Cổ phiếu cần quan tâm ngày 18/9

(ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 18/9 của các công ty chứng khoán.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 18/9

Khuyến nghị tích cực doanh nghiệp thủy sản

CTCK Phú Hưng (PHS)

Ngành thủy sản Việt Nam 6 tháng đầu năm 2018 ghi nhận doanh thu toàn ngành đạt 3,9 tỷ USD (tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái), trong đó tôm và cá tra là 2 nhóm sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất khi lần lượt đóng góp 53% và 26% vào tổng kim ngạch xuất khẩu.

Trong thời gian qua, ngành xuất khẩu tôm Việt Nam mặc dù gặp khó khăn do giá tôm giảm mạnh tuy nhiên các doanh nghiệp xuất khẩu tôm vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực. Trong đó, doanh nghiệp dẫn đầu là Minh Phú (MPC) ghi nhận doanh thu 6 tháng năm 2018 tăng 4% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế tăng mạnh 110%. Ngoài ra, thủy sản Sao Ta (FMC) cũng duy trì kết quả kinh doanh ổn định với doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt tăng 26% và 76%.

Trong khi đó, xuất khẩu cá tra trong 6 tháng năm 2018 lại có sự tích cực hơn khi đều duy trì đà tăng trưởng cả trong quý I và quý II/2018 nhờ giá cá tra nguyên liệu có sự phục hồi. Nhờ vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra trong thời gian qua đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực, trong đó, VHC ghi nhận sự tăng trưởng trong doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt 2% và 75%; IDI tăng trưởng 23% trong doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ, thậm chí lợi nhuận sau thuế của ANV trong 6 tháng đầu năm còn vượt hơn 30% so với cả năm 2017.

Xuất khẩu thủy sản được dự báo vẫn sẽ giữ được sự lạc quan đến cuối năm 2018, đặc biệt, các doanh nghiệp thủy sản dẫn đầu thị phần và sở hữu năng lực sản xuất mạnh sẽ giữ vững được đà tăng ổn định trong thời gian tới.

Kết thúc năm 2018, chúng tôi dự báo kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản như sau:

Doanh thu (tỷ đồng)

% thay đổi doanh thu

Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng)

% thay đổi LNST

Biên lợi nhuận gộp

VHC

9.249

13%

881

37%

15%

MPC

18.454

18%

769

20%

13%

FMC

4.274

22%

132

18%

8%

ANV

3.208

9%

218

53%

15%

Từ đó, bằng phương pháp định giá DCF và P/E, chúng tôi ước tính mức giá hợp lý cho các cổ phiếu thuộc nhóm ngành thủy sản lần lượt như sau:

Giá hiện tại (12/9)

Giá mục tiêu

P/E

% tăng

Khuyến nghị

VHC

84.900

89.888

10

6%

Giữ

MPC

39.600

45.413

7.1

14,6%

Mua

FMC

26.000

27.091

8

4,2%

Giữ

ANV

19.700

24.333

13.9

23,5%

Mua

>> Tải báo cáo 

Khuyến nghị giữ cổ phiếu HBC

CTCK Maritime (KBVS)

Doanh thu và lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm 2018 của CTCP Tập đoàn Hòa Bình (mã HBC) đạt lần lượt là 8.079 tỷ đồng (tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành 41,1% kế hoạch năm) và 294,6 tỷ đồng (giảm 22% so với cùng kỳ, hoàn thành 30% kế hoạch năm).

Biên lợi nhuận gộp giảm từ 10,9% trong nửa đầu năm 2017 xuống còn 9,6% trong nửa đầu năm 2018 do chi phí bảo hiểm xã hội tăng do việc áp dụng chính sách bảo hiểm mới, giá nguyên liệu đầu vào tăng, áp lực cạnh tranh khiến giá đầu ra giảm và một số công trình tạm dừng thi công do các yếu tố từ Chủ đầu tư.

Doanh thu và lợi nhuận sau thuế kế hoạch của HBC cho nửa cuối năm 2018 đạt lần lươt là 11.500 tỷ đồng (tăng trưởng 23,9%) và 692 tỷ đồng (tăng trưởng 42,9%, đã bao gồm chuyển nhượng dự án), lợi nhuận từ hoạt động chính ghi nhận là 418 tỷ đồng (giảm 13,6%).

Do đó, chúng tôi đưa ra khuyến nghị GIỮ với giá mục tiêu là 21,900 đồng/cp tương ứng với mức PE mục tiêu là 6.0x, là mức giá phản ảnh hợp lý trong điều kiện kinh doanh của Hòa Bình và kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2018 cũng như triển vọng nửa cuối năm 2018 của ngành xây dựng.

>> Tải báo cáo

Khuyến nghị mua cổ phiếu VNM

CTCK MB (MBS)

Sau khi đạt đỉnh ở 175.000 đồng/cp ở thời điểm đầu năm 2018, giá cổ phiếu của CTCP Sữa Việt Nam (mã VNM) đã điều chỉnh mạnh, liên tục mất các ngưỡng hỗ trợ quan trọng, rơi thủng ngưỡng MA100 tuần và chạm đáy ở mức giá 122.000 đồng, tương đương với mức chiết khấu giá 30%.So với thị trường chung và cổ phiếu cùng ngành, VNM có mức điều chỉnh khá sâu (hơn 20% kể từ đầu năm).

Về ngắn hạn, VNM đã có 6 phiên tăng giá trong 7 phiên gần đây với khối lượng thanh khoản liên tục tăng. Đóng cửa phiên 14/9, giá cổ phiếu VNM chính thức breakout thành công kênh giảm giá từ giữa tháng 3 với khối lượng thanh khoản vượt trung bình 20 phiên. Chỉ báo xu hướng MACD cắt và phân kỳ bên trên đường tín hiệu, kết hợp chỉ báo RSI bật tăng mạnh từ vùng quá bán, cho thấy khả năng cổ phiếu sẽ tiếp tục đà tăng giá trong các phiên tới.

Về các đường trung bình, VNM đã vượt qua các đường trung bình ngắn hạn và trung hạn như MA5, MA10, MA20 hay MA50 ngày.

Về trung hạn, VNM sẽ gặp kháng cự ở vùng 153.800 đồng (đây là vùng kết hợp MA200 ngày và ngưỡng Fibonacci 161.8%), sau một thời gian tăng trưởng khá mạnh, VNM có thể thoái lui về mức 147.000 đồng trước khi breakout ngưỡng kháng cự mạnh này.

Với những tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn khả quan, chúng tôi khuyến nghị Mua đối với VNM với giá mục tiêu 160.000 đồng/cp, ngưỡng kháng cự 173.000 đồng và ngưỡng hỗ trợ 130.000 đồng.

>> Tải báo cáo

Cổ phiếu BSR sẽ tiếp tục tích lũy

CTCK BIDV (BSC)

Cổ phiếu BSR của Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (mã BSR) sẽ tiếp tục vận động tích lũy trong kênh giá 16.4-18.5. Hiện tại thanh khoản đang gia thể hiện xu hướng tích lũy để bứt phá đỉnh 18.5.

Chỉ số RSI xuống vùng trung tâm, cùng với đường MA20 vượt ngưỡng MA 50 trong khi đà giảm MA50 đã chững lại cho thấy xu hướng hồi phục trong trung han.

Như vậy, cổ phiếu sẽ tiếp tục xu hướng tích lũy trong ngắn hạn và thử vượt ngưỡng 18.5. Nếu thành công, cổ phiếu sẽ tiến tới tiệm cận ngưỡng điều chỉnh tiếp theo là 21.

T.T

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục