VN-Index tăng điểm nhưng giảm tính thanh khoản

(ĐTCK-online) Mặc dù chứng khoán Mỹ tiếp tục đi xuống, cùng với việc chỉ số S&P phá vỡ ngưỡng hỗ trợ tâm lý 700 điểm, nhưng đã có dấu hiệu chững lại khi mức giảm không nhiều, qua đó mở ra khả năng hồi phục trong những phiên tới của thị trường này. Trong khi đó, những thông tin mới công bố trong nước cho thấy, nền kinh tế vĩ mô đang có dấu hiệu tốt dần lên. Đây là những nguyên nhân giúp cải thiện tâm lý nhà đầu tư trong nước và giữ cho thị trường có phiên tăng điểm ấn tượng trong sáng nay.
VN-Index tăng điểm nhưng giảm tính thanh khoản

Kết thúc phiên giao dịch ngày 04/03/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 244,36 điểm, tăng 2,9 điểm (tương đương tăng 1,20%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 7.707.150 đơn vị, giảm 13,79% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 129,615 tỷ đồng, giảm 13,09% so với phiên trước.

Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 164.000 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 4,06 tỷ đồng. Các mã cổ phiếu được thỏa thuận trao tay trong phiên này là VNM, NBB, BMP, HBC, GTA. Trong đó, VNM và NBB có giá trị giao dịch lớn nhất trên 1 tỷ đồng mỗi mã. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch đạt 7.871.150 đơn vị (giảm 22,09% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 133,671 tỷ đồng (giảm 41,04%).

Theo một chuyên viên phân tích thị trường của CTCK VNDS, thị trường hôm nay thật sự gây bất ngờ với giới đầu tư khi tăng điểm ngay sau giờ mở cửa. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch của thị trường hôm nay không thật sự thuyết phục. Chúng ta có thể nhận thấy một số tổ chức đang tác động hỗ trợ thị trường. Tuy nhiên, trước diễn biến hiện nay của thị trường, nhà đầu tư cần cân nhắc thận trọng khi gia nhập bởi thị trường còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index tăng 1,61 điểm, lên 243,07 điểm (tương đương tăng 0,67%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 967.970 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 15,62 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 65 mã tăng giá, 52 mã đứng giá tham chiếu, 51 mã giảm giá và 10 mã không có giao dịch. Đáng chú ý, trong đó có 11 mã tăng trần,  và có tới 12 mã giảm sàn.

Góp phần giúp thị trường có được sự khởi đầu thuận lợi đó là sự lên tiếng của nhóm cổ phiếu chủ chốt có vai trò dẫn dắt thị trường. Trong đó, tiêu biểu phải kể đến VIC và VPL cùng tăng trần, ngoài ra GMD, HAG, ITA, PPC, PVF, REE, SAM, VNM…cũng tăng giá tạo động lực để thị trường đi lên.

Những phút đầu tiên của đợt giao dịch liên tục, xu hướng đi lên của thị trường vẫn được khẳng định, nhưng chưa tạo ra được sự bứt phá. Đáng chú ý là những cổ phiếu bluechip vẫn đứng vững cho thấy sức bật của thị trường là khá tốt trong phiên này. Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tăng 2,21 điểm, lên 243,67 điểm (tương đương tăng 0,92%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 6.494.640 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 109,59 tỷ đồng.

Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 244,36 điểm, tăng 2,9 điểm (tương đương tăng 1,20%) so với phiên trước đó. Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 7.707.150 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 129,62 tỷ đồng.

Trong tổng số 178 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 116 mã tăng giá, 31 mã giảm giá, 30 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 29 mã tăng trần, 7 mã giảm sàn là DTT, HMC, HSI, SDN, TTC, MTG, VST và 1 mã không có giao dịch là VSG. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử chỉ có 7 mã không còn dư mua là VST, HMC, MTG, SDN, FPC, GMC, BAS.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 7 cổ phiếu tăng giá, 2 cổ phiếu giảm giá, 1 mã đứng giá là PVF. Đáng chú ý, trong đó có 1 mã tăng trần là VPL.

Cụ thể, VNM tăng 2.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,70%), đạt 76.000 đồng. HAG tăng 1.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,09%), đạt 50.000 đồng. PVD tăng 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,89%), đạt 54.000 đồng. FPT tăng 400 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,96%), đạt 41.900 đồng. HPG tăng 200 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,81%), đạt 24.900 đồng. DPM tăng 200 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,73%), đạt 27.500 đồng. PVF giữ nguyên mức giá tham chiếu là 15.400 đồng/cổ phiếu.

Mã VPL tăng kịch trần sau khi có thông tin CTCP Thương mại & Đầu tư Tương Lai đăng ký mua vào hơn 14 triệu cổ phiếu VPL từ 4/3/2009 đến 3/6/2009. Hiện Công ty này đang nắm giữ gần 9,96 triệu cổ phiếu (chiếm 9,96%). Nếu thực hiện giao dịch thành công nhằm tăng tỷ lệ cổ phần nắm giữ thì cổ đông này sẽ nắm giữ 24 triệu cổ phiếu (chiếm 24%). Kết thúc phiên, VPL đóng cửa ở mức 41.100 đồng, tăng 1.900 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,85%), đạt.

Còn lại, mã VIC giảm 1.200 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,08%), còn 37.800 đồng. Mặc dù tăng đầu phiên, nhưng kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, STB lại giảm 100 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,69%), còn 14.400 đồng. Đây cũng là cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường với hơn 2 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 26,37% tổng khối lượng toàn thị trường).

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 42,47% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay. Trong khi đó, một số mã như SAF, ST8, COM, PMS, BAS, SZL, GMC, UIC, HBD, HTV lại có khối lượng cổ phiếu được giao dịch rất thấp chưa đầy 100 cổ phiếu.

Trong phiên giao dịch sáng nay, có 3 mã cùng tăng hết biên độ cho phép 5%  là AGF, TTP, BBT. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 5,00%, mã SDN đóng cửa chỉ còn 17.100 đồng/cổ phiếu (giảm 900 đồng), tổng khối lượng giao dịch chỉ có 250 cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì SFI, VNM, SGH là 3 cổ phiếu cùng tăng giá mạnh nhất với mức tăng 2.000  đồng/cổ phiếu. Ngược lại, VIC là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 1.200 đồng xuống còn 37.800 đồng/cổ phiếu, với hơn 165 nghìn cổ phiếu được giao dịch.

Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HoSE, có 2 mã tăng giá và 2 mã đứng giá. Cụ thể, PRUBF1 cùng MAFPF1 tiếp tục giữ nguyên mức giá tham chiếu là 4.300 đồng/chứng chỉ quỹ và 2.800 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 tăng 100 đồng (tương đương 2,27%), đạt 4.500 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 tăng 100 đồng (tương đương 1,49%), đạt 6.800 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 51 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 655.080 đơn vị, bằng 8,50% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, FPT được họ mua vào nhiều nhất với 94.260 đơn vị, chiếm 52,04% tổng khối lượng mua vào của khối này. Tiếp theo là các mã như PPC (93.000 đơn vị), PVD (49.130 đơn vị), SJS (43.700 đơn vị) và VSH (42.000 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là RIC (98,55%), VNM (96,36%), PAC (90,36%), DCL (89,70%) và PVD (85,22%).

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

STB

  14.400

   (100)

-0,69%

  2.032.500

VIP

   9.000

    300

3,45%

   440.870

SSI

  20.900

    300

1,46%

   305.430

ITA

  15.800

   (200)

-1,25%

   264.970

SAM

  12.300

    100

0,82%

   229.680

 

 

 

 

 

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

TTP

  16.800

    800

5,00%

    82.080

AGF

  14.700

    700

5,00%

    18.900

BBT

   4.200

    200

5,00%

    30.830

SFI

  42.500

  2.000

4,94%

    98.980

GMD

  23.400

  1.100

4,93%

    91.350

 

 

 

 

 

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

SDN

  17.100

   (900)

-5,00%

       250

MTG

   7.800

   (400)

-4,88%

       170

VST

  15.800

   (800)

-4,82%

      1.130

DTT

   9.000

   (400)

-4,26%

       330

HSI

   9.000

   (400)

-4,26%

      6.650

VSH: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2/2008 bằng tiền mặt, với tỷ lệ 8%

VC5: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2008 bằng tiền mặt, tỷ lệ 14%

Quang Sơn
Quang Sơn

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,174.85 -18.16 -1.55% 237,024 tỷ
HNX 220.8 -5.4 -2.45% 2,598 tỷ
UPCOM 87.16 -0.99 -1.14% 740 tỷ