Tiền đồng tăng giá chưa đủ “đô”

Dù giá trị của VND đã tăng kỷ lục so với USD nhờ chính sách tỷ giá mới của ngân hàng nhà nước, các chuyên gia tài chính quốc tế cho rằng điều này là vẫn chưa đủ
Khan hiếm tiền đồng khiến các ngân hàng thương mại ngần ngại mua USD vì sợ lỗ.
Khan hiếm tiền đồng khiến các ngân hàng thương mại ngần ngại mua USD vì sợ lỗ.

Ông Benedict Bingham, đại diện thường trú cao cấp của quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng Việt Nam cần “một chính sách tỷ giá linh hoạt hơn”, bởi chính sách này sẽ giúp “kiểm soát lạm phát có hiệu quả hơn” cũng như “giúp giảm sự mất cân bằng hiện tại trên thị trường ngoại hối”.

 

Trưởng đại diện IMF đã nhấn mạnh điều này trong cuộc gặp gỡ gần đây với các quan chức chính phủ, liên quan đến việc thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy giảm tiếp tục tác động tới Việt Nam . Cuộc gặp này diễn ra một ngày sau khi ngân hàng Nhà nước quyết định nới rộng biên độ tỷ giá VND/USD lên +/-1% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng (có hiệu lực vào 10/3).

 

Theo ghi nhận, sau khi biên độ tỷ giá VND/USD mới so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng được cho phép áp dụng, các ngân hàng đã ngay lập tức tăng giá VND ở mức 15.865 đồng/USD. Như vậy, tỷ giá này đã giảm tối đa so với mức tỷ giá bình quân liên ngân hàng 16.025 đồng/USD.

 

Đợt điều chỉnh biên độ tỷ giá này diễn ra sau khi có rất nhiều khuyến nghị từ các chuyên gia tài chính trong và ngoài nước trong bối cảnh nền kinh tế đang “bội thực” ngoại tệ.

 

Trước đó, ông Shogo Ishii, thuộc vụ châu Á – Thái Bình Dương của IMF cũng đã khuyến nghị Việt Nam phải tăng tính linh hoạt về tỷ giá VND/USD sau một thời gian dài được giữ ổn định.

 

Về ngắn hạn, theo chuyên gia này, việc điều chỉnh tỷ giá linh hoạt sẽ không chỉ giúp giảm áp lực lạm phát mà còn giảm sự cần thiết phải can thiệp ngoại hối. Về dài hạn, tỷ giá linh hoạt hơn sẽ tạo động lực để quản lý rủi ro tỷ giá hiệu quả hơn, làm cho thị trường tài chính phát triển sâu hơn và giúp Việt Nam tăng khả năng chịu đựng trước những cú sốc từ bên ngoài.

 

Một điểm cần lưu ý là vì sao nền kinh tế lại tràn ngập USD. Bởi nguồn thu ngoại tệ trong năm 2007 từ FDI (4,6 tỷ USD giải ngân), ODA (2 tỷ USD giải ngân), kiều hối (khoảng 6 tỷ USD), du lịch (khoảng 4 tỷ USD), tổng cộng cao hơn không nhiều so với con số nhập siêu hơn 14 tỷ USD.

 

Tuy nhiên, hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cho rằng tình trạng thừa USD xuất phát chính từ vốn gián tiếp nước ngoài đổ vào đầu tư trái phiếu chính phủ. Theo tính toán của VAFI, nhà đầu tư nước ngoài đã mua trái phiếu chính phủ khoảng chừng 5 tỷ USD chỉ từ quý VI/2006 đến tháng 3/2008.

 

Theo hiệp hội này, dòng vốn gián tiếp nước ngoài đổ vào nhiều trong tình trạng tỷ giá VND/USD chưa phải là giá thực đã làm áp lực cho VND tăng giá, đồng thời tạo tình trạng khan hiếm tiền đồng, khiến các ngân hàng thương mại ngần ngại mua USD vì sợ lỗ.

 

Vì vậy, VAFI khuyến nghị ngân hàng nhà nước tăng giá VND lên 5% so với USD một cách từ từ trong năm nay. Ông Nguyễn Hồng Hải, chủ tịch VAFI cho rằng đây là giải pháp chống lạm phát khả thi, bởi khi tăng giá VND lên 5% so với USD thì sẽ làm giảm giá xăng dầu nhập khẩu xuống 5%, và giảm giá nhiều mặt hàng nguyên liệu nhập khẩu khác.

 

VAFI ước tính trong năm 2008, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đổi 4 tỉ USD ra tiền VND để mua cổ phiếu bao gồm cổ phiếu niêm yết và OTC. Tình trạng này, và nhiều yếu tố khác, rõ ràng sẽ làm VND tăng giá so với USD trong tương lai, bất chấp những mong muốn chủ quan.

 

Quyết định nới rộng biên độ tỷ giá VND/USD (+/-1%) vừa qua diễn ra chỉ sau khoảng ba tháng sau khi biên độ này được nâng lên +/-0,75% tháng 12.2007 từ mức +/-0,5% hồi giữa năm ngoái. Biên độ tỷ giá +/-0,25% được giữ trong giai đoạn khá dài từ năm 2002 – 2006.

Theo SGTT

Tin liên quan: 

>> Mở rộng biên độ, tỷ giá giảm sâu

>> Bảo hiểm tỷ giá và lãi suất, tại sao không?

>> Nôi tệ sẽ lên ngôi

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,174.85 -18.16 -1.55% 237,024 tỷ
HNX 220.8 -5.4 -2.45% 2,598 tỷ
UPCOM 87.16 -0.99 -1.14% 740 tỷ