Cổ phiếu cần quan tâm ngày 20/8

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 20/8 của các công ty chứng khoán.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 20/8

Mục tiêu chốt lãi của TCB nằm tại xung quanh giá 21.5

CTCK BIDV (BSC)

Cổ phiếu TCB của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) vẫn đang ở trong xu hướng tăng từ đầu tháng 8 đến nay sau khi đã dời về vùng hỗ trợ xung quanh giá 18.

Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây vẫn đang duy trì giá trị ổn định. Các chỉ báo kỹ thuật hiện đều đang ở trong trạng thái tích cực.

Hôm nay 19/8, các đường EMA vừa xuất hiện Golden Cross đồng thời chỉ báo động lượng RSI vẫn còn cách khá xa vùng quá mua nên cổ phiếu có thể duy trì đà tăng trong những phiên tới.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của TCB nằm ở khu vực 19.5-20. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại xung quanh giá 21.5, cắt lỗ nếu ngưỡng 19.2 bị xuyên thủng.

Khuyến nghị mua cho FPT với giá mục tiêu 58.400 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC)

CTCP FPT (FPT) công bố kết quả kinh doanh 7 tháng đầu năm 2020 với doanh thu đạt 16 nghìn tỷ đồng (tăng 8% so với cùng) và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 1,9 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 14%).

Các kết quả tích cực này chủ yếu được củng cố bởi 3 mảng kinh doanh cốt lõi của công ty: Xuất khẩu phần mềm, Dịch vụ viễn thông và Giáo dục. Nhìn chung, kết quả kinh doanh 7 tháng đầu năm 2020 phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi.

Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho FPT với giá mục tiêu 58.400 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 28,9%, bao gồm lợi suất cổ tức 4,3%, dựa theo giá đóng cửa phiên 18/8.

Khuyến nghị khả quan cho PLX với giá mục tiêu 48.100 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC)

Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (PLX) công bố khung thời gian thực hiện bán 13 triệu cổ phiếu trong số 88 triệu cổ phiếu quỹ hiện tại – tương ứng khoảng 20 ngày giao dịch và 1,1 % cổ phần sau khi thực hiện giao dịch. Số tiền thu được (600 tỷ đồng tính theo mức giá hiện tại là 46.050 đồng/CP) sẽ được sử dụng cho việc mở rộng mảng kinh doanh cốt lõi.

Thời gian thực hiện giao dịch sẽ từ ngày 27/08 đến ngày 25/09. Theo nguyên tắc tính giá của HOSE, giá chào mua sẽ ở mức tối thiểu là 95% giá tham chiếu. Ví dụ, nếu giá chốt phiên giao dịch gần nhất (giá tham chiếu) là 46.050 đồng/CP, giá chào mua có thể bằng hoặc cao hơn 44.400 đồng/CP.

Chúng tôi hiện có khuyến nghị khả quan cho PLX với giá mục tiêu 48.100 đồng/CP (tổng mức sinh lời dự phóng 6,6%, bao gồm lợi suất cổ tức 2,2%). Theo giá đóng cửa phiên 18/8, PLX hiện được giao dịch tại P/E dự phóng năm 2020 và 2021 lần lượt là 48,7 lần và 18,6 lần, dựa theo dự báo của chúng tôi.

Khuyến nghị khả quan cho TCB với giá mục tiêu 23.800 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC)

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (TCB) đã công bố nghị quyết HĐQT ngày 18/08/2020, công bố HĐQT đã bổ nhiệm ông Jens Lottner vào vị trí Tổng giám đốc mới của ngân hàng, có hiệu lực ngay lập tức, thay thế ông Nguyễn Lê Quốc Anh, người đã từ nhiệm.

Theo hồ sơ của ông Lottner tại Moody’s, ông đã từng là Phó Chủ tịch Cao cấp, kiêm Giám đốc Tài chính và Quyền Giám đốc Chiến lược tại Siam Commercial Ngân hàng.

Ngoài ra, ông Lottner có 5 năm kinh nghiệm làm việc tại Siam Commercial Ngân hàng tại Thái Lan, 3 năm là Đồng sự Cao cấp tại Boston Consulting Group (BCG) ở Singapore và 20 năm kinh nghiệm tại McKinsey & Company.

Chúng tôi hiện có khuyến nghị khả quan dành cho TCB với giá mục tiêu 23.800 đồng/CP, tương ứng với tổng mức sinh lời 18,7%, dựa theo giá đóng cửa hôm nay.

Khuyến nghị khả quan cho TDM với giá mục tiêu 28.500 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC)

CTCP Nước Thủ Dầu Một (TDM) công bố rằng HĐQT đã thông qua việc thâu tóm thêm cổ phần tại BWE nhằm duy trì tỷ lệ sở hữu ở mức 38,5%. Diễn biến này củng cố lại kỳ vọng mà chúng tôi đã đề cập trong báo cáo cập nhật quý 2/2020 của TDM.

Chúng tôi lưu ý rằng BWE sẽ phát hành 37,5 triệu cổ phiếu (khoảng 25% lượng cổ phiếu lưu hành hiện tại) trong 1 đợt thông qua đấu giá công khai vào ngày 06/10. Giá khởi điểm sẽ không thấp hơn mức giá trung bình trong 30 ngày gần nhất tính từ ngày HĐQT quyết định mức giá – và không thấp hơn 20.000 đồng/CP.

Chúng tôi hiện có khuyến nghị khả quan cho TDM với giá mục tiêu 28.500 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 25%, bao gồm lợi suất cổ tức 5%.

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu POW

CTCK Bản Việt (VCSC)

Chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu 2% nhưng duy trì khuyến nghị mua dành cho Tổng công ty Điện lực Dầu khí (POW).

Chúng tôi cho rằng, POW không những là cơ hội đầu tư hấp dẫn trong bối cảnh dự báo thiếu hụt điện tại Việt Nam nhờ danh mục điện lớn và chất lượng cao của công ty, mà còn là một công ty được hưởng lợi từ xu hướng chuyển đổi sang Khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) sẽ củng cố kế hoạch tăng trưởng công suất của POW thông qua các nhà máy điện khí Nhơn Trạch 3 và 4.

Giá mục tiêu của chúng tôi được điều chỉnh giảm chủ yếu do chúng tôi cập nhật mô hình định giá chiết khấu dòng tiền (DCF) với số dư nợ ròng quý 2/2020 cao hơn 25% so với báo cáo trước đây.

Dự báo của chúng tôi cho tổng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số 2020-2029 gần như không đổi. Chúng tôi duy trì chiết khấu 15% cho giá mục tiêu của chúng tôi do quá trình đánh giá lại hợp đồng mua bán điện (PPA) cho nhà máy Cà Mau, có thể được loại bỏ sau khi được đánh giá xong.

Chúng tôi điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số 2020 thêm 0,4% nhờ giá PPA cao hơn tại NT2 một phần bù đắp cho dự báo điện thương phẩm thấp hơn tại nhà máy NT1 và 2 nhà máy thủy điện.

Chúng tôi tiếp tục dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số của POW sẽ giảm 27% trong năm 2020 do hiệu suất hoạt động thấp hơn tại NT1 và lợi nhuận thấp hơn tại nhà máy Cà Mau do giá PPA mới và dự phòng nợ xấu.

Chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số 2021 sẽ phục hồi mạnh mẽ 45% chủ yếu do lượng điện bán hợp đồng cao hơn cho nhà máy NT1, sự hồi cả năm của các nhà máy tủy điện và không có lỗ bất thường.

Rủi ro: Giá PPA cuối cùng thuận lợi tại nhà máy Cà Mau.

Khuyến nghị khả quan dành cho PVS

CTCK Bản Việt (VCSC)

Chúng tôi duy trì khuyến nghị khả quan cho Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) trong khi giảm giá mục tiêu thêm khoảng 6%. Trong khi chúng tôi giữ nguyên dự báo lợi nhuận năm 2020, chúng tôi giảm dự báo lợi nhuận thêm khoảng 11% trong năm 2021 và trung bình 4,5% trong giai đoạn 2022-2024 khi chúng tôi nhận thấy dịch COVID-19 có khả năng ảnh hưởng tiến độ đấu thầu hợp đồng mới trong năm 2021.

Chúng tôi kỳ vọng EPS cốt lõi năm 2020/2021 giảm 29,8%/4,4% YoY do lợi nhuận từ mảng Cơ khí Dầu khí (M&C) giảm và giá thuê ngày của FPSO Ruby thấp hơn.

Chúng tôi kỳ vọng triển vọng phục hồi với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS đạt 14,2% trong giai đoạn 2020-2024, đến từ lượng backlog mảng M&C đạt 3,1 tỷ USD tính đến cuối năm 2020 và lợi nhuận từ mảng FSO ổn định.

Dù thách thức trong ngắn hạn, chúng tôi duy trì quan điểm tích cực đối với triển vọng của PVS trong trung hạn khi công ty hưởng lợi đầu tiên từ sự phục hồi trong ngành cũng như cơ hội việc làm gia tăng từ các dự án LNG.

PVS có 8,6 nghìn tỷ đồng tiền mặt tại quỹ tính đến cuối quý 2/2020, dễ dàng hỗ trợ mở rộng công suất và lợi suất cổ tức gia tăng dự phóng từ 6% trong năm 2020 lên 8% trong năm 2021.

PVS hiện được giao dịch tại EV/EBITDA dự phóng năm 2020 là -1,3 lần (tương ứng tiền mặt ròng cao hơn vốn hóa thị trường), tỏ ra hấp dẫn so với trung vị các công ty cùng ngành là 9,7 lần trong khi PVS có tỷ lệ ROE và đòn bẩy ròng cao hơn so với các công ty cùng ngành.

Yếu tố hỗ trợ: cơ hội việc làm từ mở rộng công suất tại trạm LNG Thị Vải.

Rủi ro: giá dầu thấp kéo dài có thể dẫn đến thanh lý hợp đồng của FPSO Lam Sơn; rủi ro địa chính trị tại biển Đông.

N.T

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục