Xu thế giảm vẫn là chủ đạo

(ĐTCK-online) Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có trải qua một tuần giao dịch khá thất vọng cả về mặt điều số và tính thanh khoản. Theo nhận định của các CTCK, nhiều khả năng thị trường sẽ có một vài phiên tăng nhẹ đầu tuần tới, nhưng xu thế giảm vẫn là chủ đạo, chỉ có thể hy vọng xu thế của thị trường lạc quan hơn trong nửa cuối năm, khi lãi suất giảm xuống.
Theo AVS, NĐT nên xem xét chốt lời khi thị trường tăng điểm (Ảnh: Hoài Nam) Theo AVS, NĐT nên xem xét chốt lời khi thị trường tăng điểm (Ảnh: Hoài Nam)

Kết thúc tuần giao dịch từ 21/03/2011 đến 25/03/2011, trên sàn HOSE có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm. Nếu so với phiên cuối tuần trước, chỉ số VN-Index đã mất đi 3,34 điểm (-0,72%) khi đóng cửa tuần ở mức 457,74 điểm. Tổng khối lượng giao dịch báo giá cả tuần đạt 163.392.170 đơn vị, giảm 17,25% so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch cả tuần đạt hơn 3586,68 tỷ đồng, giảm 19,39%.

HoSE - Tổng hợp kết quả giao dịch tuần qua

Ngày

 Số GD

 VN
Index

+/-
(%)

 KLGD

+/-
(%)

 GTGD
(tỷ)

 +/-
(%)

3/21/2011

 25.457

 468,25

 1,56

 41.079.030

 (19,03)

 855,63

 (30,62)

3/22/2011

 23.491

 464,80

 (0,74)

 35.892.930

 (12,62)

 805,21

 (5,89)

3/23/2011

 19.882

 467,64

 0,61

 32.820.690

 (8,56)

 782,77

 (2,79)

3/24/2011

 20.160

 461,32

 (1,35)

 26.101.600

 (20,47)

 584,34

 (25,35)

3/25/2011

 19.473

 457,74

 (0,78)

 27.497.920

 5,35

 558,73

 (4,38)

Tổng

 108.463

 (3,34)

 (0,72)

 163.392.170

 (17,25)

 3.586,68

 (19,39)

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index có 1 phiên tăng và 4 phiên giảm. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số HNX-Index dừng lại ở mốc 92,82 điểm, giảm 2,39 điểm so với cuối tuần trước đó (-2,51%). Tổng khối lượng giao dịch báo giá cả tuần đạt 163.874.997 đơn vị, giảm 6,73% so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch cả tuần đạt hơn 2846,89 tỷ đồng, giảm 4,40%.

HNX - Tổng hợp kết quả giao dịch tuần qua

Ngày

 Số GD

HNX
Index

+/-
(%)

 KLGD

+/-
(%)

 GTGD
(tỷ)

+/-
(%)

3/21/2011

 24.710

 94,84

 (0,39)

 41.555.401

 (16,53)

 717,35

 (13,40)

3/22/2011

 22.271

 93,17

 (1,76)

 34.130.596

 (17,87)

 604,34

 (15,75)

3/23/2011

 16.322

 94,11

 1,01

 26.120.900

 (23,47)

 455,83

 (24,57)

3/24/2011

 18.588

 93,28

 (0,88)

 28.465.300

 8,98

 494,49

 8,48

3/25/2011

 19.756

 92,82

 (0,49)

 33.602.800

 18,05

 574,88

 16,26

Tổng

 101.647

 (2,39)

 (2,51)

 163.874.997

 (6,73)

 2.846,89

 (4,40)

 

Trong tuần qua, nhà đầu tư ngoại đã mua ròng 60,25 tỷ đồng trên sàn HOSE và mua ròng 31,31 tỷ đồng trên sàn HNX. Như vậy, hoạt động xả hàng của khối ngoại trong vài tuần gần đây đã dần chấm dứt.

Cụ thể, họ đã mua vào 13.185.182 đơn vị (trị giá 430,94 tỷ đồng) và bán ra 11.241.412 đơn vị (trị giá 370,69 tỷ đồng) trên HOSE. Các mã được họ mua vào nhiều là CTG, VCB, ITA, SBT, OGC; các mã bị bán nhiều là DVD, STB, HAG, BCI, BVH.

Trên sàn Hà Nội, khối ngoại đã mua vào 3.509.500 đơn vị (trị giá 65,92 tỷ đồng) và bán ra 2.225.200 đơn vị (trị giá 34,62 tỷ đồng). Các mã được họ mua vào nhiều là APG, TDN, CTN, BVS, KLS; các mã bị bán nhiều là TDN, BVS, CTN, APG, NTP.

 

Nhận định của các CTCK

Thị trường sẽ tăng nhẹ đầu tuần sau

(CTCK FPT - FPTS)

Trong phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index giằng co mạnh quanh ngưỡng hỗ trợ 455 điểm. Diễn biến tiếp tục khá tẻ nhạt khiến cho thanh khoản không thể cải thiện mà trái lại tiếp tục sụt giảm. Tính từ đầu tuần, khối lượng giao dịch giảm dần, cùng xu hướng giảm điểm của VN-Index cho thấy sự suy yếu đáng kể của lực cầu. Điểm đóng cửa tuần này tại 457 điểm, cao hơn so với mức thấp nhất tuần trước cũng ủng hộ cho lập luận trên. Ngoài ra, áp lực bán trong tuần không thực sự gia tăng mạnh, hiện tượng “bán tháo” cũng chưa xuất hiện nhờ VN-Index đang áp sát và giằng co khá tốt quanh đáy cũ của tuần trước. Kỳ vọng hình thành mô hình hai đáy sẽ còn tiếp tục khi VN-Index vẫn dao động phía trên ngưỡng hỗ trợ 455 điểm. Tuy nhiên, dấu hiệu giá trị giao dịch thấp cần được đặc biệt chú ý do sẽ làm tăng rủi ro đối với nhà đầu tư ngắn hạn.

Sự suy yếu của bên cầu khiến hiện tượng tăng nóng ở một vài mã cũng chấm dứt. Điều đó cũng có nghĩa khả năng hình thành sóng tăng từ một vài cổ phiếu 'hạt nhân' đã không diễn ra. Hiện tượng kéo giá cuối quý như từng diễn ra ở một số cổ phiếu vốn hóa lớn đã không xảy ra như dự báo của chúng tôi trước đó.

Dù vậy, vẫn còn 4 phiên để nhà đầu tư tổ chức thực hiện hoạt động này nên chúng tôi không loại trừ khả năng chỉ số sẽ tăng nhẹ trong phiên đầu tuần sau. Tuy nhiên, yếu tố 'phi thị trường' nói trên không diễn ra thì khả năng thị trường sẽ vẫn giao dịch trong biên độ hẹp với xác suất giảm cao hơn.

 

Lạc quan cho nửa cuối năm

(CTCK TP. HCM - HSC)

VN-Index và HNX-Index trong tuần qua đều không cho thấy rõ xu hướng. Điều đáng chú ý nhất là mức độ tham gia thị trường của các nhà đầu tư nước ngoài giảm xuống mức mà từ lâu chúng ta đã không được chứng kiến. Các nhà đầu tư đã rút khỏi thị trường và có vẻ đang chờ xu hướng của thị trường thể hiện rõ ràng.

Lãi suất cho vay đầu tư cổ phiếu đã đạt đến mức quá cao và do đó, chúng tôi cho rằng, hoạt động giao dịch trên thị trường khó có thể diễn ra thực sự sôi động trong những tuần tới. Giữ lãi suất ở mức cao cùng với các biện pháp khác của Ngân hàng Nhà nước đã có tác động tích cực đối với tỷ giá.

Trong khi đó, các cổ phiếu hiện đang có mức giá hấp dẫn; đồng thời, nhiều công ty có mức cổ tức/giá bằng với lãi tiền gửi. Do đó, chúng tôi vẫn lạc quan cho nửa cuối năm này, là thời điểm mà lãi suất có khả năng bắt đầu giảm.

 

Xu hướng xấu vẫn chiếm lĩnh

(CTCK VNDirect - VND)

Với kết thúc phiên ở 457 điểm, cây nến của VN-Index đã hình thành đáy mới, chỉ số cung cầu A/D tiếp tục giảm và đang rơi về mức thấp nhất lịch sử. Tất cả các tín hiệu kỹ thuật vẫn đang trong trạng thái xấu, củng cố xu hướng giảm dài hạn của thị trường.Thanh khoản thị trường có phiên giảm thứ 5 liên tiếp cho thấy thái độ dè dặt của thị trường. Dù rằng lượng cung không quá mạnh, thị trường chưa rơi về mức giảm sâu nhưng một khi mặt bằng thanh khoản còn thấp, thị trường sẽ không đủ đà để đi lên.

Nhà đầu tư nên chờ đợi thị trường có những tín hiệu rõ ràng mới tham gia thị trường. Với nhóm nhà đầu tư muốn bắt đáy, cần cân nhắc đến rủi ro T+ vì các nhịp nảy lên của thị trường chỉ mang tính chất ngắn hạn. Xu hướng xấu vẫn chiếm lĩnh thị trường và rủi ro bị bào mòn tài khoản rất cao.

 Xu thế giảm vẫn là chủ đạo ảnh 1

VN-Index kiểm tra lại vùng 450 điểm

(CTCK Woori CBV)

Phiên đảo chiều ấn tượng cuối tuần và được tiếp tục bằng phiên tăng điểm mạnh đầu tuần là tiền đề rất tốt cho một tuần phục hồi từ mức đáy ngắn hạn 450. Tuy nhiên, áp lực bán ra cùng sự dè dặt gia tăng khi thị trường đối mặt với thông tin CPI tháng 3 khiến đà hồi phục bị bẻ gẫy. Hai phiên giảm điểm cuối tuần chính thức phá vỡ mô hình 2 đáy, cho thấy xu hướng giảm đang chiếm ưu thế.

Điểm đáng ghi nhận là áp lực bán không lớn và lượng cầu mua giá thấp vẫn duy trì. Rõ ràng, hoạt động bán ra mạnh trong lúc này không phải là giải pháp được nhiều nhà đầu tư chọn lựa khi các thông tin vĩ mô tiêu cực đã được phản ánh hết vào giá. Các phiên giảm điểm cuối tuần cho thấy các cổ phiếu điều chỉnh mang tính kỹ thuật với lực chặn mua đỡ rất vững vàng. Diễn biến tích cực này đã cho nhà đầu tư kỳ vọng vào diễn biến điều chỉnh chỉ là bước đà cho thị trường tăng điểm bền vững hơn

Sau khi thất bại trong việc bật lại từ vùng 450, thị trường cần thêm một giai đoạn tích lũy. Việc giảm điểm trong một vài phiên tới có thể không tránh khỏi, nhưng khả năng về lại đáy 420 của năm 2010 là thấp. Woori CBV nghiêng về khả năng VN-Index kiểm tra lại vùng 450 trước khi có thể xuất hiện những diễn biến tích cực hơn.

 

Mặt bằng giá có thể xuống thấp hơn

(CTCK Bảo Việt - BVS)

VN-Index đã chính thức phá vỡ trạng thái sideway trên đồ thị phút, chỉ số phá cạnh dưới của kênh giá và cú hồi phục ngay sau đó không đủ lực để kéo chỉ số quay lại kênh giá này. Dấu hiệu này trong kịch bản tiêu cực có thể chấm dứt trạng thái giao dịch buồn tẻ từ 2 phiên giao dịch gần đây của sàn TP. HCM. Nhưng giá sẽ giảm mạnh hơn kèm với đà tăng của khối lượng.

Trong kịch bản tích cực hơn (chúng tôi đánh giá khả năng xảy ra cao hơn), thị trường sẽ tiếp tục giao dịch chậm chạp, thanh khoản tiếp tục yếu và giá sẽ cân bằng trong một kênh rộng hơn, có thể là 460 +/- 10 điểm. Tuy nhiên, cả 2 kịch bản không chống lại thực tế là xu hướng giảm vẫn tiếp diễn và mặt bằng giá có thể xuông thấp hơn.

Chúng tôi muốn lưu ý nhà đầu tư là sự gia tăng khối lượng của sàn Hà Nội cho thấy giao dịch của sàn này không sideway theo sàn TP. HCM, giá cổ phiếu của sàn Hà Nội hoàn toàn có thể giảm mạnh hơn do đặc tính cổ phiếu và biên độ lớn của sàn này. Giảm mạnh và về đáy sớm hơn là tín hiệu tốt theo góc nhìn của chúng tôi, nhưng nhà đầu tư vẫn nên cắt lỗ nếu giá không tăng như kỳ vọng của mình. Chúng tôi chờ ngưỡng 90,5 - 91 và coi đây là ngưỡng cắt lỗ của sàn Hà Nội.

 

Tránh tình trạng rượt giá

(CTCK ACB - ACBS)

Cả hai chỉ số cùng mất điểm vào phiên giao dịch cuối tuần do nhà đầu tư vẫn ngần ngại đặt mua cổ phiếu ở mức cao hơn tham chiếu. Có hai nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên: Thứ nhất, dư âm của thông tin chỉ số giá CPI tháng 3 ở mức cao vẫn còn tác động tiêu cực lên tâm lý của nhà đầu tư đối với diễn biến tương lai của thị trường. CPI ở mức cao trong ngắn hạn sẽ khiến lãi suất vẫn ở mức cao trong hiện tại cho đến khi lạm phát có dấu hiệu giảm. Do đó, đầu tư cổ phiếu sẽ phải cạnh tranh với các kênh đầu tư khác như gửi tiền tiết kiệm ngân hàng. Thứ hai, lãi suất cao sẽ khiến nhiều công ty niêm yết gặp khó khăn trong việc tăng trưởng lợi nhuận do gánh nặng lãi vay, từ đó sẽ khiến cổ phiếu mất cơ sở để tăng giá.

Tuy nhiên, chỉ số giá CPI cao chỉ là một trong nhiều rủi ro mà thị trường đang phải đối mặt. Các yếu tố rủi ro khác có tác động lên thị trường là động thái giao dịch của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong thời gian gần đây, động thái chốt lời trong ngắn hạn của nhà đầu tư đang có xu hướng tăng mạnh và được thể hiện qua biến động giá lớn trong một phiên giao dịch của nhiều cổ phiếu. Hành vi giao dịch này thường thấy trong các tình huống nhà đầu tư đang mang gánh nặng tâm lý, có thể vì đến hạn trả lãi vay margin hay vì tiếp nhận các thông tin xấu ảnh hưởng đến thị trường, và dẫn đến việc nhà đầu tư bán cổ phiếu sớm hơn thường lệ. Do đó, cổ phiếu sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách trong việc giữ đà tăng trong một khoảng thời gian dài. Vì các lý do trên, ACBS khuyến nghị nhà đầu tư nên cẩn trọng trong giao dịch và tránh tình trạng rượt giá.

 

Xem xét chốt lời khi thị trường tăng điểm

(CTCK Âu Việt - AVS)

Các tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn của VN-Index tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn tuy nhiên việc phục hồi khá khó khăn và việc điều chỉnh có vẻ dễ xảy ra hơn. Khối lượng giao dịch suy giảm đi kèm với việc giảm điểm của chỉ số, thông thường đây là một tín hiệu tích cực, tuy nhiên lực cầu giá thấp dường như vẫn khá thăm dò khiến lực cung vẫn tỏ ra vượt trội. Diễn biến HNX-Index cũng chưa có nhiều thay đổi, thanh khoản đạt được vẫn ở mức thấp, tuy nhiên đà giảm đã có dấu hiệu chựng lại. Đây là một dấu hiệu khá quan trọng cảnh báo về khả năng HNX-Index có thể sẽ thay đổi xu hướng sang chiều hướng tích cực, vì vậy nếu chỉ số tiếp tục giằng co đi ngang trong thời gian tới, đồng thời lực cầu vẫn được duy trì ổn định thì nhiều khả năng HNX-Index sẽ tạo đáy được quanh vùng hỗ trợ 90 điểm.

Tâm điểm tuần qua có lẽ là việc gia tăng mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu khoáng sản với BMC là đầu tàu, tuy nhiên nhóm đã có tín hiệu suy yếu trong phiên cuối tuần, CTG cũng đi vào giai đoạn điều chỉnh sau một giai đoạn tăng giá mạnh.

Sự cẩn trọng trong thời điểm này vẫn là điều cần thiết khi lực cầu chưa có sự cải thiện và thông tin vĩ mô chưa rõ ràng. Nhà đầ tư có thể xem xét chốt lời bớt những cổ phiếu đã có mức lợi nhuận trong những phiên tăng điểm cho an toàn, đối với việc mua vào thì nên thận trọng và chỉ giải ngân có chọn lọc vào những mã cổ phiếu có cơ bản tốt, có giá đã giảm mạnh hơn đà giảm của chỉ số chung, không nên tranh mua giá cao nhằm hạn chế rủi ro.

 Xu thế giảm vẫn là chủ đạo ảnh 2

Thị trường có thể hồi phục một đến hai phiên trong tuần tới

(CTCK Rồng Việt - VDSC)

Chênh lệch giữa khối lượng đặt mua và khối lượng đặt bán vẫn mang dấu âm, tuy nhiên đã có sự giảm xuống trong khối lệnh đặt bán. Nhóm Bluechips vẫn bị bán, nhưng dư mua giá thấp vào cuối phiên khá lớn. Đây có thể được xem là những tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, khối lượng vẫn duy trì ở mức thấp trong khi biên độ giá vẫn chưa có sự thu hẹp đáng kể. Chưa có sự xác nhận nào rõ ràng để khẳng định thị trường sẽ hồi phục, do vậy khả năng giảm hoặc đi ngang vẫn là khả năng có thể xảy ra nhiều nhất.

Do liên tiếp mất điểm trong tuần, khả năng trong ngắn hạn thị trường có thể hồi phục một đến hai phiên trong tuần sau.

Chiến lược mua bán ở hai chiều vẫn tiếp tục được khuyến nghị. Những phiên tăng điểm trong tuần sau nếu có sẽ là cơ hội chốt lời cho NĐT đã mua trong tuần này. Ngược lại, nếu thị trường tiếp tục giảm điểm, NĐT nên xem xét cắt lỗ trong giới hạn đã xác định trước, tiếp tục theo dõi và chờ đợi cơ hội thích hợp hơn.

Quang Sơn
Quang Sơn

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,205.61 28.21 2.34% 198,469 tỷ
HNX 227.87 5.24 2.3% 1,609 tỷ
UPCOM 88.37 0.86 0.98% 414 tỷ