Cổ phiếu cần quan tâm ngày 26/2

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 26/2 của các công ty chứng khoán.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 26/2

Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu HVN nằm tại mức 32

CTCK BIDV (BSC)

Cổ phiếu HVN của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP đang ở trong trạng thái tăng giá sau khi đã có giai đoạn giảm mạnh trong nửa cuối tháng 1. Thanh khoản cổ phiếu hiện đang có chiều hướng tăng dần.

Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Hôm nay ngày 25/2, đường EMA12 vừa cắt lên trên đường EMA26 đồng thời chỉ báo động lượng RSI đang ở trên giá trị 50 nên cổ phiếu có tiềm năng duy trì đà tăng trong ngắn hạn.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của HVN nằm tại khu vực xung quanh 28. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 32, cắt lỗ nếu ngưỡng 27 bị xuyên thủng.

Khuyến nghị mua ACB với giá mục tiêu 35.600 đồng/CP

CTCK KIS Việt Nam (KIS)

Mặc dù phí trả trước từ hợp đồng độc quyền phân phối bancassurance (~8.4 nghìn tỷ đồng) được phân bổ trong 15 năm (từ 2021) thay vì 5 năm như ước tính theo báo cáo gần nhất, chúng tôi nâng lợi nhuận sau thuế 2021F của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) lên đạt 9.1 nghìn tỷ đồng sau khi cắt giảm kỳ vọng đối với chi phí tín dụng và chỉ số CIR.

Chất lượng tài sản của ngân hàng vẫn ổn định với tỷ lệ nợ xấu là 0.62% và tỷ lệ bao phủ nợ xấu là 162%.

Chúng tôi điều chỉnh tăng giá mục tiêu lên 35.600 đồng và duy trì khuyến nghị mua để phản ánh triển vọng lợi nhuận tốt hơn trong 2021.

>> Tải báo cáo

Khuyến nghị mua cho PNJ với giá mục tiêu 95.700 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC)

CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) công bố kết quả kinh doanh tháng 1/2021, bao gồm doanh thu đạt 2,17 nghìn tỷ đồng (tăng 30,2% so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế đạt 168 tỷ đồng (tăng trưởng 2,5%).

Doanh thu bán lẻ (chiếm 55,5% tổng doanh thu tháng 1/2021) tăng 10% một phần nhờ Tết Nguyên đán năm 2021 (tháng 2) đến muộn hơn năm 2020 (tháng 1). Chúng tôi lưu ý rằng nhiều hoạt động kinh doanh tạm nghỉ trong dịp Tết Nguyên đán.

Doanh thu bán buôn (chiếm 18,6% tổng doanh thu tháng 1/2021) tăng 34,1% nhờ hoạt động tích trữ hàng tồn kho của các cửa hàng nhỏ lẻ (cụ thể, các khách hành bán buôn của PNJ). Trong khi đó, doanh thu từ mảng vàng miếng (chiếm 20,2% tổng doanh thu tháng 1/2021) tăng mạnh 78,6%.

Biên lợi nhuận gộp chung giảm 4,4 điểm phần trăm còn 18,9% trong tháng 1/2021 do đóng góp cao hơn từ mảng bán buôn và vàng miếng vốn có biên lợi nhuận thấp. Theo ước tính của chúng tôi, biên lợi nhuận gộp mảng bán lẻ đi ngang so với cùng kỳ trong tháng 1/2021.

Đồng thời, chi phí SG&A chiếm 15,3% doanh thu tháng 1/2021 – không thay đổi so với tháng 1/2020. Do đó, chúng tôi cho rằng tăng trưởng lợi nhuận sau thuế chậm hơn so với tăng trưởng doanh thu mảng bán lẻ trong tháng 1/2021 do các khoản mục ngoài hoạt động kinh doanh, trong đó chúng tôi đang chờ ban lãnh đạo cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Trong tháng 1, PNJ đã mở 2 cửa hàng vàng trong khi đóng cửa 1 cửa hàng bạc và 1 cửa hàng CAO Fine. Tính đến cuối tháng 1, PNJ vận hành 301 cửa hàng vàng, 32 cửa hàng bạc riêng lẻ, 66 cửa hàng đồng hồ theo mô hình quầy bán trong cửa hàng, 3 cửa hàng CAO Fine (trang sức cao cấp) và 3 cửa hàng PNJ Art (trưng bày quà tặng doanh nghiệp).

Làn sóng dịch COVID-19 thứ ba gần đây tại Việt Nam cho thấy rủi ro điều chỉnh giảm dự báo hiện tại của chúng tôi cho PNJ, dù cần thêm đánh giá chi tiết. Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho PNJ với giá mục tiêu 95.700 đồng/CP.

Khuyến nghị phù hợp thị trường dành cho cổ phiếu MBB

CTCK Bản Việt (VCSC)

Chúng tôi nâng giá mục tiêu thêm 29% nhưng điều chỉnh khuyến nghị còn phù hợp thị trường từ khả quan khi giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB) đã tăng 41% trong 3 tháng qua. Chúng tôi nâng giá mục tiêu khi (1) chúng tôi nâng dự báo tổng thu nhập ròng giai đoạn 2021-2025 thêm 27% so với dự báo trước đâu và (2) gia tăng P/B mục tiêu lên 1,3 lần so với 1,05 lần trước đó.

Chúng tôi nâng dự phóng thu nhập ròng 2021 thêm 17% so với dự phóng trước đây là 11 nghìn tỷ đồng (+27,9% YoY) khi (1) mức tăng 13% trong lợi nhuận trước dự phòng giúp bù đắp (2) mức tăng 5% trong giả định chi phí dự phòng.

Chúng tôi dự phóng tăng trưởng cho vay 2021 đạt 20% YoY với cho vay mua nhà là yếu tố dẫn dắt chính. Chúng tôi kỳ vọng tỷ lệ CASA cao kết hợp với chi phí tiền gửi ổn định hỗ trợ NIM tăng lên 5,04% trong năm 2021.

Chúng tôi dự phóng MBB sẽ không còn các khoản vay tái cơ cấu theo TT01 vào cuối 2021. Chúng tôi nâng giả định các khoản vay tái cơ cấu sẽ duy trì nhóm nợ từ 60% trước đây lên 75%.

Chúng tôi tin rằng MBB đang có định giá khá thấp với P/B dự phóng 2021 đạt 1,3 lần khi MBB có khoản đệm vốn quy định đủ để tận dụng cơ hội tăng trưởng. Giá mục tiêu của chúng tôi tương ứng với P/B 2021 đạt 1,4 lần.

Yếu tố hỗ trợ: Mức tăng tỷ trọng cho vay bán lẻ trong dư nợ vay hợp nhất cao hơn dự kiến; các khoản vay tái cơ cấu có diễn biến tốt hơn dự kiến có thể cần chi phí dự phòng thấp hơn.

Rủi ro giảm: rủi ro tỷ lệ CASA giảm và rủi ro thực hiện trong triển khai MCredit; gặp khó khăn trong kiểm soát nợ xấu và chi phí tín dụng; dịch COVID-19 kéo dài dẫn đến nợ xấu cao hơn.

Khuyến nghị phù hợp thị trường cho NLG với giá mục tiêu 38.000 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC)

Chúng tôi duy trì giá mục tiêu cho CTCP Đầu tư Nam Long (NLG) là 38.000 đồng/CP nhưng điều chỉnh khuyến nghị từ mua còn phù hợp thị trường vì giá cổ phiếu NLG đã tăng 28% trong 3 tháng qua.

Chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số lần lượt đạt 1,07 nghìn tỷ đồng (+28% YoY) trong năm 2021 và 1,12 nghìn tỷ đồng (+5% YoY) trong năm 2022, chủ yếu được dẫn dắt bởi (1) lượng bàn giao chính - bao gồm dự án Akari City P1 và Southgate - và (2) lợi nhuận từ đánh giá lại/thoái vốn một phần tại các dự án Waterfront/Paragon.

Theo kế hoạch gần đây của ban lãnh đạo về kế hoạch phát triển các dự án Paragon và Waterfront, chúng tôi (1) thay đổi giả định từ thoái toàn bộ khỏi Paragon vào năm 2021 thành thoái vốn 50% vào năm 2022 và (2) điều chỉnh dự báo chi phí tài chính phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi cho rằng NLG sẽ tăng nợ vay để chuẩn bị cho việc mua lại 30% cổ phần của dự án Waterfront.

Trong khi đó, diễn biến bán hàng chậm hơn dự kiến tại dự án Mizuki Park P2 khiến chúng tôi phải trì hoãn việc ghi nhận lợi nhuận của dự án này từ năm 2022 sang 2023. Do đó, những thay đổi lớn trên trong dự báo của chúng tôi dẫn đến dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2021/2022 thấp hơn 8%/16% so với dự báo trước đây của chúng tôi.

Chúng tôi giảm dự báo giá trị hợp đồng bán hàng năm 2021 thêm 2% còn 6,4 nghìn tỷ đồng (+69% so với mức cơ sở thấp năm 2020) khi chúng tôi kỳ vọng NLG sẽ mở bán mới dự án Mizuki Park giai đoạn 2 trong khi tiếp tục bán hàng tại dự án Southgate giai đoạn 1 và 2.

Khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu PC1

CTCK Bản Việt (VCSC)

Chúng tôi nâng khuyến nghị từ phù hợp thị trường lên khả quan và nâng giá mục tiêu thêm 27% dành cho CTCP Xây lắp Điện 1 (PC1) để phản ánh giả định của chúng tôi rằng PC1 sẽ có thể chốt được khoản vay USD giá rẻ cho 3 dự án điện gió sắp tới.

Chúng tôi nâng giá mục tiêu chủ yếu khi (1) gia tăng tổng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số dự phóng 2021-2025 thêm 16% chủ yếu khi chúng tôi kỳ vọng PC1 sẽ tiếp cận được khoản vay bằng USD để tài trợ 70% tổng đây dựng cơ bản của các dự án điện gió với lãi suất khoảng 5-6%/năm so với giả định trước đây của chúng tôi là 10%/năm cho các khoản nợ bằng VND; và (2) điều chỉnh tỷ lệ WACC thấp hơn từ 11,0% còn 10,4% chủ yếu do giả định chi phí nợ thấp hơn.

Chúng tôi nâng dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số 2021 thêm 42% do dự kiến đóng góp mạnh mẽ từ mảng kinh doanh hợp đồng EPC cho các dự án năng lượng tái tạo và lợi nhuận cao hơn từ mảng thủy điện. Bất chấp mức tăng này, chúng tôi dự phóng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số 2021 sẽ giảm 13% YoY do không có bàn giao dự án BĐS.

Trong khi đó, chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số 2022 sẽ tăng mạnh 67% YoY nhờ đóng góp từ 3 dự án điện gió của PC1, bàn giao toàn bộ dự án BĐS Vĩnh Hưng và bàn giao một phần dự án BĐS Bắc Từ Liêm.

PC1 hiện đang giao dịch với P/E điều chỉnh 2022 đạt 11,2 lần (không tính lợi nhuận BĐS), dựa theo dự báo của chúng tôi, thấp hơn 20% so với các công ty cùng ngành.

Rủi ro: rủi ro thực hiện liên quan đến chuyển hướng sang mảng phát điện gió của PC1.

Khuyến nghị phù hợp thị trường dành cho cổ phiếu VCB

CTCK Bản Việt (VCSC)

Chúng tôi nâng giá mục tiêu 7,5% dành cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) và duy trì khuyến nghị phù hợp thị trường dành cho VCB.

Mức giá mục tiêu cao hơn của chúng tôi chủ yếu do định giá cao hơn bởi phương pháp thu nhập thặng dư đến từ mức tăng trung bình 4,1% trong dự phóng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số trong giai đoạn 2021-2025 và tăng P/B mục tiêu lên 3,24 lần từ 3,11 trước đây.

Chúng tôi duy trì giả định 337,5 triệu cổ phiếu sẽ được phát hành công khai/riêng lẻ trong tháng 6/2022.

Chúng tôi nâng dự phóng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số cốt lõi 2021 thêm 6,5% chủ yếu đến từ mức tăng 4.4% dự phóng thu nhập lãi thuần (NII) nhờ mức tăng 2 điểm % trong giả định tăng trưởng tín dụng 2021 lên 17% – cùng với dự phóng thấp hơn 12,3% cho chi phí dự phòng sau khi giảm giả định tỷ lệ các khoản vay TT01 sẽ chuyến thành nợ xấu là 25% từ mức 40% trước đây.

Chúng tôi nâng dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số cốt lõi 2020-2025 thêm trung bình 3,5%, được củng cố bởi mức dự báo chi phí dự phòng thấp hơn trung bình 24,3%. Chúng tôi kỳ vọng VCB sẽ duy trì tỷ lệ nợ xấu ở dưới mức 1,0% trong giai đoạn 2022-2025.

ROE và ROA dự phóng 2021 lần lượt của chúng tôi là 21,8% và 1,66% so với trung vị ngành ngân hàng là 18,7% và 1,69%. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng định giá VCB hiện đã khá phù hợp với P/B 2021 là 3,2 lần.

Rủi ro: (1) diễn biến tăng vốn không diễn ra như dự kiến; (2) rủi ro biến động tiền gửi USD, chủ yếu từ các DN lớn, khi không phát sinh lãi suất và không có yếu tố bền vững như tỷ lệ CASA bán lẻ.

N.T

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,174.85 -18.16 -1.55% 237,024 tỷ
HNX 220.8 -5.4 -2.45% 2,598 tỷ
UPCOM 87.16 -0.99 -1.14% 740 tỷ