Cổ phiếu cần quan tâm ngày 1/7

(ĐTCK) Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 1/7 của các công ty chứng khoán.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 1/7

BTP: Sẽ chi khoảng 100 tỷ đồng đại tu và nâng cấp một số tổ máy

CTCK BIDV (BSC)

Tính từ đầu năm đến hết ngày 23/6, sản lượng sản xuất của CTCP Nhiệt điện Bà Rịa (BTP - HOSE) đạt 835 triệu kWh, tăng 30% so với cùng kỳ 2015 (quý I/2016 tiêu thụ 485 triệu kWh, tăng 47% cùng kỳ). Giá bán điện trong 6 tháng đầu năm 2016 vẫn tạm tính theo giá năm 2015. Mặc dù trong quý II/2016, có một số ngày nhà máy phải chạy dầu do đường ống khí gặp trục trắc nhưng doanh nghiệp kỳ vọng kết quả vẫn duy trì như quý I/2016.

Cụ thể, tính đến ngày 29/6, đồng won đã giảm 5% so với thời điểm 31/3/2016, nhờ vậy BTP có thể ghi nhận 35 tỷ đồng lãi chênh lệch tỷ giá trong quý II/2016.

Kế hoạch kinh doanh 2016, BTP dự kiến sản lượng điện tiêu thụ sẽ ở khoảng 1.200 triệu kWh đến 1.500 triệu kWh. Về số sản lượng kế hoạch cụ thể và giá bán điện năm 2016 đang được đàm phán.

Chính sách giá khí sẽ có thể nhiều thay đổi nguồn khí BTP sử dụng được lấy từ 5 nguồn là mỏ Cửu Long, Nam Côn Sơn, Hải Thạch Mộc Tinh, Thiên Ưng và Đại Hùng. Giá khí bán cho BTP hiện tại vẫn được tính theo thị trường (46%MFO+ chi phí vận chuyển) và chi phí vận chuyển vẫn đang được tạm tính giống nhau cho khí từ Cửu Long và Nam Côn Sơn.

Tuy nhiên trong thời gian tới, cơ chế tính giá khí bán cho BTP sẽ có nhiều thay đổi do chi phí vận chuyển khí từ bể Cửu Long tăng lên chi phí vận chuyển từ bể Cửu Long dự kiến tăng từ 1.17 USD/mmbtu lên hơn 3 USD/mmbtu.

Bên cạnh đó, áp mức sàn cho giá khí bán cho các nhà máy điện để đảm bảo không lỗ cho việc phân phối khí từ các mỏ, GAS sẽ áp dụng mức giá sàn là mức giá mua từ mỏ cho sản lượng khí bán cho các nhà máy điện. Khi áp dụng chính sách này, giá khí bán cho điện sẽ tăng ít nhất 20% so với giá hiện tại.

Kế hoạch đại tu năm 2016, công ty dự kiến sẽ tiến hành đại tu và nâng cấp một số tổ máy vào thời điểm cuối năm với tổng mức chi phí khoảng 100 tỷ đồng.

FMC: Khuyến nghị mua vào

CTCK BIDV (BSC)

Dù trong bối cảnh vẫn còn tồn tại khó khăn nhưng CTCP Thực phẩm Sao Ta (mã FMC) có kênh tiêu thụ tốt nên doanh nghiệp vẫn mạnh dạn trong việc phát triển khu nuôi tôm. Bước đầu cho thấy kết quả khá khả quan khi tôm đang phát triển tốt. Như vậy về sau, doanh nghiệp có thể giảm bớt một phần rủi ro của nguyên liệu đầu vào. Dự kiến đến năm 2020, khả năng tự chủ nguyên liệu của Sao Ta sẽ được nâng lên mức gần 20%.

Mặc dù việc nuôi trồng thủy hải sản ở Thái Lan đang dần hồi phục, nước này đã không còn được hưởng ưu đãi về thuế khi xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, đây là một cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam, trong đó có Sao Ta.

Bên cạnh đó, các Hiệp định tự do thương mại (FTAs) mà Việt Nam đang là thành viên, và sắp tới là Hiệp định TPP khi Hiệp định này chính thức có hiệu lực, sẽ gỡ bỏ các hàng rào thuế nhập khẩu tại nhiều thị trường lớn, làm tăng sức cạnh tranh cho mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt Nam. Thực tế, ngoài các thị trường tiêu thụ hiện hữu như Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu… Sao Ta đang chú trọng phát triển thị phần tại các thị trường như Canada, Hàn Quốc, và các thị trường nhỏ lẻ khác nhằm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm và doanh thu bán hàng.

Năm 2015, Sao Ta là một trong số ít doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông thủy sản đạt kết quả kinh doanh tốt. Theo thống kê, trong quý I/2016, FMC vẫn nằm trong top 10 Công ty xuất khẩu thủy sản dù vốn điều lệ của Công ty khá nhỏ so với các doanh nghiệp còn lại. Điều đó cho thấy kế hoạch sản xuất kinh doanh và chiến lược phát triển doanh nghiệp của Công ty hợp lý, linh động theo sát tình hình thị trường thực tế.  

Cổ phiếu FMC đang được giao dịch thấp hơn giá trị thực tế với mức P/B là 1,4x và P/E trailing là 7,1x, thấp hơn khá nhiều so với P/E thị trường 14,0x. Theo phương pháp định giá so sánh P/E, giá trị hợp lý của cổ phiếu FMC là 35.900 đồng/cp, cao hơn 57,5% so với giá thị trường hiện tại.

Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị MUA cổ phiếu FMC với giá mục tiêu là 35.900 đồng/cp cho mục tiêu trung và dài hạn.

VNR: Khuyến nghị mua đầu tư trung hạn

CTCK MB (MBS)

Tổng Công ty Tái Bảo Hiểm Quốc Gia (VNR) là công ty hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực tái bảo hiểm, là một lĩnh vực kinh doanh phức tạp và có điều kiện.

Được thành lập từ năm 1994, VNR có các cổ đông chiến lược chính là các công ty bảo hiểm tham gia với cam kết nhượng lại dịch vụ cho VNR như Tổng công ty Bảo Việt, Tổng công ty Bảo Minh, Tổng công ty bảo hiểm ngân hàng Đầu Tư Phát triển Việt nam. Từ năm 2008, VNR có thêm đối tác là Swiss Re.

Việc có những đối tác chiến lược là các công ty bảo hiểm trong nước và Swiss Re tạo điều kiện cho VNR vừa đảm bảo nguồn đầu vào tái báo hiểm vừa có thể nâng cao năng lực cạnh tranh từ việc học tập kinh nghiệm, mô hình quản lý, định giá bảo hiểm của tập đoàn tài chính nước ngoài. Điều này giúp cho VNR có mô hình hoạt động có tính cạnh tranh bền vững trong ngành bảo hiểm còn non trẻ và đang trong thời kỳ phát triển với tốc độ cao.

Bên cạnh đó, tăng trưởng của ngành bảo hiểm những năm qua mở ra cơ hội tăng trưởng cho VNR trong lĩnh vực tái bảo hiểm.

Với định giá cổ phiếu hấp dẫn và các nhân tố tăng trưởng từ việc bán vốn của SCIC, thanh khoản cải thiện dựa trên nền tăng trưởng mạnh mẽ của ngành bảo hiểm trong những năm gần đây cũng như xu hướng tăng trưởng của lãi suất khiến cho hoạt động đầu tư được cải thiện, chúng tôi khuyến MUA đối với cổ phiếu VNR cho mục đích đầu tư trung hạn, với mức định giá hợp lý là 27.000 đ/ cổ phiếu (tăng giá 50%).

>> Tải báo cáo

T.Thúy

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục