Chuyện của người điều độ viên tàu hỏa hơn 30 năm trong nghề

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Mỗi ngày trên tuyến đường sắt Bắc - Nam vẫn vang lên âm thanh của tiếng bánh sắt trên đường ray. Mỗi chuyến tàu “đi đến nơi - về đến chốn” an toàn, luôn có giọt mồ hôi nhọc nhằn của những người thầm lặng.
Chuyện của người điều độ viên tàu hỏa hơn 30 năm trong nghề

Trong ca trực, điều độ viên với máy điện thoại, tay cầm bút ghi chép, tay thước kẻ vẽ trên biểu đồ chạy tàu trên tờ giấy trắng với nhằng nhịt đường lên đường xuống. Đó là những gì mà anh Nguyễn Mạnh Hùng kể về công việc của mình.

Anh Hùng đã có thâm niên hơn 30 năm trong nghề. Là người có số tuổi cao thứ 3 tại Phòng Điều hành vận tải Đường sắt Sài Gòn (TP. Hồ Chí Minh).

Anh Hùng cho biết, nghề của anh đi làm khá đơn giản, chỉ cần mang theo một hộp bút (bút đỏ, bút xanh, bút chì…) thước kẻ và một viên tẩy. Tuy dụng cụ làm việc đơn giản là vậy nhưng không ít đồng nghiệp vì không thích nghi được với tính chất công việc ở phòng điều hành, phải chuyển công tác về vị trí thấp hơn.

Anh Nguyễn Mạnh Hùng đang công tác tại Phòng Điều Hành Vận Tải Đường Sắt Sài Gòn.

Anh Nguyễn Mạnh Hùng đang công tác tại Phòng Điều Hành Vận Tải Đường Sắt Sài Gòn.

“Vì thời gian đã được tính toán rất chính xác nên những sự cố, tai nạn phải được xử lý rất nhanh. Có khi, mỗi quyết định chỉ được đưa ra trong vòng 30 giây. Vậy mới nói nghề này không chỉ cần sự tập trung mà còn phải năng động để luôn sẵn sàng ứng phó với mọi vấn đề. Chỉ cần lơ đãng một chút là xảy ra tai nạn ngay. Nhớ lại thời gian đầu khi mới nhận nhiệm vụ, đúng là rất nhiều áp lực...”, anh Hùng nói.

Điều độ viên phải đối mặt với khối lượng lớn thông tin để đảm bảo kế hoạch tổ chức chạy tàu, tránh vượt tàu khách, tàu hàng; Chỉ huy các đơn vị hiện trường thực hiện tác nghiệp đón, trả khách, dồn dịch, cắt móc toa xe, dồn cấp xe xếp, xe dỡ tàu hàng… theo biểu đồ chạy tàu kế hoạch.

Hơn 30 năm trong nghề anh chứng kiến nhiều thăng trầm của ngành đường sắt (ảnh NVCC).

Hơn 30 năm trong nghề anh chứng kiến nhiều thăng trầm của ngành đường sắt (ảnh NVCC).

Phải làm việc 12 giờ/ban (từ 18h tối đến 6h sáng hoặc từ 18h tối đến 6h sáng) tuỳ theo ca ngày hoặc đêm, kể cả thời gian giao nhận ban là 13 giờ. Ngày cũng như đêm, 12 giờ không nghỉ, phải luôn tỉnh táo, tập trung cao độ “ôm” điện thoại để nắm bắt thực tế hiện trường, cập nhật vào biểu đồ chạy tàu và đưa ra các chỉ đạo điều hành, phương án xử lý. 12 giờ ấy là khoảng thời gian cực kỳ căng thẳng, thấp thỏm vì các sự cố chạy tàu. Chỉ cần tàu chậm so với lịch trình, chưa thấy ga báo tàu qua là điều độ viên phải gọi hỏi ga, hỏi trưởng tàu ngay để sẵn sàng phản ứng nhanh.

Để đảm bảo được sự tỉnh táo, điều độ viên sẽ được nghỉ ngơi từ 24 đến 48 tiếng trước khi bắt đầu ca trực tiếp theo.

Điều độ viên luôn cần giữ sự tỉnh táo trong trong công việc.

Điều độ viên luôn cần giữ sự tỉnh táo trong trong công việc.

Tuy là công việc “bàn giấy”, nhưng nghề điều độ đường sắt lại đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm... Suốt nhiều năm làm nghề, không ít lần anh chứng kiến đồng nghiệp trải qua nguy hiểm, nhiều người không chịu nổi áp lực đành bỏ nghề. Bởi điều độ viên luôn đối diện với áp lực không được để xảy ra sai sót, vì sẽ không bao giờ có cơ hội sửa sai.

Những lúc làm việc, ngoài tranh thủ từng khoảng thời gian rảnh giữa những lần điều độ tàu để chợp mắt, anh Hùng còn thường xuyên dùng các loại nước uống, thực phẩm bổ sung năng lượng để duy trì hiệu quả công việc.

Do đặc thù công việc ngày cũng như đêm, phải luôn tỉnh táo, tập trung cao độ đảm bảo những chuyến tàu đi đến đúng giờ và luôn an toàn nên anh Hùng cho biết ngoài trà xanh chú còn sử dụng thêm nước tăng lực để giữ sự tỉnh táo.

Nước tăng lực Number 1 cũng được anh Hùng thường dùng để cung cấp năng lượng, giúp tỉnh táo, chống buồn ngủ và tăng thêm sức mạnh. Nhờ đó, đây được xem là bạn đồng hành của người thường xuyên phải lao động trong thời gian dài với khối lượng công việc cao.

Đối mặt với áp lực công việc lớn như thế nhưng dù đã ngoài 50 tuổi, anh Hùng vẫn đảm bảo được sức khoẻ nhờ vào chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt lành mạnh. Được biết, anh là một trong những “vận động viên" năng nổ của đơn vị. Luôn hăng hái trong các hoạt động thể dục, thể thao, đặc biệt là bóng bàn. Rất nhiều lần, anh đạt được thành tích cao trong các giải đấu mà cơ quan tổ chức.

“Nếu không có dịch Covid, tôi sẽ đi thi đấu tiếp (cười)”, anh Hùng chia sẻ.

Ở thời điểm hiện tại, sức khỏe là điều được anh quan tâm chăm sóc nhất. Ngoài các hoạt động thể thao, anh còn thành thạo rất nhiều loại nhạc cụ từ đàn tỳ bà đến sáo trúc. Bởi với anh, gìn giữ sức khỏe thể chất lẫn tinh thần là “chìa khoá vàng” để có được cuộc sống ý nghĩa và hạnh phúc bên gia đình.

Thu Ngân

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục