Tiền đồng tăng giá: Nhà xuất khẩu "than trời"!

Việc tiền đồng tăng giá so với USD kéo dài đã bắt đầu "thấm" vào các doanh nghiệp. Trong khi các nhà xuất khẩu đứng ngồi không yên thì các nhà nhập khẩu nguyên liệu sản xuất hàng bán nội địa lại... rung đùi.
Tiền đồng tăng giá đang làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu VN Tiền đồng tăng giá đang làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu VN

 

Ngày 9-1, các ngân hàng (NH) thương mại VN công bố giá bán ra USD ở mức 15.990-15.992 đồng. So với đầu tháng trước, giá USD đã giảm 82 đồng và giảm đến 263 đồng (hơn 1,6%) so với mức giá cao nhất đã đạt được vào giữa tháng 8-2007.

 

Nhà nhập khẩu… cười

 

Theo các NH, xu hướng giảm giá USD (và ngược lại là tiền đồng tăng giá) nhiều khả năng sẽ tiếp tục trong những tuần trước Tết Nguyên đán do có một lượng lớn USD đổ vào từ nguồn kiều hối dồi dào. Các NH cũng đưa ra dự đoán năm 2008 VN sẽ tiếp nhận khoảng 8 tỉ USD (so với mức 5 tỉ USD năm 2007) đổ vào từ kiều hối, trong đó phần lớn sẽ về trước tết.

 

Việc USD giảm giá và tiền đồng tăng giá đã khiến nhiều doanh nghiệp bỗng có thêm một khoản tiền "từ trên trời rơi xuống". Lãnh đạo của một công ty liên doanh sản xuất bao bì cho biết công ty ông hiện nhập khẩu đến 80% nguyên liệu hạt nhựa, hầu hết thanh toán bằng USD. "Đầu tháng tám, chúng tôi vay 200.000 USD được tính ở tỉ giá 16.243/USD. Cuối tháng mười hai, chúng tôi mua USD trả lại cho ngân hàng khi tỉ giá giảm xuống chỉ còn 16.015 đồng. Chỉ nhờ tỉ giá giảm mà chúng tôi đã bỏ túi hơn 45 triệu đồng" - ông nói.

 

Ông này cũng cho biết USD giảm giá cũng giúp ông kiếm lợi từ các hợp đồng mua hàng thanh toán chậm. Ông phân tích: "Chúng tôi ký hợp đồng nhập khẩu lúc USD cao giá, nửa tháng sau thanh toán thì tỉ giá đã giảm đi một phần, tính trên nhiều hợp đồng thì có lợi lắm".

 

Còn theo ông Nguyễn Bắc Sơn - giám đốc marketing Công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang, nhờ tỉ giá giảm đã giúp công ty giảm bớt chi phí trong việc nhập khẩu thiết bị để mở rộng sản xuất.

"Nhà xuất khẩu khóc"

 

Trong khi những nhà nhập khẩu được lợi nhờ giá USD rẻ hơn thì nhà xuất khẩu lại đang lo lắng.

Cho VND tăng giá, quá dễ!

 

Mặc dù NH Nhà nước mỗi ngày đều công bố tỉ giá liên NH nhưng các NH cho rằng vai trò của tỉ giá liên NH không có ý nghĩa nhiều lắm với mức giá giao dịch trên thị trường. Theo các NH, chính cung cầu USD và tiền đồng trên thị trường mới quyết định đến tỉ giá giao dịch thực.

 

Theo các chuyên gia, VN cũng gặp phải những vấn đề về tỉ giá tương tự như Trung Quốc. Thế nhưng, Trung Quốc đã kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình khi giữ đồng nhân dân tệ ở mức giá thấp, bất kể sức ép của nhiều nước nhằm duy trì sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.

Cũng theo các chuyên gia, NH Nhà nước phải có những giải pháp thích hợp trong điều hành tỉ giá. Giải pháp đó vừa chống được lạm phát nhưng vẫn duy trì được ưu thế của xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế.

Cùng xuất khẩu thu về 100.000 USD, nếu doanh nghiệp thu được tiền xuất khẩu trong tháng 8-2007 thì có thể chuyển ra VND được 1,625 tỉ đồng. Nhưng cũng số tiền này trong thời điểm hiện tại khi chuyển sang VND chỉ còn 1,599 tỉ đồng, "bỗng dưng" doanh nghiệp mất đứt 26 triệu đồng. Thiệt hại của nhà xuất khẩu sẽ là cực lớn khi kim ngạch xuất khẩu năm 2008 dự kiến phải đạt 58 tỉ USD.

 

Theo ông Phạm Trung Cang, chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần nhựa Tân Đại Hưng, xu hướng giảm giá liên tục của đồng USD và dự báo tiếp tục giảm nữa trong thời gian tới sẽ là thử thách đầy cam go đối với các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu hàng hóa ngay thời điểm đầu năm mới. "Trong lúc hàng loạt chi phí đầu vào như xăng, dầu, phí vận chuyển tăng thì việc tăng giá bán sản phẩm do... tỉ giá giảm đã gây thêm nhiều khó khăn cho nhà xuất khẩu. Nhìn chung, mức giảm của USD đã vượt ngưỡng chịu đựng của thị trường" - ông Cang lo lắng nói.

 

Trước mắt, ông Cang cho rằng các doanh nghiệp phải "cắn răng" chấp nhận giảm lợi nhuận cho các đơn hàng đã ký trong quí 1-2008 để đổi lấy việc làm cho công nhân. "Về lâu về dài sẽ càng nguy hiểm hơn khi sức cạnh tranh của hàng hóa VN trên thương trường quốc tế sẽ do chính các nhà nhập khẩu định đoạt" - ông Cang nói.

 

Ông Lê Văn Trí, phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Casumina, cho biết chỉ tính trong quí 1-2008, tổng giá trị hợp đồng xuất khẩu lốp xe các loại của Casumina khoảng 6 triệu USD. "So với lúc chúng tôi ký hợp đồng, tỉ lệ mất giá giữa đồng USD so với VND ước chừng 1,2%. Rõ ràng chỉ với các đơn hàng vừa ký cho quí 1 này, doanh thu của chúng tôi đã "bay hơi" 72.000 USD. Đây là một thiệt hại có thể thấy trước mắt" - ông Trí nói. Để đảm bảo lợi nhuận, các doanh nghiệp xuất khẩu buộc phải tăng giá bán. Nhưng đây sẽ là việc làm mạo hiểm khi sự cạnh tranh về mặt bằng giá giữa các nhà cung cấp của các nước trên bàn cờ xuất khẩu rất khắc nghiệt.

 

Chống lạm phát, còn tăng trưởng?

 

Theo các chuyên gia tài chính, việc các doanh nghiệp đang giảm doanh thu thực tế từ việc tỉ giá giảm cần được các cơ quan quản lý nhà nước phân tích kỹ càng. Theo họ, việc nâng biên độ tỉ giá từ +/-0,5% lên +/-0,75% được xem như một bước đi quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước nhằm cho phép tiền đồng tăng giá mạnh hơn để kiểm soát lạm phát. Nhưng bước đi này có thể sẽ "đe dọa" tốc độ tăng trưởng kinh tế do có thể ảnh hưởng đến lượng hàng xuất khẩu của VN.

 

Ngoài ra, môi trường đầu tư cũng rất có thể sẽ bị "vạ lây" khi chi phí đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài tăng lên vì cùng với một số tiền (ngoại tệ) mang vào VN, họ sẽ mua được ít hàng hóa, dịch vụ hơn.

Theo TT

Tin liên quan:
>>VND/USD tụt giảm: toàn hệ thống ngân hàng "bối rối"
>>Tỷ giá sụt giảm...không phanh

>>Mở rộng biên độ để tỷ giá...xuống nhanh

>>Nhiều khả năng tỷ giá còn giảm

>>Mở rộng biên độ tỷ giá USD/VND

>> Ngân hàng Nhà nước sẽ không để tỷ giá giảm sâu

>>Đồng USD sẽ còn mất giá

>>Doanh nghiệp thờ ơ với rủi ro tỷ giá

>>Rủi ro tỷ giá: Vì nước chưa đến chân?

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,215.68 -0.93 -0.08% 303,258 tỷ
HNX 228.83 -0.88 -0.39% 2,702 tỷ
UPCOM 88.63 -0.35 -0.39% 724 tỷ