DPR: Khuyến nghị GIỮ
CTCK BIDV (BSC)
Ngành cao su sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn do: (1) Tình trạng thặng dư kéo dài tiếp tục khiến giá cao su có thể giảm sâu, (2) kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại cùng với lượng dữ trự cao su cao khiến nhu cầu nhập khẩu thấp.
Năm 2013, tổng sản lượng xuất khâu đạt 1 triệu tấn (+5,2% so với cùng kỳ), giá trị xuất khẩu đạt 1 tỷ USD (-13% so với cùng kỳ) do giá bán giảm 17,02% so với năm 2012.
Giai đoạn 2008 - 2013, tốc độ tăng trưởng sản lượng trung bình là 7,58%/ năm.
Cơ cấu sản lượng xuất khẩu chủ yếu tập trung ở cao su sơ chế (SVR3L), đây là loại cao su có giá trị thấp.
So sánh với các công ty niêm yết, diện tích và sản lượng khai thác của CTCP Cao su Đồng PHú (DPR) chỉ xếp sau PHR, tuy nhiên DPR có lợi thế về cơ cấu vườn tuổi trẻ và năng suất cao. Diện tích vườn cây trẻ tuổi chiếm tỷ trọng hơn 70%: Độ tuổi trung bình vườn cây DPR là 19,5 tuổi, TRC là 18,5 tuổi, PHR là 23,5 tuổi. Nhờ ưu thế về tuổi cây, DPR là công ty có năng suất suất cao nhất trong tập đoàn cao su Việt Nam với năng suất trung bình đạt 2,25 tấn/ha.
Năm 2013, DPR đạt doanh thu thuần 1.100 tỷ đồng (-20,86%yoy), lợi nhuận sau thuế 367,8 tỷ đồng (-33,2% so với cùng kỳ).
Tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu chỉ ở mức 10%, hệ số thanh toán nhanh đạt 3,2. Chính sách cổ tức hấp dẫn với mức chi trả cổ tức bằng tiền 30% trong những năm gần đây.
Năm 2014, BSC dự báo doanh thu thuần của DPR có thể đạt 881 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 244,5 tỷ đồng, EPS ~ 5.807. Hệ số P/E ngành trong khu vực ~ 7,57x, giá hợp lý trên 1 cổ phần là 43.958 đồng. Tuy nhiên,Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính của cao su, do vậy chúng tôi đánh giá DPR cũng chịu những tác động nhất định. Trên quan điểm thận trọng, chúng tôi chiết khấu 15% giá CP của DPR, mức giá hợp lý mới của DPR là 38.000 đồng/cp và ra khuyến nghị nắm giữ với DPR.
>> tải báo cáo
PVS: Định giá thấp
CTCK Maybank KimEng (MBKE)
Doanh thu thuần của Tổng CTCP Dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PVS) quý I/2014 tăng 19% lên 5.713 tỷ đồng. Thu nhập tài chính ròng quý I/2014 đạt 9,1 tỷ đồng so với mức -2 tỷ đồng là do chi phí tài chính giảm 52% so với cùng kỳ. PVS ghi nhận hơn 83 tỷ đồng lãi liên doanh liên kết trong khi cùng kỳ chỉ đạt hơn 37 tỷ đồng do ghi nhận lợi nhuận từ các liên doanh nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực FSO/FPSO.
Tuy nhiên, Lợi nhuận trước thuế PVS giảm 20% so với cùng kỳ chỉ đạt 325 tỷ đồng chủ yếu là do biên lợi nhuận gộp giảm mạnh. Biên lợi nhuận gộp quý I/2014 chỉ còn 7%, thu hẹp mạnh so với mức 11% quý I/2013 do doanh thu từ các dịch vụ có biên lợi nhuận gộp cao giảm mạnh. Cụ thể, doanh thu từ dịch vụ cơ khí dầu khí giảm do khối lượng phần việc hoàn thành các dự án trong quý I/2014 thấp hơn cùng kỳ. Ngoài ra, dịch vụ khảo sát địa chấn 2D, 3D giảm do tàu khảo sát địa chấn 3D thực hiện sửa chữa định kỳ, nâng cấp hệ thống cáp thăm dò địa chấn theo công nghệ mới.
PVS đặt kế hoạch doanh thu 2014 ở mức 25.200 tỷ đồng, xấp xỉ 2013. Trong khi đó, kế hoạch lợi nhuận trước thuế giảm 51,5% so với cùng kỳ, xuống còn 1.100 tỷ đồng. PVS đặt mục tiêu cổ tức không dưới 12% mệnh giá, tương ứng lợi tức cổ tức 4,7%. Ban lãnh đạo PVS cho biết, kế hoạch kinh doanh 2014 đặt ra trên cơ sở chắc chắn thực hiện được. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng kế hoạch kinh doanh 2014 của ban lãnh đạo khá thận do trong tháng 5/2014 vừa qua, PVS đã ký được hợp đồng cung cấp kho nổi, chứa, xử lý, xuất khẩu dầu thô (FPSO) dự án phát triển mỏ Thăng Long – Đông Đô. Ngoài ra, nhiều khả năng PVS sẽ hoàn nhập dự phòng khoảng 400 tỷ đồng từ dự án Ethanol Dung Quất trong năm 2014.
Dẫn đầu thị phần dịch vụ tàu kỹ thuật dầu khí. PVS chiếm hơn 90% thị phần dịch vụ tàu kỹ thuật dầu khí trong nước với đội tàu lớn nhất Việt Nam với tổng số 22 tàu bao gồm các tàu dịch vụ hiện đại như tàu kéo, thả neo và vận chuyển (AHTS), tàu định vị động học (DP), tàu hỗ trợ lặn khảo sát, tàu chống cháy, tàu trực mỏ, tàu bảo vệ, … Với thị phần lớn, PVS hưởng lợi từ việc chính phủ Việt Nam tăng cường đầu tư vào các hoạt động thăm dò, khai thác, sản xuất dầu và khí với ngân sách khoảng 100.000 tỷ đồng trong năm 2014, tăng 33% so với cùng kỳ của Tập đoàn dầu khí Quốc Gia Việt Nam.
Với mức giá hiện tại PVS hiện đang giao dịch tại P/E 2014 ước tính chung tại 6,9x, thấp hơn trung bình ngành là 13,7x.
TTF: EPS sẽ bị pha loãng khoảng 24%
CTCK Maybank KimEng (MBKE)
CTCP Tập đoàn gỗ Trường Thành (TTF) công bố kết quả hoạt động kinh doanh quý I/2014 với doanh thu đạt 283 tỷ và lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 3 tỷ. Ngày 2/6/2014, Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng (DATC) đã ký kết mua 543 tỷ đồng khoản nợ của TTF tại Vietcombank.
TTF đang gặp khó khăn trong mảng kinh doanh chính do toàn bộ hàng tồn kho nguyên liệu, được dùng để làm tài sản đảm bảo cho các khoản nợ, đang bị ngân hàng phong tỏa. Do đó, công ty không thể tiếp tục sản xuất giao hàng cho các khách hàng. Doanh thu thuần của TTF đạt 283 tỷ đồng giảm 50% so với cùng kỳ. Nhờ biên lợi nhuận gộp cải thiện 12 điểm phần trăm và chi phí lãi vay giảm 12% so với cùng kỳ nên lợi nhuận sau thuế tăng 74% so với cùng kỳ, đạt khoảng 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, mức lãi 3 tỷ đồng vẫn còn cách xa so với kế hoạch 63,45 tỷ đồng đã được thông qua tại ĐHCĐ 2014.
Thành công trong đàm phán với DATC được xem là nỗ lực lớn nhất của TTF trong việc tái cấu trúc nợ và tài chính trong thời gian qua. Tình hình tài chính của TTF có cải thiện với tỷ lệ tổng nợ/VCSH đã giảm từ mức 269% cuối 2012, xuống còn 233% cuối 2013 và ở mức 227% vào cuối tháng 3/2014. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn ở mức cao so với các doanh nghiệp cùng ngành nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất nói chung.
Việc tái cơ cấu tài chính bịchậm trễ so với kế hoạch làm dòng tiền tiếp tục thiếu hụt, dẫn đến không giải phóng được hàng tồn kho ảnh hưởng đến kết quảlợi nhuận của TTF trong 2014 và khảnăng hồi phục sẽchậm đi.
Việc tiêu thụ hàng tồn kho gỗ, nếu được giải chấp, có khả năng gặp khó khăn. Giá trị hàng tồn kho tại thời điểm 31/3/2014 là 2.336 tỷ đồng (bao gồm cả rừng trồng), trong đó gỗ Teak tồn kho ước khoảng 400 tỷ đồng. Đây là loại gỗ có giá trịcao và trước đây gặp khó khăn về đầu ra do khách hàng chuyển sang các loại gỗ có giá trị thấp hơn. Thị trường thế giới đối với dòng hàng cao cấp làm bằng gỗ này vẫn chưa hồi phục mạnh mẽ thì việc tiêu thụnguyên liệu này cũng sẽ rất khó khăn. Ngoài ra, do tồn kho kéo dài từ 2008 đến nay, chất lượng nguyên liệu cũng xuống cấp từ 10-25% tuỳ loại. Do đó, dự kiến bán lỗ trên 20%. Theo TTF, lỗ tiềm tàng đối với nguyên liệu tồn kho là khoảng 125 tỷ đồng.
EPS sẽ bị pha loãng nếu quá trình đàm phán thành công. Với số lượng sẽ cổ phiếu tăng lên ước tính làm cho thu nhập trên một cổ phiếu (EPS) sẽ bị pha loãng khoảng 24%.
>> Tải báo cáo