Cổ phiếu cần quan tâm ngày 25/9

(ĐTCK) Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 25/9 của các công ty chứng khoán.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 25/9

BCI: Khuyến nghị MUA

CTCK Maritime (MSI)

Dựa trên phương pháp đánh giá lại giá trị tài sản ròng (NAV), chúng tôi đánh giá giá trị cổ phiếu BCI vào khoảng 36.700 đồng/CP, cao hơn giá hiện tại 83%.

Chúng tôi khuyến nghị MUA cổ phiếu BCI cho mục tiêu trung và dài hạn, dựa trên những lý do sau:

- Hiện tại, BCI đang giao dịch ở mức giá 20.100 đồng/cp, P/E forward 2015 là 8,9x, thấp hơn so với P/E thị trường là 12x.

- Lợi nhuận năm 2015 ước tính tăng trưởng mạnh 85% y/y và vượt kết hoạch 50%, và tiềm năng tăng trưởng mạnh và đột biến từ năm 2016.

- BCI có có quỹ đất sạch rất lớn tại các vị trí đắc địa đầy tiềm năng ở TP. HCM.

- Kỳ vọng sự thay đổi về sở hữu và cổ đông mới sẽ tạo động lực mới cho Ban điều hành BCI đẩy nhanh tiến độ các dự án có sẵn của Công ty.

- Triển vọng tích cực từ thị trường bất động sran nhờ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, đồng thời các dự án của BCI có thể sẽ mở bán và ghi nhận doanh thu trong các năm tới.

- Cơ cấu nguồn thu đa dạng: Từ chuyển nhượng bất động sản, dịch vụ và cho thuê đất, lợi nhuận từ liên doanh với Big C.

>> Tải báo cáo

PVD: Việc đàm phán lại giá thuê giàn khoan sẽ ảnh hưởng tiêu cực

CTCK MB (MBS)

PVD vừa công bố thông tin ước tính kết quả kinh doanh quý III/2015. Theo đó, riêng quý III, Công ty ước đạt 567 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (phần dành cho cổ đông công ty mẹ), giảm 5% so với cùng kỳ.

Doanh thu quý III/2015 của PVD giảm sâu 38,3% so với cùng kỳ 2014. So với quý II vừa qua, doanh thu của công ty cũng giảm 10,5%. Nguyên nhân doanh thu giảm mạnh là do PVD đã giảm đáng kể số lượng giàn khoan thuê ngoài. Tuy nhiên, vì biên lợi nhuận của các giàn khoan thuê ngoài thấp cho nên lợi nhuận sau thuế trong quý III chỉ giảm nhẹ.

Trong quý III, PVD thực hiện thành công việc bảo trì lớn giàn PV DRILLING II theo định kỳ, đồng thời kết thúc hợp đồng với khách hàng Lam Sơn JOC và chuyển sang cung cấp cho khách hàng PVEP Sông Hồng từ giữa tháng 7.

Trong quý III, biến động giá dầu thô thế giới không có lợi cho triển vọng kinh doanh của PVD. Hiện giá dầu mỏ giao động trong khoảng 47-48 USD/thùng. Đại diện PVD cho biết, hiện nay các hợp đồng cho thuê giàn khoan của công ty đã được đàm phán lại với mức giảm từ 10-15%. Chúng tôi đánh giá điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến biên lợi nhuận của Công ty.

DPM: Xu hướng tăng giá

CTCK Maybank KimEng (MBKE)

DPM chuyển từ trạng thái tích lũy sang tăng khá tốt trong một tuần qua. Đường giá trong ít nhất 3 phiên gần đây đã nằm trên mức 31.4 - ngưỡng kháng cự trong ngắn hạn. Đồng thời, trước đó DPM cũng thành công vượt hẳn lên trên MA trung hạn. Xu hướng hiện tại của DPM được chúng tôi xác định là tăng.

Thanh khoản là điểm trừ. Điểm chưa hoàn thiện của DPM là khối lượng giao dịch vẫn không có cải thiện mạnh theo đà tăng của giá. Thanh khoản sẽ cần tăng bằng hoặc cao hơn mức khối lượng giao dịch trung bình 50 ngày để ủng hộ sự bền vững xu hướng tăng của giá.

Chỉ báo kỹ thuật tích cực nhẹ. MACD đã thành công cắtlên trên đường đường 0 để xác nhận xu hướng tăng của đường giá. Các chỉ báo khác đa phần trong vùng trung tính hoặc tích cực nhẹ.

Chiến lược đầu tư: Nhà đầu tư có thểmua vào DPM quanh giá 31.7 với giá mục tiêu đầu tiên tại 36.0 (+13,2%) và dừng lỗ tại: 30.0(-5,4%).

BMP: Có thể mua với mức giá hiện tại

CTCK Maybank KimEng (MBKE)

Chúng tôi đã gọi mua về mặt kỹ thuật dành cho BMP vào ngày 11/9. Tính đến hiện tại, vị thếmua này đang ghi nhận mức lợi nhuận 7% và tình hình của BMP đang có thêm những cải thiện tính cực hơn nữa.

Đường giá đã tăng tốc rất nhanh và vượt dễ dàng vùng đỉnh cao nhất trong lịch sử của BMP mà gần như không gặp sựcản trở nào đáng kể.

Kết quả nêu trên cho thấy động lực tăng của BMP hiện vẫn đang rất lớn và quan trọng hơn, xu hướng tăng của BMP được xác nhận trong phạm vi trung hạn.

Thanh khoản hiện duy trì xấp xỉ mức trung bình, cho thấy dòng tiền hoạt động ở mức vừa phải tại BMP. Sẽ là tích cực hơn nếu khối lượng giao dịch có thể có cải thiện mạnh hơn trong các phiên tới.

Chỉ báo kỹ thuật vẫn tích cực. MACD tăng mạnh hơn, chỉ báo này trước đó đã cắt lên đường tín hiệu để cho đánh giá tích cực trong cảngắn và trung hạn dành cho BMP. Các chỉ báo khác đều ủng hộ xu hướng tăng của giá.

Điểm cộng FA: Chúng tôi đánh giá lạc quan triển vọng kinh doanh của BMP trong năm 2015.

Chiến lược đầu tư: Nhà đầu tư có thể mua thêm BMP ở giá hiện tại 107 với giá mục tiêu gần nhất được nâng lên mức 118 (+10,3%) và giá dừng lỗ cho vị thế mới tại là 100 (-6,5%).

VSC: Khuyến nghị theo dõi

CTCK FPT (FPTS)

Hoạt động kinh doanh hiện tại của Viconship (mã VSC) đang được định hướng theo chiến lược khép toàn bộ chuỗi lưu chuyển hàng hóa chủ yếu tại khu vực phía Bắc. Ba mảng hoạt động chính của VSC bao gồm: Khai thác cảng, lưu kho bãi hàng hóa và vận tải nội địa lần lượt chiếm tỷ trọng 46%, 22% và 27.4% tổng doanh thu.

Hoạt động khai thác cảng Green Port trong nhiều năm là nguồn doanh thu chính của VSC và luôn trong tình trạng đầy công suất. Đồng thời, cảng Green Port của VSC nằm tại vị trí luồng sông chỉ đón được tàu tải trọng tối đa 10,000 DWT. Điều này, trong dài hạn sẽ không hỗ trợ cho việc tăng trưởng các tuyến tàu feeder vận tải vào làm hàng. Từ năm 2013 đến nay, VSC đã tạm thời giải quyết tình trạng quá tải bằng việc liên kết khai thác cầu cảng của PTSC Đình Vũ có khả năng đón tàu tải trọng đến 20,000 DWT, tuy nhiên việc phát sinh chi phí thuê cầu cảng làm hạn chế biên lợi nhuận gộp trong dài hạn của VSC. Việc liên doanh này chủ yếu giải quyết vấn đề hàng hóa quá tải và giữ được quan hệ với các khách hàng hãng tàu làm bước đệm cho việc đầu tư phát triển cảng mới VIP – Green Port.

Dự án cảng VIP – Green Port có vị trí nằm tại hạ lưu khu vực sông Cấm với đặc điểm luồng sông có thể đón tàu có tải trọng lên đến 30,000 DWT, phân khúc tàu tải trọng cao nhất trong khu vực có thể khai thác được cùng với cảng Nam Hải Đình Vũ của GMD. Công suất thiết kế của dự án cảng mới dự kiến sẽ khoảng 500,000 TEUs/năm, nâng tổng công suất khai thác cảng của VSC lên đến 860,000 TEUs/năm, gấp 2.4 lần so với hiện tại. Việc sở hữu thêm nhiều cầu cảng trong khu vực Hải Phòng là một lợi thế cho VSC trong việc điều chuyển tàu khai thác giữa các cảng trong trường hợp nhiều tàu vào làm hàng cùng thời điểm, tạo điệu kiện khai thác tối đa công suất của từng cầu cảng. Theo cập nhật tiến độ dự án đến hiện tại, cầu cảng thứ nhất trong dự án sẽ hoàn thành vào tháng 11/2015 và cầu cảng thứ hai sẽ hoàn thành vào tháng 6/2016. Việc đưa vào khai thác cầu cảng mới dự báo sẽ làm gia tăng sản lượng khai thác cảng lên khoảng 170,000 – 190,000 TEUs/năm, tương ứng sản lượng hàng hóa thông qua trong năm 2016 ước tính đạt khoảng 530,000 TEUs. Từ đó, doanh thu riêng mảng khai thác cảng ước tính sẽ tăng khoảng 180 tỷ đồng trong năm 2016, tuy nhiên trong năm đầu lợi nhuận từ dự án cảng mới vẫn chưa đáng kể do phần lớn dự án được tài trợ từ vốn vay dao động trong khoảng 400 tỷ - 500 tỷ đồng, trong năm 2016. Đồng thời, trong năm nay VSC sẽ phát hành thêm cổ phiếu cảng VIP – Green cho đối tác chiến lược là hãng tàu Evegreen, điều này bước đầu sẽ đảm bảo được nguồn hàng cho cảng mới hoạt động.

Hoạt động khai thác kho bãi là nguồn doanh thu lớn thứ hai của VSC đóng vai trò tập hợp hàng hóa, đóng container và vận tải ra cảng. Trung tâm Logistics Xanh của VSC bắt đầu đưa vào hoạt động từ năm 2013, diện tích 7.5ha, với hiệu quả khá tốt, tỷ lệ lấp đầy bình quân trên 80%. Kế hoạch sản lượng hàng hóa thông qua depot và kho năm 2015 tăng trưởng lần lượt đạt 4.8% và 14.3%.

Đội xe vận tải container quy mô hơn 140 chiếc hoạt động mạnh tại khu vực phía Bắc và Đà Nẵng. Chính sách kiểm soát tải trọng đường bộ từ năm 2014 đã làm gia tăng số lượng chuyến vận tải so với trước đây. Năm 2015, công ty đặt kế hoạch phát triển mạnh mảng vận tải đường bộ với sản lượng 60 triệu Tấn – Km, tăng 11.1% so với cùng kỳ. Trong năm 2014, công ty đã thanh lý 2 sà lan, do đó từ năm 2015, VSC sẽ không còn hoạt động khai thác vận tải thủy nội địa. Điều này phù hợp với hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải phía Bắc do đường bộ kết nối tốt hơn so với hệ thống đường sông.

Đại lý vận tải và giao nhận hoạt động khá ổn định qua các năm do VSC có quan hệ tốt với các hãng tàu lớn MSC, TS Lines và Evergreen. Từ đầu năm 2015, các hãng tàu đồng loạt tăng cường mạnh các tuyến feeder tại Việt Nam, do đó dự báo doanh thu mảng đại lý sẽ tăng trưởng khoảng 15% trong năm 2015. Đồng thời, hoạt động đại lý hãng tàu ngược lại có tác động tích cực đối với hoạt động khai thác cảng khi tận dụng được nguồn hàng từ các hãng tàu về cảng của VSC.

Trong 6 tháng đầu năm 2015, lợi nhuận ròng của VSC tiếp tục tăng trưởng chủ yếu từ hoạt động kho bãi do đột biến lượng hàng container lạnh tồn đọng trong 4 tháng đầu. Dự báo trong năm 2015, doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 986.75 tỷ đồng (+10.72% YoY) và 261 tỷ đồng (+5.21% YoY). Sau khi dự án cảng bắt đầu hoạt động vào năm 2016, doanh thu và lợi nhuận sau thuế dự phóng lần lượt đạt 1,245 tỷ đồng (+26.17% YoY) và 280.33 tỷ đồng (+7.4% YoY). EPS forward 2016 dự kiến đạt 6,800 đồng, tương ứng với giá mục tiêu trong năm 2016 đạt 61,200 đồng/cp. Khuyến nghị: THEO DÕI cổ phiếu VSC trong thời điểm hiện tại.

T.Thúy

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục