. Các DN Dầu khí ngoài việc thực hiện thăm dò và khai thác còn hoạt động mạnh trong lĩnh vực lọc hoá dầu, sản xuất điện và phân phối các sản phẩm dầu, khí. Đây đều là lĩnh vực thiết yếu, thị trường phát triển với tốc độ cao. Do vậy, các DN hoạt động trong các mảng của ngành Dầu khí này vẫn tiếp tục có cơ hội phát triển mạnh trong thời gian tới.

Cổ phiếu dầu khí: Tiềm năng và cơ hội đầu tư ảnh 24
 

BachViet - Ha Noi - (Email: vietviet@yahoo.com)

Ông Sự kính mến,
Tôi là cổ đông của Đạm Phú Mỹ, từng biết PVN có kế hoạch lập thêm Nhà máy Đạm Cà Mau. Tôi lo lắng về khả năng cạnh của Đạm Phú Mỹ khi nhà máy Đạm Cà Mau hoạt động. Liệu sự cạnh tranh này có lớn không, thưa ông?

 Ông Nguyễn Ngọc Sự - PVN: Hiện tại Nhà máy đạm Phú Mỹ mới đáp ứng được 40% tổng nhu cầu đạm trên cả nước. Với sự ra đời của Nhà máy Đạm Cà Mau với công suất tương tự cũng sẽ chỉ đáp ứng thêm 40% nữa. Tuy nhiên hiện tại PVN đang đề nghị Tổng Công ty Phân bón Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) tiếp nhận, đầu tư dự án này nhằm mục đích tập trung việc sản xuất phân đạm vào một đầu mối. Với chủ trương đó Công ty PVFCCo cơ bản sẽ chi phối toàn bộ thị trường phân đạm trong nước.

 

Mai Linh - Hà Nội - (Email: )

Cám ơn ông Thành đã trả lời câu hỏi. Hôm nay, giá cổ phiếu PET là 23.200 đồng. Vậy PET dự định bán nốt số cổ phiếu quỹ thấp nhất ở mức giá nào?

 Ông Nguyễn Hữu Thành - PET: PET sẽ hoàn thành việc bán cổ phiếu quỹ trong tháng 8-2009. Với tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm 2009 và dự kiến cả năm 2009 rất tốt thì hy vọng giá cổ phiếu của PET cũng sẽ khả quan.

 

Nguyễn Đức Hoàng Nguyên - Cần Giờ, TP. HCM - (Email: )

Dự án 22 Phạm Ngọc Thạch – TP HCM, toà nhà 24 tầng mà Tập đoàn PVN giao tại Mỹ Đình, Hà Nội được coi là khoản đầu tư vào các tài sản giá rẻ và các công trình trọng điểm của PVI. Xin cho biết cụ thể hơn về khoản đầu tư này?

 Ông Trần Văn Quý - PVI: Trong hoạt động đầu tư, PVI luôn tuân thủ theo nguyên tắc thị trường. Đầu tư Bất động sản là một trong các lĩnh vực mà PVI đang ưu tiên triển khai, trong đó có dự án cao ốc văn phòng ở 20 Phạm Ngọc Thạch – TP Hồ Chí Minh và dự án toà nhà 24 tầng tại Mỹ đình (Hà nội). Dự án 20 Phạm Ngọc Thạch đã được PVI triển khai trên nền đất được mua từ trước. Tổng dự toán của công trình trên 125 tỷ đồng. PVI sẽ khởi công xây dựng toà nhà 10 tầng này (với 2 tầng hầm) ngay trong tháng 9/2009. Đây sẽ là toà nhà làm việc cho các đơn vị của PVI trên địa bàn TP HCM. Sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng (dự kiến sẽ trước tháng 6/2011), toà nhà này một mặt sẽ giúp cán bộ nhân viên có một cơ ngơi làm việc khang trang, hiện đại, xứng tầm với PVI. Mặt khác cũng sẽ giúp PVI tiết kiệm chi phí thuê địa điểm làm việc gần 10 tỷ đồng/năm như hiện nay.
Ngoài ra, mục tiêu của PVI là gia tăng giá trị tài sản cố định (mua trụ sở cho các đơn vị thành viên) khi thị trường bất động sản ở mức giá hợp lý. PVI đang tìm kiếm một lô đất đẹp ở Hà nội để xây dựng trụ sở tổng công ty và toà nhà 24 tầng ở Mỹ đình – Hà nội là một trong những đối tượng được PVI quan tâm. Tuy nhiên, dự án này đang ở giai đoạn nghiên cứu khả thi nên chúng tôi chưa thể cung cấp thông tin cụ thể hơn cho các cổ đông được.

 

Hà Văn Hùng - Vũng Tàu - (Email: )

Các công ty PTSC, PVI đã đầu tư góp vốn thành lập các công ty mới. Tôi được biết, các cty này đang giai đoạn đầu tư cho nên chưa tính đến hiệu quả, các ông có đánh giá tính khả thi tại thời điểm hiện tại (xác định giá của khoản đầu tư) để xác lập dự phòng đầu tư không?

 Ông Nguyễn Hùng Dũng - PTSC: - Việc góp vốn tham gia các công ty đã được PTSC xem xét trên cơ sở tiềm năng và tính khả thi của các dự án, trong đó tập trung vào một số đơn vị có cơ sở vật chất, loại hình mà có thể phối hợp với PTSC để phát huy thế mạnh thực hiện dịch vụ như: Công ty cảng Sao Mai Bến Đình, Công ty vận hành - bảo dưỡng công trình dầu khí PMC...

Việc đánh giá hiệu quả, trích lập dự phòng PTSC luôn thực hiện đầy đủ theo chế độ.

 

Ly Dai Phuoc - 68 Cao Thang - (Email: phuocdaily@yahoo.com)

Dear,

Theo thông tin trên các tạp chí, được biết tổng trữ lượng dầu của Việt Nam hiện nay trên 800 triệu tấn. Vậy xin hỏi Quý tập đoàn cho biết rõ hơn về triển vọng và kế hoạch khai thác như thế nào không?

Xin hỏi thêm về PVD, được biết Quý công ty là công ty tiên phong trong lĩnh vực khoan và là một trong những công ty có ban lãnh đạo rất năng động và nhiệt tình. Tôi xin hỏi rõ thêm về chiến lược và triển vọng phát triển ngành Khoan của Quý công ty trong tương lai như thế nào không?

 Ông Đỗ Văn Khạnh - PVD: Xin cám ơn bạn đã dành những lời tốt đẹp cho Ban lãnh đạo Công ty. Câu hỏi của bạn về chiến lược phát triển ngành khoan gần như là câu hỏi bao trùm trong các hoạt động của Ban Tổng Giám Đốc chúng tôi. PVD sẽ đầu tư để vươn lên, trước mắt đặt mục tiêu chiếm lĩnh 50% thị phần trong nước trong vòng 5 năm tới và phấn đấu đưa giàn khoan biển ra nước ngoài hoạt động sau năm 2010.

Cổ phiếu dầu khí: Tiềm năng và cơ hội đầu tư ảnh 25
 

Nguyễn Thanh Giang - Thanh Xuân - Hà Nội - (Email: )

Câu hỏi dành cho ông Đỗ Văn Khạnh

Vừa qua PVD đã ký kết hợp đồng cho thuê giàn khoan PV DRILLING II, ông có thể cho biết chi tiết về hợp đồng này được không? Ví dụ như giá cho thuê/ngày, thời hạn hợp đồng....

Với giàn khoan PV DRILLING III sắp về, công ty đã tìm được đối tác để ký hợp đồng chưa.

Đối với cả 2 giàn khoan này, công ty đều đặt mua vào giai đoạn đỉnh cao của giá dầu và nguyên vật liệu, do vậy giá giàn khoan mua khá cao. Nếu so sánh tới thời điểm hiện tại thì giá của các giàn khoan tương tự sẽ thấp hơn 2 giàn khoan của công ty khoảng bao nhiêu % ?

 Ông Đỗ Văn Khạnh - PVD: Tôi đã trả lời ở trên. Mời bạn xem lại. Cám ơn bạn.

 

Trần Hồng - - (Email: hong.tran@kimeng.com.vn)

Hai giàn khoan mới của PVD có được bàn giao đúng tiến độ vào thang 9/2009 và thang 12/2009 không? Đã có hợp đồng cho 2 giàn khoan này chưa? Doanh thu mỗi ngày là bao nhiêu?

 Ông Đỗ Văn Khạnh - PVD: Câu hỏi của bạn tôi đã trả lời chi tiết ở trên. Xin bạn xem lại.

 

Minh Nam - Tây Hồ, Hà Nôi - (Email: )

Kế hoạch phát hành trái phiếu doanh nghiệp của PVN để tăng thêm nguồn vốn đầu tư cho các dự án trong điều kiện giá dầu ở mức thấp như hiện nay như thế nào?

 Ông Nguyễn Ngọc Sự - PVN: Nhu cầu huy động vốn của PVN trong những năm tới rất lớn. Chúng tôi đã xây dựng kế hoạch huy động vốn từ nhiều kênh khác nhau, trong đó có việc phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế. Việc phát hành trái phiếu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như về thị trường, lãi suất, thời điểm phát hành, mục đích và thời gian sử dụng khoản tiền thu được. Để đảm bảo việc phát hành có hiệu quả phải tính toán tất cả các yếu tố trên. Vì vậy đến nay chúng tôi đã có dự kiến phát hành nhưng thời điểm và quy mô phát hành sẽ được xác định sau.

 

Thương Huyền - Quảng Ngãi - (Email: )

Tôi là một cổ đông của DPM, tôi rất băn khoăn về hiệu của dự án Đạm Cà Mau nếu DPM mua lại dự án này. Vậy xin đại diện DPM cho biết một vài con số để chứng minh tính hiệu quả của dự án Đạm Cà Mau?

 Ông Phạm Đăng Nam - DPM: Hiệu quả của dự án Đạm Cà Mau đã được kiểm chứng và kết luận của các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước. Một số điểm vắn tắt có thể nêu ra như sau:
- Chỉ tiêu kinh tế của dự án có tính khả thi cao: NPV >0, IRR:14%,
- Dự án trọng điểm của nhà nước và có những chính sách ưu đãi đặc biệt về thuế, tiền thuê đất, bảo lãnh vay...
- Vị trí của dự án Đạm Cà Mau nằm ở đồng bằng Sông CỬu Long nơi tập trung nhu cầu phân đạm của cả nước (chiếm 50%) là một ưu thế lớn.
Nếu đứng ở phương diện cổ đông xét theo giá mua, dự án Đạm Phú Mỹ được xây dựng với tổng giá trị khoảng 400 triệu USD vào năm 2004 sẽ tương ứng với giá khoảng 2 tỷ USD vào thời điểm IPO (khi cổ đông chấp nhận giá mua được thấp nhất là 52.000 đồng/cổ phiếu). Trong khi đó,dự án Đạm Cà Mau với tổng mức đầu tư khoảng 900 triệu USD mà nếu DPM mua được là chỉ bằng một nửa giá mua cổ phần của Đạm Phú Mỹ.
Đó là chưa tính đến trượt giá theo thời gian.

 

Le Ba Vinh - Tu Son, Bac Ninh - (Email: Vinhle1983@mail.com)

Xin hỏi CTCP Chứng khoán Dầu Khí, các ông nhận định như thế nào về xu hướng TTCK trong 2 tháng tới. Nếu so sánh với các nhóm ngành khác, cổ phiếu ngành dầu khí hấp dẫn ở mức độ như thế nào? Xin cảm ơn

 Ông Phạm Quang Huy - PV Securities: Trước hết chúng tôi muốn xác định xu thế trung và dài hạn trước khi nói về các dự báo ngắn hạn. Về trung và dài hạn, chúng tôi đánh giá nền kinh tế thế giới cũng như kinh tế trong nước đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất, và điều này đồng nghĩa với việc xu thế tăng trung và dài hạn của TTCK là tất yếu. Trong ngắn hạn (2 tháng tới), chúng tôi đánh giá thị trường đang phần nào chịu tác động bởi cung cầu, khi lượng tiền vào thị trường có phần nào chững lại trong khi lượng cung cổ phiếu từ các đợt phát hành thêm, IPO đang có xu hướng tăng và điều này phần nào sẽ ảnh hưởng không mấy tích cực đến thị trường trong ngắn hạn. Do vậy, thị trường khó có thể bứt phá mạnh trong 1 vài tháng tới, nhưng cũng khó có thể giảm thấp khi các NĐT trung và dài hạn (điển hình là các tổ chức nước ngoài) sẽ tham gia mạnh. Với quan điểm này, chúng tôi đánh giá thị trường sẽ đi ngang trong biên độ +/- 15% xoay quanh mốc 450 điểm trong 1 vài tháng tới.
Nếu so về tương quan ngành, chúng tôi đánh giá hiện ngành dầu khí đang tương đối rẻ so với các ngành khác khi P/E toàn ngành chỉ ở mức 12x trong khi mặt bằng P/E bình quân thị trường đang ở mức 17x. Nếu so sánh tương quan với các thị trường khác trong khu vực, chỉ số P/E của ngành dầu khí càng hấp dẫn khi P/E bình quân của ngành trong khu vực ở mức 18-19x. Do đó, chúng tôi đánh giá việc đầu tư vào ngành dầu khí ở thời điểm hiện tại rất hấp dẫn.

Cổ phiếu dầu khí: Tiềm năng và cơ hội đầu tư ảnh 26
 

Nguyễn Quang Sơn - Trần Đại Nghĩa, Hà Nội - (Email: )

Một trong những mục tiêu của PVI là đạt giá trị vốn hóa 1 tỷ USD (khoảng 18.000 tỷ đồng) vào năm 2010. Giá trị vốn hóa của PVI hiện dao động quanh 3.600 tỷ đồng. Nếu PVI không tăng vốn thì giá cổ phiếu phải tăng 5 lần so với hiện nay thì mục tiêu này mới đạt được. PVI nghĩ sao về mục tiêu này?

 Ông Trần Văn Quý - PVI: Theo kế hoạch, đến năm 2015, tổng giá trị tài sản của PVI sẽ đạt trên 1 tỷ USD. Hiện nay, tổng tài sản của PVI là 5.600 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 2.600 tỷ đồng. PVI sẽ dùng vốn tự có làm vốn đối ứng để huy động vốn từ các tổ chức trong và ngoài nước; PVI có kế hoạch tăng vốn theo lộ trình. Ngoài ra, là doanh nghiệp tiên phong của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt nam trong lĩnh vực dịch vụ, PVI nhận được sự tin tưởng và ủng hộ rất cao từ phía PVN. PVN đang làm thủ tục chuyển giao phần vốn góp của Tập đoàn trong 2 công ty trực thuộc là PV Securities và PV Media cho PVI quản lý; đồng thời đồng ý cho PVI góp vốn đầu tư vào một số dự án trọng điểm của Tập đoàn. Thông qua các hoạt động trên, tổng tài sản của PVI sẽ tăng lên mạnh mẽ (khoảng 3,5 lần so với hiện nay). Cơ cấu vốn, cơ cấu tổ chức cũng sẽ có những thay đổi về chất, PVI từ một doanh nghiệp bảo hiểm đơn thuần sẽ trở thành một "tập đoàn nhỏ" hoạt động đa ngành bổ trợ cho core business là bảo hiểm. Mục tiêu đạt giá trị vốn hoá 1 tỷ USD của PVI vào năm 2015 sẽ là bước đệm quan trọng để PVI chinh phục những tầm cao mới trong tương lai!

 

Minh Hương - TP. HCM - (Email: )

Xin hỏi ông Sự, hợp đồng quản lý hoạt động và phân phối sản phẩm giữ PVN và DPM trong dự án Đạm Cà Mau hiện đã đàm phán đến đầu. Giá trị của hợp đồng này?

 Ông Nguyễn Ngọc Sự - PVN: Hiện tại PVN cũng đang đàm phán với PVFCCo trước mắt việc quản lý dự án đào tạo nhân lực và chuẩn bị sản xuất. Tuy nhiên nếu các cổ đông của PVFCCo đồng ý để tiếp nhận đầu tư dự án này thì sẽ không phải ký các hợp đồng này nữa.

 

Diệu Minh - 225 Trần Hưng Đạo, TP. HCM - (Email: )

PVD dự kiến nguồn vốn đầu tư cho giàn khoan nửa nổi nữa chìm của PVD như thế nào? Tổng vốn đầu tư là bao nhiêu? Khi nào thì giàn này được đưa vào khai thác? Dự kiến sẽ mang lại doanh thu và lợi nhuận như thế nào?

 Ông Đỗ Văn Khạnh - PVD: Xin đính chính lại với bạn đây là giàn khoan hỗ trợ nửa nổi nửa chìm ( TENDER ASSIST SEMI SUBMERSIBLE). Tổng vốn đầu tư là 230 triệu USD. Dự kiến 49% nguồn vốn đầu tư góp từ công ty liên doanh Vietsopetro. Phần vốn góp 51% còn lại từ PVD sẽ vay vốn trong khoảng 50-70% phần còn lại từ nguồn vốn chủ sở hữu. Chúng tôi đã ký được hợp đồng cho thuê dịch vụ khoan với giá với doanh thu trên 200.000 USD/ngày.

 

hoangnguyen - Ha Nôi - (Email: nguyennguyen@yahoo.com)

Anh Sự kính mến,

Rất cảm ơn Chương trình Giao lưu này đã cho tôi cơ hội được đặt câu hỏi với anh. Tôi xin hỏi:

1. Về mức độ đóng góp vào nền kinh tế, Tập đoàn Dầu khí đứng ở đâu trong bức tranh của các Tập đoàn khác tại Việt Nam?

2. Tôi đang tư vấn cho 1 tổ chức đầu tư nước ngoài bắt đầu tìm hiểu đầu tư vào DN Việt Nam. Chúng tôi quan tâm đến DN ngành dầu khí. Xin hỏi có hay không cơ hội cho 1 tổ chức nước ngoài trở thành cổ đông chiến lược của một vài DN trong ngành? Chúng tôi nên tiếp cận với DN trước hay với Tập đoàn trước thưa ông?

Trân trọng cảm ơn ông,

 Ông Nguyễn Ngọc Sự - PVN: Trong thực tế một số công ty thuộc Tập đoàn đã có các cổ đông chiến lược là các công ty nước ngoài như PVFC, PVFCCo...PVN luôn luôn sẵn sàng hợp tác với các công ty nước ngoài đầu tư vào các công ty thành viên với tư cách là cổ đông chiến lược. PVN đã giao cho các đơn vị tìm kiếm đối tác chiến lượng để báo cáo PVN. Để làm việc này trước hết cần gặp trực tiếp các công ty đó đàm phán trao đổi về cách thức, tỷ lệ tham gia. Hiện tại các DN của PVN đã được công bố trên các phương tiện truyền thông. Đối tác quan tâm có thể liên hệ và trao đổi trực tiếp.

 

Trần Văn Nam - Sài Gòn - (Email: )

Xin hỏi nhận định của SSI về tiềm năng của các doanh nghiệp ngành dầu khí từ nay đến cuối năm? Những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp này? Khả năng tăng trưởng về doanh thu & lợi nhuận?

 Bà Nguyễn Hồng Dung - SSI: Triển vọng đối với từng công ty khá khác nhau. Chúng tôi xin đưa ra nhận định đối với một vài công ty cụ thể như sau:

Với PVD, 6 tháng cuối năm sẽ khó khăn hơn so với 6 tháng đầu năm, do các hợp đồng khoan mới ký đều ở giá thấp hơn.Khả năng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đều khó.

Về DPM, chúng tôi cho rằng triển vọng 6 tháng cuối năm là khả quan và công ty sẽ có tăng trưởng lợi nhuận so với 6 tháng đầu năm do nhu cầu cao của vụ đông xuân vào quý 4. Việc kinh doanh phân bón nhập khẩu tiềm ẩn nhiều rủi ro cho kết quả lợi nhuận của công ty, tuy nhiên nếu công ty không nhập quá nhiều so với kế hoạch thì rủi ro cũng không lớn, do giá phân bón bớt biến động hơn trong năm nay.

Cổ phiếu dầu khí: Tiềm năng và cơ hội đầu tư ảnh 27
 

Hoàng Phương Giang - Hoàng Mai, Hà Nội - (Email: )

Kế hoạch lợi nhuận của Tổng công ty Xây lắp dầu khí trong năm 2009 là 177,1 tỷ đồng. Với vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng, EPS năm 2009 sẽ là 1.180 đồng, khá thấp so với nhiều doanh nghiệp niêm yết. Tổng công ty có kế hoạch tăng EPS như thế nào trong các năm tới?

 Ông Phạm Hữu Nghĩa - PVC: Trong tổng số vốn điều lệ là 1.500 tỷ đồng, PVC đã đầu tư 601 tỷ đồng vào các dự án có tính dài hạn. Trong các năm tới đây, khi các dự án trên đi vào hoạt động sẽ làm tăng lợi nhuận, tương đương với việc tăng EPS.

 

Triệu Quang Phong - Chuyên viên tài chính - (Email: Phủ Lý, Hà Nam)

1. Từ sau khi Temasia không còn là cổ đông chiến lược của PVI, PVI đã có buổi làm việc với đối tác nước ngoài nào để lựa chọn cổ đông chiến lược hay chưa? Trong kế hoạch tăng vốn lên 1200 tỷ đồng, PVI dành bao nhiêu CP cho cổ đông chiến lược? Bao giờ kế hoạch này được thực hiện?

2. Nếu cổ đông trong nước có tiềm lực tài chính, uy tín không kém gì cổ đông nước ngoài, liệu PVI có chọn đó là cổ đông chiến lược của PVI?

 Ông Trần Văn Quý - PVI: 1. Hiện nay, Temasia vẫn là cổ đông chiến lược của PVI, tuy nhiên Temasia không có đại diện tham gia Hội đồng quản trị của PVI. Chúng tôi xin nhấn mạnh rằng, kỳ vọng của PVI đối với một cổ đông chiến lược là rất lớn và PVI muốn tìm kiếm thêm những cổ đông chiến lược thực sự xứng tầm. Cho đến nay, nhiều đối tác lớn - cả trong nước và ngoài nước – đã chủ động tiếp xúc với PVI và đặt vấn đề muốn trở thành cổ đông chiến lược của PVI. Với định hướng trở thành một định chế bảo hiểm – tài chính tầm cỡ thế giới, PVI không chỉ chào đón các tập đoàn bảo hiểm hàng đầu thế giới, mà chúng tôi còn ưu tiên hợp tác với các định chế tài chính chuyên nghiệp, có tiềm lực tài chính mạnh, có kinh nghiệm hoạt động quốc tế. Chúng tôi dự định phát hành riêng lẻ khoảng 100 tỷ đồng mệnh giá cổ phiếu cho cổ đông chiến lược nước ngoài khi PVI tiến hành tăng vốn điều lệ. Tuy nhiên thời điểm thực hiện kế hoạch này phụ thuộc vào tình hình thị trường cũng như việc lựa chọn đối tác chiến lược của chúng tôi.
2. Về câu hỏi thứ hai của anh, nếu có đối tác trong nước nào đáp ứng được các yêu cầu của chúng tôi về cổ đông chiến lược, chúng tôi xin sẵn sàng hợp tác. Giá trị của PVI không phụ thuộc vào việc chúng tôi có cổ đông chiến lược nước ngoài hay không, mà là từ tính hiệu quả của sự hợp tác.

 

Bùi Ngọc Anh - Hai Bà Trưng, Hà Nội - (Email: )

Trên thị trường cung cấp dịch vụ khoan thăm dò dầu khí tại Việt Nam. Hiện nay PVD phải cạnh tranh với các đối thủ lớn nào? Xin lãnh đạo công ty so sánh một vài điểm mạnh -lợi thế của PVD với vài đối thủ. Và nếu dững cảm xin các vị cho biết một vài điểm mà công ty còn phải cố gắng?

 Ông Đỗ Văn Khạnh - PVD: Các Công ty cạnh tranh lớn của PV Drilling là TransOcean, Ensco, Atwood Oceanic, Scorpion Offshore, Diamond Offshore, COSL(China), Sea Drill,…

Ưu điểm của PVD là giàn khoan đầu tư mới hiện đại và lực lượng vận hành chủ yếu là người Việt Nam và quan trọng hơn gian khoan của PVD làm việc trong lãnh thổ Việt Nam nên một số chi phí sẽ thấp hơn so với các đối thủ đến từ nước khác.
Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, nhất là về giá thuê giàn trong thời điểm hiện nay, PV Drilling sẽ phải thực hiện các biện pháp kiểm soát chi phí nhằm đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh, trong đó việc vận hành cùng lúc nhiều giàn khoan thì giá thành sẽ giảm nhiều do phân bổ được chi phí quản lý cho nhiều giàn khoan và tối đa việc sử dụng các chi phí, dần thay thế vị trí chuyên gia nước ngoài là người Việt Nam.

 

Đỗ Hoàng Anh Thư - Cầu Giấy, Hà Nội - (Email: anhthu@gmail.com)

PVD có kế hoạch niêm yết trên TTCK nước ngoài. Xin cho biết kế hoạch này đã tiến hành tới đâu?

 Ông Đỗ Văn Khạnh - PVD: PVD đang chờ ý kiến thống nhất từ quý cổ đông, chúng tôi đã triển khai các thủ tục đấu thầu chọn Nhà Tư Vấn theo luật định. Dự kiến IPO ra nước ngoài sẽ bắt đầu triển khai trong Quý 4/2009 và có thể niêm yết trên TTCK Singapore vào quý 2/2010. Tuy nhiên việc niêm yết này còn tùy theo tình hình TTCK trong nước và thế giới.

 

Lê Hồng Hải - TP.HCM - (Email: hai.lehong@gmail.com)

Kính thưa Ông Nguyễn Ngọc Sự, PTGD PVN
Hôm nay không có đại diện của Công ty CP vận tải dầu khí PVT , ông có thể cho biết lý do?
Liệu có phải do hiệu quả của PVT không tốt nên tránh mặt nhà đầu tư?
Ông có thể đại diện PVT có vài lời trấn an cổ đông của PVT không?

 Ông Nguyễn Ngọc Sự - PVN: Hiện tại lãnh đạo của PVT đang đi công tác nên không tham gia vào cuộc giao lưu này. Tuy nhiên với tư cách là đại diện cho Tập đoàn, tôi thấy rằng thời gian vừa qua do thị trường cước phí vận tải trên toàn cầu giảm rất mạnh. Hầu hết các DN vận tải đều khó khăn trong việc tìm nguồn hàng hóa vận chuyển trong khi giá cước quá thấp. Riêng đối với PVT là một DN thuộc tập đoàn Dầu khí với nhiệm vụ tổ chức khai thác vận chuyển các sản phẩm dầu khí, PVT sẽ được ưu tiên trong việc vận chuyển nguyên liệu đầu vào cũng như sản phẩm đầu ra cho các cụm nhà máy lọc hóa dầu của PVN. Bên cạnh đó là vận chuyển là sản phẩm khai thác từ các mỏ dầu, khí trong nước cũng như nước ngoài. Vì vậy trong thời gian tới PVT sẽ có nhiều cơ hội, điều kiện để phát triển.
Với số lượng tàu hiện tại của PVT trong tương lai sẽ không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển các sản phẩm của ngành dầu khí. Vì vậy hiện tại PVT vẫn đang tiếp tục lập các dự án để đầu tư đội tàu chở dầu thô và các sản phẩm dầu trong những năm tới.

Cổ phiếu dầu khí: Tiềm năng và cơ hội đầu tư ảnh 28
 

Trịnh An - Hải Phòng - (Email: )

CTCK SSI có khuyến nghị gì đối với nhà đầu tư khi tham gia đầu tư dài hạn vào các cổ phiếu ngành dầu khí?

 Bà Nguyễn Hồng Dung - SSI: Khi tham gia đầu tư dài hạn vào bất cứ ngành nào, không chỉ là ngành dầu khí, chúng tôi cho rằng NĐT nên hiểu rõ tiềm năng của ngành, cũng như những rủi ro đặc thù của ngành/công ty.

Với các công ty niêm yết thuộc ngành dầu khí, tiềm năng của các công ty này là rất nhiều: nhu cầu cao và ổn định, tiềm năng tăng trưởng cao, và trong nhóm ngành trọng điểm của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng không phải là không có rủi ro. Ví dụ, rủi ro của DPM là sau năm 2012, sẽ có rất nhiều nhà máy đạm đi vào hoạt động, vì vậy cung sẽ bị dư thừa. Với PVD, rủi ro vận hành giàn khoan, rủi ro giá hợp đồng khoan thấp là những rủi ro đặc thù.

 

Trương Trung Nghĩa - 71điện biên phủ Quận 1 tphcm - (Email: )

Cho biết PVD có khả năng hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 2009 không? CÁM ƠN ÔNG TỔNG GIÁM ĐỐC

 Ông Đỗ Văn Khạnh - PVD: Chắc chắn chúng tôi sẽ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm 2009. Câu hỏi của bạn đã được trả lời chi tiết phía trên. Xin bạn xem lại.

 

Hoàng Thị Dung - Trường Thi, Vinh, Nghệ An - (Email: )

Được biết PSI là DN thực hiện “thay máu” trong thời gian qua, Công ty gặp thuận lợi khó khăn gì trong việc tái cấu trúc lại doanh nghiệp?

 Ông Phạm Quang Huy - PV Securities: Việc tái cấu trúc DN luôn gặp phải rất nhiều khó khăn, cản trở. Tuy nhiên, để phát triển, hướng tới mục tiêu trở thành CTCK lớn trên thị trường, chúng tôi buộc phải thay đổi quyết liệt. Chúng tôi quyết tâm xây dựng một cơ cấu tổ chức năng động, gọn nhẹ, môi trường chuyên nghiệp, khuyến khích người lao động phát huy tối đa hiệu quả làm việc. Chúng tôi đang phối hợp với chuyên gia tư vấn nước ngoài xây dựng công cụ để đánh giá hiệu quả hoạt động của từng Phòng/Ban, trên cơ sở đó có đánh giá kết quả làm việc của từng cán bộ trong các Phòng/Ban từ đó có chế độ đãi ngộ, khuyến khích phù hợp. Mặc dù có sự giảm bớt số lượng lao động trong thời gian vừa qua nhưng cũng có nhiều cán bộ giỏi, có kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong và ngoài nước về làm việc tại PSI. Do vậy, chúng tôi tin tưởng đội ngũ của PSI sẽ có đầy đủ năng lực để triển khai và cung cấp các dịch vụ có chất lượng cao ra thị trường.

 

Lê Thị Bình Diệu - Kim Liên, Hà Nội - (Email: )

PVC là cổ đông lớn của Incomex, xin hỏi dự án cải tạo chung cư cũ Kim Liên do Incomex làm chủ đầu tư đang ở giai đoạn nào, tỷ trọng lợi nhuận đóng góp cho DN?

 Ông Phạm Hữu Nghĩa - PVC: Hiện nay đang có 2 dự án cải tạo chung cư cũ Kim Liên do Incomex làm chủ đầu tư là Khu chung cư B4 và B14. Trong đó, chung cư B4 đang trong quá trình giải phóng mặt bằng. Dự kiến trong tháng 9/2009 sẽ chính thức khởi công. Dự án B14 có 2 đơn nguyên là đơn nguyên 14 tâng đã đổ sàn 13 và đơn nguyên 17 tâng đã đổ sàn 12.
Năm 2008, PVC được hưởng lợi nhuận từ Incomex là 13,5%.

 

Đoàn Hương - HN - (Email: )

Tập đoàn có ý định cổ phần hóa PVOil không, các nhà đầu tư dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn đang có ý định thành lập một liên doanh phân phối các sản phẩm của nhà máy này. Điều này có ảnh hưởng thế nào tới PVOil trong lĩnh vực xăng dầu cũng như các đơn vị khác của Tập đoàn phân phối các sản phẩm lọc hóa dầu?

 Ông Nguyễn Ngọc Sự - PVN: Hiện tại chúng tôi mới có chủ trương CPH các đơn vị trực thuộc PVOil. Việc Lọc hóa dầu Nghi Sơn có ý định thành lập liên doanh phân phối sản phẩm của nhà máy này cho tới nay chưa bàn tới. Trong tương lai, PVN không chỉ có Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn. Ngoài nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn, PVN sẽ đầu tư dự án lọc dầu thứ 3 tại Long Sơn, Vũng Tàu và còn rất nhiều dự án chế biến dầu khí khác. Vì vậy tôi nghĩ rằng việc Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn thì hoạt động của PVN vẫn bình thường.

 

Thuhuyen - Ha Noi - (Email: huyenthu@yahoo.com)

Gửi PVD,


Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, việc PVD huy động đươc lượng vốn lớn từ nước ngoài vừa qua quả là 1 thành công lớn. Ông, bà có thể cho biết những khó khăn chính trong quá trình tìm vốn và vì sao nhà đầu tư nước ngoài đã chấp thuận rót vốn cho PVD?

(Tôi làm việc tại một quỹ đầu tư trong nước, chúng tôi có kế hoạch huy động vốn tại một số thị trường nước ngoài, nhưng vẫn chưa thực hiện được).

 Ông Đỗ Văn Khạnh - PVD: Tôi cho rằng trong việc huy động vốn khó nhất là việc tạo được niềm tin của người cho vay đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu làm mất lòng tin nghiêm trọng đến các Nhà Đầu Tư. PVD đã thuyết phục được các ngân hàng nước ngoài về tính khả thi của dự án và tiềm năng tăng trưởng trong hoạt dộng sản xuất kinh doanh của công ty.

 

khanhtrang - Ha Noi - (Email: trangha@yahoo.com)

Gửi PVD thân mến,

Tôi là cổ đông cũ của Công ty. Tôi đã bán mất cổ phiếu PVD trong giai đoạn thị trường suy giảm quá mạnh. Nay tôi muốn mua lại một lương cổ phiếu PVD, vì tôi thấy Công ty làm ăn rất bài bản và minh bạch so với nhiều DN khác trên sàn. Vậy tôi xin tư vấn của đại diện Công ty xem nên mua tại mức giá nào? Triển vọng của PVD trong năm 2009, 2010 ra sao?

Kính chúc ông Khạnh, bà Phương và cả PVD sức khỏe, hạnh phúc!

 Ông Đỗ Văn Khạnh - PVD: Rất tiếc cho bạn nhưng bạn có thể tìm gặp bộ phận IR (Quan hệ NĐT, Liên hệ anh Phước, số ĐT: 08.3914012 máy lẻ 517) của PVD để tìm hiểu các thông tin để có quyết định đúng đắn cho việc đầu tư. Chúc bạn may mắn và thành công.

 

Trần Thái Hòa - Nguyễn Công Trứ, Hội An - (Email: )

Được biết PVI là doanh nghiệp bảo hiểm duy nhất ở Việt Nam có hợp đồng bảo hiểm cố định năng lượng tại thị trường Lloyds (www.Lloyds.com). Xin được giải thích rõ hơn về hợp đồng này? Lợi ích mang lại cho PVI?

 Ông Trần Văn Quý - PVI: Kể từ năm 2006, PVI chiếm lĩnh 100% thị trường bảo hiểm Năng lượng của Việt Nam. Tận dụng lợi thế này, PVI đã có Hợp đồng bảo hiểm năng lượng cố định với thị trường bảo hiểm Quốc tế Lloyd’s. Đó là minh chứng cho sự tin tưởng của thị trường Lloyd’s đối với PVI. Hợp đồng này đã tạo điều kiện để PVI chủ động trong việc cung cấp các dịch vụ bảo hiểm với tỷ lệ phí bảo hiểm cạnh tranh và ổn định cho khách hàng của PVI.

 

ngọc anh - Lê Duẩn, Hà Nội - (Email: )

Gửi ông Huy, PSI.
Hiện có nhiều DN thuộc PVN đang niêm yết. Xin ông đánh giá như thế nào về đóng góp của những DN này đối với thị trường?

 Ông Phạm Quang Huy - PV Securities: Hiện nay, có 12 DN trực thuộc PVN đang niêm yết tại 2 Sở GDCK, tương đương 3,14% số lượng các công ty niêm yết trên cả hai sàn nhưng nhóm DN này đã chiếm tới trên 10% giá trị vốn hoá của toàn thị trường. Do vậy, biến động giá của nhóm cổ phiếu này sẽ tác động lớn đến diễn biến chỉ số chung của thị trường. Trong 12 DN, có nhiều công ty nằm trong nhóm công ty lớn nhất của thị trường như PVF, PVD, DPM, PVS, PVI... và đây cũng là những cổ phiếu thường có trong danh mục đầu tư của các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài lớn tại Việt Nam. Điều này cũng mang lại sự hấp dẫn tương đối cho thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung. Đa số các cổ phiếu đang niêm yết của ngành Dầu khí cũng là các cổ phiếu có tính thanh khoản cao, tốc độ tăng trưởng của DN lớn và thực tế trong thời gian qua cho thấy, các cổ phiếu này đã mang lại nhiều cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư trên thị trường. Thời gian tới sẽ có thêm nhiều DN lớn của PVN niêm yết trên các sở giao dịch, vai trò của nhóm cổ phiếu ngành Dầu khí sẽ ngày một lớn hơn.

 

huongthu - Ha Noi - (Email: thuthu@yahoo.com)

Gửi đại diện PVN

Tôi là 1 chuyên viên làm việc tại CTCK. Tôi rất bất ngờ khi nghe tin trong thời gian tới, Tập đoàn sẽ ép các DN thành viên đến mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại Công ty Chứng khoán Dầu khí. Vậy tin này có thật không thưa ông và nếu thật, liệu có phá vỡ thế cạnh tranh bình đẳng giữa các CTCK hiện nay không?

 Ông Nguyễn Ngọc Sự - PVN: Tôi xin khẳng định không có việc ép các DN thành viên đến mở tài khoản tại CTCK Dầu khí. Để phát huy nội lực sử dụng các dịch vụ trong ngành tạo điều kiện cho các DN thành viên tập đoàn phát triển theo chiến lượng phát triển của các đơn vị và Tập đoàn. PVN đã có nghị quyết về việc ưu tiên sử dụng dịch vụ nội bộ. Tất nhiên dịch vụ đó phải đáp ứng được yêu cầu về chất lượng phục vụ.

 

Nguyễn Ngọc Chính - Trương Định, Hà Nội - (Email: )

Xin ông Nghĩa cho biết, hiện nay PVC có bao nhiêu dự án xây lắp trên cả nước. Xin ông điểm qua vài dự án nổi trội?

 Ông Phạm Hữu Nghĩa - PVC: Chào bạn!
Hiện nay, PVC đang thực hiện 23 dự án do PVC ký hợp đồng. Ngoài ra, các đơn vị thành viên của PVC đã ký hợp đồng trên 50 công trình. Một số dự án nổi trội của PVC trong lĩnh vực công nghiệp và lọc hóa dầu như: Dự án nhà máy nhựa Polypropylene với tổng giá trị hợp đồng 500 tỷ đồng, dự án PVTex 1000 tỷ đồng và San lấp mặt bằng Tổ hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn 1.200 tỷ đồng, Tổng thầu EPC Nhà máy cồn nhiên liệu Ethanol có giá trị 55 triệu USD, Tổng thầu EPC dự án nhà máy điện Thái Bình 2 có tổng giá trị trên 1,2 tỷ USD, Nhà máy điện Nhơn Trách 2 có giá trị 70 triệu USD, nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 có giá trị 1.300 tỷ đồng.
Trong lĩnh vực xây lắp dân dụng cao cấp, các công trình nổi trội của PVC như: Trung tâm tài chính dầu khí Hà Nội, Tổ hợp khách sạn 5 sao Mỹ Đình, Văn Phòng Viện Dầu khí, Trung tâm thương mại Số 7 Quang Trung, Nghệ an, Khách sạn 4 sao Dầu khí Vũng Tàu...

 

Hồng Phúc - Quy Nhơn, Bình Định - (Email: )

Xin hỏi ông Phạm Quang Huy, PSI:

Là một trong những người đầu tiên tham gia TTCK Việt Nam, lại có nhiều năm là Phó tổng giám đốc của CTCK Bảo Việt, tại sao ông lại quyết định chuyển sang PSI, một CTCK còn mới và chưa có nhiều uy tín?

 Ông Phạm Quang Huy - PV Securities: Dù là một CTCK còn mới với thị phần môi giới vẫn còn khiêm tốn, PSI vẫn có rất nhiều tiềm năng để trở thành một trong những CTCK hàng đầu. Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong TTCK Việt Nam, tôi nhận thấy, với một chiến lược đúng đắn, sự hỗ trợ về mặt dịch vụ của PVN cùng với đội ngũ nhân sự tốt, PSI sẽ nhanh chóng nâng cao tiếng nói của mình trên TTCK. Làm việc trong môi trường sẽ có nhiều thách thức, nhưng với sự yêu nghề quyết tâm xây dựng một CTCK chuyên nghiệp, có khả năng cung cấp dịch vụ, sản phẩm tài chính mới với chất lượng cao tới NĐT. Tôi tin tưởng những khó khăn ban đầu sẽ là động lực để bản thân tôi cùng với toàn thể Công ty phấn đấu tốt hơn.

 

        Qua hơn 2 giờ giao lưu, Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí và các doanh nghiệp thành viên đã cung cấp một khối lượng thông tin lớn liên quan đến tình hình hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2009 và chiến lược, kế hoạch của ngành dầu khí trong thời gian tới. Qua đó, giúp nhà đầu tư có thêm thông tin về các cổ phiếu trong dầu khí. Có thể còn nhiều câu hỏi của độc giả chưa được trả lời trong cuộc giao lưu hôm nay, Đầu tư Chứng khoán mong nhận được sự thông cảm của quý vị. Các câu hỏi sẽ tiếp tục được chúng tôi chuyển đến các vị diễn giả để cập nhật trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,209.52 4.55 0.38% 154,884 tỷ
HNX 226.82 -0.75 -0.33% 1,394 tỷ
UPCOM 88.66 0.33 0.37% 435 tỷ