Cổ phiếu cần quan tâm ngày 24/6

(ĐTCK) Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 24/6 của các công ty chứng khoán.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 24/6

VTO: Nhà đầu tư có thể xem xét

CTCK Rồng Việt (VDSC)

CTCP Vận tải Xăng dầu VITACO (HSX: VTO) là một trong những doanh nghiệp vận tải xăng dầu thành phẩm lớn nhất Việt Nam về năng lực chuyên chở. Sản lượng vận chuyển của VTO thường xuyên được đảm bảo bởi các hợp đồng cho thuê định hạn với TCT Vận tải thủy Petrolimex (PG Tanker). Điều này giúp VTO duy trì doanh thu ổn định và hiệu suất khai thác đội tàu cao. Các năm qua, tình hình tài chính của VTO có sự cải thiện đáng khích lệ với tỷ lệ nợ vay liên tục giảm và khả năng thanh toán ngày càngđược củng cố. Chi phí lãi vay giảm và rủi ro tỷ giá được kiểm soát là những nhân tố có thể giúp cải thiện lợi nhuận ròng của VTO trong năm 2015 và các năm tới.

Năm 2015, việc kinh tế Việt Nam phục hồi và giá dầu ổn định hơn sẽ kéo theo sự tăng trưởng về nhu cầu sử dụng nhiên liệu. Về dài hạn, sự hìnhthành của các dự án lọc dầu mới như Dung Quất (mở rộng), Nghi Sơn và Vũng Rô cũng sẽ bổ sung đáng kể vào nguồn xăng dầu thành phẩm được vận chuyển bằng đường biển trên cả nước. Điều này mở ra khả năng tăng trưởng về nguồn hàng cũng như giá cước cho thuê tàu đối với VTO.

Tuy nhiên, việc cho thuê định hạn khiến VTO khó có giá thuê tàu theo thi trường như các đối thủ ngoài quốc doanh khi tình hình chuyển biến thuận lợi và qua đó làm hạn chế khả năng tăng trưởng cũng như biên LNG của mảng khai thác tàu.

Cuối cùng, cổ phiếu VTO hiện đang giao dịch tại mức EV/EBITDA forward là 3,08x thấp hơn trung bình ngành là 3,40x cũng là một điểm mà NĐT có thể xem xét.

JVC: E ngại trước triển vọng hoạt động kinh doanh

CTCK MayBank KimEng (MBKE)

JVC công bố nghị quyết HĐQT hôm Chủ nhật vừa qua (21/06/2015) với các nội dung đáng quan tâm sau:

ễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT của ông Lê Văn Hướng từ ngày 21/06/2015 đồng thời bổ nhiệm ông Kyohei Hosono - trước là uỷ viên HĐQT công ty, đại diện cho DI Asian Industrial Fund nắm giữ chức vụ này. DI Asian Industrial Fund hiện đang là cổ đông lớn nhất của JVC với tỷ lệ sở hữu là 19,35%.

ễn nhiệm chức danh Giám đốc đối với ông Lê Văn Hướng từ ngày 21/06/2015 và thông qua việc bổ nhiệm chức vụ này cho ông Nguyễn Hữu Hiếu (em vợ của ông Lê Văn Hướng). Ngoài việc được bàn giao các quyền điều hành hoạt động kinh doanh và công bố thông tin của JVC trong thời gian tới, nghị quyết HĐQT này còn thông qua việc uỷ quyền cho ông Hiếu xem xét phương án mua lại cổ phiếu quỹ, vì theo nhận định của công ty, giá trị thịtrường của cổ phiếu JVC hiện thấp hơn giá trị của doanh nghiệp.

Mặc dù thông tin về việc xem xét mua cổ phiếu quỹ có thể xem là dấu hiệu tích cực đối với kỳ vọng giao dịch của cổ phiếu JVC trong thời gian tới. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, chúng tôi đánh giá mức độ tích cực của thông tin này là không lớn, vì công ty vẫn chưa có các thông tin cụ thể hơn về kế hoạch mua cổ phiếu quỹ này. Mặt khác, việc miễn nhiệm và bổ nhiệm mới các chức danh Chủ tịch HĐQT và giám đốc của công ty là điều bất ngờ, JVC chưa đề cập đến kế hoạch này trước đó. Ông Nguyễn Hữu Hiếu – Giám đốc mới của JVC trước đây chưa tham gia vào ban điều hành của công ty. Do vậy, một tâm lý e ngại của nhà đầu tư trước triển vọng hoạt động kinh doanh của JVC trong thời gian tới là điều khó có thể tránh khỏi.

Kể từ thời điểm thị trường xuất hiện các thông tin đồn đoán về lãnh đạo và hoạt động của JVC đến nay, cổ phiếu này đã giảm sàn 7 phiên, với tổng mức giảm hơn 4 %. Tình hình đóng băng thanh khoản chỉ được cải thiện vào 1 phiên duy nhất là ngày 15/06/2015, sau khi công ty có thông tin đính chính về các tin đồn trước đó. Tuy nhiên, tình trạng giảm sàn và dư bán với khối lượng lớn vẫn là diễn biễn quen thuộc của cổ phiếu JVC trong các phiên giao dịch qua.

Đóng cửa phiên giao dịch hôm nay (22/06/2015), giá trị thị trường của JVC đang là 12.100 đồng/cp, thấp hơn giá trị sổ sách của cổ phiếu này tại ngày 1/0 /2015 là hơn 16.000 đồng/cp. Tuy nhiên, cần lưu ý là số dư khoản mục “các khoản phải thu” của JVC là khá lớn, hơn 650 tỷ đồng (tại 31/03/2015). Nếu loại trừ khoản này, giá trị sổ sách của JVC sẽ ở mức khoảng 11.000 đồng/cp.

Ngoài ra, như chúng tôi cũng đã có đề cập trong phân tích trước, động thái giao dịch của khối ngoại đối với JVC trong thời gian qua cũng diễn ra theo chiều hướng kém tích cực, với mức bán ròng hơn 940 ngàn cổ phiếu, từ 10/06 đến 22/06/2015.

VAF: Khuyến nghị theo dõi

CTCK FPT (FPTS)

Trong năm nay, kế hoạch của Ban lãnh đạo của CTCP Phân lân nung chảy Văn Điển VAF – sàn HNX) công ty tương đối thận trọng, tuy nhiên chúng tôi cho rằng đây là mức hợp lý do: (1). Sản lượng tiêu thụ phân bón của công ty ở mức ổn định với mức 250 nghìn tấn lân nung chảy và 50 nghìn tấn NPK do nhu cầu trong nước tương đối ổn định; (2). Dự trên dự báo WB, giá phân lân ở mức ổn định nhưng giá các loại phân thành phần như DAP, kali, ure ổn định và giảm nhẹ 5% tùy loại phân bón; (3). Trong năm nay công ty sẽ không có khoản lợi nhuận đột biến từ 19,7 tỷ đồng từ khoản hồi tố tiền thu hồi đất giai đoạn 2010-2013 và trong năm nay sẽ không còn nữa; (4).

Theo đại diện công ty, luật thuế VAT mới sẽ làm chi phí giá thành của công ty đội lên khoảng 15 tỷ đồng.

Chúng tôi dự phóng trong năm nay VAF sẽ đạt được 855 tỷ đồng doanh thu thuần (-8%, so với năm ngoái), và 66 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (-22%, so với năm ngoái), tương ứng với mức EPS là 2.300 đồng/cp. Với mức PE bình quân của ngành là 7.5 thì chúng tôi cho rằng mức giá hợp lý của VAF là 17.300 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 6% so hiện tại là 18.400 đồng/cp, do đó chúng chúng khuyến nghị THEO DÕI đối với VAF.

Mặc dù công ty đã có kế hoạch khá tham vọng trong việc mở rộng các dây chuyền sản xuất NPK (nâng công suất sẽ tăng lên gấp đôi) và lân (công suất  tăng lên 2,6 lần) nhưng chúng tôi cho rằng cần thêm thời gian để đánh giá triển vọng thực sự từ các dự án này khi các dự án đã bị trì hoãn tương đối lâu và nhu cầu tiêu thụ trong nước ở mức ổn định và các dây chuyền NPK hiện tại của công ty chỉ ở mức 25% công suất.

T.Thúy

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục