Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Cổ phiếu hàng không bay cao

(ĐTCK) Trong khi nhiều mã lớn như VNM, VIC, MSN, GAS... quay đầu điều chỉnh, thì cổ phiếu hàng không được tiếp thêm nhiên liệu để bay cao và góp mặt vào bảng xếp hạng Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Cổ phiếu hàng không bay cao

Mặc dù áp lực bán chốt lời có dấu hiệu gia tăng khiến các chỉ số đón nhận những nhịp điều chỉnh, nhưng với sự hoạt động tích cực của dòng tiền mạnh, các chỉ số thị trường vẫn duy trì được đà tăng điểm.

Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng gần 12 điểm, tương ứng tăng 1,1% lên mức 1062,07 điểm; còn HNX-Index tăng 1,63 điểm, tương ứng tăng 1,3% lên mức 122,39 điểm. Thanh khoản trên cả 2 sàn vẫn ở mức cao với trung bình gần 9.500 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên.

Sau chuỗi ngày dài tăng nóng, việc thị trường có những nhịp nghỉ ngơi và điều chỉnh nhẹ là một xu hướng tất yếu. Hầu hết các công ty chứng khoán vẫn đặt kỳ vọng thị trường sẽ nhanh chóng vượt qua đỉnh cũ với sự đóng góp lớn từ dòng tiền chảy mạnh, cùng các thông tin hỗ trợ tích cực như các báo cáo kết quả kinh doanh năm 2017 khả quan của doanh nghiệp niêm yết,..

Tuần qua, dù thị trường diễn biến giằng co và kịch tính nhưng các chỉ số vẫn duy trì được đà tăng nhẹ nhờ vào sự hỗ trợ khá tích cực của nhóm cổ phiếu ngân hàng, dầu khí, dịch vụ tiêu dùng… Tuy nhiên, cũng chính sự giằng co của thị trường khiến các cổ phiếu trở nên phân hóa khá mạnh.

Trên sàn HOSE, trong khi nhiều mã lớn như VNM, VIC, MSN, GAS… đón nhận tuần giao dịch điều chỉnh thì VJC của Công ty cổ phần Hàng không VietJet lại bùng nổ.

Chỉ có duy nhất phiên giữa tuần giao dịch trong sắc đỏ nhạt, còn lại có tới 4 phiên tăng mạnh, đáng kể trong phiên cuối tuần dược kéo lên giá trần, đã tiếp sức cho màn chạy đua của VJC, giúp cổ phiếu lớn này lọt vào bảng xếp hạng top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần khi đứng ở vị trí thứ 9 với mức tăng gần 13%.

Một trong những nguyên nhân chính giúp VJC bay cao là thông tin HOSE công bố đầu tuần qua về danh mục mới của VN30 sẽ có hiệu lực từ ngày 22/1 đến ngày 20/7. Theo đó, HOSE sẽ thêm VJC vào danh mục của VN30, với tỷ lệ Free Float là 50%.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng đặt kỳ vọng khá cao vào kết quả kinh doanh năm 2017 sắp được công bố tới đây, cũng là một lực đẩy giúp VJC tăng vọt. Theo phân tích của chứng khoán Bản Việt mấy tháng trước thì VietJetAir sẽ thực hiện 12 thương vụ bán và thuê lại máy bay trong quý 4. Như vậy là, bên cạnh hoạt động kinh doanh chính liên tục tăng trưởng thì nhiều khả năng, công ty sẽ ghi thêm được khoản doanh thu, lợi nhuận "khủng" từ hoạt động bán và thuê lại máy bay nữa.

Một trong những điểm sáng khác là cặp thành viên mới GEX và VPG, trong đó GEX không còn mới mẻ khi chính thức gia nhập thị trường chứng khoán từ năm 2015 trong gia đình UPCoM.

Bộ đôi GEX và VPG chỉ giao dịch 2 phiên trong tuần qua nhưng với sắc tím ổn định, đã giúp 2 mã này có chỗ đứng khá cao khi đứng ở vị trí thứ 2 và 3 với mức tăng cùng đạt hơn 28%.

Tuy nhiên, quán quân của bảng xếp hạng lại đến từ một cái tên không mấy tích cực – PIT của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Petrolimex. Dù kết quả kinh doanh khá “bết bát” với khoản lỗ ròng cả năm 2017 xấp xỉ 47 tỷ đồng, kéo theo lỗ lũy kế lên tới 57,2 tỷ đồng, bỏ xa kế hoạch lãi 10,5 tỷ đồng mà công ty đặt ra, nhưng PIT đã đón nhận 5 phiên tăng mạnh trong tuần qua, trong đó có tới 4 phiên tăng trần.

Qua đó, cổ phiếu PIT đã được kéo từ mức giá 6.060 đồng/CP lên mức 8.000 đồng/CP, tương ứng tăng hơn 32%.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 15-19/1

Giá ngày 19/1

Giá ngày 12/1

Biến động tăng (%)

Giá ngày 19/1

Giá ngày 12/1

Biến động giảm (%)

PIT

8

6.06

32,01

HVG

7.4

8.83

-16,2

GEX*

32.2

25.1

28,29

DTT

10.55

12.5

-15,6

VPG*

14.75

11.5

28,26

ICF

2.12

2.46

-13,82

PTC

7.49

6.51

15,05

AGF

8.2

9.4

-12,77

HPG

59.7

52.1

14,59

PXS

9.6

11

-12,73

HAS

9.7

8.48

14,39

AMD

7.9

9.03

-12,51

DXG

27.5

24.15

13,87

DRH

17

19.4

-12,37

ANV

13.5

11.9

13,45

HAI

6.9

7.7

-10,39

VJC

175.3

155.5

12,73

TV1

16.7

18.5

-9,73

D2D

68.6

61

12,46

OGC

2.17

2.4

-9,58

Trong khi đó, HVG của Công ty Cổ phần Hùng Vương lại có tuần giao dịch tiêu cực. Với 4 phiên giảm sâu, trong đó 3 phiên đầu tuần giảm sàn và duy nhất hồi phục trong phiên 18/1, đã đẩy giá cổ phiếu HVG về mức 7.400 đồng/Cp khi kết tuần, với tổng cộng mức giảm 16,2% và là mã giảm mạnh nhất trên sàn HOSE.

Nguyên nhân chính khiến HVG lao dốc là do Công ty bất ngờ lỗ nặng sau kiểm toán. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2017 thuộc về cổ đông công ty mẹ giảm 508,8 tỷ đồng so với số liệu trước kiểm toán, với nguyên nhân chủ yếu đến từ việc điều chỉnh lợi nhuận gộp giảm và chi phí doanh nghiệp tăng mạnh.

Bên cạnh đó, với lý do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ HVG năm 206 và 2017 lần lượt âm 49,3 tỷ đồng và âm 712,96 tỷ đồng, cổ phiếu HVG đã bị đưa vào diện kiểm soát và hạn chế giao dịch. Theo đó, kể từ ngày 26/1, HVG sẽ chỉ giao dịch vào buổi chiều.

Đáng chú ý, trong bảng xếp hạng cũng đã xuất hiện nhiều hơn những cái tên mang tính thị trường cao như AMD, DRH, HAI,  OGC.

Trên sàn HNX, BXH của Công ty cổ phần VICEM Bao bì Hải Phòng sau những phiên liên tiếp “ngủ đồng” đã bừng tỉnh trong tuần qua khi liên tiếp đón nhận 4 phiên tăng trần, kéo giá cổ phiếu từ mức 11.800 đồng/CP lên mức 17.000 đồng/CP, với tổng mức tăng  hơn 44% và trở thành quán quân.

Dù không có sự bùng nổ về thanh khoản nhưng giao dịch của BXH cũng có phần sôi động hơn với phiên khớp lệnh 10.000-20.000 đơn vị. Tính chung cả tuần, khối lượng khớp lệnh của BXH đạt gần 32.000 đơn vị, tương ứng tổng giá trị hơn 500 triệu đồng.

Nguyên nhân giúp BXH tăng ấn tượng về giá và thanh khoản cải thiện trong tuần qua là không có khi hơn 1 tháng trở lại đây, Công ty không có thông tin hỗ trợ tích cực nào.

Đứng ở vị trí tiếp theo trong bảng xếp hạng là ARM của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không và SJ1 của Công ty cổ phần Nông nghiệp Hùng Hậu với cùng mức tăng hơn 32%.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 15-19/1

Giá ngày 19/1

Giá ngày 12/1

Biến động tăng (%)

Giá ngày 19/1

Giá ngày 12/1

Biến động giảm (%)

BXH

17

11.8

44,07

HVA

6.1

8.4

-27,38

ARM

42.5

32

32,81

PPY

17.9

24.4

-26,64

SJ1

21.8

16.5

32,12

DST

5.8

7.8

-25,64

AME

7.8

6.1

27,87

VIE

9

12.1

-25,62

HHC

67.7

53

27,74

TTL

10

13

-23,08

KSD

3.9

3.1

25,81

PIV

6.3

7.9

-20,25

SIC

13

10.5

23,81

VLA

11.4

14

-18,57

VTC

11

8.9

23,6

CMC

5.5

6.7

-17,91

SDU

12.1

10

21

L43

3.7

4.5

-17,78

HJS

25.1

21.2

18,4

KST

14

17

-17,65

Ở chiều ngược lại, đà tăng nóng của HVA - CTCP Đầu tư HVA đã bị ngắt nhịp trong tuần qua, ngay sau khi Công ty giải trình về việc giá cổ phiếu tăng trần 10 phiên liên tiếp.

Dấu hiệu bán chốt lời đã xuất hiện ở tuần trước khi HVA quay đầu điều chỉnh nhẹ trong phiên 12/1, tuy nhiên sang tuần này, lực cũng giá thấp ồ ạt dâng cao đã khiến cổ phiếu này lao dốc mạnh.

Với 4 phiên giảm sàn liên tục vào đầu tuần và đảo chiều tăng trong phiên cuối tuần, cổ phiếu HVA đã giảm từ mức 8.400 đồng/CP xuống còn 6.100 đồng/CP, tương ứng giảm 27,38% và trở thành cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần qua trên sàn HNX.

Trên sàn UPCoM, PVO của CTCP Dầu nhờn PV Oil tiếp tục tăng tốc. Không chỉ tăng mạnh về giao dịch, giá cổ phiếu cũng khởi sắc hơn, giúp PVO vươn từ vị trí thứ 2 trong tuần trước lên vị trí quán quân trong tuần này.

Cụ thể, với 5 phiên tăng trần, giá cổ phiếu PVO đã vượt qua mệnh giá và kết tuần tại mức giá 15.200 đồng/CP, tương ứng tổng mức tăng đạt  87,65%. Tổng khối lượng giao dịch cả tuần đạt gần 1,36 triệu đơn vị, gấp hơn 2,6 lần so với tuần trước đó.

Ngoài PVO, nhiều mã khác trên sàn UPCoM cũng có mức tăng hơn 50% gồm PRO, FT1, HFT, CDG, HRT. Trong đó, “tân binh” HFT của Công ty Cổ phần Chứng khoán HFT chỉ giao dịch 2 phiên trong tuần qua đã tăng tới 60%.

Chứng khoán HFT là 1 trong 10 công ty chứng khoán đầu tiên được thành lập tại Việt Nam vào năm 2002, tiền thân là CTCP Chứng khoán Mê Kông có vốn điều lệ ban đầu 6 tỷ đồng. Quá trình hình thành và phát triển công ty đã 4 lần tăng vốn lên 100 tỷ đồng. Lần gần nhất Chứng khoán HFT tăng vốn vào năm 2009.

Hiện Chứng khoán HFT có 9 cổ đông lớn sở hữu 85,2% vốn điều lệ, trong đó có 2 tổ chức và 9 cá nhân và không có cổ đông nước ngoài nào. Doanh thu của công ty chủ yếu từ mảng môi giới, còn doanh thu tư vấn đang giảm sút mạnh.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn UPCoM tuần từ 15-19/1

Giá ngày 19/1

Giá ngày 12/1

Biến động tăng (%)

Giá ngày 19/1

Giá ngày 12/1

Biến động giảm (%)

PVO

15.2

8.1

87,65

VIW

8.5

16

-46,88

PRO

7.7

4.6

67,39

HU6

4.1

6.7

-38,81

FT1

64.4

40

61

VVN

6.3

10.2

-38,24

HFT*

12.8

8

60

PEQ

22.3

31.3

-28,75

CDG

15

9.4

59,57

TTR

26.2

36.2

-27,62

HRT

6.2

4.1

51,22

HUG

15.1

20.8

-27,4

VFC

8.8

5.9

49,15

NUE

7.3

10

-27

CMN

45.6

32

42,5

SGS

13.8

18.9

-26,98

BQB

17.5

12.4

41,13

HPI

14.7

20

-26,5

BAL

25.3

18.1

39,78

BTN

18

24.4

-26,23

Trong khi đó, VIW của Tổng Công ty Đầu tư Nước và Môi trường Việt Nam – CTCP cũng là một trong những thành viên mới trên sàn UPCoM trong năm 2018, nhưng cổ phiếu này đã có một tuần giao dịch không mấy tích cực khi liên tiếp giảm sàn hoặc sát sàn trong tuần qua.

Cụ thể, với 4 phiên giảm sâu và duy nhất 1 phiên đứng giá ngày đầu tuần 15/1, giá cổ phiếu VIW đã giảm từ mức 16.000 đồng/CP xuống còn 8.500 đồng/CP, tương ứng giảm 46,88%.

Được biết, VIW đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM từ ngày 5/1/2018. Tính từ khi chào sàn đến nay, giá cổ phiếu VIW đã giảm hơn 19% từ mức giá tham chiếu 10.500 đồng/CP xuống còn 8.500 đồng/CP (giá đóng cửa phiên 19/1).

T.Thúy

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,290.18 7.09 0.55% 258,687 tỷ
HNX 243.92 1.07 0.44% 1,863 tỷ
UPCOM 91.48 0.35 0.39% 587 tỷ