Cổ phiếu cần quan tâm ngày 28/5

(ĐTCK) Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 28/5 của các công ty chứng khoán.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 28/5

PHR: Khuyến nghị nắm giữ

CTCK MayBank KimEng (MBKE)

Doanh thu quý I/2015 của CTCP Cao su Phước Hòa (PHR – sàn HOSE) giảm 32,5% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 270,3 tỷ đồng.

Cũng như các doanh nghiệp cao su khác, giá bán mủ bình quân giảm 31,8% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 32,7 triệu đồng/tấn. Sản lượng giảm 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái xuống chỉ còn 5.799 tấn. Biên lợi nhuận gộp thu hẹp từ 26% trong quý I/2014 còn 14,9% trong quý I/2015.

Chi phí hoạt động được kiểm soát tốt do đó cho tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp/doanh thu giảm từ 6,9% trong quý I/2014 xuống 5,9% trong quý I/2015.

Thu nhập khác ròng giảm 47% so với cùng kỳ năm ngoái xuống chỉ còn 8,2 tỷ đồng nhưng thu nhập tài chính tăng 77% nhờ cổ tức từ công ty con. Do đó, lợi nhuận sau thuế giảm 38,0% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 39 tỷ đồng.  

Nhiều khả năng vượt kế hoạch kinh doanh 2015. Kế hoạch kinh doanh 2015 với doanh thu 1.116 tỷ đồng, giảm 30,5% so với năm ngoái. Trong đó, giá bán bình quân (ASP) dự kiến cho 2015 là 31,5 triệu đồng/tấn, giảm 18,2% so với năm ngoái. Sản lượng tiêu thụ 29.600 tấn, giảm 13,4% so với năm ngoái. Giá thành cho mỗi tấn cao su theo kế hoạch là 30 triệu đồng/tấn.

Theo đó, công ty đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 115,6 tỷ đồng giảm 66,4% so với năm ngoái. Chúng tôi cho rằng, kế hoạch 2015 của công ty đặt ra cho 2015 là hợp lý do giá cao su được dự báo vẫn ở mức thấp vì dư cung trên toàn thế giới.

Mặc dù, giá mủ cao su hiện đang đứng ở mức 34 triệu đồng/tấn và có xu hướng tăng nhẹ trở lại nhưng do hàng tồn kho quốc tế đang đứng ở mức cao (2,2-2,5 triệu tấn) chúng tôi không kỳ vọng giá cao su sẽ tăng đột biến trong năm 2015.

Lợi tức cổ tức hấp dẫn. ĐHCĐ đã thông qua kế hoạch chia cổ tức 2015 với tỷ lệ 20% mệnh giá. Với mức giá đóng cửa hôm nay (20.900 đồng), lợi tức cổ tức tương ứng 9,6%. Chúng tôi cho rằng, mức cổ tức này tương đối khả thi.

Lưu ý, cuối quý I/2014 PHR có lượng tiền và tương đương tiền là 264 tỷ đồng (tương ứng 3.250 đồng/cp); lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 480 tỷ đồng (5.900 đồng/cp).

Chúng tôi vẫn duy trì khuyến nghị GIỮ đối với cổ phiếu PHR với giá mục tiêu 22.000 đồng/cp, dựa trên P/E 2015 là 8,9 lần, tương đương bình quân ngành. PHR là công ty có quy mô lớn nhất và năng suất vườn cây cao thứ 3 trong số các công ty cao su niêm yết (xấp xỉ 2 tấn/ha)

DRC: PE giao dịch ở mức 8 lần

CTCK MayBank KimEng (MBKE)

DPR đã công bố kết quả kinh doanh quý I/2015 với doanh thu giảm 28,1% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 126 tỷ đồng. Trong đó giá bán mủ bình quân giảm 29,3% so với cùng kỳ năm ngoái xuống chỉ còn 33,5 triệu đồng/tấn. Sản lượng giảm 6,3% so với cùng kỳ  năm ngoái xuống chỉ còn 3.191 tấn.

Biên lợi nhuận gộp thu hẹp từ 31,2% trong quý I/2014 còn 18% trong quý I/2015. Thu nhập tài chính ròng giảm 55,3% so với cùng kỳ năm ngoái xuống chỉ còn 5,2 tỷ đồng do lỗ chênh lệch tỷ giá thực hiện (hơn 5 tỷ đồng tại dự án Đồng Phú Kratie).

Chi phí hoạt động tuy giảm nhưng mức độ giảm chậm hơn doanh thu nên tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp/doanh thu tăng từ 8,3% quý I/2014 lên 11,6% quý I/2015. Do đó, lợi nhuận sau thuế giảm 38,4% so với cùng kỳ năm ngoái xuống chỉ còn 28.9 tỷ đồng.

Lợi nhuận từ thanh lý vườn cây giúp lợi nhuận không giảm sâu trong năm 2015. DPR dự kiến thanh lý 450 héc-ta trong năm 2015, giá bán khoảng 200 triệu đồng/héc-ta, lợi nhuận khoảng 180 triệu đồng/héc-ta. Do đó, lợi nhuận từ thanh lý vườn cây trong 2015 vào khoảng 81 tỷ đồng.

DPR lên kế hoạch đầu tư nhà máy găng tay y tế và găng tay dùng trong nông nghiệp (tổng vốn 80 tỷ đồng, góp 49% - 50% vốn đầu tư). DPR cho biết đang trong quá trình đàm phán với đối tác và dự kiến nhà máy có thể đi vào hoạt động sớm nhất vào cuối 2016. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn vào khoảng 15%-20%.  Ngoài ra, công ty cũng đang đầu tư nhà máy mủ tờ RSS (Ribbed Smoke Sheet) với tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 75 tỷ đồng và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn khoảng trên 20%.

Công ty kỳ vọng dự án sản xuất nệm bắt đầu cho lợi nhuận trong năm 2015. Nhà máy nệm có công suất khoảng 300 chiếc nệm/ngày (giá bán bình quân khoảng 8,5 triệu đồng/chiếc), 600 gối/ngày (ASP khoảng 600.000 đồng/chiếc) hiện đang hoạt động khoảng 30% công suất. DPR đã phân phối nệm trên toàn quốc. DPR kỳ vọng sẽ đạt 80% công suất trong năm trong 2017 với biên lợi nhuận trước thuế khoảng 15%-20%. Định giá. DPR đang giao dịch tại P/E 2015 là 8 lần.

FPT: Khuyến nghị mua vào

CTCK MayBank KimEng (MBKE)

Ngày mai, 28/5/2015, là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2014 của CTCP Tập đoàn FPT. Công ty sẽ chi trả cổ tức bằng tiền mặt 10% và cổ tức bằng cổ phiếu 15%. Năm 2015, FPT đặt kế hoạch chi trả cổ tức 20% bằng tiền mặt, tương đương với lợi suất 4,5%.

Mới đây, FPT công bố kết quả kinh doanh 4 tháng đầu năm 2015 với tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng. Doanh thu hợp nhất 4 tháng đầu năm 2015 tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái đạt 12.678 tỷ và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ tăng 23% đạt 585 tỷ.

Khối phân phối & bán lẻ duy trì đà tăng trưởng với doanh thu đạt 8.737 tỷ, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận trước thuế dạt 262 tỷ, tăng 52% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế của khối phân phối bán lẻ tăng so với cùng kỳ: ở mảng phân phối tăng từ 3,2% trong 4 tháng đầu năm 2014 lên 3,5% trong 4 tháng đầu năm 2015 và ở mảng bán lẻ tăng từ 0,6% trong 4 tháng đầu năm 2014 lên 1,7% trong 4 tháng đầu năm 2015 .

Khối công nghệ là khối ghi nhận KQKD có cải thiện khá nhiều nhờ tăng trưởng tiếp tục được duy trì ở mảng xuất khẩu phần mềm trong khi mảng giải pháp phần mềm trong nước và mảng tích hợp hệ thống ghi nhận chuyển biến tích cực. Doanh thu của khối công nghệ trong 4 tháng đầu năm 2015 tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái đạt 2.086 tỷ và lợi nhuận trước thuế tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái đạt 244 tỷ.

Ở khối viễn thông, lợi nhuận trước thuế giảm nhẹ 1% do mảng dịch vụ internet tiếp tục đầu tư và ghi nhận chi phí khấu hao cho dự án quang hoá. Điểm tích cực là sự cải thiện ở mảng nội dung số với lợi nhuận trước thuế tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái sau khi giải thể mảng kinh doanh game online

Với mức tăng trưởng tốt hơn kỳ vọng trong 4 tháng đầu năm, chúng tôi có thể xem xét điều chỉnh dự báo lợi nhuận 2015 của chúng tôi. Trong các báo cáo trước, chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2015 tăng 12,8% đạt 1.840 tỷ. EPS 2015 điều chỉnh ước tính đạt 4.903 đồng/cp. Duy trì khuyến nghị MUA với giá mục tiêu điều chỉnh 54.000 đồng/cp.

DQC: PE giao dịch ở mức 8x

CTCK MayBank KimEng (MBKE)

Ngày 29/5/2015 là ngày chốt quyền chi trả cổ tức đợt 2 năm 2014 với tỷ lệ 5% bằng tiền mặt và 10% bằng cổ phiếu của CTCP Điện Quang (DQC). Thời gian thực hiện là 24/6/2015. Tổng mức cổ tức năm 2014 của DQC là 35% trong đó 30% bằng cổ phiếu (đã tạm ứng 20% trong tháng 1/2015) và 5% bằng tiền mặt.

DQC cũng vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2015. Theo đó, doanh thu thuần đạt 174 tỷ, giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái do không có nhiều hợp đồng xuất khẩu như cùng kỳ năm trước. Do tỷ trọng của DT xuất khẩu giảm nên biên lợi nhuận gộp quý I/2015 cũng giảm nhẹ 0,8ppt xuống mức 30,6%.

Lợi nhuận gộp giảm 19% n/n đạt 52 tỷ. Lợi nhuận ròng tài chính tăng 3,4 lần và đạt 27 tỷ. Do khoảng tiền bị chiếm dụng bởi Cuba được thu hồi tốt giúp cải thiện vốn lưu động và giảm khoản vay ngắn hạn nên chi phí lãi vay sụt giảm và lãi tiền gửi cũng tăng. Các chi phí khác thay đổi không đáng kể, lợi nhuận sau thuế đạt 31 tỷ, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái.

ĐHCĐ của DQC đã thông qua kế hoạch 2015 với doanh thu thuần là 1.260 tỷ (tăng 2% so với năm ngoái ) và lợi nhuận trước thuế là 200 tỷ (giảm 35% so với năm ngoái ). Như vậy, kết thúc quý I, DQC đã hoàn thành 14% và 20% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trước thuế.

Chúng tôi cho rằng lợi nhuận sau thuế 2015 của DQC sẽ sụt giảm so với 2014 do biên lợi nhuận gộp có khả năng giảm. Số sản phẩm đèn Compact 115V, lô hàng còn lại từ hợp đồng với Cuba năm 2007, đã thanh lý hết trong 2013 & 2014. Lô hàng cũ này có giá thành sản xuất thấp nên biên lợi nhuận gộp của mảng xuất khẩu trong 2 năm trước cải thiện mạnh.

Sang 2015, lô hàng này đã thanh lý hết nên DT xuất khẩu cũng như biên lợi nhuận gộp của DQC có khả năng bị ảnh hưởng. Lợi nhuận sau thuế 2015 ước đạt 163 tỷ đồng, giảm 31% so với năm ngoái, EPS 2015 đạt 7.276 đồng/cp, PE 2015 giao dịch ở mức 8x, tương đương trung bình ngành.

QBS: Khuyến nghị mua vào

CTCK MayBank KimEng (MBKE)

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình (QBS – sàn HOSE) là cổ phiếu mới lên sàn vào cuối năm 2014. Sau một số phiên đầu tiên liên tục tăng trần, đường giá bước vào quá trình giảm sâu kéo dài đến gần đây.

- Kể từ đầu tháng 5, QBS có phần ổn định hơn trong giao dịch của mình và trong hai phiên gần đây, đường giá lần đầu tiên tạo ra những bứt phá đáng kể.

- Đó là kết quả vượt thành công lên phía trên MA trung hạn và cũng đồng thời thoát ra khỏi kênh giá giảm kéo dài suốt giai đoạn trước.

- Bên cạnh đó, tín hiệu phân kỳ tích cực giữa giá và MACD được thể hiện rất rõ, ủng hộ cho kịch bản thay đổi xu hướng của QBS.

- Thanh khoản tăng vọt trong các phiên gần đây, thường xuyên nằm cao hơn mức trung bình 50 ngày, cho thấy có sự “trở lại” của dòng tiền. Đây là một điểm cộng.     

Chiến lược đầu tư: NĐT có khẩu vị rủi ro ở mức cao có thể xem xét mua vào QBS ở vùng giá hiện tại 11.6. Mục tiêu đầu tiên tại: 13.6 (+17,2%), Dừng lỗ tại: 10.7 (-7,8%).

PGS: Khuyến nghị mua vào

CTCK MayBank KimEng (MBKE)

Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hoá lỏng miền Nam (PGS – sàn HNX) bước vào một xu hướng giảm rõ rệt từ  giai đoạn tháng 9/2014.

- Tình hình có phần  ổn định hơn từ  đầu năm 2015 khi đường giá chuyển dần sang trạng thái tích lũy với biên độ hẹp dần (đồ thị).

- Cho đến các phiên gần đây, sự chuyển động của giá mạnh mẽ  hơn, vượt thành công lên trên vùng kháng cự  19.5  –khu vực di chuyển của MA trung hạn.

- Thanh khoản có cải thiện khi ghi nhận ít nhất hai phiên gần đây đứng cao hơn rõ rệt mức trung bình 50 ngày, cho thấy dòng tiền bắt đầu quay lại với PGS.

- Chỉ báo kỹ thuật dần tích cực. MACD tăng và bắt đầu quay trở  lại bên trên mức 0. Các chỉ  báo khác đa phần quay lại vùng tích cực.      

Chiến lược đầu tư: NĐT có thể xem xét mua vào PGS ở vùng giá hiện tại 20.3. Mục tiêu đầu tiên tại: 23.1 (+13,7%). Dừng lỗ tại: 19.1 (-5,9%).

VCG: Khuyến nghị mua vào

CTCK BIDV (BSC)

Sau 2 phiên tích lũy tại 12,4, VCG đã bứt phá vượt qua đường SMA200 với khối lượng đột biến 3,3 triệu cổ phiếu, tăng 955% so với KLGD bình quân 20 phiên. VCG cũng đồng thời vượt qua cạnh trên của mô hình falling wedge với mức giá kỳ vọng 14,5.

MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên và tiến sát mức 0, RSI tăng lên mức 63, củng cố xu hướng tăng điểm trong ngắn hạn. Khuyến nghị MUA VCG cho danh mục ngắn hạn.

Ngưỡng kháng lần lượt ởmức 13.9 và 15.5, hỗtrợ12.4. Trong phiên hôm nay cổ phiếu có sự tăng mạnh về khối lượng và đường giá vượt trên upper Bollinger. Quá trình tích lũy trởlại sớm xảy ra trước khi tăng mạnh trở lại.

TDH: Khuyến nghị mua vào

CTCK BIDV (BSC)

Đường giá vượt qua đường SMA200 với khối lượng tăng 90% so phiên trước, tăng 370% so với KLGD bình quân 20 phiên.

MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên, RSI đạt 56, đường giá vượt trung bình động SMA20 cho thấy cổ phiếu đã bước vào chu kỳ tăng điểm ngắn hạn.

Khuyến nghị MUA TDH cho danh mục ngắn hạn. Ngưỡng ngắn hạn từ17.5, hỗ trợ15.8. Đồ thị hồi phục theo chữ V với kỳ vọng giá mô hình 18.5.

HDG: Khuyến nghị nắm giữ

CTCK BIDV (BSC)

Doanh thu thuần quý I/2015 đạt 113.5 tỷ (-40% so với cùng kỳ năm ngoái), lợi nhuận sau thuế 6.2 tỷ (-55% so với cùng kỳ năm ngoái). Kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh so với cùng kỳ do chưa thể ghi nhận doanh thu từ dự án Hà Đô ParkView. HDG dự kiến sẽ bàn giao nhà tại dự án này từ quý II/2015.

Trong năm 2015, HDG đề ra kế hoạch doanh thu thuần đạt 1.700 tỷ (+8% so với năm ngoái), lợi nhuận sau thuế179,4 tỷ (+10% so với năm ngoái), tỷ lệ cổ tức dự kiến từ 5%-15%, trong đó mảng bất động sản sẽ ghi nhận từ các dự án Hà Đô ParkView (bàn giao 175 căn), Villas Hà Đô-Sư Vạn Hạnh, Noong Tha Paradise land phần cho ngân hàng BIDV-Lào Việt thuê dài hạn.

Dự án trọng điểm Z576 nhiều khả năng chưa đóng góp đến kết quả kinh doanh 2015:Theo kế hoạch trong năm 2015, HDG sẽ triển khai xây dựng phần thấp tầng và mở bán trong năm 2015. Tuy nhiên, hiện tại HDG vẫn đang trong quá trình xác định số tiền sử dụng đất cần đóng và chờ UBNDTP HCM chấp thuận đầu tư và giao chủ đầu tư. Chúng tôi cho rằng điểm rơi doanh thu của dự án này sẽ bắt đầu từ năm 2016.

Quan điểm đầu tư: HDG là doanh nghiệp bất động sản có quỹ đất lớn (2 triệu ha), tình hình tài chính lành mạnh với nợ vay thấp, số dư tiền mặt cao. Kết quả kinh doanh 2015 dự báo sẽ không có nhiều biến động do điểm rơi doanh thu và lợi nhuận từ các dự án trọng điểm sẽ bắt đầu từ năm 2016.

Giả định HDG hoàn thành kế hoạch kinh doanh 2015, EPS forward ~2.740 đồng/cp, P/E forward~10.6. Chúng tôi khuyến nghị NẮM GIỮvới cổ phiếu HDG.

GMD: Lưu ý về việc pha loãng cổ phiếu

CTCK Rồng Việt (VDSC)

ĐHĐCĐ thường niên năm 2015 của CTCP Gemadept đã thông qua kết quả kinh doanh năm 2014 với kết quả ấn tượng, cụ thể doanh thu thuần va lợi nhuận sau thuế tăng lần lượt 19,31% và 276,2% so với cùng kỳ. Trong đó, lợi nhuận sau thuế tăng đột biến do GMD đã thoái 85% vốn cổ phần của Công ty con sở hữu tòa nhà Gemadept Tower thu về lợi nhuận gần 570 tỷ đổng.

Ngoài ra, hoạt động của cảng Nam Hải Đình Vũ trong suốt 12 tháng năm 2014 (hiệu suất ước tính ~56%) cũng góp phần giúp doanh thu của hoạt động khai thác cảng tăng 48,78% so với năm 2013, bên cạnh đó, chi phí đầu vào giảm (nhiên liệu) đã khiến biên lợi nhuận gộp của mảng này cải thiện 11,1% so với cùng kỳ.

Năm 2015, Ban lãnh đạo GMD đặt chỉ tiêu Tổng Doanh thu là 3.200 tỷ đồng (bằng 106,1% thực hiện 2014) và lợi nhuận trước thuế đạt 330 tỷ đồng (bằng 47% thực hiện 2014). Tuy nhiên, nếu loại trừ khoản lợi nhuận tài chính bất thường thì Kế hoạch lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD năm 2015 (~477 tỷ đồng) theo ước tính vẫn cao hơn con số này của năm 2014 khoảng 60%.

Chúng tôi cho rằng việc cảng Nam Hải Đình Vũ khai thác với hiệu suất cao hơn so với năm 2014 (~56%) sẽ là động lực tăng trưởng chính cho GMD trong năm nay.

Điều này phần nào được phản ánh qua KQKD quý I/2015 của Công ty với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng mạnh lần lượt là 32,4% và 77,35% so với quý I/2014.

Về kế hoạch mở rộng SXKD, đáng chú ý nhất là việc Công ty hợp tác với CTCP Thủy sản Minh Phú (MPC) nhằm đầu tư trung tâm logistics ở Hậu Giang (kho lạnh sức chứa: 50.000 ballets và diện tích kho thường: 15.000m2) trong quý 2 năm nay. Tổng vốn đầu tư của dự án gần 670 tỷ đồng (GMD nắm 51% và MPC nắm 49%).

Theo chúng tôi, khu vực ĐBSCL là vùng kinh tế tiềm năng với nhu cầu cao về dịch vụ vận chuyển, lưu trữ và kho bãi cho các mặt hàng nông thủy sản. Do đó, việc GMD kết hợp với một Công ty thủy sản hàng đầu như Minh Phú không những giúp Công ty đi tiên phong trong việc thâm nhập thị trường logistics tiềm năng ở ĐBSCL mà còn đảm bảo được hiệu suất khai thác của trung tâm này trong những năm đầu tiên.

Thêm vào đó, Ban lãnh đạo Công ty cũng lên kế hoạch tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ logistics ở miền Bắc thông qua việc đầu tư một Depot cho cảng Nam Hải Đình Vũ và một trung tâm logistics ở Hải Dương diện tích khoảng 16.000m2 (dự kiến hoạt động vào 11/2015).

Một nội dung thu hút khá nhiều sự quan tâm là việc Đại hội lần này đã thông qua việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2014 với tỉ lệ là 20% và phát hành tăng VĐL từ nguồn vốn CSH cho cổ đông hiện hữu tỉ lệ 2:1 (50%).

Ngoài ra, chúng tôi cũng muốn lưu ý NĐT đối với những sự kiện có thể tác động mạnh đến diễn biến của giá cổ phiếu này trong năm 2015 : (1) Kế hoạch kinh doanh 2015 của GMD chưa bao gồm khoản lợi nhuận ~ 100 tỷ có thể thu về nếu Công ty chuyển nhượng 15% cổ phần còn lại tại Công ty con quản lý tòa nhà Gemadept Tower trong năm 2015; hay (2) Kế hoạch thoái vốn khỏi các dự án BĐS như Sài Gòn Gem (Q1-TPHCM), khu phức hợp khách sạn Vienchang (Lào) hay dự án trồng cao su ở Campuchia.

GMD là một trong số ít Công ty nội địa sở hữu lợi thế cạnh tranh rất tốt nhờ vào hệ thống tài sản liên hoàn (cảng, kho bãi và vận tải) trải dọc từ Bắc vào Nam. Việc kinh tế thế giới và Việt Nam phục hồi sẽ kéo theo các dịch vụ hỗ trợ nền kinh tế là khai thác cảng và logistics tăng mạnh trong các năm tới.

Mặc dù sở hữu hệ thống tài sản lớn nhưng GMD nhiều năm qua phải đối mặt với những khoản đầu tư “trái tay” kém hiệu quả. Vì vậy, việc BLĐ Công ty xin ý kiến ĐHĐCĐ thông qua phương án thoái vốn khỏi các dự án ngoài ngành năm nay, theo chúng tôi, là bước ngoặt lớn giúp Công ty tập trung nguồn vốn vào HĐKD cốt lõi có hiệu suất sinh lời trên vốn cao, qua đó gia tăng lợi ích cho cổ đông.

Sau cùng, rủi ro mà chúng tôi tiếp tục lưu ý đến các nhà đầu tư đối với cổ phiếu GMD đó chính là việc pha loãng cổ phiếu, đặc biệt sau đợt phát hành tăng VĐL sắp tới cũng như khả năng cổ phiếu GMD sẽ tiếp tục bị pha loãng nếu khoản vay trái phiếu chuyển đổi (~ 40 triệu USD) được thực hiện quyền vào năm 2016.

FCN: Khuyến nghị theo dõi

CTCK FPT (FPTS)

Công ty Cổ phần Kỹ thuật nền móng và Công trình ngầm FECON  (FCN – sàn HOSE) cho biết, doanh thu tăng so với cùng kỳ  năm 2014, đạt 13,88% kế  hoạch năm trong khi lợi nhuận sau thuế giảm nhẹ, đạt khoảng 15,35% kế hoạch.

Doanh thu Quý I vẫn chủ  yếu đến từ  dự  án Nhiệt điện Thái Bình 1 và 2. Tuy nhiên, việc dự  án nhiệt điện Thái Bình 2 chậm tiến độ  so với dự  kiến khiến FCN chưa ghi nhận doanh thu như dự  kiến. Con số  doanh thu và lợi nhuận sau thuế do đó cũng thấp hơn đáng kể so với con số do ban lãnh đạo FCN đưa ra trước đó (300 tỉ doanh thu và 30 tỉ lợi nhuận sau thuế).

Chi phí tài chính tăng mạnh so với cùng kỳ, tuy nhiên đã giảm so với Quý IV năm 2014, phản ánh chi phí từ  trái phiếu chuyển đổi. Trong khi đó, khoản phải thu khách hàng, mặc dù đã giảm so với cuối năm 2014, vẫn duy trì ở mức cao.

Hoạt động SXKD của FCN đang chịu  ảnh hưởng mạnh từ  các khách hàng lớn. Mặc dù ban lãnh đạo vẫn tỏ  ra chắc chắn với kế  hoạch SXKD, với việc các dự  án của các khách hàng này bị  chậm tiến độ, em cho rằng kế hoạch 168 tỉ lợi nhuận (124,4% yoy) sẽ là thách thức đối với FCN.

Chính sách bán hàng nới lỏng, một mặt đang giúp FCN tăng trưởng doanh thu, mặt khác cũng đang bào mòn tỉ suất lợi nhuận gộp và tạo ra rủi ro về công nợ phải thu cho FCN.

Với giả định tỉ lệ hoàn thành kế hoạch năm là 90,3% (bằng tỉ lệ năm 2014) và 50% trái phiếu sẽ được chuyển đổi tháng 9/2015,  EPS năm 2015 của FCN rơi vào khoảng 3.200 đồng.  P/E trung bình ngành là 7,05x, giá mục tiêu cho FCN là 22.500 đồng. Khuyến nghị THEO DÕI đối với cổ phiếu FCN.

MWG: PE tương đương trung bình trong khu vực

CTCK MayBank KimEng (MBKE)

MWG công bố kết quả kinh doanh quý I/2015 với doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ, đạt 5.524 tỷ đồng và 231 tỷ đồng, lần lượt tăng 54% và 39% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chúng tôi cho rằng mức tăng trưởng vượt bậc của doanh thu nhờ mở rộng thêm chuỗi cửa hàng. Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm MWG đã mở thêm 37 cửa hàng điện thoại di động, tăng 63% so với cùng kỳ năm ngoái và 2 cửa hàng điện máy, tăng 65% so với cùng kỳ năm ngoái; nâng tổng số cửa hàng điện thoại di động lên 380 và điện máy lên 22. Tuy nhiên, lợi nhuận gộp tăng trưởng thấp hơn doanh thu, tăng 47% n/n do biên lợi nhuận gộp giảm nhẹ 1 điểm phần trăm, xuống mức 15% trong quý I/2015.

Nguyên nhân chính là do tỷ trọng doanh thu từ các mặt hàng chủ chốt, như điện máy, máy tính bảng và máy tính xách tay, có biên lợi nhuận gộp thấp tăng trong khi tỷ trọng doanh thu từ phụ kiện điện thoại có biên lợi nhuận gộp cao giảm. Theo đó, lợi nhuận sau thuế tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong tháng 4, MWG cho biết đã khai trương thêm tổng cộng 28 cửa hàng nữa, trong đó 2 cửa hàng điện máy và 26 cửa hàng điện thoại di động. Đồng thời MWG cũng thực hiện đổi tên thương hiệu của hệ thống siêu thị bán lẻ điện máy dienmay.com thành hệ thống siêu thị điện máy Xanh để phù hợp với chiến lược mở rộng và thay đổi lớn hướng đến khách hàng trong thời gian tới.

Như vậy, đến hết tháng 4 công ty có tổng cộng 406 cửa hàng điện thoại di động và 24 cửa hàng điện máy, hoàn thành 90% và 53% kế hoạch năm. Ngoài ra, doanh thu và lợi nhuận sau thuế lũy kế 4 tháng đầu năm của MWG là 7.206 tỷ và 304 tỷ, lần lượt hoàn thành 30% và 34% kế hoạch năm.

Ngày 13/5 vừa qua, công ty đã phát hành cổ phiếu tăng vốn từ nguồn VCSH với tỷ lệ 4:1. Theo đó, VCSH tăng từ 1.119 tỷ lên 1.398 tỷ. Kế hoạch kinh doanh 2015 của MWG đặt ra với doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 23.590 tỷ và 886 tỷ, EPS 2015 ước khoảng 6.337 đồng/cp, tương đương PE 2015 là 12,5 lần, tương đương trung bình ngành trong khu vực.

T.Thúy

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục