VN-Index mất điểm vào đợt khớp lệnh định kỳ cuối phiên

(ĐTCK-online) Mặc dù duy trì sắc xanh trong phần lớn thời gian của phiên giao dịch ngày 11/3, nhưng chỉ số VN-Index đành phải lùi bước trong những phút cuối của đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa. Thị trường đang giằng co trong xu thế đi ngang để xác định xu hướng tiếp theo sau đợt tăng khá tích cực vừa qua.
VN-Index mất điểm vào đợt khớp lệnh định kỳ cuối phiên

Mở cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 1,26 điểm lên 526,93 điểm (tăng 0,24%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 3.554.700 đơn vị, giá trị giao dịch đạt 155,5 tỷ đồng. Sau đợt khớp lệnh mở cửa, có 81 mã tăng, 38 mã đứng giá, 96 mã giảm giá. Đáng chú ý, trong đó có 29 mã tăng trần và 3 mã giảm sàn.

Giao dịch trong đợt khớp lệnh liên tục không có sự đột biến quá lớn. Áp lực bán mạnh kéo nhiều cổ phiếu giảm giá đã khiến VN-Index từ từ mất điểm. Vào cuối đợt khớp lệnh liên tục, lực cầu được tăng cường nhằm giữ giá cho nhóm cổ phiếu bluechip. Nhờ đó giúp VN-Index tăng 1,05 điểm, lên 526,72 điểm (tăng 0,20%) sau 75 phút khớp lệnh liên tục. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 44.063.090 đơn vị, giá trị giao dịch tăng lên mức 1.912,92 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đợt khớp lệnh đóng cửa, áp lực bán lại tăng lên đã khiến VN-Index có phiên điều chỉnh giảm nhẹ thứ hai liên tiếp. Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/03/2010, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 524,64 điểm, giảm 1,03 điểm (-0,20%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 50.966.990 đơn vị, giảm 8,52% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 2.178,153 tỷ đồng, giảm 13,41%.

Tổng giao dịch thỏa thuận đạt 1.487.030 đơn vị, với tổng giá trị hơn 79,61 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 52.454.020 đơn vị (-9,40%) và tổng giá trị giao dịch đạt 2.257,764 tỷ đồng (-13,43%).

Trong tổng số 215 mã niêm yết trên sàn HOSE, có 82 mã tăng, 96 mã giảm, 37 mã đứng giá. Trong đó, có 30 mã tăng trần, 3 mã giảm sàn.

Phiên này, 8 triệu cổ phiếu mã CMT của CTCP Công nghệ mạng và Truyền thông chính thức giao dịch trên HOSE. Kết thúc phiên, CMT đóng cửa ở mức 50.000 đồng/cổ phiếu với 82.450 đơn vị khớp lệnh.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 2 mã tăng và 8 mã giảm. Cụ thể, HAG tăng 2.000 đồng/cổ phiếu (+2,38%), đạt 86.000 đồng. MSN tăng 300 đồng/cổ phiếu (+0,74%), đạt 40.800 đồng.

EIB giảm 100 đồng/cổ phiếu (-0,43%), còn 22.900 đồng. PVF giảm 300 đồng/cổ phiếu (-0,96%), còn 30.900 đồng. VCB giảm 400 đồng/cổ phiếu (-0,84%), còn 47.500 đồng.

VNM giảm 500 đồng/cổ phiếu (-0,56%), còn 89.000 đồng. CTG giảm 700 đồng/cổ phiếu (-2,19%), còn 31.300 đồng.

VIC giảm 1.000 đồng/cổ phiếu (-1,11%), còn 89.000 đồng. BVH giảm 2.000 đồng/cổ phiếu (-4,55%), còn 42.000 đồng.

Mã STB dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch khớp lệnh với gần 2,6 triệu đơn vị (chiếm 5,04% tổng khối lượng thị trường), đóng cửa ở mức 23.700 đồng/cổ phiếu sau khi giảm 200 đồng (-0,84%).

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 19,07% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.

Trong phiên giao dịch sáng nay, có 4 mã cùng tăng hết biên độ cho phép 5% là APC, TSC, HMC, TS4. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 4,82%, mã PHT đóng cửa chỉ còn 31.600 đồng/cổ phiếu (giảm 1.600 đồng), tổng khối lượng giao dịch hơn 324 nghìn cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì HDG là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 6.000 đồng lên mức 137.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch gần 87 nghìn cổ phiếu. Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì BVH, ABT, CSM là 3 cổ phiếu cùng giảm giá mạnh nhất khi mất đi 2.000 đồng/cổ phiếu.

Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HOSE, có 1 mã giảm và 3 mã đứng giá. Cụ thể, VFMVF1 giảm 200 đồng xuống 14.200 đồng (-1,39%). VFMVF4 đứng ở giá tham chiếu là 8.900 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 đứng ở giá tham chiếu là 5.800 đồng/chứng chỉ quỹ. PRUBF1 đứng ở giá tham chiếu là 6.000 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 75 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 1.690.510 đơn vị, bằng 3,32% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.

Trong đó, HCM được họ mua vào nhiều nhất với 403.380 đơn vị, chiếm 37,18% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Tiếp theo là các mã như BCI (145.820 đơn vị), HAG (109.620 đơn vị), VSH (95.520 đơn vị) và PVD (88.260 đơn vị).

Đáng chú ý, các mã được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là IMP (84,49%), VCB (66,11%), DHG (56,05%), BCI (53,51%) và TRC (53,41%).

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

STB

 23.700

 (200)

-0,84%

 2.568.640

SSI

 91.000

 (500)

-0,55%

 1.901.090

VTO

 13.800

 300

2,22%

 1.843.160

HAG

 86.000

 2.000

2,38%

 1.732.900

HPG

 69.000

 2.000

2,99%

 1.672.180

         

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

APC

 31.500

 1.500

5,00%

 387.990

HMC

 21.000

 1.000

5,00%

 581.310

TS4

 35.700

 1.700

5,00%

 223.520

TSC

 31.500

 1.500

5,00%

 104.120

HLA

 27.400

 1.300

4,98%

 1.617.180

         

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

PHT

 31.600

 (1.600)

-4,82%

 324.410

ICF

 14.200

 (700)

-4,70%

 69.030

NHW

 22.400

 (1.100)

-4,68%

 7.620

BVH

 42.000

 (2.000)

-4,55%

 107.650

ACL

 34.000

 (1.400)

-3,95%

 92.270

MCP: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên

CMT: Ngày giao dịch đầu tiên 8 triệu cổ phiếu của CTCP Công nghệ mạng và Truyền thông trên HOSE

LSS: Ngày GDKHQ nhận cổ tức đợt 2/2009 (7%)

DRC: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2010

LGL: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2010

AGD: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2010

ITA: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2010

TMS: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2009-2010

TDH: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2009

GMD: Ngày GDKHQ lấy ý kiến bằng văn bản

SSC: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2009

MSN: Ngày GDKHq tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2010

KHP: Ngày giao dịch chính thức 20.661.228 cổ phiếu phát hành thêm

Quang Sơn
Quang Sơn

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,290.18 7.09 0.55% 258,687 tỷ
HNX 243.92 1.07 0.44% 1,863 tỷ
UPCOM 91.48 0.35 0.39% 587 tỷ