Khuyến nghị mua dành cho HPG với giá mục tiêu 36.730 đồng/CP
CTCK BIDV (BSC)
Chúng tôi khuyến nghị mua cổ phiếu HPG của CTCP Tập đoàn Hòa Phát với giá mục tiêu năm 2021 là 36.730 đồng dựa trên phương pháp định giá so sánh (PE và EV/EBITDA với tỷ trọng 50-50). Vị thế dẫn đầu của Hòa Phát sẽ được củng cố mạnh mẽ trong năm 2021.
Năm 2021, HPG cũng sẽ được hưởng lợi từ (1) sự hồi phục của hoạt động xây dựng và đầu tư, (2) việc đưa vào vận hành đồng bộ cả hai giai đoạn của KLH Hòa Phát Dung Quất với sản phẩm phôi HRC sẽ khép kín chuỗi sản xuất và phát huy lợi thế về quy mô.
Kỳ vọng tăng trưởng cao về lợi nhuận (+25% yoy) cùng với việc đánh giá lại vị thế của doanh nghiệp khiến cho mặt bằng định giá của HPG về mức hấp dẫn.
Khuyến nghị theo dõi dành cho TCB với giá mục tiêu 25.000 đồng/CP
CTCK BIDV (BSC)
Chất lượng tài sản ngày càng được cải thiện và định giá ở mức hấp dẫn, nhưng tình hình dịch bệnh khiến ảnh hưởng kết quả kinh doanh và chất lượng tài sản Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (TCB).
BSC dự báo TCB sẽ ghi nhận tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế lần lượt ở mức 25.163 tỷ đồng và 14.159 tỷ đồng (giảm lần lượt 3% và 6,7% so với báo cáo trước). BVPS 2020 ở mức 20.947 đồng/CP.
Chúng tôi khuyến nghị theo dõi cổ phiếu TCB với giá mục tiêu 25.000 đồng/CP, upsdide 17.4%.
Khuyến nghị mua dành cho SZC với giá mục tiêu 22.235 đồng/CP
CTCK BIDV (BSC)
Công ty cổ phần Sonadezi Châu Đức (SZC) có quỹ đất thương phẩm rộng lớn hơn hơn 795 ha sẵn sàng phục vụ khách thuê, đóng góp tăng trưởng lớn cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, triển vọng ngành khả quan trong dài hạn nhờ vào: Làn sóng dịch chuyển công xưởng khỏi Trung Quốc, hiệp định kinh tế EVFTA thu hút FDI, đầu tư công cải thiện cơ sở hạ tầng.
BSC dự báo kết quả kinh doanh cho 2020, doanh thu SZC đạt 345 tỷ đồng (tăng 5% so với thực hiện năm 2019) và lợi nhuận sau thuế đạt 124 tỷ đồng (giảm 8%), tương đương EPS = 1.235 đồng (đã trừ khen thưởng, phúc lợi), P/E fwd = 12.9x (cao hơn trung bình ngành 7.5x).
Dự báo của chúng tôi dựa trên (1) khu công nghiệp cho thuê 18ha (-10% yoy) do ảnh hưởng của dịch Covid làm chậm lại tiến độ cho thuê đất trong năm 2020, giá cho thuê 55 USD/m2/thời hạn thuê, biên lợi nhuận gộp khoảng 56% (tương đương 2019).
(2) Doanh thu từ BOT khoảng 64,5 tỷ đồng (giảm 3%), ảnh hưởng Covid khiến lưu lượng xe di chuyển có thể sụt giảm nhẹ, biên lợi nhuận ở mức 53% (tương đương năm 2019).
Chúng tôi sử dụng phương pháp định giá định giá từng phần với mức chiết khẩu 15%, giá trị hợp lý cổ phiếu SZC vào khoảng 22.235 đồng/cổ phiếu (upside 18.9% so với giá đóng cửa 18/5/2020) (trang 3). Kết thúc phiên giao dịch 18/5/2020, cổ phiếu SZC đang giao dịch ở mức P/E fwd = 12.9x, (cao hơn trung bình ngành 7.5x).
Có thể mở vị thế đối với cổ phiếu VRE quanh ngưỡng giá 26
CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu VRE của Công ty cổ phần Bất động sản và Đầu tư VRC đã hình thành mô hình đấy tại vùng giá 22-24 với ngưỡng đáy sau cao hơn ngưỡng đáy trước. Thanh khoản cổ phiếu đã vượt ngưỡng trung bình 20 phiên đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều đang ủng hộ tín hiệu tăng giá tích cực. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku trong phiên hôm nay, cho thấy động lực tăng giá trung hạn đã hình thành.
Cổ phiếu nhiều khả năng sẽ kiếm tra lại ngưỡng cự 32 trong các phiên giao dịch tới. Nhà đầu tư có thể mở vị thế quanh ngưỡng giá 26, chốt lãi tại vùng giá 31-32 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 24.0.
Khuyến nghị mua dành cho ACV với giá mục tiêu 76.700 đồng/CP
CTCK Bản Việt (VCSC)
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (SGN).
Tổng chi phí đầu tư cho dự án này dự kiến khoảng 11 nghìn tỷ đồng. ACV có kế hoạch hoàn thành dự án trong 37 tháng, bao gồm 12 tháng nghiên cứu khả thi và thực hiện thiết kế, 24 tháng xây dựng và 1 tháng để được cấp phép vận hành. Nhà ga mới này sẽ bổ sung thêm công suất 20 triệu hành khách mỗi năm cho lượng công suất hiện tại của SGN là 28 triệu hành khách mỗi năm.
Dự án nhà ga hành khách T3 sẽ được tài trợ bởi ACV khi Chính phủ quyết định không sử dụng ngân sách Nhà nước cho dự án này. Chúng tôi cho rằng ACV sẽ huy động vốn từ các ngân hàng khi công ty cũng đặt mục tiêu trở thành nhà đầu tư chính cho đại dự án Sân bay Quốc tế Long Thành sắp tới. Tuy nhiên, ACV hiện có vị thế tài chính ổn định với số dư tiền mặt ròng 18 nghìn tỷ đồng tính đến cuối quý 1/2020.
Thông tin mới này củng cố lại quan điểm của chúng tôi cho rằng ACV sẽ là nhà đầu tư chính cho dự án nhà ga T3 tại SGN. Ngoài ra, dự án này là yếu tố dẫn dắt tăng trưởng cho ACV trong dài hạn khi 2 nhà ga hành khách hiện hữu tại SGN đã vận hành với 146% công suất thiết kế trong năm 2019.
Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho ACV với giá mục tiêu 76.700 đồng, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 28,3%, bao gồm lợi suất cổ tức 1,5%.
Khuyến nghị mua dành cho MWG với giá mục tiêu 125.800 đồng/CP
CTCK Bản Việt (VCSC)
KHKD điều chỉnh bao gồm doanh thu 110 nghìn tỷ đồng (tăng 8% so với 2019) và lợi nhuận sau thuế 3.450 tỷ đồng (giảm 10% so với 2019). Các kế hoạch này tương đương lần lượt 103% và 95% dự báo của chúng tôi.
Kế hoạch kinh doanh điều chỉnh thể hiện sự thận trọng của Ban lãnh đạo về sức tiêu dùng nội địa trong bối cảnh tình hình vĩ mô toàn cầu còn nhiều rủi ro, vốn có thể ảnh hưởng lên nền kinh tế Việt Nam. Ban lãnh đạo MWG đề cập quan điểm thận trọng này trong cuộc trao đổi gần đây với nhà đầu tư.
Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị mua với giá mục tiêu 125.800 đồng/CP dành cho MWG, tương đương tỷ lệ tăng 44% so với giá đóng cửa ngày hôm nay.
Khuyến nghị mua dành cho VIC với giá mục tiêu 119.000 đồng/CP
CTCK Bản Việt (VCSC)
Tập đoàn Vingroup (VIC) đang xin ý kiến cổ đông về việc thông qua kế hoạch cho năm 2020, trong đó doanh thu đạt 145 nghìn tỷ đồng (tăng 12% so với năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế đạt 5,0 nghìn tỷ đồng (-35% YoY). ĐHCĐ sẽ được tổ chức vào ngày 28/05.
Mục tiêu doanh thu tương ứng 94% dự báo của chúng tôi trong khi mục tiêu lợi nhuận sau thuế thấp hơn đáng kể so với dự báo năm 2020 của chúng tôi là lợi nhuận sau thuế đạt 10,0 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 8,2 nghìn tỷ đồng.
Chúng tôi cho rằng kế hoạch lợi nhuận thấp hơn dự kiến chủ yếu do (1) lỗ từ hoạt động kinh doanh của mảng khách sạn nghỉ dưỡng cao hơn dự kiến và (2) khoản lãi tài chính 8,6 nghìn tỷ đồng theo giả định của chúng tôi từ thực hiện quyền chọn hoán đổi cổ phiếu VCM.
Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho VIC với giá mục tiêu 119.000 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 23,3%.
Khuyến nghị mua dành cho ACB với giá mục tiêu 29.000 đồng/CP
CTCK Bản Việt (VCSC)
Chúng tôi giảm giá mục tiêu thêm 11,6% còn 29.000 đồng/CP và duy trì khuyến nghị mua cho Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), đến từ mức điều chỉnh giảm trung bình 8,6% trong dự báo lợi nhuận giai đoạn 2020-2024 – cùng với mức tăng 1 điểm phần trăm trong giả định chi phí vốn của chúng tôi. Chúng tôi gia hạn định giá đến giữa năm 2021.
Chúng tôi điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận chủ yếu do dự phóng chi phí dự phòng tăng trung bình 34,4% trong giai đoạn 2020-2024. Năm 2020 là giai đoạn ghi nhận mức giảm sâu nhất trong thu nhập – 10,8% – trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh và chất lượng tài sản của ngân hàng.
Chúng tôi cho rằng NIM dự phóng năm 2020 sẽ giảm nhẹ 5 điểm cơ bản trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng đạt 11,8%. Trong khi đó, chúng tôi điều chỉnh tăng tỷ lệ nợ xấu dự phóng năm 2020 của chúng tôi thêm 30 điểm cơ bản lên 0,85%.
Chúng tôi giả định ACB sẽ hủy kế hoạch chia cổ tức tiền mặt năm 2019 theo Chỉ thị 02/2020/CT-NHNN về các biện pháp cấp bách cho ngành ngân hàng nhằm ứng phó với những khó khăn do dịch COVID-19. * Chúng tôi nhận thấy định giá của ACB là hấp dẫn tại P/B dự phóng năm 2020 là 1,1 lần. Chúng tôi dự báo ROE và ROA năm 2020 lần lượt đạt 20,2% và 1,7% so với trung vị các ngân hàng khác là 18,8% và 1,7%.
Rủi ro: (1) rủi ro cạnh tranh có thể hạn chế tiến độ gia tăng tỷ lệ CASA; và (2) khủng hoảng ngành ngân hàng đến từ vĩ mô dẫn đến chi phí tín dụng gia tăng khi ACB tập trung cho vay bán lẻ.
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu VPB
CTCK Bản Việt (VCSC)
Chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu 14% và duy trì khuyến nghị mua dành cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB). Mức giảm giá mục tiêu chủ yếu đến từ mức giảm 18% tổng thu nhập ròng dự báo trong giai đoạn 2020-2022. Trong báo cáo này, chúng tôi điều chỉnh chi phí vốn thêm 1 điểm % lên 14,2% và cập nhật mô hình định giá đến giữa năm 2021.
Mức giảm trong dự báo thu nhập ròng đến từ thu nhập từ lãi (NII) thấp hơn và dự phòng tỷ lệ xử lý nợ cao hơn trong năm 2020 và 2021 do dịch COVID-19.
Thu nhập ròng dự báo 2020 của chúng tôi giảm 23% so với dự báo trước đây còn 8,2 nghìn tỷ đồng (giảm 1,2% so với năm ngoái) do (1) mức giảm 4% trong lợi nhuận trước dự phòng và (2) mức tăng 14% trong chi phí dự phòng.
Chúng tôi kỳ vọng NIM sẽ giảm 54 điểm cơ bản từ mức cơ sở cao 2019 - nhưng duy trì ở mức cao 8,85% trong năm 2020 – chủ yếu đến từ mức giảm trong lợi suất tài sản sinh lãi (IEA).
Chúng tôi dự phóng ROE trung bình giai đoạn 2020-2022 đạt 18,5% với ROA trung bình 2,4%. Chúng tôi cho rằng định giá hiện tại của VPB là hấp dẫn với P/B 2020 đạt 1,2 lần. Giá mục tiêu của chúng tôi tương ứng với P/B 1,4 lần, trong đó P/B tại ngân hàng mẹ là 1,0 lần dự phóng cho năm 2020.
Rủi ro: gặp khó khăn kiểm soát chi phí tín dụng; rủi ro thực hiện trong việc gia tăng mảng thẻ tín dụng nhằm giảm tỷ trọng cho vay tiền mặt; dịch COVID-19 kéo dài có thể làm gia tăng nợ xấu.