Cổ phiếu cần quan tâm ngày 7/5

(ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 7/5 của các công ty chứng khoán.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 7/5

Khuyến nghị mua cổ phiếu CSV với giá mục tiêu 35.600 đồng/cp

CTCK FPT (FPTS)

Rào cản gia nhập ngành cao, đó là sản xuất hóa chất phải theo quy hoạch của Chính phủ và đảm bảo vấn đề môi trường. Ngoài ra chi phí cho bình chứa các hóa chất vô cơ và chi phí vận chuyển khá lớn.

Bên cạnh đó, triển vọng ngành hóa chất cơ bản khả quan. Cụ thể, nhu cầu hóa chất công nghiệp của Việt Nam tăng trưởng trung bình 9-10%/năm, nguồn cung trong nước mới chỉ đáp ứng 50% nhu cầu và phần còn lại phải nhập khẩu.

Thêm vào đó, Công ty Cổ phần Hóa chất Cơ bản miền Nam (mã CSV) luôn duy trì cổ tức tiền mặt ổn định và tăng đều qua các năm. Chúng tôi ước tính tỷ suất cổ tức nhà đầu tư có thể nhận được từ giá khuyến nghị mua (6,9%-12,4%).

Vì vậy, tại mức giá 29.400 đồng/cp vào ngày 25/4/2019, cổ phiếu của Công ty Cổ phần Hóa Chất Cơ Bản Miền Nam (mã CSV) đang giao dịch tại P/E trailing 5,6x thấp hơn so với P/E trung bình các doanh nghiệp cùng ngành 6,8x, chúng tôi khuyến nghị mua cổ phiếu CSV với giá mục tiêu 35.600 đồng/cp (tương ứng P/E trung bình ngành).

>> Tải báo cáo

Mảng tiêu dùng sẽ là động lực tăng trưởng dàu hạn của DGW

CTCK Bảo Việt (BVSC)

Với kế hoạch kinh doanh 2019 của Công ty Cổ phần Thế giới số (mã DGW), EPS pha loãng của DGW được ước tính là 3.277 đồng/ cổ phần. Theo đó, cổ phiếu DGW đang giao dịch tại mức P/E forward 2019 là 6,95 lần và PEG là 0,3x lần.

Mặc dù, mảng điện thoại dường như tăng trưởng chậm lại trong quý I/2019, chúng tôi nhận thấy Ban lãnh đạo tự tin sẽ hoàn thành được kế hoạch năm nhờ vào đóng góp đầy đủ hơn từ Nokia và ghi nhận doanh thu từ các mẫu điện thoại mới của Xiaomi từ quý II/2019 là Redmi Note 7, Redmi 7 và Mi 9.

Trong bối cảnh thị trường gia tăng hợp nhất, DGW với vị thế dẫn đầu trong phân phối laptop và máy tính bảng duy trì tăng trưởng vượt thị trường chung vì khách hàng tìm đến các sản phẩm có thương hiệu và chất lượng tốt hơn.

Mảng thiết bị văn phòng ít cạnh tranh cùng với một số hợp đồng ký mới có giá trị trong năm 2019 và hợp tác với một số mảng mới và chiến dịch chuyển đổi số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hỗ trợ đà tăng trưởng.

Mảng hàng tiêu dùng bắt đầu đóng góp nhiều vào kết quả kinh doanh hơn và là động lực tăng trưởng về dài hạn của Công ty.

Rủi ro giảm giá gồm: Rủi ro pha loãng tiềm tàng; Thị trường điện thoại cạnh tranh gay gắt hơn làm yếu đi vị thế của Xiaomi và Nokia; và Mở rộng thị trường ở mảng hàng tiêu dùng yếu hơn kỳ vọng.

>> Tải báo cáo

Có thể mở vị thế ngắn hạn cho ANV

CTCK BIDV (BSC)

Cổ phiếu của Công ty Cổ phần Nam Việt (mã ANV) đang vận động trên mức hỗ trợ 27.16 tương ứng với Fibonacci 61.8%.

Chỉ báo RSI nằm trong vùng quá mua và xu hướng vận động trong vùng này ủng hộ trạng thái bứt phá ngắn hạn. Chỉ báo MACD tiếp tục cho thấy ANV có khả năng tiếp tục tăng giá trong các phiên tiếp theo.

Vận động của tất cả các đường MA tiếp tục xu hướng tăng cùng thanh khoản bứt phá vượt mức trung bình 20 phiên cho thấy ANV sẽ tiếp tục xu hướng bứt phá ngắn hạn và có khả năng tăng trong trung hạn.

Ngưỡng hộ trợ mạnh của ANV là 26.45, mức kháng cự trong vùng 29 – 29.47. Có thể mở vị thế ngắn hạn cho ANV ở vùng giá 26.95 – 28.1 và chốt lời vùng giá 29.6 – 31.2, cắt lỗ nếu mất mốc 26.25

T.T

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục