Thị trường tài chính 24h: Vững bước tiến

(ĐTCK) VN-Index đứng vững trước áp lực; Tiền tệ nới lỏng, thanh khoản cuối năm sẽ không căng thẳng; Doanh nghiệp họ Vinachem bỏ quên kế hoạch thoái vốn; Vì sao IPO chưa được “đại chúng hóa”?; Giao dịch bên liên quan: Vượt xung đột bằng minh bạch và chính trực; TP.HCM "khoe" 4 cái "có" để mời gọi 40 tỷ USD; Chứng khoán Mỹ bật tăng trở lại; Ngôi giàu nhất Trung Quốc đổi chủ...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Ảnh Internet Ảnh Internet
Vn-Index đứng vững trước áp lực chốt lời

Sắc xanh sớm xuất hiện trên sàn HOSE khi nhóm cổ phiếu bluechips đồng loạt tăng điểm, giúp VN-Index vượt qua 815 điểm.

Đà tăng này tiếp tục được duy trì trong nửa đầu phiên chiều và VN-Index tiến lên thử thách mốc 820 điểm.

Lúc này, do sức cầu còn hạn chế, trong khi áp lực bán tại nhóm bluechips bắt đầu gia tăng khiến VN-Index chao đảo và rung lắc mạnh.

VN30 phân hóa mạnh kể từ nửa sau phiên chiều. VN-Index giữ thành công mốc 815 điểm có đóng góp lớn của các mã như SAB, MSN, GAS, ROS, VIC, DHG, BMP, FPT, VJC, VPB…

Trong đó, VJC tăng 2,7%, SAB tăng 1,6%, FPT tăng 2,2%, MSN tăng 3,1%, BVH tăng 3,5%, BMP tăng 1,7%...

Việc nhóm cổ phiếu dẫn dắt như ngân hàng đồng loạt chịu áp lực chốt lời cũng là nguyên nhân chính khiến VN-Index vất vả trong phiên này.

STB chỉ còn giảm nhẹ và khớp 5,79 triệu đơn vị. MBB khớp 4,1 triệu đơn vị, các mã cùng khớp hơn 1 triệu đơn vị có BID và VCB.

2 mã đầu ngành thép cũng chịu áp lực bán mạnh. HPG khớp 6,5 triệu đơn vị và giảm 0,1%, HSG khớp 2,38 triệu đơn vị và giảm 1,2%.

Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, cũng đa phần giữ sắc đỏ, giao dịch không thực sự tích cực, ngoại trừ một vài mã như HAI, IDI, FLC. Trong đó, HAI tiếp tục tăng trần phiên thứ 7 liên tiếp.

Tương tự, IDI cũng bất ngờ tăng trần lên 6.200 đồng/CP và khớp 3,1 triệu đơn vị.

Cổ phiếu “họ FLC” tiếp tục giao dịch tích cực khi ROS, FLC, AMD đều tăng giá.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng 140.700 đơn vị, nhưng tổng giá trị là mua ròng 46,27 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 1,35 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 26,67 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 971.620 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 72,83 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 12/10: VN-Index tăng 1,92 điểm (+0,24%), lên 815,87 điểm; HNX-Index giảm 0,27 điểm (-0,25%), xuống 108,38 điểm; UPCoM-Index tăng 0,11 điểm (+0,2%), lên 54,23 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 5.094 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Sau 2 phiên điều chỉnh nhẹ, phố Wall đã hồi phục trở lại trong phiên thứ Ba và tiếp tục duy trì đà tăng trong phiên thứ Tư, lên mức cao kỷ lục mới.

Phố Wall tăng điểm nhờ triển vọng kết quả kinh doanh khả quan của các doanh nghiệp tiêu dùng và cổ phiếu phòng thủ. Tuy nhiên, đà tăng của phố Wall cũng bị hãm bớt sau biên bản cuộc họp tháng 9 của Fed được công bố.

Dù có nhiều ý kiến tranh luận của các nhà hoạch định chính sách về triển vọng lạm phát và triển vọng tăng lãi suất trong tháng 12.

Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách của Fed đều đồng quan điểm về khả năng tăng lãi suất thêm 0,25% trong tháng 12 mà không có thêm điều kiện về lạm phát hay thị trường lao động.

Kết thúc phiên 11/10, chỉ số Dow Jones tăng 42,21 điểm (+0,18%), lên 22.872,89 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 4,60 điểm (+0,18%), lên 2.555,24 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 16,30 điểm (+0,25%), lên 6.603,55 điểm.

Trên thị trường châu Á

Chỉ số Nikkei của Nhật Bản đã tiếp tục tăng lên mức cao nhất trong hơn 20 năm.

Điều này được ủng hộ bởi phố Wall lấy lại đà tăng và dự báo của truyền thông rằng đảng cầm quyền đang hướng tới chiến thắng trong cuộc bầu cử vào cuối tháng này.

Chỉ số Nikkei kết thúc đạt 20.954,72 điểm, và có lúc đã chạm tới 20.994,40 điểm, mức cao nhất kể từ tháng 12/1996.

Norihiro Fujito, chiến lược gia tại Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities cho biết: "Tất cả các cuộc thăm dò dư luận đều dự đoán phần thắng nghiêng về đảng cầm quyền của ông Shinzo Abe, một chiến thắng cách biệt sẽ giúp ông ấy dễ dàng thực hiện các chương trình cải cách của mình.”

Các nhà đầu tư cho biết chương trình "Abenomics" của Thủ tướng Nhật Bản về chính sách tiền tệ nới lỏng, cải cách cơ cấu chi tiêu ngân sách sẽ được tiếp tục.

Cổ phiếu Kobe Steel đã sụt giảm hơn 35% trong tuần này sau khi công bố vụ giả mạo dữ liệu chất lượng sản phẩm của mình đã bất ngờ tăng 0,5%.

Một quan chức cao cấp của Bộ thương mại Nhật Bản cho biết, bộ này đang xử lý vấn đề của Kobe Steel.

Saizeriya Corp tăng 9,6% sau khi báo cáo lợi nhuận thuần trong năm qua tăng 36,2% và dự đoán mức tăng 12,1% trong năm tài chính tiếp theo.

Aomori Bank tăng 11,3% sau khi cho biết sẽ hủy bỏ kế hoạch phát hành cổ phiếu mới được thông báo vào đầu tháng này.

Chứng khoán Trung Quốc gần như không đổi trong phiên, khi các cổ phiếu tài chính tăng đã bù đắp tổn thất tại các công ty tài nguyên sau khi Bắc Kinh khẳng định sẽ kiềm chế ô nhiễm trong suốt mùa đông tới.

Chỉ số CSI300 Bluechips tăng 0,3% lên 3.912,95 điểm, trong khi Shanghai Composite Index giảm chưa đến 0,1%.

Các công ty tài nguyên vẫn tiếp tục bị xa lánh, với cổ phiếu năng lượng, đặc biệt là các nhà sản xuất than, đã trượt dốc sau khi khu vực sản xuất than hàng đầu đất nước lag tỉnh Sơn Tây tuyên bố cắt giảm 40% các chất khí độc hại trong các tháng mùa đông.

Cổ phiếu của hãng sản xuất than cốc hàng đầu Shanxi Coking đã giảm 7,6%.

Tuy nhiên, sự dịch chuyển của dòng tiền sang lĩnh vực tài chính đã cứu thị trường, với chỉ số theo dõi tăng 0,5%.

Wu Kan, người đứng đầu Shanshan Finance, dự báo thị trường sẽ ít biến động trước và trong Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc được tổ chức vào ngày 18/10.

Các nhà quản lý chứng khoán của Trung Quốc cho biết duy trì ổn định thị trường là một nhiệm vụ chính trị quan trọng trong suốt thời kỳ này.

Chứng khoán Hồng Kông tăng trở lại, với đầu kéo là các công ty tài chính.

Chỉ số Hang Seng tăng 0,2%, lên 28.459,03 điểm trong khi chỉ số Trung Quốc tăng 0,8% lên 11.500,34 điểm.

Trong phiên, nhà phát triển BĐS hàng đầu Sunac China Holdings tăng 5%, giúp chỉ số theo dõi các công ty bất động sản và xây dựng kết thúc tăng 1%.

Cổ phiếu tài chính tăng 0,4%, với sự tăng lên của cổ phiếu Bảo hiểm Taiping tăng 7,5%.

Nhưng các công ty năng lượng đã sụt giảm, sau khi Bắc Kinh khẳng định sẽ kiềm chế ô nhiễm trong suốt mùa đông.

Tỉnh Sơn Tây, vùng sản xuất than hàng đầu của Trung Quốc, sẽ giảm nồng độ các hạt nguy hiểm trong không khí có tên là PM2.5 xuống 40% trong những tháng mùa đông, hãng tin Tân Hoa Xã cho biết.

Kết thúc phiên 12/10: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 73,45 điểm (+0,35%), lên 20.954,72 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 69,46 điểm (+0,24%), lên 28.459,03 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 2,18 điểm (-0,06%), xuống 3.386,10 điểm.

Thị trường vàng, ngoại tệ

- Vàng SJC tăng. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.760 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 30.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,49 - 36,71 triệu đồng/lượng, tăng 30.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.453 đồng/USD, giảm 6 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.690 - 22.760 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Tiền tệ nới lỏng, thanh khoản cuối năm sẽ không căng thẳng

Tìm hiểu của Đầu tư Chứng khoán cho thấy, thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong tháng 9 tiếp tục tích cực, với tỷ lệ tín dụng/huy động (LDR) bình quân đạt khoảng 87,2%, tỷ lệ LDR bằng VND là 88%, bằng ngoại tệ là 73%..>> Chi tiết

Doanh nghiệp họ Vinachem bỏ quên kế hoạch thoái vốn Nhà nước

Số lượng công ty thành viên Vinachem đang niêm yết trên 2 sàn chứng khoán khá đông đảo, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực bột giặt, hóa chất, săm lốp và phân bón..>> Chi tiết

Vì sao IPO chưa được “đại chúng hóa”?

Có một thực tế là, nhiều đối tượng có quyền lợi liên quan đến cuộc đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa không muốn kết quả IPO đạt giá cao..>> Chi tiết

Giao dịch bên liên quan: Vượt xung đột bằng minh bạch và chính trực

Giao dịch với bên liên quan thường được xem là đối tượng quan tâm chú ý bởi chúng có nguy cơ gây ra các xung đột lợi ích giữa bên có liên quan và cổ đông.

“Bên liên quan” là một khái niệm cần có sự cẩn trọng trong diễn dịch hay xác định phạm vi..>> Chi tiết

TP.HCM "khoe" 4 cái "có" để mời gọi 40 tỷ USD đầu tư tới 2020

Nhu cầu vốn đầu tư lớn, trong khi riêng Thành phố không thể đáp ứng nổi, TP.HCM kêu gọi thêm nguồn vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Để thu hút các nhà đầu tư, TP.HCM đã "khoe" 4 cái "có" của mình..>> Chi tiết

Ngôi giàu nhất Trung Quốc đổi chủ

Sau 3 năm liên tiếp dẫn đầu, Wang Jianlin năm nay đã nhường ngôi cho Hui Ka Yan - ông chủ hãng bất động sản Guangzhou Evergrande..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,174.85 -18.16 -1.55% 237,024 tỷ
HNX 220.8 -5.4 -2.45% 2,598 tỷ
UPCOM 87.16 -0.99 -1.14% 740 tỷ