Cổ phiếu cần quan tâm ngày 8/3

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 8/3 của các công ty chứng khoán.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 8/3

Khuyến nghị mua cổ phiếu PTB với giá mục tiêu 120.400 đồng/CP

CTCK MB (MBS)

Triển vọng tích cực tới từ ngành gỗ với sự hiệu quả của các hiệp định thương mại tự do, cùng với đó là việc giá gỗ thế giới hồi phục mạnh mẽ từ mức đáy tháng 6/2021 lên giao dịch tại mức 1.336,7 USD (tỷ lệ tăng trưởng 167,34%).

Mảng kinh doanh ô tô được kỳ vọng hồi phục với tỷ lệ tăng trưởng trung bình 14% khi Toyota khẳng định vị thế và “bành trướng” với kế hoạch xe điện trong thời gian tới.

Mảng khai thác và bán các sản phẩm đá luôn ổn định với tỷ lệ tăng trưởng kép CAGR về doanh thu đạt 16,17%, nhờ các mỏ đá trữ lượng lớn của Phú Tài, với thời hạn khai thác còn kéo dài lên tới gần 20 năm, đồng thời được hưởng lợi từ việc đẩy mạnh các chính sách đầu tư công cũng như triển vọng của ngành bất động sản.

Kết quả kinh doanh ấn tượng nhờ sự đóng góp tích cực của cả 3 mảng kinh doanh chính trên, với tổng doanh thu năm tăng 16%, trong khi lợi nhuận sau thuế 39% so với cùng kỳ.

Chúng tôi khuyến nghị mua đối với PTB của CTCP Phú Tài với giá mục tiêu 120.400 đồng/cổ phiếu trên cơ sở: (i) Các hiệp định thương mại tự do đem lại lợi ích lớn cho việc phát triển mảng chế biến và xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam nói chung và của PTB nói riêng, (ii) Mảng kinh doanh ô tô được đẩy mạnh nhờ vị thế cũng như thương hiệu của Toyota và nhu cầu sử dụng tăng lên của người tiêu dùng, (iii) Tiềm năng ổn định và thời hạn khai thác còn khá dài của các mỏ đá mà PTB đang sở hữu, (iv) Kết quả kinh doanh ghi nhận mức tăng trưởng cực kỳ khả quan bất chấp diễn biến phức tạp của dịch bệnh.

>> Tải báo cáo

Khuyến nghị mua cổ phiếu PNJ với giá mục tiêu 129.400 đồng/CP

CTCK BIDV (BSC)

Luận điểm đầu tư dành cho cổ phiếu của Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ – sàn HOSE): Mức nền thấp của 2021 cùng kỳ kỳ vọng mở rộng thị phần và quy mô trong giai đoạn 2022-2023 nhờ (1) Ngành bán lẻ trang sức dự kiến phục hồi theo hình chữ “K” (2) Xu hướng mua sắm trả thù trong ngắn hạn và thu nhập người dân phục hồi, cơ cấu tầng lớp trung lưu tăng lên trong dài hạn.

Dư địa tăng trưởng đến từ nội tại doanh nghiệp, gồm (1) Chiến lược mở rộng thị phần nhờ tăng số lượng cửa hàng ở khu vực thành phố cấp 2 và 3; (2) Tái cơ cấu sản phẩm và tối ưu hóa chi phí (3) Khai thác phân khúc khách hàng trẻ tiềm năng thông qua kênh bán hàng hiện đại, chiến lược marketing.

BSC kì vọng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế năm 2022 đạt lần lượt là 23.874 tỷ đồng (tăng 22% so với năm trước) và 1.383 tỷ đồng (tăng 34%),EPS fw là 5.637 đồng/CP. PE fw = 19x – Cao hơn P/E trung bình 5 năm là 17x; nhờ xu hướng tiêu dùng bù đắp và biên lợi nhuận cải thiện.

BSC duy trì khuyến nghị mua PNJ với giá mục tiêu 2022 là 129.400 đồng/cpupside 20% so với ngày 7/3/2022. Định giá dựa theo phương pháp DCF với WACC=10%

Khuyến nghị mua cổ phiếu MWG với giá mục tiêu 182.200 đồng/CP

CTCK BIDV (BSC)

Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (MWG – sàn HOSE) vẫn ghi nhận tăng trưởng dương và vượt kế hoạch lợi nhuận đề ra trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp.Doanh thu và lợi nhuận MWG trong năm 2021 lần lượt đạt 124.142 tỷ đồng (tăng 13,3% so với năm trước) và 4.898 tỷ đồng (tăng 25%).

Quan điểm đầu tư: Mở rộng biên lợi nhuận gộp sẽ là yếu tố hỗ trợ chính cho tăng trưởng lợi nhuận của MWG năm 2022;

Tối ưu hóa Bách Hóa Xanh tiếp tục tiến dần về mức hòa vốn và dự kiến đạt điểm hòa vốn trong nửa cuối năm 2022;

MWG được chấp nhận định giá giao dịch ở mức PE cao hơn khi Bách hóa Xanh đạt mức hòa vốn;

Tìm kiếm cơ hội mở rộng tăng trưởng doanh thu từ các chuỗi mới như Topzone, chuỗi AVAKids – AVASport – AVAFashion - AVAJi – AVACycle.

Năm 2022, BSC ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế ước đạt lần lượt 140.579 tỷ đồng (tăng 14,3% so với năm trước) và 6.501 tỷ đồng (tăng 33%). EPS FW 2020 = 9.118 đồng, PE FW 2021 = 14,9 lần

Năm 2023, BSC ước doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của MWG ước đạt lần lượt 161.690 tỷ đồng (tăng 15% so với năm trước) và 8.319 tỷ đồng (tăng 28%). EPS FW 2020 = 11.666 đồng, PE FW 2021 = 11,6 lần.

BSC tiếp tục duy trì khuyến nghị mua và đưa ra giá mục tiêu dự phóng năm 2022 là 182.200 đồng/CP (upside +35,7% so với mức giá ngày 07/03/2022) dựa trên hai phương pháp P/E (50%) và DCF (50%).

Khuyến nghị mua cổ phiếu PVT với giá mục tiêu 36.000 đồng/CP

CTCK BIDV (BSC)

Năm 2021, Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PVT – sàn HOSE) ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt đạt 7.368 tỷ đồng (giảm 0,2% so với năm trước) và 666 tỷ đồng (giảm 0,6%) do hoạt động lưu thông vận tải bị hạn chế trong nửa cuối năm 2021.

Năm 2022, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế và cổ đông thiểu số lần lượt đạt 8.950 tỷ đồng (tăng 21,5% so với năm trước) và 902 tỷ đồng (tăng 35,5%), EPS FW2022 = 2.787 đồng/CP, tương ứng với mức P/E FW2021 = 9.9x.

Các giả định chính cho kết quả kinh doanh PVT gồm (1) doanh thu vận tải đạt 6.491 tỷ đồng (tăng 24%) nhờ sản lượng gia tăng và cước tàu định hạn tăng 10% và (2) doanh thu FSO/FPSO và khác đạt 2.458 tỷ đồng (tăng 15%) nhờ mức cước cho thuê được điều chỉnh tăng lên do giá dầu Brent năm 2022 tăng 23% so với năm trước.

Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PVT với mức giá mục tiêu là 36.000 đồng/CP được xác định bởi phương pháp định giá P/E với P/E mục tiêu 2022 = 13.0x nhằm phản ánh (1) triển vọng tích cực của ngành, với nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ và giá dầu tăng mạnh và (2) sự tăng trưởng mạnh mẽ về mặt lợi nhuận của doanh nghiệp và vị thế đội tàu gia tăng.

N.T

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục